Viêm phổi cấp do Virus Corona Covid – 2019 mới tại Vũ Hán Trung Quốc

5/5 - (4 bình chọn)

Trong tháng 1/2020 cả thế giới đang lo lắng về dịch Viêm phổi cấp tính do virus Corona 2019 – nCov tại Vũ Hán Trung Quốc. Theo các nguồn tin tổng hợp, tính đến ngày 20/1/2020 đã có 291 ca đã xác nhận là có mắc bệnh Viêm phổi do chủng virus Corona gây ra trong đó có 6 ca tử vong. Trong bài viết này Heal Central sẽ cung cấp cho bạn đọc về các thông liên quan đến chủng virus Corona và cách phòng bệnh.

Có phải cơn ác mộng đã quay trở lại?

Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đã đặt ra trong những ngày gần đây khi mà chỉ trong vòng 10 ngày đầu năm 2020, đã có rất nhiều người tại thành phố Vũ Hán (1 siêu đô thị tại Trung Quốc) mắc phải bệnh viêm phổi do virus lạ. Sự bùng phát lần này đã làm sống lại ký ức của rất nhiều người về Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (Severe Acute Respiratory Syndrome – SARS) đã xảy ra hồi năm 2002 cũng tại Trung Quốc và đã khiến cho 8098 người tại 37 quốc gia mắc bệnh, trước khi nó được dập tắt vào mùa hè năm 2003.

Tình trạng viêm phổi cấp ở Vũ Hán Ảnh: AFP
Tình trạng viêm phổi cấp ở Vũ Hán Ảnh: AFP

Virus khác vi khuẩn

Vi khuẩn là vi sinh vật đơn bào phát triển mạnh trong nhiều loại môi trường khác nhau, một số có thể sống trong những môi trường đặc biệt như rất nóng hoặc rất lạnh. Một số sống cộng sinh trên cơ thể người như trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn và thậm chí giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hầu hết các vi khuẩn không gây hại cho con người, nhưng vẫn có một số ngoại lệ gây bệnh cho người như lao, viêm họng, đường ruột, tiết niệu,…
Trong khi đó, so với vi khuẩn, virus rất nhỏ, không phải là một tế bào có đầy đủ các bào quan để có thể sống độc lập trong môi trường mà đòi hỏi “phải có vật chủ để sống” – như tế bào người, thực vật hoặc động vật – để nhân lên và phát triển. Nếu không, chúng sẽ chết. Khi virus xâm nhập vào cơ thể bạn, nó xâm nhập vào trong một số tế bào của bạn và chiếm lấy bộ máy tế bào, chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác (Hình A).
Do vậy, “kháng sinh” là các chất có tác động lên sự sống của vi khuẩn như tác dụng lên sự hình thành màng tế bào vi khuẩn (Ampicillin, Penicillin, Amoxicillin,…) hoặc tấn công lên sự tổng hợp protein của vi khuẩn (Kanamycin, Streptomycin, Tetracycline),… sẽ KHÔNG có tác dụng lên sự sống của virus (vì virus không có những thứ đó!). Cho nên, khi bị bệnh bởi virus thì không nên tùy tiện dùng kháng sinh vì nó không hiệu quả mà lại ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn tự nhiên cộng sinh trong cơ thể bạn như vi khuẩn đường ruột!

Virus từ động vật “thỉnh thoảng” có thể lây sang người

Mình dùng từ “thỉnh thoảng” bởi vì virus thường có những vật chủ riêng và chúng thường chỉ ở trong vật chủ đó. Thông thường virus không thể tự ý vào tế bào mà không phải là vật chủ của nó. Các bạn có thể hình dung như một người cần vào nhà thì phải có chìa khóa, virus của dơi thì có chìa khóa vô tế bào của dơi, virus của người thì có chìa khóa vô tế bào của người. Chìa khóa mà virus dùng thường là các protein trên bề mặt của chúng, trong trường hợp Corona virus đó là các cấu trúc như hình vương miện hay trong khoa học gọi là “viral spike glycoprotein” (Hình A).
corona
Thông thường các virus đối xử với vật chủ của nó “không tệ” dù rằng nó vô tế bào vật chủ là nó sẽ tùy tiện sử dụng các vật dụng trong nhà vật chủ để nhân bản chúng lên nhưng chỉ thường gây những bệnh nhẹ cho vật chủ. Các chủng Corona thuần chủng của người (types 229E, NL63, OC43, and HKU1) thường chỉ gây cảm sốt thông thường rồi qua nhanh. Cũng tương tự vậy đối với các virus có vật chủ là động vật như chim, dơi, chồn, rắn,v.v…
Tuy nhiên, hiện tượng “thỉnh thoảng” lây chéo của virus từ động vật sang người xảy ra khi các chủng virus của người và của động vật có “cơ hội” gặp nhau để “trao đổi” các chìa khóa cho nhau. Điều này xảy ra khi người ta ăn thịt những động vật có mang virus, nhất là khi ăn sống hoặc không nấu chín kỹ, hiện tượng này trong khoa học gọi là “tái tổ hợp” (recombination) để tạo chủng mới mang 2 loại chìa khóa (hoặc hơn) cả người và động vật… lúc này nó có thể nhiễm dễ dàng vào tế bào của người. Do chúng là một virus “lạ” đối với người và cách chúng hành xử thông thường trong tế bào động vật có thể là quá mức đối với người nên chúng ta thường sẽ bị mắc bệnh nặng hơn so với cùng loại virus thuần chủng của người.
(Do vậy, đừng ham của lạ nhe các bạn, đừng ăn những động vật hoang dã, xa lạ với con người để tạo cơ hội cho những chủng virus mới hình thành!!).

Virus Corona 2019 – nCoV Vũ Hán là gì?

