Thuốc Isoniazid: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Isoniazid, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, Heal Central xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Isoniazid như: Isoniazid là thuốc gì? Thuốc Isoniazid có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Isoniazid để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Isoniazid được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết.

Isoniazid là thuốc gì?

Thuốc Isoniazid là thuốc có tác dụng điều trị trực khuẩn lao và phong.
Một hộp thuốc Isoniazid có 1 chai trong đó có 1500 viên nén. Trong một viên có chứa hoạt chất chính là:
Isoniazid có hàm lượng 50mg.
Ngoài ra thuốc còn có các Tá dược vừa đủ cho một viên như: Lactose, tinh bột, PEG – 6000, avicel, PVP, Magnesi stearat.

Hình ảnh: Công thức hóa học của Isoniazid

Giá thuốc Isoniazid?

Isoniazid là một sản phẩm CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG  ƯƠNG 2 – DOPHARMA. JSC, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá (liên hệ) 1 hộp có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay, Isoniazid được bán ở hầu hết các cơ sở kinh doanh thuốc. Bạn có thể tìm kiếm thuốc một cách dễ dàng, đặt thuốc thì nhanh chóng và có cả dịch vụ giao thuốc tới tận nơi bạn yêu cầu. 
Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn muốn khuyên bạn nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc chất lượng và uy tín để mua thuốc Isoniazid giúp hiệu quả điều trị cao nhất cũng như tránh được các trường hợp thuốc giả, thuốc kém chất lượng mà lại gây nguy hiểm cho cơ thể.

Tác dụng của thuốc Isoniazid

Với dược chất chính là Isoniazid thì một viên thuốc Isoniazid mang tác dụng dược lý đặc biệt trong điều trị lao và phong như sau:
Isoniazid là một loại thuốc kháng khuẩn có tên hóa học là isonicotinyl hydrazine hoặc isonicotinic acid hydrazide và có công thức phân tử là C6H7N3O. Sau khi được hấp thu vào cơ thể thì isoniazid ngăn cản một cách đặc hiệu sự sản xuất và hoàn thiện của acid mycoloic, đây là một thành phần quan trọng và không thể thiếu của thành tế bào vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn lao và vi khuẩn phong. Tại nồng độ điều trị thì isoniazid là một chất diệt khuẩn chống lại tích cực sự phát triển nội bào và ngoại bào của Mycobacterium tuberculosis. Nhờ vào cơ chế hoạt động như trên mà hoạt chất này đã được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh lao và phong.

Chỉ định

Bệnh lao phổi
Hình ảnh: Bệnh lao phổi

Công dụng của thuốc Isoniazid là thuốc có tác dụng điều trị trực khuẩn lao và phong.
Thuốc Isoniazid được các bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị các vấn đề như:
Bệnh nhân phát hiện các thể hoạt động vi khuẩn lao ở phổi, nhiễm lao.
Ngoài ra còn trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh phong cùi, nhiễm xạ khuẩn Mycobacterium.

Cách dùng – liều dùng

Cách dùng:
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén uống với nhiều nước khi sử dụng.
Liều dùng:
Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng thuốc với liều lượng như sau:
Nếu là người lớn thì liều dùng là 5mg thuốc trên 1 kg cân nặng của bệnh nhân, dùng 1 lần 1 ngày
Nếu là trẻ em thì 10mg thuốc cho 1 kg cân nặng, dùng 1 lần 1 ngày.
Lưu ý sử dụng thuốc có thể kết hợp với 1 số thuốc khác hoặc liều lượng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất

Trường hợp không được sử dụng thuốc

Isoniazid được các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp sau:
Không sử dụng thuốc nếu bạn quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Bệnh nhân viêm gan hoặc suy giảm chức năng gan nghiêm trọng
Bệnh nhân gặp tình trạng viêm đa dây thần kinh hoặc bị động kinh 

Tác dụng phụ

Bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc Isoniazid
Hình ảnh: Bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc Isoniazid

Sử dụng thuốc Isoniazid có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:
Tác dụng phụ thường gặp: gặp các vấn đề về gan, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, ăn không ngon, viêm dây thần kinh ngoại biên, 
Tác dụng phụ ít gặp: thay đổi công thức máu, thiếu máu, đau lưng và các khớp, co giật, dị ứng trên da
Nếu gặp các triệu chứng bất lợi trên bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để có được lời khuyên từ phía các chuyên gia y tế.

Tương tác khi sử dụng chung với thuốc khác

Khi sử dụng chung Isoniazid với một số thuốc sau đây có thể gây ra tương tác như:
Thuốc chống đông máu Coumarin.
Thuốc an thần Benzodiazepine.
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp Theophylline.
Thuốc chống co giật phenytoin.
Ngoài ra thuốc còn có thể tương tác với: enfluran, disulfiram, rifampicin, paracetamol, rượu,…
Nếu bạn đang trong tình trạng phải sử dụng nhiều thuốc khác nhau, đang sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thảo dược,… thì nên liệt kê tên các thuốc đó ra giấy và hỏi bác sĩ để có lời khuyên từ phía các chuyên gia giúp bạn cân nhắc giữa hai mặt lợi và hại.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Các bác sĩ khuyên bạn nên thận trọng trong các trường hợp sau:
Thận trọng khi dùng cho người có tốc độ thải creatinin chậm và tốc độ chuyển hóa isoniazid chậm.
Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, nên hỏi ý kiến bác sĩ và cân nhắc trước khi sử dụng.
Để tránh gây độc cho gan thì bệnh nhân không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc.
Ngưng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để có những lời khuyên của bác sĩ khi có những dấu hiệu quá liều.
Các trường hợp được chỉ định liều dùng từ phía bác sĩ thì không được tự ý thay đổi liều để tránh các tác dụng phụ và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ấn định thời gian sử dụng thuốc vào các ngày trong tuần, tránh trường hợp dùng thuốc quá gần hoặc quá xa lần dùng trước đó.
Chú ý:
Không sử dụng thuốc bị mốc, chảy nước hay đổi màu.
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.
Tránh ánh nắng trực tiếp, tia UV, độ ẩm cao. Để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Cách xử trí quá liều, quên liều

Quá liều:
Nếu sử dụng thuốc quá liều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đã đề cập ở trên. Trong trường hợp này thì nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Quên liều:
Không nên bỏ quá 2 liều liên tiếp. Nếu liều thuốc bị quên chưa cách quá xa liều trước đó thì có thể bổ sung thuốc ngay nhưng nếu đã quá gần liều kế tiếp thì nên bỏ liều cũ tránh dùng gấp đôi thuốc. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng tủ thuốc mini, đặt chuông báo uống thuốc hay viết nhật ký dùng thuốc trong các trường hợp hay quên liều.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây