Thời gian làm việc

7h:00 - 22h:00

Gọi cho chúng tôi ngay

0333 40 50 80

Thời gian làm việc

7h:00 - 22h:00

Gọi cho chúng tôi ngay

0333 40 50 80
More
    Trang chủ Dược Liệu Top 10 Loại Trà Thảo Mộc từ dược liệu tốt cho sức khỏe

    Top 10 Loại Trà Thảo Mộc từ dược liệu tốt cho sức khỏe

    Uống và thưởng thức trà thảo mộc là một thú vui tao nhã không phân biệt địa vị, sang hèn từ xa xưa. Các ghi chép cho thấy các nguyên liệu làm trà, cách pha trà và các thưởng thức trà được ưa chuộng ở các nước Phương Đông từ hàng ngàn năm trước, thậm chí việc uống trà còn được nâng lên tầm như một môn nghệ thuật, hay một hình thức sinh hoạt thể hiện phẩm cấp, chức vị và đạo hạnh của các bậc cao nhân, những người có địa vị trong xã hội trước đây. Cho tới hiện tại thì các cách sử dụng trà, đặc biệt là trà thảo mộc đều không hề bị mai một mà được chuyển thành những vị thuốc, những thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất có hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng và lại rất an toàn. Vậy thực chất các loại trà thảo mộc này có tác dụng như thế nào? Cách làm chúng ra sao? Heal Central xin được cung cấp các thông tin này tới các bạn trong bài viết dưới đây.

    Trà thảo mộc là gì?

    Trà thảo mộc là một loại trà có nguồn nguyên liệu từ các loại cây cỏ có sẵn trong tự nhiên. Các loại trà này thường có vị thanh mát, có tính lành, phù hợp với nhiều người từ trẻ đến già. Người xưa thường nói uống trà thảo mộc không chỉ là để giải khát, uống trà để thanh mát, tịnh tâm, lọc sạch cơ thể. Có nhiều hình thức uống trà thảo mộc ở các nước trên thế giới : ví dụ như ở Nhật Bản thì loại trà thảo mộc được sử dụng nhiều nhất có thành phần từ lá chè xanh phơi khô, nghiền mịn thành bột (gọi là matcha), ở Trung Quốc – trung tâm lớn nhất của trà trên thế giới cũng có rất nhiều loại trà như Trà ướp hoa nhài của Phúc Châu, Trà Long Tỉnh của Tây Hồ Hàng Châu (nguyên liệu từ lá chè)…. ; Chè Chuyên – hình thức uống trà của các tầng lớp quý tộc và các nhà nho ở nước ta từ cuối thời Lê …. Hầu như các loại trà thảo mộc này đều có quy trình chế biến rất tinh tế, trải qua nhiều giai đoạn và được tiến hành theo các quy chuẩn đặc biệt để tạo ra được những loại trà thảo mộc mà người thưởng thức chỉ cần uống 1 lần là không thể quên được hương vị của nó.

    Có nhiều loại trà thảo mộc khác nhau
    Có nhiều loại trà thảo mộc khác nhau

    Ngày nay, các loại trà thảo mộc đã được phổ biến hơn rất nhiều, cách dùng trà cũng được cải tiến để phù hợp với nhiều đối tượng người dùng hơn. Các tác dụng của trà thảo mộc cũng dần dần được nghiên cứu và nhiều sản phẩm trong số đó có thể khiến nhiều người kinh ngạc.

    Nguyên liệu làm trà thảo mộc

    Với tên gọi là trà thảo mộc, chúng ta có thể hiểu các nguyên liệu của thức uống này đều là những thảo dược từ thiên nhiên. Tuy nhiên không chỉ có lá trà xanh mới là nguyên liệu của thức uống này, hiện nay nhiều loại hoa, hạt hay thậm chí cả rễ, thân, quả của các loại thảo dược cũng có thể được sử dụng để làm nguyên liệu của trà thảo mộc.

    Mỗi loại trà khác nhau sẽ có nguyên liệu khác nhau để làm nên hương vị riêng, công dụng riêng của nó. Các loại nguyên liệu này có thể rất rẻ và dễ kiếm như lá chè xanh, bông hoa cúc, cây Cam thảo đất…, nhưng cũng có thể là những thảo dược rất quý, khó kiếm tìm như Tam thất, nhụy hoa Nghệ tây (còn gọi là Safron)…

    Với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, Trà thảo mộc lại có cách sơ chế nguyên liệu khác nhau, cách pha khác nhau, cách bảo quản khác nhau, mục đích là giữ được mùi vị, công dụng của các thành phần thảo mộc được nhiều nhất.

    Trà thảo mộc có tác dụng gì?

    Các loại trà thảo mộc trên thị trường hiện nay đều có tác dụng rất tốt với sức khỏe người dùng. Một loại trà thảo mộc có thể có chỉ 1, 2 nguyên liệu nhưng nếu biết cách sử dụng thì có thể mang tới hàng chục lợi ích khác nhau đến cơ thể. Đặc biệt các tác dụng này đều đến một cách tự nhiên, từ từ điều chỉnh hoạt động của cơ thể và hầu như không gây tác dụng phụ nào.

    Các tác dụng nổi bật mà chúng tôi có thể kể tới về loại thức uống này bao gồm:

    Tác dụng an thần

    Thứ nhất: Tác dụng an thần, giúp tập trung, tỉnh táo và chống căng thẳng. Caffein có trong lá trà xanh chính là thành phần giúp tạo nên tác dụng này của lá trà. Với vai trò là nguyên liệu gần như được sử dụng đầu tiên và hiện nay được dùng phổ biến nhất để làm trà thảo mộc thì đây được coi là một loại trà dễ kiếm, cần thiết và có thể thay thế Cà phê trong cuộc sống vội vã ngày nay. Trà thảo mộc còn có tác dụng an thần này là bởi chính người uống trà cũng cần từ từ thưởng thức hương vị của nó, trà ngon không thể uống vội, người biết thưởng thức trà là những người trầm tính, biết tĩnh lại và có chiều sâu trong tâm hồn. Uống trà thực sự là một cách để quên đi những sầu muộn, ngẫm nghĩ lại nhiều điều và có tác dụng tương tự như bạn ngồi thiền vậy.

    Giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch khác.

    Phụ nữ có thai có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc
    Phụ nữ có thai có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc

    Thực tế thì lá trà xanh, Cúc hoa vàng hay hoa nhài vốn được sử dụng làm dược liệu chữa các bệnh huyết áp và tim mạch. Do vậy khi sử dụng làm trà thảo mộc thì đây cũng chính là một cách pha chế dược liệu và bổ sung các chất có tác dụng hạ huyết áp như các saponin, các vitamin, flavonoid… Trà hoa cúc, trà hoa nhài còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon hơn và sâu hơn, và một giấc ngủ ngon đôi khi cũng là cứu cánh cho các bệnh nhân bị cao huyết áp, đặc biệt là bệnh nhân cao huyết áp mãn tính đi kèm với những đợt mất ngủ.

    Tác dụng chống oxy hóa

    Nhiều chất trong cây Trà xanh và các loại thảo mộc khác có tác dụng chống oxy hóa đã được nghiên cứu chứng minh, ví dụ như các hợp chất tannin, vitamin C, quercetin, … Tác dụng chống oxy hóa này kéo theo nhiều lợi ích khác cho cơ thể như ngăn ngừa các gốc tự do sinh ra trong cơ thể, chống lão hóa, chống hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch, giảm nguy cơ sinh ra các bệnh tim mạch khác.

    Tác dụng thải độc, chống ung thư

    Tác dụng này đã được nghiên cứu thực hiện ở nhiều nơi, với nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau và cho hiệu quả khá tốt. Một minh chứng là khi ngộ độc ion kim loại nặng, nếu không còn phương tiện để cấp cứu nhanh chóng khác, bạn hoàn toàn có thể cho bệnh nhân uống nước trà đặc bởi tanin trong loại thảo dược này có thể khiến các ion kia bị hấp phụ và khó có thể đi vào cơ thể được nữa. Tương tự như vậy, thức ăn, đồ uống hàng ngày của chúng ta có thể có chứa các chất có khả năng gây ung thư mà ta không thể biết được, tuy nhiên nếu giữ thói quen uống trà thường xuyên thì các chất độc đó có thể thải trừ cùng với các chất trong trà thảo mộc. Một nghiên cứu cho thấy ở những người có thói quen uống trà thường xuyên trong 20 năm có nguy cơ mắc ung thư dạ dày kém hơn 27% so với những người không uống, nguy cơ mắc ung thư thực quản còn giảm mạnh hơn – tới 29%.

    Trên đây chỉ là một vài những công dụng nổi bật của trà thảo mộc đến cơ thể, để biết được nhiều thông tin hơn, mời các bạn theo dõi những mục dưới đây.

    Các Trà thảo mộc từ dược liệu tốt cho sức khỏe

    Trà hoa cúc

    Trà hoa cúc
    Trà hoa cúc

    Nổi bật trong các loại trà thảo mộc và cũng là một loại trà khá dễ tìm, ít ai biết trà hoa cúc đã được đưa vào dùng như một thức uống từ thời nhà Tống, tức là khoảng những năm 900 -1000 sau công nguyên. Có 2 loại cúc thường được dùng để pha là Cúc hoa vàng (còn gọi là Bạch cúc, tên khoa học là Chrysanthemum morifolium) và Cúc hoa trắng (tên khoa học là Chrysanthemum indicum ).

    Với Bạch cúc, đây là một loại cây thuốc rất quý, thường sống ở Trung Quốc và rất khó kiếm, không dễ trồng để đạt chất lượng. Mỗi bông Bạch cúc thực chất là một cụm hoa hình đầu, cụm hoa này khá nhỏ. Hoa được thu hái vào cuối mùa thu, đầu mùa đông, tức là khi hoa đã nở (từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11) là tốt nhất. Hoa được thu hái mang về, sau đó phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong bao bì kín, có thể hút chân không.

    Với Cúc hoa vàng thì loại cây này dễ trồng hơn rất nhiều so với Bạch cúc, tại Việt Nam cũng có nhiều vùng trồng cúc khá chất lượng. Cách trồng và thu hái Cúc hoa vàng đơn giản hơn so với Bạch cúc, có thể thu hái quanh năm. Sơ chế của 2 loại cúc này thì tương tự nhau.

    Cách pha trà hoa cúc đơn giản và thường gặp nhất như sau:

    Nguyên liệu:

    • Lấy khoảng 10-15 bông hoa cúc nguyên bông.
    • 10 ml mật ong (chọn loại mật ong ngon, mật ong hoa nhãn hoặc mật ong rừng càng tốt).
    • Khoảng 5 gam Câu kỉ tử và 3 đến 4 quả táo đỏ.
    • Trong khi chuẩn bị xong nguyên liệu, bạn đun một ấm nước sôi, khoảng 200ml.
    • Cho tất cả các nguyên liệu trên (trừ mật ong) vào bình giữ nhiệt hoặc ấm pha trà chuyên dụng, sau đó đổ 200ml nước sôi bên trên vào bình đã chứa nguyên liệu, đậy nắp kĩ.

    Sau 2 phút, bạn cho mật ong vào bình trên, đậy nắp lại và 5 phút sau thì từ từ thưởng thức. Khi dùng xong 1 ấm trà, bạn có thể chế thêm nước sôi vào và tiếp tục uống cho đến khi vị trà nhạt hẳn, mỗi ấm trà như vậy bạn có thể dùng cả ngày. Thậm chí bã trà sau khi hãm hết nước thì chị em phụ nữ còn có thể dùng để đắp mặt cũng có tác dụng như những loại mặt nạ thông thường khác, hoặc dùng để rửa mặt cũng rất tốt, giúp chống lão hóa và sáng mịn da, diệt các vi khuẩn gây mụn trên da.

    Các tác dụng đáng kể đến khi bạn dùng trà hoa cúc là :

    • Tác dụng kháng khuẩn: các nhà khoa học đã chứng minh Cúc hoa có khả năng kháng tụ cầu vàng, liên cầu tán huyết beta nhóm A (đều là những vi khuẩn phổ biến có tỉ lệ kháng kháng sinh khá cao, thường gây các bệnh như viêm da, mụn chứng cá thậm chí liên cầu tán huyết beta nhóm A còn có thể gây viêm cầu thận cấp nguy hiểm tính mạng người dùng), trực khuẩn lỵ (thường gây bệnh lỵ có thể làm bệnh nhân chết vì sốc mất nước),…
    • Tác dụng hạ huyết áp: Nghiên cứu được công bố trong cuốn Chinese Hebral Medicine của Trung QUốc thực hiện trên 46 người bị bệnh huyết áp cao hoặc bệnh xơ vữa động mạch cho thấy: chỉ sau 7 ngày sử dụng nước sắc Cúc hoa vàng thì các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt và mất ngủ của bệnh nhân đều cải thiện đáng kể, đồng thời 76,1% bệnh nhân có huyết áp trở về mức ổn định.

    Cúc hoa có thể dùng hàng ngày, nên dùng vào buổi sáng sớm để tạo cảm giác thoải mái, thanh lọc cơ thể, bắt đầu một ngày mới. Những người bị cao huyết áp, hay mất ngủ, đau đầu và đặc biệt là người cao tuổi nên duy trì thói quen uống trà hoa cúc để phòng các bệnh trên.

    Trà hoa cúc tuy phổ biến và có tính lành, phù hợp với nhiều đối tượng nhưng người dùng cần lưu ý các điểm sau:

    • Người bị khí hư, đang bị tiêu chảy; người âm hư hoặc đang đau đầu mà lại sợ lạnh không nên dùng Cúc hoa và Bạch hoa vàng.
    • Người tì vị hư hàn cũng nên kiêng dùng Bạch hoa, Cúc hoa vàng.

    Bạn nên tìm mua ở những địa chỉ uy tín có thông tin rõ ràng để mua hàng chất lượng đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

    Trà Tâm sen

    Trà Tâm sen
    Trà Tâm sen

    Cái tên Tâm sen hẳn là còn lạ lẫm với nhiều người trẻ ngày nay. Thực chất Tâm sen là mầm của hạt sen (tức là phần màu xanh nằm trong hạt của cây sen – tên khoa học là Nelumbo nucifera). Tâm sen còn được gọi với một tên gọi khác là Liên tâm. Tuy đã được dùng phổ biến trong Y học phương Đông nhưng Tâm sen lại rất ít khi được dùng một cách riêng biệt làm trà thảo mộc vì tính đắng rất khó uống của nó.

    Cách sơ chế Tâm sen tươi được thực hiện khá nghiêm ngặt, thường vị thuốc này phải sao vàng thì mới loại được các chất có hại trong Tâm sen, tuy nhiên cũng không đươc sao quá cháy vì sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

    Vị đắng của thảo dược này đến từ các alcaloid có hoạt tính dược lực mạnh trong nó. Các nhà khoa học tới nay đã tìm ra tới hàng chục loại alcaloid trong Tâm sen, gồm liensinine, một hợp chất tương tự liensinine là isoliensinine, chất đặc trưng chỉ có ở Tâm sen neferine, nuciferin, bisclaurin…

    Tâm sen thường được dùng với công dụng an thần, giúp loại bỏ phiền não và chữa mất ngủ rất tốt. Tác dụng này của Tâm sen là do chính các alcaloid có trong Tâm sen trên có khả năng ổn định giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi trên hệ thần kinh trung ương giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng.

    Một công dụng nữa của Tâm sen là tác dụng thanh nhiệt, chữa bí tiểu, hỗ trợ giúp giảm nhịp tim và ổn định huyết áp rất tốt. Y học cổ truyền còn dùng Tâm sen trong chữa trị bệnh nhân kém ăn, di mộng tinh cùng các thảo dược đi kèm khác.

    Trà Tâm sen đơn giản thường được chế biến nhất sẽ theo thứ tự các bước sau đây:

    Bước 1: Chọn nguyên liệu gồm:

    • 3 gam Tâm sen đã chế biến.
    • Có thể chuẩn bị thêm khoảng 3 gam Cam thảo đất để giảm bớt vị đắng nếu cần.

    Bước 2: Pha trà:

    • Rửa sạch Tâm sen và Cam thảo (nếu có) một lượt bằng nước ấm rồi cho vào bình pha trà.
    • Đun sôi khoảng 120 đến 150ml nước. Sau đó đổ vào bình pha trà trên chỉ khoảng 10ml cho ngập dược liệu, cầm bình trà lên lắc một lượt rồi đậy nắp đổ nước tráng đó đi.
    • Tiếp tục đổ nốt lượng nước sôi còn lại vào bình và đậy nắp lại.

    Bạn có thể rót nước sôi xung quanh ấm trà một cách từ từ trong vòng 30 giây đến 1 phút. Sau đó đợi tiếp khoảng 4 đến 5 phút cho trà ngấm vị rồi thưởng thức.

    Tương tự trà hoa cúc, bạn cũng có thể chế thêm nước sôi khi tách trà hết nước và tiếp tục dùng cho đến khi vị của trà nhạt hẳn đi.

    Những người hay bị mất ngủ, ăn uống không ngon, bị cao huyết áp lâu năm và bị di mộng tinh có thể dùng trà Tâm sen vào buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện các chức năng cơ thể một cách từ từ.

    Tâm sen tuy là một loại trà rất tốt nhưng vị khó uống với nhiều người, đây cũng không phải một loại trà có thể sử dụng lâu ngày hay dùng với một lượng lớn trong thời gian ngắn. Nếu lạm dụng thảo dược này như vậy có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy mạn tính, rối loạn tiêu hóa. Người bị huyết áp thấp cũng không nên dùng Tâm sen, kể cả trong trường hợp bị mất ngủ.

    Vì là một thảo mộc khá dễ kiếm ở nước ta, nên nhiều người có thể sản xuất được. Hiện nay, sen Huế và Sen Tây Hồ rất nổi tiếng về chất lượng, bạn cũng nên tìm nhà cung cấp uy tín để an tâm cho sức khỏe. Giá bán của tâm sen dao động trong khoảng 400.0000đ – 500.000đ/kg.

    Trà Cam thảo

    Trà Cam thảo
    Trà Cam thảo

    Thực chất có tới 3 loại Cam thảo khác nhau được sử dụng trong Đông Y là Cam thảo Bắc (tên khoa học là Glycyrrhiza glabra – thuộc họ Đậu – Fabaceae), Cam thảo dây (tên khoa học là Abrus precatorius L. thuộc họ: Fabaceae) Cam thảo Nam (còn gọi là Cam thảo đất, tên khoa học là Scoparia dulcis thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)). Hai loại Cam thảo này có công dụng không giống nhau và cũng không thuộc cùng một họ thực vật, chúng chỉ có điểm chung là có vị ngọt và thường được dùng làm chất điều vị trong các bài thuốc Bắc, thuốc Nam. Trong số đó thì Cam thảo bắc là vị thuốc được sử dụng làm trà thảo mộc nhiều nhất.

    Với Cam thảo bắc, vị thảo mộc này có nguồn gốc từ Trung Quốc và chỉ mới được trồng gần đây tại các tỉnh phía bắc nước ta.

    Các loại Cam thảo Bắc chế biến như Sinh Thảo, Chích thảo hay bột Cam thảo bắc đều cho sản phẩm làm nguyên liệu cho trà Cam thảo bắc được.Dưới đây là cách pha loại trà này:

    Nguyên liệu:

    • 2 đến 4 lát Cam thảo.
    • 5 gam thảo mộc khác (ví dụ như hoa cúc, hoa nhài, đậu biếc…)
    • 200 ml nước đun sôi.

    Cách làm: Đun 220-250ml nước sôi. Trong thời gian đun nước chuẩn bị các dược liệu, rửa qua bằng nước lọc rồi đem bỏ vào bình pha trà dung tích trên 200ml.

    Nước sau khi đun sôi đổ trực tiếp vào bình trà trên cho ngập dược liệu rồi lắc nhẹ bỏ nước đầu đi. Đổ nốt lượng nước sôi còn lại vào bình. Đợi 4 đến 5 phút rồi thưởng thức.

    Cam thảo bắc theo Đông Y là một vị thuốc có vị ngọt và tính bình. Vị thảo mộc này thường được dùng trong điều trị một số bệnh thông thường như cúm, cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên nhẹ. Cam thảo còn được dùng để long đờm, giảm ho thay cho các vị thuốc tây khác. Một số vị thuốc bắc còn dùng cam thảo để chữa viêm loét dạ dày – tá tràng – một căn bệnh đang rất phổ biến hiện nay ở nước ta, đặc biệt cam thảo bắc còn có tác dụng kháng khuẩn đối với Helicobacter pylori – nguyên nhân hàng đầu gây loét dạ dày tá tràng hiện nay. Tại châu u đã và đang thử nghiệm dùng Cam thảo Bắc trong điều trị viêm gan do virus loại B và C.

    Tuy có nhiều công dụng nổi bật nhưng Cam thảo bắc lại không dùng được cho phụ nữ có thai, người thấp thịnh ( tức là người bụng đầy chướng, buồn nôn…), đồng thời người bệnh không nên tự ý dùng Cam thảo Bắc chung với Hải tảo.

    Giá bán của Cam thảo trên thị trường dao động khá nhiều, thường sẽ bán theo túi 1 kg với giá khoảng 200.000 đến 250.000 đồng.

    Trà Hoa Nhài

    Trà hoa nhài sấy lạnh
    Trà hoa nhài sấy lạnh

    Trà hoa nhài cũng là một loại trà thảo mộc rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì vị ngọt thanh mát và mùi hương nhẹ dịu rất dễ làm con người ta cảm thấy thoải mái và thư thái. Loại trà này lấy từ những bông hoa nhài khô (tên khoa học là Jasminum sambac (L.) Ait thuộc họ Oleaceae).

    Mặc dù ít dùng làm thuốc nhưng hoa nhài dùng làm trà uống có khả năng chữa sốt, các trường hợp rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy, điều trị các loại mụn và nhọt độc trên da, niêm mạc. Trà thảo mộc này còn có thể dùng cho trẻ em bị bệnh sởi với các biểu hiện sốt, mụn sởi mọc không đều; trường hợp bệnh nhân bị viêm màng khóe mắt cũng có thể dùng trà hoa nhài để điều trị. Đặc biệt, phụ nữ mắc bệnh bạch đới – biểu hiện là đau bụng dưới, khí hư ra nhiều, đau lưng mỏi gối, mệt mỏi và kém ăn… cũng có thể kết hợp hoa nhài cùng các vị thảo mộc khác để hỗ trợ điều trị.

    Nguyên liệu làm trà hoa nhài đơn giản nhất:

    • 5 bông nhài sấy khô (cho 250ml nước).
    • Có thể chuẩn bị thêm một ít nước cốt chanh nếu cần.

    Cách pha trà hoa nhài như sau:

    • Đun sôi khoảng 270 đến 300ml nước. Trong thời gian đun nước chuẩn bị các dược liệu, rửa qua bằng nước lọc rồi đem bỏ vào bình pha trà chuyên dụng hoặc bình giữ ấm.
    • Nước sau khi đun sôi đổ trực tiếp vào bình trà trên cho ngập dược liệu rồi lắc nhẹ bỏ nước đầu đi. Đổ nốt lượng nước sôi còn lại vào bình. Đợi 4 đến 5 phút rồi thưởng thức.
    • Bạn có thể để cho trà nguội đi rồi vắt thêm một ít nước cốt chanh để tăng thêm mùi vị, cũng có thể bỏ thêm đá vào nếu muốn uống lạnh.

    Hoa nhài cũng có thể kết hợp với lá trà xanh để pha cũng rất tuyệt.

    Hiện nay trên thị trường có 3 loại hoa nhài: 1 là hoa nhài đã được ướp với trà xanh, chỉ còn lại xác hoa, nhưng không còn hương. Loại này được bán với giá rất rẻ, chưa đến 100.000đ/kg. Hai là còn nguyên nụ và màu trắng, nhưng không còn hương nhài, loại này thường được nhập từ Trung Quốc về, bán từ 300.000đ-500.000đ. Người tiêu dùng không có kinh nghiệm rất dễ bị nhầm lẫn với loại thứ 3. Hoa nhài cao cấp nhất là hàng sấy lạnh nguyên bông, giữ được màu, hương, bông hoa có hơi nở một chút, nhưng rất đảm bảo.

    Ở miền Bắc, hoa rất thơm do khí hậu chia làm các mùa. Hoa chỉ nở vào mùa hè, kéo dài 4 tháng trong năm.

    Trà hoa tam thất

    Trà hoa tam thất rất tốt cho sức khỏe
    Trà hoa tam thất rất tốt cho sức khỏe

    Tam thất còn gọi là Sâm vũ diệp, tên khoa học là Panax bipinnatifidus, thuộc họ Nhân sâm. Loài cây này trước đây mọc hoang rất nhiều ở dưới tán rừng nhiệt đới, tuy nhiên hiện nay do các khai thác quá mức đã khiến cây thuốc này đã và đang trở nên cực kì quý hiếm. Cũng chính vì vậy mà loại trà này được coi như một vị trà rất quý hiện nay.

    Tam thất là một vị thuốc rất quý trong Đông y, bộ phận dùng làm trà thảo mộc của chúng là nụ hoa chứ không dùng củ tam thất như khi làm thuôc chữa bệnh. CŨng giống như hoa cúc và tâm sen, trà hoa Tam thất có công dụng rất tốt trong việc an thần, giúp cải thiện đáng kể chứng mất ngủ. Với vị ngọt hơi đắng và tính bình, trà hoa tam thất có các công dụng khác như hỗ trợ phòng ngừa tăng huyết áp, bệnh béo phì, bệnh tiểu đường… Một số nghiên cứu còn cho thấy công dụng của trà hoa tam thất trong việc cải thiện trí nhớ ở người trẻ và và chống sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.

    Trà hoa tam thất được làm khá dễ, các nguyên liệu để có một ấm trà hoa tam thất gồm:

    • 1 nhúm nhỏ nụ hoa tam thất khoảng 4 đến 5g.
    • Một bộ ấm hoặc phích để pha trà dung tích khoảng 300ml.
    • 350 – 400 ml nước sạch.

    Cách làm:

    • Bạn đun sôi lượng nước đã chuẩn bị trên.
    • Rửa sạch nụ tam thất bằng nước sạch, cho vào ấm.
    • Sau khi nước sôi, cho ngay khoảng 20 – 50ml nước vào trong bình, đậy nắp lắc nhẹ rồi đổ nước đó đi. Thực hiện xong bước trên, bạn cho toàn bộ lượng nước còn lại vào ấm trà, đợi khoảng 10 phút rồi thưởng thức.
    Trà hoa tam thất
    Trà hoa tam thất

    Trà hoa tam thất chỉ nên dùng một lượng nhỏ mỗi ngày do trong dược liệu này có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe nhưng chỉ phát huy tác dụng ở một lượng vừa phải. Tốt nhất mỗi ngày bạn dùng 5g tam thất khô là tốt nhất.

    Giá của nụ tam thất khá rẻ, khoảng 400.000 đồng/kg nhưng có thể dùng cả năm. Đồng thời là sản phẩm uy tín

    Trà hoa đậu biếc

    Trà hoa đậu biếc Econashine
    Trà hoa đậu biếc Econashine

    Trà hoa đậu biếc là một loại trà mới nổi gần đây. Loại trà thảo mộc này có màu sắc khá bắt mắt – màu tím nhạt – khác biệt rất nhiều với đa số các loại trà khác. Hoa đậu biếc là hoa của của một loài cây có tên khoa học là Clitoria ternatean, thuộc họ Đậu (Fabaceae).

    Hoa đậu biếc có nhiều chất hóa học mà nổi bật là các nhóm hợp chất có khả năng chống oxy hóa mà nổi bật là – Anthocyanin. Nhờ có tác dụng chống oxy hóa này mà trà hoa Đậu biếc có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa hình thành các gốc tự do, ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp dưỡng da, giảm các nếp nhăn, khôi phục độ đàn hồi tự nhiên của da. Cá bệnh nhân bị cận, viễn thị hay đục thủy tinh thể cũng có thể dùng trà hoa đậu biếc để hỗ trợ cải thiện thị lực.

    Cách làm trà hoa đậu biêc rất dễ và cũng tương tự như các loại trà thảo mộc trên, cụ thể như sau:

    • Bước 1 chuẩn bị nguyên liệu: Khoảng 1 gam hoa đậu biếc sấy khô cùng một ấm trà dung tích khoảng 200ml.
    • Bước 2: Bạn đun sôi 1 ấm nước khoảng 220 đến 300ml.
    • Bước 3: Rửa sạch hoa đậu biếc rồi cho vào bình.
    • Bước 4: Cho nước đã sôi đổ ngập vào hoa đậu biếc, lắc nhanh trong vòng 20 đến 30 giây rồi đổ bỏ đi, cho nốt lượng nước sôi còn lại vào bình.
    • Bước 5: Đợi 10 phút cho trà ngấm rồi bắt đầu thưởng thức.

    Lưu ý: Nếu muốn uống trà lạnh bạn có thể để nguội rồi thêm đá để thưởng thức.

    Gần đây, hoa đậu biếc được nhiều người tìm mua và sử dụng, nguồn gốc nhiều vẫn là nhập từ Trung Quốc và Thái Lan. Bông hoa có màu hơi bạc trắng. Chúng tôi xin giới thiệu cho độc giả một địa chỉ uy tín để tìm mua loại trà hoa này với chất lượng cao, hương vị thơm ngon, đó chính là Econashine.

    Trà hoa vàng

    Trà hoa vàng
    Trà hoa vàng

    Trà hoa vàng hay Kim hoa trà là một phân họ trà của Trà xanh (Camellia). Người ta mới chỉ tìm thấy 3 giống trà hoa vàng ở Việt Nam là Camellia chrysantha ( Hu) Tuyama, Camellia petelotii và Camellia dormoyana ( Pierre ex Laness) Sealy. Trên thế giới cũng chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là sở hữu loại trà đặc biệt này.

    Trà hoa vàng được cho là có công dụng tốt hơn cả trà xanh và nhiều loại trà khác trong việc điều trị ung thư, cụ thể là trong việc ức chế khối u phát triển. Bên cạnh đó, trà hoa vàng còn có tác dụng hạ cholesterol máu cùng ổn định nhiều loại mỡ máu khác như VLDL, LDL, HDL, …Cũng nhờ có tác dụng ổn định mỡ máu trên mà trà hoa vàng có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác.

    Nguyên liệu làm trà hoa vàng khá đơn giản, gồm:

    Hoa trà khô (hoặc tươi đều được) : 5 đến 10 bông

    Nước: Tốt nhất nên dùng nước giếng để nấu pha trà, nếu không có thì có thể thay thế bằng nước mưa hoặc nước khoáng đóng chai: 200ml.

    Cách pha:

    Đun sôi 200ml nước.

    Cho hoa trà vào một bình hoặc ấm pha trà nhỏ. (có thể rửa qua hoa trà với nước hoặc không).

    Cho khoảng 20ml nước sôi vào ngập hoa trà, lắc nhẹ rồi đổ bỏ đi.

    Cho toàn bộ lượng nước sôi còn lại vào bình trà, đợi 10 phút cho trà ngấm rồi từ từ thưởng thức ngay khi trà còn nóng.

    Trà hoa vàng có giá khá đắt do chỉ có ở một số vùng nhất định và hiện tại chưa được trồng với quy mô lớn, các tác dụng của trà cũng rất nổi bật và đều đã được các nhà khoa học kiểm chứng. Một kg trà hoa vàng khô có giá khoảng 15 triệu đồng.

    Trà thảo dược tốt cho sức khỏe

    Trà gừng

    Trà Gừng
    Trà Gừng

    Trà gừng là một loại trà rất quen thuộc và tốt cho sức khỏe của nhiều người. Nguyên liệu làm loại trà này là thân rễ của cây gừng mà chúng ta quen gọi là củ gừng (tên khoa học là Zingiber zerumbet (L.) Roxcoe ex Sm., thuộc họ Gừng – Zingiberaceae). Củ gừng có thể thái lát để dùng sống làm trà cũng có thể phơi khô, tán thành bột để làm trà. Thực chất có nhiều loại gừng khác nhau thuộc các phân loài khác nhau, nhưng gừng gió vẫn là loại có nhiều công dụng tốt nhất.

    Củ gừng có nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, phải kể tới là tinh dầu và một số các hợp chất bản chất là alcol monoterpenic phải kể tới như geraniol, linalol hay borneol. Gừng có vị cay, tính ấm, thường dùng để kích thích vị giác, tăng tiết mồ hôi. Đặc biệt trà gừng có công dụng giảm nôn, giảm ho và tăng huyết áp. Tác dụng tăng huyết áp này của trà gừng được coi như một vị cứu tinh cho những người đang bị huyết áp thấp, bởi với những người bị huyết áp thấp thì thường sẽ bị chân tay lạnh, ra mồ hôi và cả người mệt mỏi không có sức lực nhưng chỉ cần 1 cốc trà gừng là chỉ cần 5 phút sau thôi là cả người sẽ thấy thoải mái ngay lập tức, huyết áp cũng nhanh chóng về mức bình thường. Một số người còn sử dụng trà gừng để chống say tàu xe rất hiệu quả.

    Cách làm trà gừng tươi nhanh chóng và tiện lợi nhất như sau:

    Nguyên liệu:

    • Khoảng 300 – 350ml nước lọc.
    • 1 củ gừng tươi.
    • 1 nửa chén (ly nhỏ) đường kính.
    • 2 lát quế khô.

    Có thể chuẩn bị thêm vài túi trà Lipton và 2 chén (ly nhỏ) nước cam ép để tăng thêm mùi vị thơm ngon cho chén trà.

    Các bước pha trà:

    • Bước 1: Chọn loại gừng bánh tẻ, không già quá vì sẽ nhiều xơ, cũng không nên non quá vì ít thành phần tốt cho sức khỏe. Dùng dao sắc cắt gừng thành từng lát mỏng.
    • Bước 2: Cho tất cả lượng nước trên vào ấm đun sôi.
    • Bước 3: Chọn một ấm hoặc phích pha trà có giữ nhiệt được, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị (trừ nước cam ép) vào.
    • Bước 4: Khi nước đã sôi hẳn, rót tất cả lượng nước vào trong ấm hoặc phích trên, để yên trong vòng 10 phút.
    • Bước 5: Rót nước cam đã chuẩn bị vào ấm hoặc phích nước trên, khuấy đều và thưởng thức.

    Lưu ý: Nếu cho quá nhiều gừng vào trà thì vị của trà sẽ rất cay mà cũng không tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe dạ dày. Nếu cho quá nhiều đường hoặc mật ong thì trà cũng sẽ mất vị của gừng vốn có. Nếu bạn cho gừng vào đun cùng nước sôi thì sẽ cảm thấy có vị đắng.

    Gừng nói chung và trà gừng nói riêng không nên uống quá nhiều vì có thể làm hại dạ dày của bạn, gây nên chứng viêm loét và ợ chua, ợ hơi. Bệnh nhan cao huyết áp và phụ nữ có thai không nên uống trà gừng vì có thể gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

    Tốt nhất mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc trà gừng và uống vào mùa lạnh hoặc uống khi có triệu chứng ho, rát họng, tụt huyết áp là tốt nhất.

    Gừng có thể bán dưới dạng tươi với giá khoảng 100.000 đồng/ kg, bột gừng khô có giá khoảng 250.000 đến 300.000 đồng/kg. Loại gừng khô này có thể làm giả được nên bạn cần cẩn trọng khi mua hàng.

    Trà xanh

    Trà xanh
    Trà xanh

    Trà xanh là loại trà kinh điểm nhất, được dùng nhiều nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Cách dùng những búp trà xanh tươi hoặc khô để uống đã được người Trung Quốc áp dụng vào hàng ngàn năm trước. Cho tới hiện nay thì thói quen uống trà xanh vẫn đang được giữ ở nhiefu nước như Trung Quốc, NHật Bản, Hàn QUốc và có cả ở Việt Nam. Riêng Trung Quốc đã có tới hàng ngàn loại trà khác nhau, nhiều loại trà nổi bật với mùi vị và cách làm công phu như trà Long Tỉnh, trà Bích La Xuân, trà Hoàng Sơn Mao Đài, trà Ô Long…. Mỗi tỉnh của Trung Quốc gần như đều có một loại trà nổi tiếng riêng làm đặc sản.

    Dù được chế biến như thế nào và ở đâu thì trà xanh cũng đều được chế biến từ một loài cây có tên là Chè – tên khoa học là Camellia sinensis O.Ktze. Mỗi loại trà xanh có thể có nguyên liệu thuộc các phân loài Chè khác nhau.

    Trà xanh có nhiều chất hóa học tốt cho cơ thể, phải kể tới là Caffein, Tanin, Vitamin C, Theophyllin, acid nicotinic, một lượng nhỏ quercetin. Hầu hết các thành phần mà chúng tôi đề cập trên đây của Chè đều có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do trong cơ thể và dược dùng như một thức uống giúp thanh lọc cơ thể, giúp tinh thần sảng khoái và minh mẫn. Với tác dụng đào thải độc tố, Trà xanh còn giúp chống tiêu chảy, lợi tiểu và giúp giảm bớt mụn nếu dùng thường xuyên.

    Có rất rất nhiều cách pha trà xanh khác nhau, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một cách pha trà xanh ngon nhất và phù hợp với nhiều người: Trà xanh kết hợp với hoa nhài.

    Nguyên liệu:

    • 1 nhúm búp trà đã sấy khô (khoảng 10 gam) cho 250 – 300 ml nước.
    • 3 bông hoa nhài khô.

    Cách pha:

    • Bước 1: Không cần rửa trước các nguyên liệu, cho cả 2 nguyên liệu vào một bình trà có giữ nhiệt.
    • Bước 2: Đun sôi 250-300ml nước trên. Sau khi sôi đổ khoảng 1 ít nước cho ngập trà và hoa rồi lắc nhẹ, tráng đổ đi.
    • Bước 3: Cho tất cả lượng nước sôi còn lại vào bình trà, đợi khoảng 15 phút rồi từ từ thưởng thức.

    Ngoài trà khô thì bạn hoàn toàn có thể dùng trà xanh tươi để pha với hoa nhài với cách làm tương tự.

    Lưu ý: Không nên uống trà xanh khi bạn đang bị đói vì các chất hóa học trong trà sẽ càng làm bạn cảm thấy cồn cào ruột gan và thậm chí là thấy hoa mắt chóng mặt.

    Bạn cũng không nên uống trà lúc mới ăn xong vì tanin trong trà sẽ làm tủa mất các protein cần thiết cho cơ thể, khiến các protein không hấp thu được.

    Điều cuối cùng: Không nên uống trà trước khi đi ngủ vì chất caffein và catechin trong trà có thể kích thích thần kinh gây mất ngủ.

    Tốt nhất bạn nên uống trà vào lúc 8-9 giờ sáng hoặc ngang chiều, dùng khi cảm thấy buồn ngủ, không tỉnh táo. Duy trì uống trà thường xuyên còn giúp cải thiện trí nhớ và tăng hiệu quả làm việc.

    Trà xanh khô có bán tại nhiều nơi, tuy nhiên giá thành tại các cơ sở khác nhau cho từng loại trà khác nhau là khá khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng và quy trình chế biến chúng. Giá tham khảo cho chè Thái Nguyên – loại chè nổi tiếng nhất miền Bắc nước ta là khoảng 210.000/kg búp khô, loại chè Thái nguyên đặc biệt còn có thể có giá đến 480.000 đồng/kg cho những ai sành chè.

    Trà Atiso

    Trà Atiso
    Trà Atiso

    Trà atiso và cây Atiso nói chung có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe nhưng hiện nay lại đang bị làm giả khá nhiều. Atiso có tên khoa học là Cynara Scolymus L., thuộc họ Cúc (Compositae) nhưng nhiều người lại mạo nhận cây Bụp giấm (có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa L., thuộc họ Bông – Malvaceae). Thực chất cây Bụp giấm có màu đỏ rất đặc trưng, hoa của chúng cũng có màu đỏ tím, khác với Atiso có màu trắng ở đài hoa, hơi tím nhạt ở cánh hoa.

    Atiso có nhiều công dụng hơn atiso giả mạo – Bụp giấm rất nhiều. Atiso là một cây thuốc nam rất quý, có tác dụng rất tốt trong điều trị sưng phù do bí tiểu (do thận kém đào thải, do tăng huyết áp…), còn có tác dụng trong điều trị thấp khớp và viêm gan. Đối với trẻ em, loại thảo dược này còn có khả năng thanh lọc cơ thể và nhuận tràng rất tốt.

    Trà hoa Actiso thường dùng là nụ hoa Atiso đã phơi hoặc sấy khô là tốt nhất. Cách làm trà hoa Atiso từ nụ hoa sấy khô như sau:

    Nguyên liệu: 10 gam hoa atiso khô và 200ml nước lọc,

    Cách pha:

    • Cho 10 gam hoa atiso khô vào bình hoặc ấm nước khô, có thể rửa nguyên liệu trước bằng nước sạch.
    • Đun sôi 200ml nước trên rồi đổ vào bình hoặc ấm chứa atiso. Đậy nắp lại và đợi khoảng 10 phút cho ngấm rồi uống như các loại trà thông thường khác.

    Trà hoa Atiso nên dùng cho những người ăn không ngon, mất ngủ, căng thẳng đầu óc, đặc biệt người đang bị đái tháo nhạt có thể dùng trà này để hỗ trợ cải thiện bệnh.

    Giá tiền cho 100 gam hoa atiso là khoảng 500.000 đồng/kg.

    Trà Cỏ ngọt

    Trà cỏ ngọt
    Trà cỏ ngọt

    Trà Cỏ ngọt được chế biến từ cả cây cỏ ngọt – tên khoa học: Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. – Eupatorium rebaudianum Bert thuộc họ Cúc: Asteraceae. Tên của loại thảo mộc này là cỏ ngọt vì cả cây dược liệu này đều có vị rất ngọt và do vậy chúng thường được làm chất điều vị, cũng được dùng phối hợp với nhiều loại thảo mộc khác để làm trà.

    Cỏ ngọt có một vị ngọt mát nhưng không phải vì trong chúng có các loại đường thông thường mà là do một chất có tên là Steviosid – một loại chất thuộc nhóm glycosid, đặc điểm của chất này là tuy có độ ngọt gấp khoảng 150 đến 280 lần so với đường saccharose nhưng do bản chất hóa học khác đường thông thường nên khi thủy phân, loại glycosid này chỉ cho ra 2 thành phần là steviol va isosteviol – hoàn toàn không có glucose và do vậy chất này hoàn toàn tốt cho các bệnh nhân bị tiểu đường. Ngoài ra, cỏ ngọt còn có tác dụng chống béo phì và có nơi còn sử dụng chúng như một loại chất kháng nội tiết tố nữ nhẹ (tác dụng tránh thai).

    Cỏ ngọt do có độ ngọt rất cao nên thường được dùng cùng với một loại thảo dược khác để điều vị, tiêu biểu là dùng với hoa cúc. Cách làm như sau:

    Nguyên liệu:

    • 10 đến 15 gam Cúc hoa vàng khô.
    • 5 đến 10 gan Cỏ ngọt khô.
    • Nước lọc: Khoảng 1 – 1,5 lít.

    Cách pha chế:

    • Bước 1: Rửa sạch hoa cúc và cỏ ngọt với nước lạnh sạch. Sau đó ngâm hoa cúc trong nước ấm (khoảng 40 độ) trong khoảng từ 3 đến 5 phút.
    • Bước 2: Cho cả hoa cúc và cỏ ngọt vào ấm hoặc bình trà có giữ nhiệt, rồi cho lượng nước đã đun sôi hẳn (hơn 90 độ) vào.
    • Bước 3: Đậy nắp ấm hoặc bình trà, đợi 10 phút rồi từ từ thưởng thức.

    Cỏ ngọt là loại thảo mộc thông dụng, nhưng bạn nên tìm mua cỏ ngọt đẹp như hình dưới đây được sản xuất bằng công nghệ sấy lạnh.

    Trà cỏ ngọt sấy lạnh
    Trà cỏ ngọt sấy lạnh

    Trà Bạc hà

    Bạc Hà làm trà rất tốt
    Bạc Hà làm trà rất tốt

    Bạc hà nói chung là một loại cây khá là phổ biến ở những vùng núi cao ở nước ta, tên khoa học của nó là Mentha arvensis L. thuộc họ Bạc hà: Lamiaceae. Trà Bạc hà có một vị thanh mát rất đặc trưng, tạo cho người uống một cảm giác sảng khoái, thoải mái và giảm căng thẳng rất tốt.

    Hoạt chất được biết đến nhiều nhất và ứng dụng lớn nhất của Bạc hà là menthol. Trà Bạc hà nói chung có tác dụng thông mũi mát họng, giải cảm sốt, chữa nhức đầu, đau đầu. Một số bài thuốc còn dùng trà Bạc hà để chữa đầy bụng, kích thích tiêu hóa thậm chí là giải cảm nắng, cảm nhiệt rất tốt.

    Cách làm trà Bạc hà khá đơn giản như sau:

    Nguyên liệu:

    • Đường kính với lượng là 130 gam.
    • Nước lọc thể tích khoảng 1 lít.
    • Lá bạc hà với lượng là 20 g (tức khoảng 10 nhánh ngọn bạc hà).
    • Trà túi lọc đóng sẵn (nên dùng trà Lipton cho đúng vị): dùng 6 gói.
    • Chanh tươi: dùng 1 nửa quả.

    Cách pha:

    • Bước 1: Bạn chuẩn bị một nồi sạch, cho vào đó 200ml nước lọc, đường vào nồi đun sao cho tan ra hết.
    • Bước 2: Cho lượng bạc hà đã chuẩn bị rửa sạch rồi bỏ vào nồi đun cùng nước trên, vừa đun vừa dùng dĩa hoặc đũa để dằm lá bạc hà ra cho ra hết các tinh chất trong lá và nước trà được đượm mùi. Khi hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp và bắc nồi xuống cho nguội.
    • Bước 3: Cho tiêp 500ml nước vào một nồi khác rồi đem đun sôi, khi nước bắt đầu sôi thì cho các túi trà lọc vào và tắt bếp. Sau khoảng 5 phút thì vớt các túi trà trên ra.
    • Bước 4: Đợi đến khi trà nguội thì đổ vào hỗn hợp đã pha ở bước 2 (đã lọc qua rây) vào, khuấy đều. Có thể vắt thêm nửa quả chanh vào hỗn hợp trên cho thơm.

    Các lưu ý khi dùng trà Bạc hà như sau: Chỉ nên dùng bạc hà cho những người lớn, bị cảm cúm thông thường, nhức đầu do thời tiết hoặc dùng để giải nhiệt vào mùa hè.

    Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên dùng trà Bạc hà vì menthol trong bạc hà có thể gây ức chế hô hấp.

    Bạn có thể mua bạc hà tươi cũng như lá bạc hà khô ở nhiều hiệu thuốc Y học cổ truyền với giá khoảng 400.000 đồng/kg tươi và 900.000 đồng/kg khô. Sử dụng trà bạc hà có thể kết hợp với Trà hoa đậu biếc sẽ đem lại vị trà thơm ngon và mới lạ.

    Trà thảo mộc giảm cân hiệu quả

    Địa chỉ mua các loại trà thảo mộc

    Hiện nay có nhiều nơi bán trà thảo mộc, tuy nhiên để tìm được một địa chỉ bán chính hãng và uy tín không phải điều dễ dàng. Chúng tôi xin giới thiệu cho độc giả một địa chỉ được những người yêu thích trà thảo mộc vô cùng tin tưởng lựa chọn:

    Công ty TNHH Econashine

    Showroom: Ngõ 308 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, HN.

    Trà Thảo mộc cô đặc Herbalife

    Trà Thảo mộc cô đặc Herbalife
    Trà Thảo mộc cô đặc Herbalife

    Trà Herbalife là một loại trà giảm cân có nguồn gốc từ các thành phần thảo dược tự nhiên, được sản xuất tại Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam.

    Thành phần của Trà thảo mộc cô đặc Herbalife này gồm:

    • Chiết xuất cây trà quý Orange Pekoe (một loại trà thượng hạng có ở phía Nam của Trung Quốc)
    • Chiết xuất trà xanh và trà đen
    • Chiết xuất hạt Nhục đậu khấu
    • Tinh dầu vỏ tranh
    • Dược liệu Dâm bụt (tên khoa học Morus alba)
    • Chiết xuất cây Malva Sylvestris.

    Trà Thảo mộc cô đặc Herbalife có tác dụng tốt nhất trong việc kiểm soát cân nặng, tránh tích lũy quá nhiều năng lượng từ thức ăn – nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, đồng thời loại trà này vẫn không làm mất quá nhiều năng lượng mà chỉ đốt cháy lượng thừa, do vậy khi sử dụng người uống chỉ giảm cân mà vẫn duy trì được tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh và sự tập trung nhất định trong công việc.

    Loại trà này thường được dùng cho:

    • Những người bị béo bụng, béo đùi, kiểm soát cân nặng và kiểm soát cơn đói nhanh chóng, hiệu quả. Nói cách khác đây là một thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân khá tốt.
    • Những người thường mất tỉnh táo và tập trung trong công việc
    • Phụ nữ muốn ngăn ngừa lão hóa và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể

    Mỗi hộp trà thảo mộc này có khối lượng tịnh là 50g.

    Cách dùng Trà Thảo mộc cô đặc Herbalife như sau:

    • Mỗi ngày uống khoảng ½ thìa cà phê Trà thảo mộc với khoảng 180 đến 200ml nước sôi hoặc nước sôi để nguội và thưởng thức. Nên uống trà vào khoảng 3 đến 4 giờ chiều sẽ hiệu quả nhất.

    Bạn có thể tìm mua Trà Thảo mộc cô đặc Herbalife tại cơ sở phân phối chính hãng của công ty Herbalife hoặc tại các hiệu thuốc tây uy tín với giá khoảng 300.000đ/hộp.

    Trà Thảo mộc giảm cân Vy&Tea

    Trà Thảo mộc giảm cân Vy&Tea
    Trà Thảo mộc giảm cân Vy&Tea

    Một loại trà giảm cân hiện nay cũng đang được rất nhiều người tin tưởng sử dụng là Trà Thảo mộc giảm cân Vy&Tea. Trà thảo mộc này khác với Trà thảo mộc cô đặc Herbalife ở những điểm sau:

    Trà giảm cân Vy&Tea được bào chế dưới dạng bột hòa tan rất dễ sử dụng, khác với dạng dung dịch cô đặc của Trà thảo mộc Herbalife.

    Các thành phần thảo mộc của trà thảo mộc giảm cân Vy&Tea gồm:

    • Dược liệu Linh chi chiếm 29%.
    • Dược liệu Chè vằng chiếm 19%.
    • Dược liệu Lá sen chiếm 19%.
    • Dược liệu Trà xanh chiếm 19%.

    Cùng một số thảo dược khác như Sâm đất, vỏ cam, bưởi…

    Trà thảo mộc giảm cân Vy&Tea được sản xuất tại Công ty Havyco Việt Nam. Mỗi hộp trà thảo mộc này có 15 túi trà với đầy đủ các dược liệu hoàn toàn từ tự nhiên.

    Công dụng của loại trà này là giảm cân một cách an toàn, hiệu quả, không gây mất nước, đốt cháy năng lượng thừa và giải độc cơ thể. Như vậy Trà thảo mộc giảm cân Vy&Tea cũng có công dụng rất tốt trong việc phòng chống béo phì và các căn bệnh về tim mạch, huyết áp…( những căn bệnh này có liên quan rất lớn với tình trạng béo phì).

    Đối tượng có thể sử dụng Trà thảo mộc giảm cân Vy&Tea gồm: những nguời bị thừa cân, béo bụng, thèm ăn nhiều nhưng lại hạn chế vận động hoặc đặc thù công việc phải ngồi nhiều, người có mỡ máu cao.

    Trà Thảo mộc cô đặc Herbalife có tác dụng tốt nhất trong việc kiểm soát cân nặng, tránh tích lũy quá nhiều năng lượng từ thức ăn – nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, đồng thời loại trà này vẫn không làm mất quá nhiều năng lượng mà chỉ đốt cháy lượng thừa, do vậy khi sử dụng người uống chỉ giảm cân mà vẫn duy trì được tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh và sự tập trung nhất định trong công việc.

    Cách dùng Trà thảo mộc giảm cân Vy&Tea như sau:

    Với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

    • Ngày đầu tiên và ngày thứ 2 uống mỗi ngày 1 lần, mỗi lần nửa gói trà.
    • Ngày thứ 3 trở đi mỗi ngày dùng 1 lần nhưng mỗi lần dùng 1 gói trà.
    • Khi đạt cân nặng mong muốn, bạn dùng cách ra 3 ngày mới dùng 1 gói duy nhất.
    • Pha trà với nước sôi khoảng 70-80 độ C rồi dùng ngay.

    Bạn có thể tìm mua Trà Thảo mộc giảm cân Vy & Tea tại cơ sở phân phối chính hãng của công ty Havyco với giá khoảng 450.000đ/hộp.

    Trà Thảo mộc giảm cân Sen Slim

    Thảo mộc giảm cân Sen Slim
    Thảo mộc giảm cân Sen Slim

    Là một sản phẩm được nghiên cứu và bào chế theo công thức của Công ty cổ phần Dược Natural Việt Nam. Trà giảm cân này đã được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế công nhận là đảm bảo tiêu chuẩn là thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Sản phẩm trà thảo mộc này là một trong 2 sản phẩm trong bộ sản phẩm hỗ trợ giảm cân của công ty này, bên cạnh dạng viên nang. Mỗi hộp trà giảm cân Sen Slim sẽ có 30 gói trà, mỗi gói trà là 3gam dạng túi lọc.

    Các thành phần chính trong trà thảo mộc này là:

    • Cao sơn trà với hàm lượng là 110mg
    • Cao lá sen với hàm lượng là 60mg
    • Cao trà xanh với hàm lượng là 100mg
    • Tinh chất nghệ tươi với hàm lượng là 10mg
    • Cafein với hàm lượng là 60mg
    • Collagen với hàm lượng là 300mcg.

    Trà thảo mộc giảm cân Sen Slim có tác dụng đốt cháy lượng mỡ thừa có trong cơ thể ở những bộ phận thường bị béo như mông, đùi, bụng, bắp chân tay… Ngoài ra trà thảo mộc này còn hoạt hóa hệ thống đường tiêu hóa, đẩy nhanh thải trừ các chất cặn bã trong cơ thể. Người sử dụng trà giảm cân này đúng cách còn có thể ngăn ngừa lão hóa và làm đẹp da, điều hòa huyết áp và hạ Cholesterol máu hiệu quả.

    Cách dùng trà thảo mộc Sen Slim như sau:

    Người lớn trên 18 tuổi uống mỗi ngày 1 gói trà pha như sau:

    Đun sôi 300 ml nước lọc rồi ngâm cả gói trà trong đó trong khoảng 15 phút, sau đó vớt túi bã trà ra và thưởng thức. Có thể dùng nóng luôn hoặc để nguội rồi uống đều có hiệu quả tốt.

    Mỗi hộp trà Thảo mộc giảm cân Sen Slim có 30 gói sẽ có giá khoảng 950.000 đồng, bạn có thể mua tại các hiệu thuốc tây trên toàn quốc.

    Trà Thảo mộc Dr. Thanh

    Trà Thảo mộc Dr. Thanh
    Trà Thảo mộc Dr. Thanh

    Đây là một loại trà thảo mộc rất phổ biến và được nhiều người sử dụng như một thức uống hàng ngày. Khác với 3 loại trà thảo mộc trên, Trà thảo mộc Dr. Thanh được dùng với công dụng là thanh nhiệt cơ thể, giảm nóng trong. Đây là một sản phẩm nổi tiếng của Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát.

    Các thành phần thảo mộc trong TPCN này gồm 9 loại chính: Kim ngân hoa, Cúc hoa vàng, La Hán Quả, Thiết sắc thảo (còn gọi là Hạ Khô Thảo), Cửu Tiên Thảo, Hoa Gạo (còn gọi là Mộc miên), Đản Hoa, Bung Lai và Cam Thảo Bắc.

    Trà thảo mộc Dr. Thanh có tác dụng thanh lọc cơ thể từ bên trong, giúp giảm nóng trong người, nhờ đó ngăn ngừa được mụn nhọt, sốt nhiệt, … và một số bệnh khác, do vậy bất kì ai ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể sử dụng loại trà này, từ trẻ em cho đến người già.

    Vì là một thức uống thông thường nên sản phẩm này không có quy định về cách sử dụng cụ thể, cũng không có liều lượng rõ ràng, người dùng có thể uống mà không sợ có tác dụng phụ gì với sức khỏe.

    Mỗi thùng 24 chai Dr. Thanh 330 ml sẽ có giá là khoảng 220.000 đồng, bạn có thể mua ở các cửa hiệu tạp hóa trên toàn quốc.

    Trà thảo mộc giảm cân Nấm

    Trà thảo mộc giảm cân Nấm
    Trà thảo mộc giảm cân Nấm

    Cũng là một sản phẩm trà giảm cân, cũng chứa các thành phần thảo dược nhưng Trà giảm cân Nấm lại là một sản phẩm của Công Ty TNHH SX TM DV Hoài Thương Organic. Mỗi hộp trà giảm cân Nấm có chứa 15 gói trà.

    Linh chi, chè vằng, lá sen, tinh dầu bưởi, tinh bột nghệ là những thành phần chính của Trà giảm cân Nấm bên cạnh các thành phần khác như trần bì, sơn trà…

    Cách sử dụng trà giảm cân này hiệu quả nhất là pha mỗi gói trà với khoảng 10ml nước đun sôi để ấm (khoảng 60 đến 70 độ). Sau đó dùng ngay, nên dùng trước khi ăn sáng là tốt nhất.

    Trà giảm cân Nấm có tác dụng giảm cân an toàn và hiệu quả cho nhiều đối tượng như phụ nữ sau sinh, người ăn quá nhiều và luôn trong cảm giác thèm ăn nhưng lười vận động, …

    Chú ý sản phẩm này không được dùng cho những đối tượng như người già trên 60 tuổi, trẻ em chưa đủ 13 tuổi, người đang mắc các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, tim mạch….

    Giá bán sản phẩm này trên thị trường là khoảng 500.000 đồng/ hộp 15 gói.

    Trà giảm cân Slimutea

    Trà giảm cân Slimutea
    Trà giảm cân Slimutea

    Điểm khác biệt lớn nhất và làm nên thương hiệu Trà giảm cân Slimutea được nhiều người tin tưởng là bởi đây là một sản phẩm được nghiên cứu phát triển từ một viện nghiên cứu khoa học uy tín ở nước ta – Trung Tâm Nghiên cứu ứng dụng Sản xuất TPCN Học Viện Quân Y. Mỗi hộp trà này sẽ có 20 túi trà lọc.

    Các bác sĩ ở Học viện Quân Y đã nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm trà giảm cân Slimutea với các thành phần chính sau:

    • Lá sen với hàm lượng là 1g
    • Thảo quyết minh với hàm lượng là 0,5g
    • Hoàng cầm với hàm lượng là 0,4g
    • Đinh hương với hàm lượng là 0,4g

    Trà thảo mộc này có tác dụng tốt trong việc giảm cân hiệu quả, nhanh chóng mà không gây cảm giác chán ăn quá mức hay gây ra các cảm giác mệt mỏi khó chịu nào, thực chất các thảo dược trên còn có khả năng tăng cường sức miễn dịch ở một mức độ nào đó và giúp thanh lọc cơ thể, chống oxy hóa.

    Loại trà này được khuyên dùng cho những người có mỡ máu cao, có dấu hiệu bị gan nhiễm mỡ, những người tích lũy mỡ nhiều ở bụng, đùi, cằm….

    Cách dùng Trà giảm cân Slimutea như sau: Đun sôi khoảng 250-300ml nước lọc rồi ngâm cả gói trà trong đó trong khoảng 15 phút, sau đó vớt túi bã trà ra và thưởng thức.

    Trà giảm cân Slimutea đang được bày bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 55.000 đồng/ hộp 20 gói.

    Người huyết áp thấp có thể sử dụng trà thảo mộc được không?

    Người huyết áp thấp hoàn toàn có thể chọn các loại trà thảo mộc tốt cho thể trạng của bản thân như trà gừng là một ví dụ. Trà gừng hoàn toàn có thể nhanh chóng đưa mức huyết áp của những bệnh nhân huyết áp thấp trở về bình thường, công dụng này của trà gừng là đặc biệt tốt và có tác dụng rất kịp thời, nhanh chóng, tiện lợi lại không gây tác dụng phụ.

    Cách sử dụng trà thảo mộc

    Trà thảo mộc có rất nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên bạn nên dùng trà thảo mộc sao cho đúng cách, cần lưu ý các điểm sau:

    Chọn đúng loại trà phù hợp với bản thân, ví dụ như người huyết áp thấp nên chọn trà gừng, người huyết áp cao nên chọn trà hoa cúc hay trà kim ngân…

    Pha trà đúng cách: Tùy từng loại trà có cách pha chế và sử dụng khác nhau, bạn có thể tham khảo ở trên. Cách pha trà đúng không những giúp chúng ta thưởng thức trà ngon mà còn giúp các hiệu quả sử dụng trà tốt nhất.

    Chọn đúng thời điểm uống trà: ví dụ trà tâm sen an thần, giúp dễ đi vào giấc ngủ thì nên uống vào buổi tối, trà xanh có tác dụng kích thích trí tuệ tỉnh táo lại nên uống vào giữa buổi sáng…

    Không lạm dụng trà: Nhiều loại trà như Trà tâm sen, trà gừng, trà Bạc hà không nên được dùng quá nhiều trong thời gian dài vì có thể gây các tác dụng phụ khác cho cơ thể.

    Cách làm trà thảo mộc tại nhà

    Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn bạn sơ chế và làm một loại trà thảo mộc rất thường được sử dụng và cũng rất dễ kiếm – trà gừng.

    Trà gừng theo các bước làm trà dưới đây có thể dùng để tích trữ và mang ra dùng với tác dụng ổn định huyết áp cho người hay bị tụt huyết áp.

    Chọn khoảng 250 gừng tươi bánh tẻ, không già quá hay non quá, rửa sạch và cạo vỏ sau đó xay nhuyễn.

    Sau khi xay xong bạn mang cả hỗn hợp nước và cái cho vào nồi sạch, cho thêm khoảng 500ml nước đã nấu tan với 250 g đường phèn vào rồi đun với lửa nhỏ cho đến khi cạn gần cạn nước, nước trở nên đặc sệt lại.

    Sản phẩm thu được đem cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.

    Khi nào bị tụt huyết áp bạn chỉ cần lấy 1 thìa sản phẩm gừng ngâm đường phèn trên cho vào cốc và chế thêm nước nóng là có thể dùng được ngay rồi.

    Cách kết hợp trà thảo mộc

    Cách mix các loại trà thảo mộc
    Cách mix các loại trà thảo mộc

    Thực tế trong điều trị bệnh cũng như khi được dùng hàng ngày thì trà thảo mộc vẫn thường được kết hợp với nhau.

    Có rất nhiều cách kết hợp trà thảo mộc như:

    • Cách kết hợp để làm giảm vị đắng của một dược liệu trong thuốc: Ví dụ như kết hợp cúc hoa với mật ong hoặc cam thảo.
    • Cách kết hợp để giảm vị cay và tạo thêm vị dễ uống hơn cho dược liệu: Ví dụ như kết hợp gừng với mật ong, thực chất cách kết hợp này cũng đồng thời làm tăng hiệu quả của trà thảo mộc trong chữa ho.
    • Cách kết hợp để tạo mùi hương sảng khoái, dễ uống hơn cho các thảo mộc: Ví dụ như cách kết hợp hoa nhài với trà xanh mà chúng tôi giới thiệu ở trên.
    • Cách kết hợp nhiều vị dược liệu với nhau để tạo nên tác dụng chung cho sản phẩm: Ví dụ như những trà thảo mộc giảm cân hay thanh nhiệt mà chúng tôi giới thiệu trên đây.

    Tuy nhiên, việc kết hợp các loại thảo mộc với nhau trong trà là không phải ngẫu nhiên, thường thì một loại dược liệu sẽ tương hợp với loại dược liệu này nhưng sẽ có thể tương kị với loại dược liệu khác và có thể gây độc đến người dùng.

    Có nhiều những dược liệu khi dùng bình thường riêng biệt thì hoàn toàn tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với nhau lại tạo độc tố. Ví dụ như quả lê và rau dền khi dùng chung với nhau thì sẽ tự phản ứng và mất hết các chất dinh dưỡng…

    Trà thảo mộc có hại không?

    Sử dụng trà thảo mộc vốn là cách sử dụng dược liệu đơn giản, an toàn và hiệu quả với nhiều người, đây cũng là cách mà nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên các tác dụng cảu Trà thảo mộc chỉ được phát huy khi người dùng tuân thủ đúng liều lượng được khuyến cáo cho mỗi dược liệu, tuyệt đối không lạm dụng quá mức, không kết hợp các dược liệu làm trà thảo mộc bừa bãi.

    Chú ý: Những bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh thì nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ xem mình có nên dùng thêm loại trà thảo mộc nào không, nếu bác sĩ nói không được dùng loại trà nào với bệnh nhân nào thì bệnh nhân đó cần tuân thủ nghiêm túc, không tự ý dùng thêm.