Corona virus (2019-nCoV) là 1 positive sense RNA virus thuộc họ Coronaviridae. Virus họ này thường lây nhiễm động vật có , bao gồm con người. Anh em trong gia đình nCoV này rất nhiều, tuy là đa phần đều lây nhiễm gây bệnh nhẹ, tuy nhiên có 2 thành viên ‘khủng bố’ rất nổi tiếng là SARS-CoV (gây hội chứng hô hấp cấp) và MERS-CoV (hội chứng hô hấp trung đông). 2 người anh này lây nhiễm hơn 10 000 trường hợp trong thập kỷ qua, và tỉ lệ chết là 10% đối với SARS-CoV và 37% (!) đối với MERS-CoV (Tài liệu tham khảo ((Tài liệu tham khảo: Experts debunk fringe theory linking China’s coronavirus to weapons research https://www.washingtonpost.com/world/2020/01/29/experts-debunk-fringe-theory-linking-chinas-coronavirus-weapons-research/) ☠️. Tỉ lệ tử vong của nCoV ước tính tới giờ là 3% (Tài liệu tham khảo: Coronavirus outbreak: what’s next?) tuy nhiên vì nhiều bệnh nhân đang trong thời gian ủ bệnh, nên tất cả con số ước đoán về nCoV hiện giờ có thể nói chỉ là phần nổi của tảng băng.

Đổi tên Virus Corona Vũ Hán liên tục và điểm tối của WHO?

Thông thường, các bệnh phát sinh ở nơi nào sẽ được định danh gắn liền với khu vực đó. Ví dụ bệnh viêm não Nhật Bản tên gọi đó là do căn bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới ở Nhật Bản.
Tên gọi Virus Vũ Hán ban đầu được định danh cho Virus Corona chủng mới được phát hiện vào năm 2019 tại Vũ Hán.
Sau đó vào ngày 11-2-2020 virus này chính thức được tổ chức y tế thế giới WHO đổi tên lần 1 thành Virus 2019 – nCoV.
Ngay sau đó cũng trong ngày 11-2-2020 tổ chức y tế thế giới lại 1 lần nữa đổi tên cho virus  Corona tại Vũ Hán thành SARS-CoV-2 và tên bệnh hô hấp do chủng virus này gây ra thành Covid – 19.
Điều này gây ra sự phẫn nộ trong người dân và đặc biệt là giới chuyên môn. Đã có nhiều cuộc tranh cãi xảy ra về tên gọi của virus Corona tại Vũ Hán, Trung Quốc. Nhiều quan điểm cho rằng Trung Quốc đang thao túng, đứng giật dây tổ chức y tế thế giới WHO. Nổi bật quan điểm này nhất là phát ngôn của tổng thống Mỹ Donal Trump, ông cho rằng virus phải được gọi là Virus Vũ Hán, Trung Quốc chứ không có thay đổi gì cả.
Về khía cạnh truyền thông cho người dân phòng tránh bệnh, việc đổi tên gọi 1 chủng virus liên tục thế gây sự hiểu nhầm, khó khăn tiếp cận thông tin cho người dân. Đã có hơn nửa triệu chữ ký trong ngày yêu cầu ông Tedros Adhanom giám đốc WHO từ chức.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm phổi cấp ở Vũ Hán

Cấu trúc CoronaVirus liên quan đến SARS
Ảnh: Cấu trúc CoronaVirus liên quan đến SARS.

Các nhà khoa học đã xác định được rằng nguyên nhân gây bệnh là một chủng virus Corona mới (2019 – nCoV) (đã loại trừ các nguyên nhân do cúm, cúm gia cầm, adenovirus, Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng CoronaVirus SARS-CoV, Hội chứng Hô Hấp Trung Đông MERS-CoV), rất có thể là có nguồn gốc từ động vật và có liên quan chặt chẽ với SARS. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa xác định được động vật nào chứa virus. Người ta chỉ biết rằng chúng rất có thể được bắt nguồn từ một lô động vật bị nhiễm bệnh tại Chợ buôn bán hải sản Huanan (ở đây cũng có bán chim, rắn và thịt thỏ). Chưa tìm thấy virus Corona ở cá.

Cảm ứng miễn dịch bẩm sinh với SARS-CoV

Ảnh: Cấu trúc genome của SARS-CoV và MHV.
Ảnh: Cấu trúc genome của SARS-CoV và MHV.

Đáp ứng miễn dịch bẩm sinh là một chuỗi các con đường truyền tín hiệu phối hợp trong các tế bào có nhân nhằm ngăn chặn sự nhân lên của mầm bệnh. Từ cảm ứng và bài tiết interferon (IFN) đến tập trung các đại thực bào và tế bào tua (DCs) đến các vị trí nhiễm trùng, chúng có chức năng hạn chế sự lan truyền virus, làm giảm sự nhân lên của virus và loại bỏ các tế bào đã bị nhiễm virus. Ngoài yếu tố điều biến IFN 3 (IRF3) trong con đường IFN, một protein tín hiệu quan trọng khác cho đáp ứng miễn dịch bẩm sinh là yếu tố nhân của vùng tăng cường gen polypeptide nhẹ kappa trong tế bào B (NF-κB). NF-κB được hoạt hóa trong nhiễm trùng virus từ việc cảm biến các sản phẩm sao chép của virus và thông qua bài tiết cytokine từ các đại thực bào và DCs. Điều này dẫn đến sự cảm ứng rộng của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh đồng thời tinh chỉnh đáp ứng để loại bỏ virus trong khi không gây hại cho các tế bào lành.
Sự điều chỉnh các con đường này rất quan trọng cho sự sống sót của virus, bằng chứng là nhiều loại virus biểu hiện protein ngăn chặn các protein tác hiệu quan trọng khác nhau trong các con đường này và từ mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên được ghi nhận ở nhiều động vật bị loại bỏ gen. Các sản phẩm protein từ nhiều loại virus bao gồm protein NSP1, ORF6 và N từ SARS-CoV, protein NS1 từ virus cúm, protein VP35 và VP24 từ virus Ebola, protein leader từ các picornavirus và các protein V từ các virus NipahHendra từng được xác định là protein điều biến miễn dịch. Mỗi protein ngăn chặn một hoặc nhiều protein tín hiệu quan trọng trong con đường IFN và NF-κB để tăng cường sự nhân lên của virus. Protein NS1 của virus cúm ảnh hưởng đến con đường truyền tín hiệu IRF3 cũng như sự ổn định của mRNA. Ngược lại, VP35 từ virus Ebola và ORF6 từ SARS-CoV ngăn chặn nhập nhân, trong khi các protein V từ các virus NipahHendra tạo ra bộ chuyển đổi tín hiệu và hoạt hóa sự thoái hóa protein phiên mã (STAT). Picornavirus ngăn chặn bằng cách liên kết với các vùng khởi đầu của gen IFN thông qua miền găng tay kẽm và ức chế phiên mã. Mỗi protein đối kháng với đáp ứng miễn dịch bẩm sinh đều sử dụng các công cụ và có các đích tác dụng khác nhau để đạt được các mục tiêu này. Sự hiểu biết về cách mỗi chất đối kháng ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch bẩm sinh làm sáng tỏ các tương tác chính giữa các thành phần trong con đường truyền tin của vật chủ và virus. Ngoài ra, các nghiên cứu này xác định chính xác các thành phần của tế bào chủ có chức năng điều chỉnh sinh bệnh học và sự nhân lên của virus, cung cấp các mục tiêu mới cho sự phát triển các hợp chất kháng virus.

Lây nhiễm Corona Virus

Tìm hiểu cách Corona Virus lây nhiễm qua người thông qua Video chia sẻ của TS. Nguyễn Hồng Vũ – Công tác tại Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA và là Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus đều nhẹ, vì vậy chúng có thể lây nhiễm cho rất nhiều người khác trước khi chúng ta phát hiện ra. Điều này cũng khiến cho các nhân viên y tế cũng có thể bị lây nhiễm mà không hề hay biết. Đã có bằng chứng cho thấy virus có thể lây từ người sang người. Có thể virus lây nhiễm thông qua các động tác ho, hắt hơi của người bệnh.

Khả năng lây lan của Virus Vũ Hán?

Ước tính của 1 nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc: trước ngày 31.01.20 đã có hơn 75 000 ca nhiễm tại Trung Quốc, nếu không có biện pháp phòng, trị, cách ly thì thời gian để số ca tăng lên gấp đôi là sau 6 ngày rưỡi (!). Hiện giờ nCoV đã có mặt ở rất nhiều nước, bao gồm Việt Nam, Mỹ, Canada, Pháp … WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp. 1 phần lý do mà nCoV lây nhiễm nhanh là vì chúng có thể truyền nhiễm trong giai đoạn ủ bệnh (bệnh nhân chưa có triệu chứng sốt, hay ho nhẹ).

Virus Vũ Hán Corona virus 2019-nCoV xuất phát từ đâu?

Phân tích gene từ nCoV đối chiếu với các loại Coronavirus khác cho thấy nó có tỉ lệ giống cao (88% – 96%) với 2 loại Coronavirus có xuất xứ từ LOÀI DƠI (Lu et al 2020, Paraskevis 2020). Mình gạch chân nghiên cứu của Paraskevis vì nó là nghiên cứu của 1 nhóm độc lập mới công bố ngoài Trung Quốc.

Virus Corona Vũ Hán có phải là vũ khí sinh học đang tạo của Trung Quốc?

Đến thời điểm này có thể nói 96,69% đây chỉ là tin đồn. Theo GS Ebright, vật liệu di truyền của Virus này cho thấy nó không có dấu hiệu của 1 virus được man-made (người làm ra) (Tài liệu tham khảo: Experts debunk fringe theory linking China’s coronavirus to weapons research https://www.washingtonpost.com/world/2020/01/29/experts-debunk-fringe-theory-linking-chinas-coronavirus-weapons-research/). Tất nhiên khả năng này không phải là không thể.

Đối tượng nào cần đề phòng virus Corona 2019-nCov?

Đây là dịch viêm phổi, nên TẤT CẢ mọi người cần đề phòng! Không chủ quan ở đây. Tuy nhiên theo 1 nghiên cứu mới nhất trên Lancet (99 bệnh nhân): có vẻ đối tượng dễ bị nhất là đàn ông lớn tuổi (Tài liệu tham khảo: Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study).

Tại sao cần tìm nguồn gốc động vật chứa virus gây bệnh ở người khi dịch xảy ra?

Mục đích của việc này là để “cách ly” các động vật này khỏi con người trong lúc dịch bệnh, càng xa càng tốt để hạn chế việc virus có thể sống trong chúng và truyền lại cho người. Trong kết quả nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rắn có thể là vật chủ của con virus 2019-nCoV và con này có thể đã tái tổ hợp với con virus có nguồn gốc từ dơi. Tuy nhiên nhiều ý kiến của các nhà khoa học khác vẫn cho là chưa thuyết phục và họ nghi ngờ động vật khác thuộc loài có vú hoặc chim. Do vậy, cho đến hiện giờ thì việc tốt nhất là nên cấm đánh bắt và buôn bán các động vật hoang dã, ít nhất là rắn và dơi để hạn chế nguồn chứa virus tối đa.

Triệu chứng nhiễm Virus Corona và cách phòng tránh

Khuyến cáo mọi người hãy bỏ ra 51 giây xem hết video dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và những người xung quanh:

Cách phòng ngừa lây nhiễm:

  1. Tránh đến chỗ đông người.
  2. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông (Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn).
  3. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch.
  4. Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
  5. Làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào (Ánh nắng mặt trời cũng là một nguồn năng lượng tốt để diệt các virus trong môi trường).
  6. Ăn đồ nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.
  7. Giữ gìn sức khỏe để nếu cần chiến đấu với virus.

Nói chung, trong tình hình dịch bệnh của virus Corona 2019-nCoV thì việc “CÁCH LY” là rất quan trọng! Việc ngưng các chuyến bay, chuyến du lịch của người Trung Quốc, đặc biệt từ Vũ Hán trong thời gian này là rất cần thiết để kiểm soát dịch tại chỗ và các nước lân cận. Thời gian ủ bệnh của virus này được cho là từ khoảng 2-14 ngày. Trong giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng rõ ràng và rất dễ bị lọt qua các trạm kiểm soát dịch!

Cơ chế tấn công tế bào của virus Corona 2019-nCoV mới

Cách giảm tình trạng dịch bệnh

Bệnh do nhiễm virus Corona thường sẽ tự hết khi tế bào miễn dịch của cơ thể nhận biết sự hiện diện của chúng trong cơ thể và tấn công các tế bào bị nhiễm. Mình có để một hình minh họa quá trình nhiễm của virus SARS và phản ứng các tế bào miễn dịch (Hình B). Các bạn có thể thấy phần màu tím là biểu hiện bệnh viêm phổi (pneumonitis) và màu vàng là số lượng virus trong cơ thể tăng trong giai đoạn đầu và giảm dần khi cơ thể có những đáp ứng của các tế bào miễn dịch (các đường màu đỏ, xanh lá, xanh dương). Virus sẽ bị TIÊU DIỆT HẾT bởi tế bào miễn dịch cho đến lúc cuối kỳ bệnh. Do vậy, cách để ngăn chặn dịch hiệu quả nhất mà các nước đang làm với loại virus này là “cô lập” người/nhóm người mắc bệnh để hỗ trợ điều trị, không cho virus có cơ hội nhiễm tiếp sang người khác. Do không có khả năng tự sinh sống ngoài môi trường và không còn ở được trong cơ thể người bệnh (do hệ miễn dịch đã nhận ra) nên virus sẽ bị tiêu diệt hết trong không gian bị cô lập này khi những người bệnh hồi phục.
Vì thế, trong tình trạng hiện nay, có một số bằng chứng cho thấy virus này có khả năng lây từ người sang người, khi bạn bị nhiễm bệnh không nên dấu mà nên đến trung tâm Y Tế đã được chỉ định để được kiểm tra và cách ly nếu cần thiết. Việc này vừa bảo đảm cho bạn có sự trợ giúp Y tế thích hợp để vượt qua cơn bệnh một cách tốt nhất vừa có thể giúp bảo vệ cộng đồng để dịch bệnh không tiếp tục bùng phát.
Xem thêm: Xử lý lâm sàng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng nghi ngờ do nhiễm trủng Virus Corona 2019-nCoV mới của WHO.

WHO họp khẩn về dịch Viêm phổi cấp do Corona Virus tại Trung Quốc

WHO khẩn bàn về dịch Viêm phổi cấp do virus Corona
WHO khẩn bàn về dịch Viêm phổi cấp do virus Corona

Liệu dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới gây ra đã có thể được tuyên bố là tình trạng y tế cộng đồng toàn cầu hay chưa? Ngày 22/1/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để quyết định về nội dung này.

Lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về virus hoàn toàn mới thuộc họ corona.
Lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về virus hoàn toàn mới thuộc họ corona.

WHO cũng đang hối thúc các quốc gia cần phải chủ động trong các biện pháp nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh và tránh lây lan. Đặc biệt là nếu tình trạng này được công nhận là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng thì WHO sẽ đưa ra những đề xuất chính thức cho từng quốc gia và khu vực, với mục tiêu là ngăn chặn và xử lý dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy sự phối hợp của cộng đồng quốc tế.
Trước đó, trong 10 năm qua, WHO đã có tới 4 lần phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, đó là dịch cúm A/H1N1 từ lợn năm 2009, bệnh bại liệt và Ebola năm 2014, virus Zika năm 2016 và chủng dịch Ebola mới năm 2019.
Link bài viết mới nhất liên quan đến vụ việc của WHO: https://www.who.int/dg/speeches/detail/who-director-general-s-statement-on-ihr-emergency-committee-on-novel-coronavirus

Phòng ngừa bệnh Viêm phổi do Corona Virus tại các nước có ca nhiễm

Hiện tại, số người đang mắc viêm phổi cấp do virus Corona đang tăng lên trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã đưa ra những biện pháp kiểm dịch chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Tính đến ngày 22/1/2020, đã có 5 quốc gia xác nhận có ca nhiễm: Trung Quốc (Vũ Hán, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Hồng Kông, Đài Loan), Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ (bang Washington).
Dịch bùng phát vào đúng dịp Tết Nguyên đán, là cao điểm du lịch và đi lại tại Trung Quốc. Các ca nhiễm tại Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những du khách từ Vũ Hán hoặc là người đi du lịch trở về từ Vũ Hán. Để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, nhiều nước đã siết chặt du khách Trung Quốc nhập cảnh. Tại Hoa Kỳ, nhiều sân bay quốc tế tại nước này như San Francisco, Los Angeles, sân bay Kenedy tại New York đã sử dụng các máy quét thân nhiệt hành khách đến từ Trung Quốc, 2 sân bay khác từ Chicago và Atlanta cũng sẽ triển khai sớm máy quét thân nhiệt. Tất cả các hành khách đến từ Vũ Hán, Trung Quốc nếu muốn vào Hoa Kỳ thì phải đi qua 1 trong 5 sân bay trên.
Tại châu Á, Triều Tiên là quốc gia tiếp theo đưa ra biện pháp ngăn ngừa dịch viêm phổi do virus Corona mới. Triều Tiên đã tạm thời cấm tất cả du khách nước ngoài nhập cảnh.
Tại nơi phát sinh của dịch bệnh (Trung Quốc), số các ca nhiễm mới tiếp tục tăng nhanh. Chỉ trong 2 ngày 20 và 21 tháng 1/2020, số ca nhiễm mới đã tăng gấp đôi, đưa tổng số ca nhiễm lên tới 444 người (riêng ngày 21/1/2020, số ca nhiễm mới tăng tới 149 người – theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc) tại 13 tỉnh, thành phố, trong đó có 9 trường hợp đã tử vong. Chính phủ Trung Quốc đã phải nâng mức ứng phó với dịch bệnh.
Gần 1400 người đã tiếp xúc với các bệnh nhân cũng đang được cách ly và theo dõi. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo virus rất có khả năng sẽ biến thể và có nguy cơ tiếp tục làm rộng. “Các chuyên gia nhận định các bệnh nhân chủ yếu có liên quan đến thành phố Vũ Hán. Đã xuất hiện trường hợp lây từ người sang người, lây cho các nhân viên y tế và tồn tại lây trong cộng đồng một ở phạm vi nhất định.” – Ông Lý Bân, Phó Chủ tịch Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc phát biểu trong một phiên họp báo.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã khởi động cơ chế công tác phòng chống dịch bệnh liên Bộ, với sự tham gia của 32 Bộ, Ngành, đồng thời đưa dịch viêm phổi do virus Corona mới này vào diện bệnh truyền nhiễm để ứng phó. Theo đó, các cơ sở y tế có quyền tiến hành cách ly điều trị với những trường hợp phát sốt hoặc nghi vấn, cách ly người tiếp xúc với người bệnh để theo dõi. Các địa phương cũng tiến hành giám sát thân nhiệt tại các nhà ga, sân bay và bến xe. Tỉnh Hồ Bắc – nơi chiếm tới 90% số ca nhiễm bệnh, đã phát lệnh báo động cấp 2 về ứng phó với sự kiện y tế đột xuất, kêu gọi người dân nếu không có việc thực sự cần thiết thì không nên đến thành phố Vũ Hán. Tất cả các chợ gia cầm đều đã bị đóng cửa, các hoạt động tập trung đông người bị hạn chế.

Phòng ngừa bệnh Viêm phổi do Corona Virus tại Việt Nam

Việt Nam là nước có nguy cơ cao xảy ra sự xâm nhập của virus vào lãnh thổ nước ta. Đứng trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ngay lập tức ban hành 2 quyết định: Quyết định số 125/QĐ-BYT ban hành ngày 16/1/2020 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới và quyết định số 181/QĐ-BYT ban hành ngày 21/1/2020 về Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới.
Link Quyết định số 125/QĐ-BYT: http://emoh.moh.gov.vn/publish/home?documentId=7773
Link quyết định số 181/QĐ-BYT: http://vncdc.gov.vn/files/article_attachment/2020/1/qd-181byt-huong-dan-giam-sat-benh-ncov-21012020.pdf

Tài liệu tham khảo

Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA, Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím.

9 BÌNH LUẬN

    • Chào em, có nhiều loại khẩu trang tốt để phòng bệnh do virus Corona gây ra. Trong đó em có thể sử dụng Khẩu trang 3M 9501 em nhé. Loại này dùng rất tốt, có thể lọc được cả bụi mịn đến 95%.

  1. CÓ PHẢI virus corona nCoV LÀ VŨ KHÍ: TRUNG QUỐC ĐANG ‘PLAY GOD’?

    1 vấn đề hiện giờ mọi người đang nghi ngờ và gây tranh cãi là liệu rằng virus nCoV là 1 loại vũ khi sinh học Trung Quốc tạo ra vô tình lọt ra ngoài. Tóm tắt về các ý for và against mọi người xem table 1, cơ bản là:

    ? Các lập luận ủng hộ giả thuyết này bao gồm [1-5]:

    – Trình tự gene của virus Trung Quốc chia sẽ các lab khác không thể tạo ra virus, dấy lên mối nghi ngờ về việc họ đang giấu diếm trình tự chuẩn (có khuất tất).
    – Trung Quốc nhiều lần từ chối chuyên gia Mỹ ngỏ ý sang giúp đỡ, dù đang phải trả giá là gánh nặng kinh tế, điều này không hợp lý. ⁉
    – Trưởng khoa Hoá, Dr. Lieber ĐH Harvard bị bắt vì có liên hệ với ĐH Công nghệ Vũ Hán, có khả năng là gián điệp khoa học.

    ? Các lập luận phản đối giả thuyết (từ anh Trần Tuấn Anh):

    – Vũ khí sinh học đã bị Liên Hiệp Quốc cấm từ lâu ☠️?☠️
    – Nếu thật sự Trung Quốc tạo ra vũ khí, tại sao họ lại để lọt ra ngoài, để tự tay bóp cổ mình
    – Virus lan ra ngoài sau 1 thời gian con người sẽ phát triễn miễn dịch tự nhiên. ??

    Ok, các lập luận trên đa phần là suy luận cá nhân, hoặc dùng các bài báo mạng nên mình sẽ không ý kiến. Mọi người tự đánh giá. Tuy nhiên gần đây có 2 lập luận nói là Trung Quốc phát triển vũ khí nCoV làm mình thấy đáng để nói:
    1. Trung Quốc phát triển con virus nCoV từ HIV, thế nên ngay lập tức họ đã biết dùng thuốc trị HIV để tiêu diệt nCoV [xem update Corona 2 của mình]
    2. 1 bài báo của Ấn Độ đăng trên BioRxiv: nói rằng họ đã tìm thấy 4 đoạn chèn (insert) trên spike protein của nCoV hoàn toàn khác với trình tự của virus SARS. Khi đối chiếu 4 đoạn chèn này, họ thấy giống trình tự trên HIV [6]. ☠️?☠️

    Mình sẽ đưa ra nhận xét về 2 ý kiến trên dựa trên cách nhìn khoa học và chuyên môn:

    1️⃣ Dùng thuốc trị HIV để trị virus corona nCoV là bất thường❓

    Đối với các bạn không chuyên ngành Y Dược thì mình hiểu tại sao các bạn lại nghĩ nó là bất thường. Những gì mà các nhà y tế làm trong trường hợp này gọi là Re-purposing, tức là họ đổi mục đích sử dụng của thuốc từ dùng trị bệnh A sang bệnh B. Ví dụ điển hình nhất có thể kể là: Minoxidil, 1 thuốc với mục đích ban đầu tạo ra để trị u xơ ở ruột, sau đấy lại thể hiện tác động giãn mạch nên dùng để trị cao huyết áp, và bây giờ nó lại được dùng để trị rụng tóc [7]. Ví dụ khác là fenfluramine, 1 chất làm kén ăn để trị béo phì, sau đấy nhóm nghiên cứu của chính mình bên Bỉ phát hiện tác dụng trị động kinh [8]. Các thuốc trên được repurpose cho những bệnh hoàn toàn khác mục đích ban đầu, nên việc người ta dùng thuốc trị loại virus này để chuyển qua trị virus khác là quá ư bình thường. ? ?

    2️⃣ Về bài báo của nhóm Ấn Độ [6]: 4 đoạn chèn xuất xứ từ virus HIV ⁉

    Điều đầu tiên mình chú ý là bài báo này chưa được peer-reviewed, nên mình quyết định sẽ review nó, công việc mà mình được nhờ mỗi tháng. Đầu tiên họ lấy trình tự spike proteins (protein nCoV dùng thâm nhập vào tế bào người) của virus nCoV và so với SARS, và họ thấy có 4 đoạn chèn đặc hiệu cho nCoV (Insert 1 – 4) (hình 1A). Nói chút về sinh học phân tử: lý luận trung tâm của sinh học tế bào là: DNA được chứa trong nhân sẽ phiên mã ra RNA, RNA chạy ra ngoài nhân để dịch mã ra protein (hình 1B). Protein chính là cấu trúc cơ thể và thực hiện các chức năng chính cơ thể, rất quan trọng. Thế nên điều đầu tiên khi người ta tìm hiểu về 1 sinh vật sống, nhà khoa học sẽ tìm hiểu trình tự DNA, RNA và protein trước.
    4 đoạn chèn này lại rất giống các trình tự virus HIV (hình 1C).
    Sau đấy nhóm Ấn độ lại tiếp tục so sánh trình tự DNA của 28 mẫu virus nCoV và so với con coronavirus từ Dơi, họ thấy có khác biệt ở đoạn chèn 1 và 4, họ nói là unique cho con nCoV (hình 1D) và kết luận là nhiều khả năng là nCoV được người ta tạo ra có trình tự HIV để lây qua người. ??☠️☠️
    virus corona nCoV
    Phía trên là tóm tắt 1 số kết quả của bài báo đấy. Để review 1 cách khách quan, mình cũng đã tự chạy so sánh trình tự DNA của con nCoV và SARS, theo đúng cách mà nhóm Pradhan làm, đúng là phát hiện 4 đoạn chèn, ngay tại vị trí mà Pradhan đã chỉ ra (hình 2A). Khi đọc đến đây mình đã có 2 nghi ngờ: 1. Tại sao virus Vũ Hán được cho là xuất phát từ Dơi, nếu nhóm Pradhan muốn so sánh lại không so sánh với Coronavirus của Dơi mà lại so sánh với SARS, 2. Hình 1D, Pradan so sánh trình tự DNA chứ không phải là protein giữa nCoV Vũ Hán và Coronavirus ở Dơi, và khi nhìn kỹ vào trình tự, thì thấy rõ rang sự khác biệt giữa đoạn chèn 1, 2, 3 gần như không có, đoạn 4 chỉ khác biệt 1 phần (12 nucleic acid, tương ứng 4 amino acid). Thế nên mình đã chạy trình tự Protein của nCoV Vũ Hán và Coronavirus loài Dơi. Kết quả là 3 đoạn chèn đầu tiên đều biến mất (hình 2.?, đoạn chèn thứ 4 thì nhỏ đi nhiều, chứng tỏ sự khác biệt không hề đáng kể với Coronavirus loài Dơi! Điều này cũng đồng thời đặt dấu hỏi lớn vào việc 4 đoạn chèn nCoV xuất xứ từ 1 ý định cố ý đưa trình tự HIV vào, vì trình tự từ coV của Dơi đến trình tự nCoV không quá khác biệt, hoàn toàn có thể là do đột biến tự nhiên.
    Hình 2: So Sánh trình tự Protein của virus nCoV Vũ Hán và Coronavirus SARS và Dơi (Philip Phạm, CCHMC).Hình 2: So Sánh trình tự Protein của virus nCoV Vũ Hán và Coronavirus SARS và Dơi (Philip Phạm, CCHMC).
    Như vậy có nghĩa là nCoV không phải là vũ khí sinh học? Chưa chắc, qua những gì mình nói trên chỉ cho thấy nghiên cứu của nhóm Ấn Độ còn nhiều kẻ hở. Bản thân họ cũng nói trong phần discussion là họ chỉ nghi ngờ khả năng thôi chứ chưa dám khẳng định. Thế nên bài báo đấy k thể lấy làm lập luận.
    Vậy Trung Quốc có ‘play god’ không? Sau khi phân tích trình tự protein và gene của nCoV và các loại coronavirus khác thì mình cũng có thấy vài điểm rất đáng ghi nhận, thôi để qua phần sau nói tiếp, phần này dài rồi.

    Hẹn gặp lại các bạn, giữ sức khoẻ nhé ???
    Tiến sĩ – Dược sĩ – Phạm Đức Hùng
    Bệnh viện Nhi Cincinnati (CCHMC), USA

    Tài liệu tham khảo

    [1] China: 10-year-old boy had coronavirus ‘without symptoms’ link: https://gulfnews.com/world/asia/china-10-year-old-boy-had-coronavirus-without-symptoms-1.1580296642401.
    [2] An American chemist is suspected of illegal dealings with China link: https://www.economist.com/science-and-technology/2020/02/01/an-american-chemist-is-suspected-of-illegal-dealings-with-china.
    [3] A Timeline of How the Wuhan Coronavirus Has Spread—And How the World Has Reacted
    https://time.com/5774366/how-coronavirus-spread-china/
    [4]Is China hiding just how bad coronavirus is? Read more: https://metro.co.uk/2020/01/24/china-hiding-just-bad-coronavirus-12115163/
    [5] Director’s Message http://english.whiov.cas.cn/About_Us2016/Address_from_the_Director2016/.
    [6] Pradhan et al. Uncanny similarity of unique inserts in the 2019-nCoV spike protein to HIV-1 gp120 and Gag. BioRxiv 2020 https://www.biorxiv.org/content/10.1101/2020.01.30.927871v1.
    [7] Varothai S et al. Androgenetic alopecia: an evidence-based treatment update”. American Journal of Clinical Dermatology 2014 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24848508.
    [8] Nabbout et al. Fenfluramine for Treatment-Resistant Seizures in Patients With Dravet Syndrome Receiving Stiripentol-Inclusive Regimens. JAMA Neurol 2019 https://jamanetwork.com/journals/jamaneurology/fullarticle/2756124.

  2. Trung Quốc ĐANG PLAY GOD? TRÌNH TỰ virus Corona nCoV NÓI CHO CHÚNG TA NHỮNG GÌ? PHẦN 2

    Tiếp tục quá trình tìm hiểu liệu nCoV có phải là vũ khí sinh học Trung Quốc đang phát triển, mình quyết bắt đầu từ trình tự RNA và protein của nó. Trung Quốc có báo cáo về sự xuất hiện lần đầu tiên của nCoV tại tay nắm cửa (môi trường bên ngoài); và 3 thuốc mình dự đoán có hiệu quả trị nCoV (Lopinavir, ritonavir và Remdesivir) đều đem lại những kết quả khả quan ở những bệnh nhân khác nhau.

    Mổ xẻ ra thì thấy nCoV có 10 open reading frames (orf): là những đoạn gene sẽ mã hoá ra các proteins (hình 1A). So sánh trình tự nCoV với các con corona tương ứng trên Dơi, SARS, và MERS mọi người sẽ thấy là nó rất giống corona ở Dơi, khoảng 90% overall (hình 1B).
    virus Corona nCoV Hình 1A.
    virus Corona nCoV Hình 1B.
    Ở đây chúng ta cần ghi nhận là giống 90% chưa phải là tất cả, vì chỉ cần 1 vài đột biến sẽ thay đổi tính chất của virus đi rất nhiều, cụ thể sẽ nói trong phần tiếp. Điều đập vào mắt mình là trình tự orf10 không tương ứng với bất cứ con corona nào trong hình 1B cả! Mình cũng quyết định blast, tức là làm 1 cái so sánh trình tự này với database các đoạn protein/dna đã biết, tuy nhiên mình không tìm ra sự tương ứng vào với các protein đã biết! Điều này đưa đến nhiều nghi vấn:

    ? 1. nCoV có thực sự xuất phát từ Dơi?

    Nếu nói là virus này xuất phát từ Dơi, tại sao không có trình tự tương ứng nào ở virus corona ở Dơi, hay thậm chí là DNA của con Dơi nói chung. Nên nhớ vào năm 2003, chúng ta bị dịch SARS và virus SARS lúc đấy cũng đã nghi là xuất phát từ Dơi, không có lý do gì mà các nhà khoa học lại không tìm hiểu về các loại virus ở Dơi, hoặc thậm chí là con Dơi nói chung. Sự thật là, chính nhóm các nhà khoa học ở Vũ Hán, trong đó có Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ) đã xuất bản nhiều công trình về virus trên Dơi [1,2]⁉

    ? 2. Đoạn peptide này không có chức năng gì cả?

    Chắc chắn là có. nCoV có hơn 29k nucleotides, sau phiên mã nó có chừng 10 – 20 proteins và peptides để thực hiện các chức năng sống, nên peptide này nên có 1 chức năng rất quan trọng. Nói cho dễ hiểu, bạn xem qua video clips từ kênh của Philip Phạm ☺️, thi IELTS được 7, kiếm được học bổng du học Mỹ, ngặt 1 nỗi, lúc lên máy bay người ta chỉ cho đem 20 món đồ thì bạn sẽ đem gì? Tất nhiên là những thứ quan trọng nhất như bóp tiền, passport, laptop … những thứ vớ vấn như thư tình của người yêu thứ 100 tại lớp học anh văn, hay đôi giày anh hàng xóm cho hồi cấp 3 … mình đâu có đem theo, phải k nào? Bản chất của virus về mặt vật liệu di truyền là nhanh, gọn, nhẹ, nó chỉ pack những thứ quan trọng nhất vào cơ thể, không thể có chuyện 1 đoạn junk peptide tồn tại.

    ? 3. Nếu không có liên hệ gì với Dơi thì đoạn peptide này là gì?

    Sau khi blast nó với reference protein, mấy đoạn tương ứng toàn là hypothetical protein (tức là giả thuyết), nên mình quyết định blast nó trên database của uniprot (chứa protein của rất nhiều loài), thì xuất hiện kết quả khá bất ngờ: loại protein mà đoạn peptide này tương ứng với là dystrophin trên loài gà, chuột nhắt, lợn rừng, chó và loài người hiện đại (hình 2)! ???? ?! Vậy mà lại không có tương ứng gì với Dơi hay cầy hương (civets)??, 2 loại vật được giả định là trung gian truyền bệnh.
    Trước đấy thì ta nói đến dystrophin, dystrophin là 1 protein liên quan đến cytoskeleton (khung cơ xương) quan trọng của tế bào. Đột biến gene dystrophin sẽ gây nên bệnh nổi tiếng là muscular dystrophy (dịch ra chắc là gây mất cơ tiến triển). Vậy có phải là orf10 mã hoá gene tạo protein cơ tế bào (cytoskeleton protein)? Thực tế thì virus gần như không có protein tạo cơ cho nó vì virus không cần protein cơ của nó để hoạt động [3]. Tuy nhiên virus, kể cả coronavirus lại sử dụng protein cơ của chính TẾ BÀO VẬT CHỦ để hỗ trợ quá trình thoát ra khỏi tế bào vật chủ, hoàn tất chu trình sinh sôi và phát tán của nó [4,5]!!! ☠️?☠️

    ? 4. Đoạn peptide của orf10 là do quá trình đột biến tự nhiên?

    Khả năng không phải là không có, mà là vô cùng thấp: lý do, nếu nCoV xuất phát từ Dơi thì dù cho có đột biến, nó cũng sẽ lưu giữ dấu vết từ Dơi, tại sao đoạn peptide orf10 này không tương ứng gì với protein ở Dơi, mà lại tương ứng với protein trên chó, heo và người! Nói ngược lại vì loài người được tiến hoá từ 1 loài là họ hàng với khỉ, nên bộ gene của chúng ta giống khỉ hơn 90%, chỉ giống với chuột 75% và cá 70% [6], chứ đâu có chuyện chúng ta giống cá và chuột hơn giống khỉ .

    ? 5. Đoạn orf10 này có giúp ích gì cho quá trình xâm nhập tế bào vật chủ?

    nCoV đã được chứng minh là có khả dùng ACE2 để xâm nhập tế bào giống với SARS bằng cách dùng spike protein. Ngoài ra nCoV spike protein còn có 1 số amino acid được chứng minh là tăng cường khả năng bám vào thụ thể ACE2 [7]. Còn đoạn orf10 này có giúp ích gì cho quá trình xâm nhập thì hiện giờ không rõ, cái này phải đợi đến lúc có thêm kết quả nghiên cứu chức năng protein.

    Sau khi ghép các dữ kiện ở trên lại với nhau, chúng ta có thể đặt 1 số nghi vấn: liệu 1 ai đó lấy 1 con coronavirus ở Dơi, thêm vào cho nó cái đuôi (orf10) và 1 số đột biến? để giúp nó dễ dàng xâm nhập vào tế bào vật chủ? sau khi nhân lên nó sử dụng protein cơ của người để thoát khỏi tế bào nhanh hơn? giúp cho người nhiểm virus sẽ có nhiều virus trong thời gian ngắn hơn và sẽ lây lan tốc độ chóng mặt hơn!? Hoặc liệu tất cả trình tự nCoV trên chỉ là do ‘tự nhiên’?

    Để tìm sự thật về nCoV sẽ rất mất thời gian. Hy vọng nhóm khoa học Mỹ sẽ sang TQ và họ sẽ tìm thấy nhiều data thú vị. Thôi thì như các bạn đã nói, chúng ta chờ xem vậy. Tuy nhiên từ trình tự của nCoV chúng ta đã làm được rất nhiều thứ: như tìm ra đoạn mồi đặc hiệu để xét nghiệm sự hiện diện của virus bằng RT-PCR, nghiên cứu về cấu trúc proteins và model các khả năng bám và khả năng tác dụng của 1 số thuốc …

    1 số bạn nhắn hỏi mình tài liệu, link dropbox này chứa những file mình nghiên cứu và 1 số papers mình download, như đã hứa với các bạn, mình share lại hết, các bạn lấy thoải mái.
    https://www.dropbox.com/sh/oeed1kj4x01xjvw/AAAaOFemrFlZEu5UfZNkxLwHaGần đây Hùng đang chạy PPI thấy có nhiều tương tác với thụ thể ACE2, heat shock protein, sialic acid và cả transcription factors … Nhưng mà rất mất thời gian để validate. Hùng đang kêu 1 bạn đồng nghiệp tại CCHMC trợ giúp, hy vọng hắn sẽ tham gia nhiều.
    Nhân tiện, gần đây có nhiều bạn inbox mình ngỏ ý muốn trợ giúp mình làm nghiên cứu, mình rất cảm kích và đánh giá cao tinh thần của các bạn ???. Tuy nhiên nghiên cứu về virus này về mặt thực nghiệm rất khó, đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm biosafety level 4, nên không thể chỉ đạo từ xa được. Còn về mặt lý thuyết thì mình sẽ nghĩ thử xem sao. Thực ra cách các bạn giúp đỡ nghiên cứu đơn giản nhất là share bài của mình cho các nhà nghiên cứu khác. Nếu tài liệu hoặc ý kiến của Hùng giúp đỡ được họ, thì với họ sẽ là tiết kiệm được thời gian. Ví dụ đơn giản thôi: để xử lý và tổng hợp mớ tài liệu này, Hùng mất 4 ngày (part-time), ví dụ 1 nhà khoa học khác thấy và sử dụng thì họ đã tiết kiệm được 4 ngày, 100 nhà khoa học lấy thì chúng ta tiết kiệm được 400 ngày, tức là thời gian tìm ra vaccine hay thuốc trị con virus này đã rút ngắn hơn 1 năm rồi?‍??‍??‍?

    Chúc mọi người lạc quan và vui khoẻ ????
    Tiến Sĩ – Dược Sĩ Phạm Đức Hùng
    Bệnh viện Nhi Cincinnati, USA.

    1. Shi Zhengli. Bat and virus. Protein Cell. 2010 link: https://link.springer.com/article/10.1007/s13238-010-0029-7
    2. Cui J. Origin and evolution of pathogenic coronaviruses. Nat Rev Microbiol. 2019 link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30531947.
    3. Matthews et al. Do viruses require the cytoskeleton? Virology Journal 2013 link: https://link.springer.com/article/10.1186/1743-422X-10-121
    4. Ward Brian. The taking of the cytoskeleton one two three: How viruses utilize the cytoskeleton during egress. Virology 2011. Link: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0042682210007816
    5. Choi S. and Lee C. Functional Characterization and Proteomic Analysis of Porcine Deltacoronavirus Accessory Protein NS7. J Microbiol Biotechnol. 2019. Link: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/31546302.
    6. Howe et al. The zebrafish reference genome sequence and its relationship to the human genome. Nature 2013. Link: https://www.nature.com/articles/nature12111?page=32.
    7. Wan et al. Receptor recognition by novel coronavirus from Wuhan: 3 An analysis based on decade-long structural studies of SARS. JVI 2020. Link: https://jvi.asm.org/content/early/2020/01/23/JVI.00127-20.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây