Bệnh động kinh: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chẩn đoán & Điều trị

5/5 - (5 bình chọn)

Động kinh là căn bệnh không có thuốc đặc trị hoàn toàn. Trong bài viết này, Heal Central sẽ giới thiệu tới độc giả những lưu ý khi xử trí, phòng ngừa căn bệnh này.

Động kinh là gì?

Động kinh là một chứng rối loạn hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương do sự xáo trộn hay lặp đi lặp lại của một hoặc một số nơron thần kinh trong khu vực vỏ não. Trong đó hoạt động của não hoạt động bất thường, bị thay đổi. Bệnh gây ra co giật, có những biểu hiện hành vi và cảm giác bất thường như sùi bọt mép, mất kiểm soát tiểu tiện, thỉnh thoảng người bệnh rơi vào tình trạng mất ý thức trong một thời gian ngắn.

Động kinh có thể xảy ra ở bất kì một người nào. Theo kết quả thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh động kinh chiếm khoảng 0.5-0.8% số dân. Hằng năm trung bình cơ khoảng 20-70 người/100.000 người mắc bệnh động kinh  Đây là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi, dân tộc. xét về mặt di truyền học động kinh có tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trên thực tế, bệnh động kinh xảy ra ở trẻ em phổ biến hơn động kinh ở người lớn. Bệnh nhân động kinh dưới 10 tuổi chiếm tỷ lệ khoang 50% và 70% bệnh nhân động kinh dưới 20 tuổi. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh động kinh càng thấp nhưng từ độ tuổi 60 trở đi những người mắc bệnh lại có xu hướng tăng, chiếm tỷ lệ khoảng 100/100.000 người.

Bệnh này chủ yếu được điều trị bằng thuốc, trong một số trường hợp người bệnh được phẫu thuật có thể kiểm soát được những cơn động kinh ở hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh động kinh. Cũng có một số người cần được bác sĩ phụ trách điều trị suốt đời để có thể kiểm soát được những cơn động kinh, nhưng đối với ng khác, cơn động kinh cuối cùng cũng sẽ biến mất.

Phân loại những cơn động kinh

Phân loại được dựa trên đặc điểm lâm sàng của cơn động kinh. Có hai nhóm động kinh là cơn động kinh toàn thể và cơn động kinh cục bộ:

Cơn động kinh toàn thể

Cơn co giật : Trong một vài trường hợp, người bệnh có triệu chứng dấu hiệu báo trước sắp xảy ra cơn động kinh. Bệnh nhân có thể xuất hiện một số cảm giác như thấy ngón tay một bên thấy giật giật nhẹ, nóng mặt, ù tai hoặc người bệnh rơi vào tình trạng lo lắng, bồn chồn, bất an,…Hầu như cơn động kinh xuất hiện đột ngột, không lường trước được với các biểu hiện như:

Người bệnh đột nhiên bị mất ý thức, kêu gào, rống to lên một tiếng rồi bất giác ngã xuống. bệnh nhân có những hiện tượng như chân tay duỗi cứng, hai bàn tay nắm chặt vào nhau, cơ hô hấp bị co cứng, người bệnh ngừng thở trong một thời gian ngắn nên thấy niêm mạc trên da trở lên tím tái vì cung cấp thiếu oxy. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng từ 20-30 giây và được gọi là giai đoạn  co cứng.

Tiếp đến, người bệnh bắt đầu xuất hiện co giật những nhóm cơ toàn thân, tay  chân co giật một cách khá nhịp nhàng, ban đầu chậm rồi nhanh dần về sau, nhưng đến cuoois cơn co giật thưa thớt dần  và cuối cùng thì ngừng hẳn. những biểu hiện xuất hiện ở giai đoạn này như co giật cơ mặt, mắt thì trợn ngược, nghiến răng, sùi bọt mép. Những người nhìn thấy cảnh tượng này thường xuất hiện tâm lý rất kinh hãi, sợ sệt. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30-60 giây tùy thuộc cơ địa từng người.

Cơn động kinh toàn thể
Cơn động kinh toàn thể

Khi cơn co giật đã ngừng thì các nhóm cơ bắt đầu dãn ra, người bệnh vẫn bị mất ý thức, thở sâu, đồng tử hai bên mắt giãn nhẹ. Thường thì giai đoạn này kéo dài trong 1 phút. Sau đó người bệnh bắt đầu tỉnh lại, nếu gọi hỏi thì vẫn có đáp ứng tác nhân nhưng có thể vẫn bị lú lẫn trong một thời gian rất ngắn (một vài phút). Người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng đầu, cơ thể mệt mỏi, có phản xạ gân xương tăng ở tứ chi. Người bệnh sau khi đã được hồi phục kí ức trở lại như bình thường sẽ chuyển sang ngủ sâu.

Sau khoảng 2-3 phút kể từ khi kết thúc cơn co giật thì bệnh nhân hồi phục được lại ý thức, nhưng có một số ít trường hợp kéo dài quá 5 phút. Bệnh nhân sẽ không còn nhớ cơn xảy ra như thế nào sau cơn co giật ấy. Trạng thái động kinh là tình trạng mà người bệnh xuất hiện những cơn co giật liên tiếp khi ý thức người bệnh chưa hồi phục mà đã lại xuất hiện cơn co giật tiếp theo.

Cơn vắng ý thức: Cơn vắng ý thức xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Các biểu hiện của cơn vắng ý thức được biểu hiện qua sự gián đoạn ý thức và hành vi với môi trường xung quanh trong thời gian rất ngắn từ 3-5 giây. Ví dụ trường hợp người bệnh đang ăn uống thì đột nhiên một số nhóm cơ ngưng hoạt động dẫn đến biểu hiện như ngừng lại không nhai nữa, rơi bát đũa đang cầm trên tay,… vẻ mặt trở lên ngơ ngác, vô thức rồi xuất hiện ý thức trở lại và tiếp tục công việc lúc nãy.

Cơn giật cơ: Giai đoạn này được biểu hiện đặc trưng bởi những động tác giật cơ rất đột ngột. nhóm cơ bị giật xảy ra đối xứng giữa hai bên cơ thể, nơi giật cơ có thể là toàn thân hoặc ở tay, đầu với các cường độ mạnh yếu khác nhau, không kèm theo rối loạn tri giác. Bệnh này thường khởi đầu ở người trong độ tuổi thanh niên, cơn giật thường xuất hiện vào buổi sáng, đôi khi trong một số trường hợp người bệnh ngã nhưng được hồi phục lại ngay lập tức.

Cơn mất trương lực cơ: Bệnh nhân đột nhiên mất trương lực cơ rồi ngã xuống đất nhưng sau đó sẽ được hồi phục nhanh. Trường hợp này chiếm rất ít, chỉ khoảng 1% số những người bệnh mắc bệnh động kinh.

Hội chứng West: Thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. những cơn động kinh chủ yếu xảy ra rất ngắn, nhiều nhất cũng chỉ trong khoảng 2-3 giây. Tỉ lệ các trường hợp xảy ra co thắt gấp người cả hai bên cơ thể và đối xứng chiếm tỷ lệ cao 80%.

Cơn động kinh cục bộ

Cơn động kinh cục bộ đơn giản, không gây ra rối loạn ý thức: Lúc này bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, rất hiếm khi phát triển thành những cơn cục bộ loại khác. Co giật chủ yếu xuất hiện ở một chi hay ở mặt, biểu hiện của sự co cứng hoặc co giật chỉ xuất hiện ở một phần của cơ thể.

Cơn động kinh cục bộ
Cơn động kinh cục bộ

Cơn cục bộ diễn ra phức tạp, có xảy ra rối loạn ý thức: Bắt đầu bằng triệu chứng của cục bộ đơn giản, tiếp theo sẽ xuất hiện rối loạn ý thức của người bệnh. Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những biểu hiện hành vi bị rối loạn như nói lảm nhảm không kiểm soát, mặt nhăn nhó, miệng nhai tóp tép (kể cả không ăn gì trong miệng), cởi quần áo ngay cả trước mặt mọi người xung quanh, đi lang thang không biết mình đi đâu và đích đến là đâu. Các cơn cục bộ phức tạp này có nguyên nhân bắt nguồn từ thùy tráng hay thùy thái dương của não bộ, có thể sẽ được phát triển thành cơn toàn thể hóa thứ phát.

Cơn toàn thể thứ phát: Có bản chát là những cơn động kinh cục bộ, có thể thuộc cơn động kinh đơn giản hay phức tạp. cơn toàn thể hóa thứ phát được hình thành từ một trong hai cơn cục bộ này nhờ sự kích thích lan tỏa đến toàn bộ não bộ. Người bệnh có thể có các dấu hiệu báo trước, tuy nhiên sự lan tỏa này xảy ra vô cùng nhanh, chỉ có thể minh chứng được bản chất của cơn co giật bằng điện não độ. Cơn co giật này tương tự như cơn động kinh toàn thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

  • Do khả năng di truyền qua các thế hệ: Một số loại động kinh có thể được di truyền từ thế hệ F1 sang các thế hệ đời con. Những nhà nghiên cứu đã tìm ra được mối liên kết giữa một số loại động kinh với các gen, nhóm gen xác định, cụ thể. Tuy nhiên, đa số các trường hợp gen chỉ là một phần gây lên biểu hiện của bệnh động kinh.
  • Chấn thương sọ não: Nguyên nhân có thể xuất phát từ tai nạn giao thông hoặc những chấn thương khác ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ gây ra bệnh động kinh.
  • Những bệnh về não làm tổn thương đến não, ví dụ như u não hay đột quỵ dẫn đến các biến chứng như động kinh. Ở những người trên 35 tuổi có nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh động kinh là đột quỵ.
  • Bệnh truyền nhiễm: Người mắc bệnh động kinh có thể bị gây ra bởi những căn bệnh truyền nhiễm như viêm màng não, AIDS, viêm não virus.
  • Chấn thương trước khi sinh: Trong quá trình thai kỳ, em bé trong bụng mẹ vô cùng nhạy cảm với những tác nhân khác nhau gây tổn thương não. Những tác động đến thai nhi như nhiễm trùng ở cơ thể người mẹ mang thai, dinh dưỡng cung cấp không đủ, thiếu oxy. Những tác động này có thể khiến trẻ nhỏ mắc chứng động kinh hoặc bại não.
  • Rối loạn phát triển: Xuất phát từ chứng tự kỷ. Các bậc phụ huynh cần để ý chăm sóc con em của mình để tránh cho trẻ nhỏ trở nên tự kỉ vì có thể dẫn đến biến chứng động kinh cho trẻ.

Triệu chứng của bệnh động kinh

Những triệu chứng lâm sàng co giật của người động kinh có thể thay đổi tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau. Một số bệnh nhân có biểu hiện như nhìn chằm chằm trong thời gian ngắn, một số bệnh nhân khác thì lại có biểu hiện liên tục co thắt tay, chân một cách không tự chủ.

Nhưng chúng ta cũng đừng nhầm tưởng rằng chỉ cần xuất hiện một đến hai cơn động kinh là có thể khẳng định mắc bệnh động kinh. Động kinh được chia thành hai loại:

Động kinh khu trú

Các cơn động kinh này hầu hết xảy ra từ hoạt động bình thường ở một phần não bộ. những cơn co giật này có hai loại:

Động kinh khu trú mà không gây ra mất ý thức: Người bệnh có thể có sự thay đổi về thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác. Cơn co giật xuất phát từ sự co thắt không kiểm soát của các nhóm cơ trên bộ phận cơ thể, ví dụ như tay, chân. Bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác tự phát như ngứa ngáy, chóng mặt, đèn nhấp nháy.

Động kinh khu trú có biểu hiện mất ý thức hay thay đổi ý thức: Cơn động kinh phức tạp này kèm theo mất ý thức hoặc thay đổi ý thức. biểu hiện lâm sàng có thể xảy ra như nhìn chằm chằm, không tương tác với môi trường xung quanh, thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại như nhai, nuốt, đi theo một vòng tròn.

Động kinh toàn thể

  • Cơn động kinh này khác với động kinh khu trú ở chỗ xảy ra ở tất cả các vùng thuộc não. Động kinh toàn thể bao gồm sáu loại động kinh tổng quát:
  • Khủng hoảng (co giật malit): Chủ yếu xảy ra ở trẻ em, biểu hiện đặc trưng là nhìn cố định một vị trí hay vật thể trong không gian, nhấp môi. Những hành vi này có thể được xảy ra ở các nhóm cơ và gây mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Co giật gây co cứng cơ: Các nhóm cơ bị ảnh hưởng trên cơ thể như cơ bắp của một số bộ phận lưng, cánh tay, chân,…Sự ảnh hưởng từ những nhóm cơ đó có thể làm người bệnh bị ngã.
Triệu chứng của bệnh động kinh toàn thể
Triệu chứng của bệnh động kinh toàn thể
  • Cuộc khủng hoảng Clonic: Do ảnh hưởng từ các nhóm cơ co thắt như sự lặp đi lặp lại hoặc nhịp nhàng. Các bộ phận bị ảnh hưởng từ cơn động kinh này là cổ, mặt, cánh tay.
  • Co giật cơ tim: Biểu hiện bởi những cơn co thắt ngắn đột xuất hoặc tay, chân bị giật.
  • Co giật Tonic-clonic: Cơn co giật này được cho là xảy ra nghiêm trọng nhất, có thể dẫn đến mất ý thức đột ngột, cơ thể cứng và giật, mất kiểm soát bàng quang. Trong một số trường hợp xảy ra hiện tượng cắn lưỡi rất nguy hiểm đến tính mạng.

Chẩn đoán bệnh động kinh

Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh động kinh dựa trên các yếu tố sau:

  • Tiền sử bệnh án.
  • Triệu chứng lâm sàng thông qua hỏi thăm người bệnh.
  • Bác sĩ thăm khám triệu chứng: Khám thần kinh, kiểm tra hành vi, ý thức, khả năng vận động của cơ thể, tinh thần và những lĩnh vực khác. Việc này giúp bác sĩ có những yếu tố khách quan hơn trong chẩn đoán và xác định xem người bệnh mắc phải loại động kinh nào.
  • Xét nghiệm máu: Công việc này có ý nghĩa trong việc xác định những dấu hiệu của nhiễm trùng, bệnh di truyền hay những rối loạn khác có thể gây ra động kinh cho bệnh nhân. Các xét nghiệm này có thể dùng để phát hiện nhưng bất thường ở não bộ thông qua điện não đồ (EEG-loại cận lâm sàng được sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán bệnh động kinh), chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ chức năng (fMRI-đo sự thay đổi lưu lượng máu xảy ra khi một vài bộ phận của não được hoạt động), chụp cắt lớp phát xạ Positron.
Điện não đồ chẩn đoán bệnh động kinh
Điện não đồ chẩn đoán bệnh động kinh

Việc chẩn đoán là vô cùng quan trọng, nếu tìm được chính xác người bệnh thuộc loại động kinh nào và nơi bắt đầu xuất hiện cơn co giật sẽ giúp cho bác sĩ phụ trách tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho người bệnh.

Điều trị bệnh động kinh

Điều trị động kinh bằng thuốc

Đa số các trường hợp động kinh có thể ngừng co giật nhờ thuốc chống co giật (thuốc chống động kinh). Thuốc này có thể làm giảm tần suất và cường độ của các cơn co giật nhờ sự kết hợp sử dụng vs các loại thuốc khác.

Trẻ nhỏ bị mắc bệnh động kinh mà không có triệu chứng có thể ngừng sử dụng thuốc và sống bình thường mà không xảy ra co giật. Đối với người lớn, sau hai năm trở đi không bị co giật thì có thể ngừng dùng thuốc điều trị bệnh.

Bác sĩ có thể kê một loại thuốc duy nhất với liều thấp và tăng dần đến khi cơn co giật của bệnh nhân đã được kiểm soát tốt.

Phẫu thuật

Cách điều trị này sử dụng khi dùng thuốc không kiểm soát được đầy đủ các cơn động kinh. Nguyên tắc ở đây là bác sĩ chuyên khoa sẽ loại bỏ một phần não gây ra những cơn động kinh của bệnh nhân. Cũng có rất nhiều người bệnh vẫn sử dụng một số loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa cơn co giật sau khi phẫu thuật đã được thực hiện thành công, số lượng thuốc có thể dùng ít hơn và liều giảm.

Một số phương pháp điều trị khác cho người mắc bệnh động kinh

  • Kích thích dây thần kinh phế vị: Biện pháp này có mục đích ức chế cơn động kinh. Biện pháp này có tác dụng phụ là đau họng, khàn giọng, ho hoặc khó thở.
  • Chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt: Tuân thủ tốt chế độ ăn hợp lý với những thực phẩm chứa nhiều chất béo, carbohydrate có thể làm giảm số lượng cơn co giật cho trẻ. Sau vài năm trẻ có thể ngừng chế độ ăn này mà không xảy ra co giật.
  • Kích thích não bộ: Cơ chế của phương pháp này là cấy điện cực vào một phần xác định cụ thể của não bộ. Vùng cấy điện cực này thường là đồi thị, nơi kết nối có thể là ngực hoặc hộp sọ. biện pháp này giúp giảm những cơn động kinh gây ra.

Biện pháp phòng ngừa bệnh động kinh

Những thói quen sinh hoạt, lối sống, tính chất công việc không khoa học của cuộc sống con người hiện đại sẽ rất dễ gây ra bệnh động kinh. Chính vì vậy chú trọng chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý sẽ giúp phòng ngừa bệnh động kinh. Sau đây là một số phương pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả:

  • Cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể.
  • Uống nước đầy đủ.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng.
  • Không nên sử dụng chất kích thích.
  • Hạn chế việc đứng hay ngồi quá lâu ở cùng một tư thế.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục.
  • Không nên thức quá muộn, tránh tâm trạng stress, căng thẳng.
Thường xuyên luyện tập thể dục
Thường xuyên luyện tập thể dục

Xử lý cơn động kinh như thế nào?

Khi gặp tình huống có người lên cơn co giật cần tránh cho người bệnh cắn vào lưỡi bằng cách nhanh chóng tìm đồ vật thích hợp đặt vào giữa hai hàm răng, cố định cho đầu hơi nghiêng sang một bên và nới lỏng quần áo cho người bệnh (có thể nới lỏng cổ áo, tay áo,…). Giữ bệnh nhân ở tư thế thoải mái sau đó chuyển bệnh nhân tới khoa cấp cứu ở bệnh viện gần nhất để  được xử lý kịp thời.

Nước chanh không có tác dụng giảm, cắt cơn co giật, vì thế không nên vắt nước chanh nhỏ vào miệng người bệnh. Việc dùng nước chanh còn có thể ảnh hưởng xấu đến người bệnh vì nước chanh có thể chảy vào khí quản gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh.

Sau khi người bệnh đã ra khỏi cơn co giật, cần phải được trông chừng vì bệnh nhân lúc này chưa tỉnh hẳn, rất dễ có những hành động vô thức gây ra nguy hiểm.

Nếu có hiện tượng động kinh liên tục (cơn co giật xảy ra liên tục) thì phải được điều trị cấp cứu ở những bệnh viện chuyên khoa có được trang bị đầy đủ các thiết bị cấp cứu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây