Tìm hiểu về Progesterone đề phòng ngừa sinh non tự phát

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Tìm hiểu về Progesterone đề phòng ngừa sinh non tự phát được biên dịch bởi Bs Vũ Tài từ sách “PROGESTERONE ĐỀ PHÒNG NGỪA SINH NON TỰ PHÁT” .

Điều trị Progesterone phòng ngừa sinh non tự phát
Điều trị Progesterone phòng ngừa sinh non tự phát

1.CÁC THAY ĐỔI TRONG THỰC HÀNH ĐƯỢC KHUYẾN CÁO

  1. Kê đơn progesterone đặt âm đạo để phòng ngừa sinh non tự phát vì nó được xem là an toàn và hiệu quả.
  2. Dùng progesterone đặt âm đạo với liều 200 mg/ngày cho thai đơn và 400 mg/ngày cho song thai.
  3. Không dùng 17- a -hydroxy progesterone caproate tiêm bắp vì nó không giống như progesterone đặt âm đạo và có thể làm tăng nguy cơ bị các kết cục bất lợi ở trẻ sơ sinh.

2.THÔNG ĐIỆP CHÍNH

  1. Progesterone đặt âm đạo để phòng ngừa sinh non được khuyến cáo cho nhũng phụ nữ mang thai đơn và sinh non tự phát trước đó hoặc có chiều dài cổ tử cung ngắn.
  2. Progesterone đặt âm đạo để phòng ngừa sinh non được khuyến cáo ở những phụ nữ mang đa thai và chiều dài cổ tử cung ngắn.
  3. Liệu pháp nên được bắt đầu từ 16-24 tuần tuổi.
  4. Dựa trên các yếu tố nguy cơ, liệu pháp có thể được tiếp tục cho đến 34-36 tuần tuổi.

3.TÓM TẮT CÁC TUYÊN BỐ (Xếp hạng Mức độ trong ngoặc đơn):

  1. Liệu pháp progesterone làm giảm nguy cơ sinh non tự phát ở thai phụ gia tăng nguy cơ dựa trên tiền sử sinh non tự phát trước đó hoặc ở thai phụ có chiều dài cổ tử cung ngắn (trung bình).
  2. Không có đủ bằng chúng ủng hộ việc sử dụng progesterone để phòng ngừa sinh non tự phát ở thai phụ không có chiều dài cổ tử cung ngắn (trung bình).
  3. Không có đủ bằng chứng ủng hộ việc sử dụng progesterone để phòng ngừa sinh non tự phát ở thai phụ có chiều dài cổ tử cung bình thường và thủ thuật khoét chóp cổ tử cung trước đó hoặc giải phẫu tử cung bất thường (thấp).
  4. Sử dụng progesterone ở thai phụ có chuyển dạ sinh non đã ngừng không liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh non tự phát hoặc cải thiện kết cục sau sinh (trung bình).
  5. Sử dụng progesterone đặt âm đạo để phòng ngừa sinh non tự phát không liên quan đến việc gia tăng dị tật bẩm sinh hoặc làm xấu đi kết cục phát triển thần kinh sau sinh (trung bình).

4.KHUYẾN CÁO (Xếp hạng Mức độ trong ngoặc đơn):

  1. Ở những phụ nữ mang thai đơn và chiều dài cổ tủ’ cung ngắn (< 25 mm khi siêu âm qua ngả âm đạo từ 16 đến 24 tuần), khuyến cáo liệu pháp progesterone đặt âm đạo để phòng ngừa sinh non tự phát (mạnh / trung bình).
  2. Ở những thai phụ đã từng sinh non tự phát trước đó, khuyến cáo liệu pháp progesterone đặt âm đạo để phòng ngừa sinh non tự phát (mạnh / trung bình).
  3. Ở những phụ nữ mang song thai (và bàng cách ngoại suy dữ liệu, với đa thai) và có chiều dài cổ tử cung ngắn (< 25 mm khi siêu âm qua ngả âm đạo từ 16 đến 24 tuần), khuyến cáo liệu pháp progesterone đặt âm đạo để phòng ngừa sinh non tụ phát (mạnh / trung bình).
  4. Ở những bệnh nhân mang thai đơn và sinh non tự phát trước đó hoặc chiều dài cổ tử cung < 25 mm từ 16 đến 24 tuần ở thai kỳ hiện tại, nếu khâu vòng cổ tử cung đang được xem xét, progesterone đặt âm đạo như một liệu pháp thay thế hiệu quả và có khả năng ưu việt hơn (mạnh / trung bình).
  5. Ở những bệnh nhân sử dụng progesterone để phòng ngừa sinh non tự phát, không khuyến cáo dùng các liệu pháp bổ sung như khâu vòng cổ tử cung (ngoại trù’ khâu vòng cổ tử cung cứu nguy cho chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng) hoặc đặt vòng nâng (mạnh / trung bình).
  6. Ở nhũng bệnh nhân gia tăng nguy cơ sinh non tự phát do sinh non trước đó, chiều dài cổ tử cung ngắn ở thai kỳ hiện tại, hoặc đa thai, không khuyến cáo nghỉ ngơi tại giường hoặc giảm hoạt động (mạnh / trung bình).
  7. Khi được chỉ định để phòng ngừa sinh non tự phát trong thai đơn, khuyến cáo dùng progesterone vi hạt đặt âm đạo với liều 200 mg/ngày (mạnh / trung bình).
  8. Khi được chỉ định để phòng ngừa sinh non tự phát trong đa thai, khuyến cáo dùng progesterone vi hạt đặt âm đạo với liều 400 mg/ngày (có điều kiện [yếu] / thấp).
  9. Khi được chỉ định, liệu pháp progesterone đặt âm đạo nên được bắt đầu từ 16 đến 24 tuần tuổi, tùy thuộc vào thời điểm các yếu tố nguy cơ được xác định (mạnh / trung bình).
  10. Với việc cân nhắc các yếu tố nguy cơ của từng bệnh nhân, liệu pháp progesterone đặt âm đạo có thể được tiếp tục cho đến 34-36 tuần tuổi (mạnh / trung bình).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây