Tìm hiểu về quản lý thai đủ tháng muộn và thai già tháng

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Tìm hiểu về quản lý thai đủ tháng muộn và thai già tháng được biên dịch bởi Bs Vũ Tài từ sách “QUẢN LÝ THAI ĐỦ THÁNG MUỘN VÀ GIÀ THÁNG”

Thai già tháng là thai kỳ đã đạt hoặc kéo dài hơn 42 0/7 tuần tuổi kể từ kỳ kinh cuối cùng (LMP), trong khi thai đủ tháng muộn được định nghĩa là thai kỳ đạt từ 41 0/7 tuần đến 416/7 tuần tuổi (1). Năm 2011, tỷ lệ thai già tháng gộp chung ở Hoa Kỳ là 5,5% (2). Tỷ lệ thai đủ tháng muộn có thể khác nhau tùy theo nhóm dân số, một phần là do sự khác biệt trong thực hành quản lý của khu vực đối với các trường họp thai quá ngày dự sinh. Việc xác định chính xác tuổi thai là điều vô cùng cần thiết để chẩn đoán chính xác và xử trí phù họp thai đủ tháng muộn và già tháng. Theo dõi thai trước sinh và khởi phát chuyển dạ được đánh giá là các chiến lược để giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong chu sinh liên quan đến thai đủ tháng muộn và già tháng. Mục đích của tài liệu này là xem xét sự hiểu biết hiện nay về thai đủ tháng muộn và già tháng và đưa ra các hướng dẫn quản lý đã được xác nhận bởi nghiên cứu dựa trên kết cục được tiến hành phù họp nếu có. Các hướng dẫn bổ sung trên cơ sở đồng thuận và ý kiến chuyên gia cũng được trình bày trong tài liệu này.

Hình ảnh minh họa thai già tháng
Hình ảnh minh họa thai già tháng

1.Đại cương

1.1.Yếu tố căn nguyên

Căn nguyên của hầu hết các trường họp thai đủ tháng muộn và quá ngày sinh vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đối với thai già tháng đã được xác định bằng các nghiên cứu quan sát, bao gồm mang thai con so, thai già tháng trước đó, mang thai bé trai và mẹ béo phì (3-7). Các nghiên cứu về các cặp song sinh cũng cho thấy khuynh hướng di truyền có thể gây ra 23-30% nguy cơ thai đủ tháng muộn và già tháng (8). Một số rối loạn thai nhi cũng có liên quan đến thai già tháng, như thiếu sulfatase ở nhau thai và thai vô sọ, mặc dù cơ sở sinh lý chính xác cho mối liên quan này vẫn chưa được biết rõ (9, 10).

1.2.Nguy cơ đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

Một số nghiên cứu đã chúng minh rằng thai đủ tháng muộn và già tháng có liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong chu sinh. Một nghiên cứu lớn của Thụy Điển về trẻ sinh ra từ thai đơn đủ tháng (37-41 6/7 tuần tuổi) và già tháng (42 0/7 tuần tuổi trở lên) đã chứng minh rằng thai già tháng có liên quan đến tăng nguy cơ co giật ở trẻ sơ sinh, hội chứng hít phân su, và điểm Apgar 5 phút <4(11). Chấm dứt thai kỳ sau 42 tuần tuổi cũng có liên quan đến gia tăng đáng kể tỷ lệ trẻ sơ sinh nhập viện vào đơn vị chăm sóc tích cực (odds ratio, 2,05; confidence interval 95% [CI], 1,35-3,12) (12).
Mặc dù hầu hết thai nhi ở các thai kỳ đủ tháng muộn và già tháng đều tăng trưởng phù họp với tuối thai của chúng, nhưng thai trong độ tuối thai này có liên quan đến tăng nguy cơ thai to gần gấp đôi (13, 14). Sự gia tăng nguy cơ thai to này được cho là góp phần làm tăng nguy cơ sinh ngả âm đạo với sự hỗ trợ của dụng cụ, mổ lấy thai và đẻ khó do vai ở thai già tháng (3, 15, 16).
Hội chúng thai quá trưởng thành gây biến chúng cho 10-20% trường họp thai già tháng (17-19). Thai quá trưởng thành giảm lớp mỡ dưới da và không có chất gây và lông tơ. Nước ối nhuộm phân su, da, niêm mạc và dây rốn thường được thấy có liên quan đến trẻ sơ sinh quá trưởng thành.
Thiểu ối thường xảy ra ở thai già thàng hơn so với thai kỳ dưới 42 0/7 tuần tuổi. Thai kỳ biến chúng bởi thiểu ối gia tăng nguy cơ bất thường về nhịp tim thai, chèn ép dây rốn, nước ối nhuộn phân su, pH máu động mạch rốn < 7 và điểm Apgar thấp hơn (20-23).
Mặc dù nguy cơ tuyệt đối của thai chết lưu và tử vong sơ sinh ở thai già tháng là thấp, nhung các nghiên cứu quan sát đánh giá nguy cơ thai chết lun và tử vong sơ sinh ở mỗi tuần tuổi cho thấy nguy cơ gia tăng khi tuổi thai vượt quá ngày dự sinh (24-26) . Một nghiên cứu hồi cứu lớn đánh giá tỷ lệ tử vong thai nhi và sơ sinh ở 181.524 trường hợp thai đủ tháng muộn và già tháng phát hiện tỷ lệ tử vong thai nhi tăng đáng kể sau 41 tuần tuổi so với 40 tuần tuổi (odds ratio 1,5, 1,8 và 2,9 tương ứng ở 41 ,42 và 43 tuần tuổi) (27).
Trong một nghiên cứu hồi cứu bao gồm 171.527 ca sinh, tỷ lệ thai chết lưu cao hơn ở những thai kỳ già tháng so với những thai kỳ đủ tháng (28). Tỷ lệ thấp nhất ở 41 tuần tuổi nhưng tỷ lệ thai chết lun ở tuần thứ 43 cao hơn gấp tám lần so với tuổi thai 37 tuần. Một phân tích dữ liệu từ cơ quan đăng ký sinh ở Scotland cho thấy nguy cơ thai chết lun tăng đáng kể tương tự từ 37 tuần (0,4 / 1.000) đến 43 tuần tuổi (11,5 / 1.000) (29).

1.3.Nguy cơ đối với mẹ

Có những nguy cơ đối với mẹ khi thai kỳ kéo dài sang giai đoạn già tháng. Một nghiên cứu quan sát lớn về các biến chứng sản khoa và mẹ khi tuổi thai tăng lên phát hiện nguy cơ rách tầng sinh môn nghiêm trọng, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh và mổ lấy thai đều tăng ở sản phụ có thai đủ tháng muộn và già tháng (30). Ngoài ra, một số nghiên cứu gợi ý rằng sự lo lắng của người mẹ sẽ tăng lên khi thai kỳ gần đến giai đoạn già tháng (31). Tuy nhiên, quản lý theo dõi cho đến giai đoạn già thàng là thích họp đối với những thai kỳ không có biến chứng nào khác.

2.Cân nhắc Lâm sàng và Khuyến cáo

2.1.Có can thiệp nào giúp làm giảm tỷ lệ thai đủ tháng muộn và già tháng không?

Xác định tuổi thai chính xác làm giảm tỷ lệ chẩn đoán thai đủ tháng muộn và già tháng. Xác định sớm tuổi thai với các tiêu chí lâm sàng chắc chắn hoặc siêu âm sớm là rất quan trọng để chẩn đoán chính xác và xử trí thích họp các trường hợp thai đủ tháng muộn và già tháng. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng ngày đầu kỳ kinh cuối để xác định tuổi thai và ngày dự sinh là không đáng tin cậy và thường dẫn đến việc phân loại thai kỳ không chính xác như thai đủ tháng hay già tháng (32, 33). Sự nhớ lại không chính xác của người mẹ và sự biến thiên của thời điểm rụng trứng có thể góp phần vào việc xác định tuổi thai dựa trên ngày đầu kỳ kinh cuối không chính xác (34, 35). Một số nghiên cún cũng đã chứng minh rằng khi siêu âm được dùng để xác nhận tuổi thai dựa vào ngày đầu kỳ kinh cuối, tỷ lệ thai đủ tháng muộn và già tháng đã giảm, cũng như nhu cầu can thiệp sản khoa (36-39). Ví dụ, tỷ lệ thai già tháng giảm từ 9,5% xuống 1,5% khi siêu âm được dùng để xác nhận tuổi thai dựa vào ngày đầu kỳ kinh cuối (39,40).
Lóc màng ối, bao gồm tách các màng khỏi đoạn dưới tử cung bằng ngón tay trong quá trình khám vùng chậu với cổ tủ’ cung đã mở, có liên quan đến việc giảm nguy cơ thai đủ tháng muộn và già tháng. Mặc dù một số nghiên cứu về lóc màng ối đã mang lại các kết quả trái ngược nhau, tổng quan Cochrane gần đây nhất đã chứng minh rằng lóc màng ối có liên quan đến việc giảm đáng kể số lượng thai kỳ tiến triển quá 41 tuần tuổi (41). Những sản phụ có thai đủ tháng muộn hoặc già tháng đang cân nhắc lóc màng ối nên được tư vấn rằng thủ thuật này có thể liên quan đến chảy máu âm đạo và gây khó chịu đối với mẹ. Chống chỉ định lóc màng ối bao gồm nhau tiền đạo và các chống chỉ định khác đối với chuyển dạ và sinh ngả âm đạo. Không có đủ dữ liệu về nguy cơ lóc màng ối ở sản phụ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B. Do đó, quyết định thực hiện lóc màng ối ở những sản phụ này nên dựa trên đánh giá lâm sàng (42).

2.2.Có nên thực hiện test thai trước sinh ở những trường họp thai đủ tháng muộn và già tháng hay không ?

Không có thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) nào chứng minh rằng việc theo dõi thai trước sinh làm giảm tỷ lệ bệnh tật chu sinh hoặc tử vong chu sinh ở thai kỳ đủ tháng muộn và già tháng. Hầu hết các nghiên cứu hồi cứu về theo dõi thai trước sinh ở những thai kỳ kéo dài quá ngày dự sinh đều bắt đầu test từ 41 đến 42 tuần tuổi (43, 44). Với các dữ liệu quan sát cho thấy nguy cơ thai chết lưu ngày càng tăng ở hoặc > 41 0/7 tuần tuổi, có thể chỉ định bắt đầu theo dõi thai trước sinh ở hoặc > 41 0/7 tuần tuổi.

2.3.Nên sử dụng loại theo dõi thai nhi trước sinh nào và tần suất thực hiện test đối với thai đủ tháng muộn và già tháng ?

Có một số lựa chọn để theo dõi thai nhi, bao gồm test nonstress (NST), test stress cơn co, trắc đồ sinh vật lý (BPP) và BPP biến đổi (đánh giá NST và nước ối). Mặc dù theo dõi thai nhi trước sinh có thể được chỉ định cho các thai kỳ ở hoặc ngoài 41 0/7 tuần tuổi, nhung không có đủ dữ liệu để xác định loại hoặc tần suất test tối un.
Khồng có RCTs lớn nào so sánh các phương thức theo dõi thai nhi khác nhau ở thai đủ tháng muộn và già tháng. Một RCT nhỏ bao gồm 145 thai kỳ ngoài 42 tuần tuổi, so sánh BPP với BPP biến đổi và không phát hiện sự khác biệt về pH máu cuống rốn khi sinh hoặc kết cục sơ sinh giữa hai nhóm (45).
Một tổng quan Cochrane bao gồm năm thử nghiệm ngẫu nhiên và bán ngẫu nhiên về việc theo dõi thai nhi ở 2.974 thai kỳ nguy cơ cao bao gồm thai già tháng không phát hiện sự khác biệt về tử vong chu sinh giữa nhóm BPP và NST (relative risk [RR], 1,35; CI 95%, 0,6 -2,98). Khi hai thử nghiệm chất lượng cao hơn được kiểm tra, có sự gia tăng nguy cơ mổ lấy thai ở nhóm BPP nhung kết luận dựa trên phát hiện này bị hạn chế bởi số lượng người tham gia nghiên cứu thấp (280) được đưa vào phân tích (46). Một số nghiên cứu nhỏ gợi ý rằng theo dõi thai 2 lần/tuần có thể tốt hơn test 1 lần/tuần ở nhũng thai già tháng, nhung dữ liệu không đủ để đưa ra khuyến cáo chắc chắn về tần suất test (47, 48). Sản phụ có thai đủ tháng muộn và già tháng có nguy cơ bị thiểu ối. Một số nghiên cún đánh giá tầm quan trọng của việc phát hiện thiểu ối ở những thai kỳ tiến triển quá ngày dự sinh. Mặc dù bị hạn chế bởi thiết kế hồi cứu, nhung bằng chứng hiện tại gợi ý rằng cần siêu âm đánh giá thể tích nước ối để phát hiện thiểu ối. Thiểu ối thường được định nghĩa là khoang ối sâu nhất từ 2 cm trở xuống (không chứa dây rốn hoặc các chi của thai nhi) hoặc chỉ số ối từ 5 cm trở xuống (49-51). Dữ liệu hiện có từ RCTs ủng hộ dùng khoang ối sâu nhất từ 2 cm trở xuống để chẩn đoán thiểu ối (52, 53). Một phân tích gộp các thử nghiệm này phát hiện rằng dùng số đo khoang ối sâu nhất, thay cho chỉ số ối, để chẩn đoán thiểu ối có liên quan đến việc giảm các can thiệp không cần thiết mà không làm tăng kết cục chu sinh bất lợi (52).
Một nghiên cứu hồi cứu lớn bao gồm 7.582 thai kỳ nguy cơ cao phát hiện rằng lượng nước ối giảm có liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu (49). Khi thiểu ối, được định nghĩa trong nghiên cứu là khoang ối sâu nhất dưới 3 cm, được quan sát thấy ở những thai kỳ già tháng, có sự gia tăng tỷ lệ nước ối nhuộm phân su và thai chậm tăng trưởng và tỷ lệ bất thường nhịp tim thai và mổ lấy thai cao hơn có ý nghĩa thống kê (54). Trong một nghiên cứu khác, có sự gia tăng tỷ lệ bất thường nhịp tim thai, bao gồm nhịp giảm và nhịp chậm, được quan sát thấy với thiểu ối ở thai già tháng (55). Nếu phát hiện thiểu ối ở tuổi thai từ 41 0/7 tuần trở lên, có chỉ định chấm dứt thai kỳ. Mổ lấy thai nên dành cho các chỉ định sản khoa thông thường.

2.4.Khi nào nên khỏi phát chuyển dạ ở thai kỳ đủ tháng muộn hoặc già tháng?

Một số nghiên cứu RCT so sánh khởi phát chuyển dạ với quản lý theo dõi ở những thai kỳ tiến triển quá ngày dự sinh. Một trong những thử nghiệm lâm sàng lớn nhất đánh giá kết cục chu sinh của 3.407 phụ nữ mang thai đơn có tuổi thai từ 41 tuần trở lên được chỉ định khởi phát chuyển dạ hoặc quản lý theo dõi với theo dõi thai 2 đến 3 lần mỗi tuần (56). Kết cục chính của thử nghiệm là tủ’ vong chu sinh và bệnh tật sơ sinh. Các kết cục phụ bao gồm tỷ lệ mổ lấy thai. Các tác giả phát hiện tỷ lệ mổ lấy thai tăng ở nhóm được quản lý theo dõi, mặc dù không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong chu sinh và bệnh tật sơ sinh (56). Tương tự như vậy, không có sự khác biệt nào được chứng minh về tỷ lệ tử vong chu sinh hoặc các kết cục phụ tương tự ở mẹ và trẻ sơ sinh ở hai RCT khác bao gồm sản phụ với thai kỳ già tháng được chỉ định khởi phát hoặc quản lý theo dõi (57, 58).
Trong một tổng quan Cochrane gồm 22 RCT trên 9.383 sản phụ so sánh quản lý theo dõi với khởi phát chuyển dạ ở thai kỳ đủ tháng và già tháng, khởi phát chuyển dạ có liên quan đến giảm nguy cơ tử vong chu sinh (RR, 0,31; CI 95%, 0,12-0,88 ; 17 thử nghiệm trên 7.407 sản phụ), mổ lấy thai (RR, 0,89; 95% CI, 0,81-0,97; 21 thử nghiệm trên 8.749 sản phụ), và hội chứng hít phân su (RR, 0,50; 95% CI, 0,34- 0,73; 8 thử nghiệm trên 2.371 trẻ sơ sinh) (59). số ca cần điều trị bằng khởi phát chuyển dạ để ngăn ngừa một ca tử vong chu sinh là 410 (CI 95%, 322-1.492). Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhập viện vào đơn vị chăm sóc tích cực trẻ sơ sinh (RR, 0,90; CI 95%, 0,78-1,04; 10 thử nghiệm bao gồm 6.161 trẻ) (59).
Tóm lại, dựa trên các bằng chứng dịch tễ học hiện có, có thể xem xét khởi phát chuyển dạ từ 41 0/7 đến 42 0/7 tuần tuổi. Khuyến cáo khởi phát chuyển dạ sau 42 ồn tuần và đến 42 6/7 tuần tuổi do có bằng chúng về sự gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh.

2.5.Vai trò của sinh ngả âm đạo sau mố lấy thai trong quản lý thai già tháng?

Sinh ngả âm đạo thành công sau mổ lấy thai có liên quan đến giảm tỷ lệ bệnh tật ở mẹ và trẻ sơ sinh. Thử nghiệm chuyển dạ sau mổ lấy thai (TOLAC) là một lựa chọn hợp lý trong quản lý thai già tháng không biến chứng. Một nghiên cúu quan sát lớn cho thấy không có sự gia tăng nguy cơ vỡ tủ’ cung liên quan đến TOLAC được thử vào hoặc quá ngày dự sinh. Tuy nhiên, cũng như các thai kỳ không mổ lấy thai trước đó, tỷ lệ TOLAC thất bại tăng lên theo tuổi thai, từ 22,2% trước 40 tuần tuổi lên 35,4% sau 41 tuần tuổi (60). Đối với những sản phụ mong muốn TOLAC và chưa từng sinh ngả âm đạo trước đó, đang chờ chuyển dạ tự nhiên, thay vì tiến hành khởi phát chuyển dạ, rất có thể tránh được nguy cơ vỡ tử cung tăng thêm nữa. Vì vậy, TOLAC vẫn là một lựa chọn của những sản phụ có thai già tháng mà chưa từng sinh ngả âm đạo trước đó, nhung những sản phụ này nên được tư vấn về những nguy cơ của bản thân họ như TOLAC thất bại và vỡ tử cung.

3.Tóm tắt các khuyến cáo và kết luận

Các kết luận sau dựa trên bằng chứng khoa học tốt và nhất quán (Mức A):
• Thai đủ tháng muộn và già tháng có liên quan đến việc tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong chu sinh.
• Khuyến cáo khởi phát chuyển dạ sau 42 0/7 tuần và đến 42 6/7 tuần tuổi, với bằng chứng về sự gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong chu sinh.
Các kết luận sau dựa trên bằng chứng khoa học hạn chế hoặc không nhất quán (Mửc B):
• Lóc màng ối có liên quan đến việc giảm nguy cơ thai đủ tháng muộn và già tháng.
• Có thể xem xét khởi phát chuyển dạ từ 41 0/7 đến 42 0/7 tuần tuổi.
Các khuyến nghị sau đây chủ yếu dựa trên sự đồng thuận và ý kiến chuyên gia (Mức C):
• Có thể chỉ định bắt đầu theo dõi thai trước sinh ở tuổi thai 41 0/7 tuần hoặc hơn.
• Thử nghiệm chuyển dạ sau mổ lấy thai là một lựa chọn họp lý trong quản lý thai già tháng không biến chứng.

4.Tài liệu tham khảo

1. Spong CY. Defining “term” pregnancy: recommendations from the Defining “Term” Pregnancy Workgroup. JAMA 2013;309:2445-6. (Level III) [PubMed] [Full Text] A
2. Martin JA, Hamilton BE, Osterman MJ, Curtin sc, Mathews TJ. Births: final data for 2012. Natl Vital Stat Rep 2013;62(9):l-27. (Level II-3) [PubMcd] A
3. Campbell MK, Ostbye T, Irgens LM. Post-term birth: risk factors and outcomes in a 10-year cohort of Norwegian births. Obstet Gynecol 1997;89:543-8. (Level Ỗ-3) [PubMed] [ơ&ste/rÌGS’ & Gynecolgy] A
4. Mogren I, Stenlund H, Hogberg u. Recurrence of prolonged pregnancy. Int J Epidemiol 1999;28:253-7. (Level II-3) [PubMed] [Full Text] A
5. Divon MY, Ferber A, Nisell H, Westgren M. Male gender predisposes to prolongation of pregnancy. Am J Obstet Gynecol 2002;187:1081-3. (Level II-3) [PubMed] [Full Text] A
6. Kistka ZA, Palomar L, Boslaugh SE, DeBaun MR, DeFranco EA, Muglia LJ. Risk for postterm delivery after previous postterm delivery. Am J Obstet Gynecol 2007; 196:24 l.e 1-6. (Level II-3) [PubMed] [Full Text J A
7. Stotland NE, Washington AE, Caughey AB. Prepregnancy body mass index and the length of gestation at term. Am J Obstet Gynecol 2007;197:378.el-378.e5. (Level II-3) [PubMed] [Full Text]
8. Laursen M, Bille c, Olesen AW, Hjelmborg J, Skytthe A, Christensen K. Genetic influence on prolonged gesta¬tion: a population-based Danish twin study. Am J Obstet Gynecol 2004;190:489-94. (Level II-3) [PubMed] [Full Text]
9. Shea KM, Wilcox AJ, Little RE. Postterm delivery: a challenge for epidemiologic research. Epidemiology 1998;9:199-204. (Level III) [PubMedJ
10. Ahn MO, Phelan JP. Epidemiologic aspects of the post date pregnancy. Clin Obstet Gynecol 1989;32:228-34. (Level III) [PubMed]
11. Clausson B, Cnattingius s, Axelsson o. Outcomes of post term births: the role of fetal growth restriction and malformations. Obstet Gynecol 1999;94:758-62. (Level n-3) [PubMed] [Obstetrics & Gynecolgy]
12. Tunon K, Eik-Nes SH, Grottum p. Fetal outcome in pregnancies defined as post-term according to the last menstrual period estimate, but not according to the ultra sound estimate. Ultrasound Obstet Gynecol 1999; 14: 12- 6. (Level II-3) [PubMed] [Full Text]
13. Eden RD, Seifert LS, Wincgar A, Spcllacy WN. Perinatal characteristics of uncomplicated postdate pregnancies. Obstet Gynecol 1987;69:296-9. (Level II-3) [PubMed] [Obstetrics & Gynecolgy]
14. McLean FH, Boyd ME, Usher RH, Kramer MS. Postterm infants: too big or too small? Am J Obstet Gynecol 1991;164:619-24. (Level H-3) [PubMed] A
75. Rand L, Robinson JN, Economy KE, Norwitz ER. Post¬term induction of labor revisited. Obstet Gynecol 2000;96:779-83. (Level III) [PubMed] [Obstetrics & Gynecoigy] A
16. Alexander JM, McIntire DD, Leveno KJ. Forty weeks and beyond: pregnancy outcomes by week of gestation. Obstet Gynecol 2000;96:291-4. (Level II-3) [PubMed] [Obstetrics Gynecolgy]
17. Vorherr H. Placental insufficiency in relation to posttenn pregnancy and fetal postmaturity. Evaluation of fetopla¬cental function; management of the postterm gravida. Am J Obstet Gynecol 1975;123:67-103. (Level III) [PubMed]
18. Shime J, Librach CL, Gare DJ, Cook CJ. The influence of prolonged pregnancy on infant development at one and two years of age: a prospective controlled study. Am J Obstet Gynecol 1986;154:341-5. (Level II-2) [PubMed]
19. Mannino F. Neonatal complications of postterm gestation. J Reprod Med 1988;33:271-6. (Level ni) [PubMed]
20. Gabbe SG, Ettinger BB, Freeman RK, Martin CB. Umbilical cord compression associated with amniotomy: laboratory observations. Am J Obstet Gynecol 1976; 126:353-5. (Level III) [PubMed]
21. Miyazaki FS, Taylor NA. Saline amnioinftision for relief of variable or prolonged decelerations. A preliminary report. Am J Obstet Gynecol 1983;146:670-8. (Level III) [PubMed]
22. Morris JM, Thompson K, Smithey J, Gafftiey G, Cooke I, Chamberlain p, et al. The usefulness of ultrasound assess-ment of amniotic fluid in predicting adverse outcome in prolonged pregnancy: a prospective blinded observational study. BJOG 2003;110:989-94. (Level II- 3) [PubMed] [Full Text]
23. Balchin I, Whittaker JC, Lamont RF, Steer PJ. Maternal and fetal characteristics associated with meconium- stained amniotic fluid. Obstet Gynecol 2011;117:828-35. (Level II-3) [PubMed] [Obstetrics Ẩ Gynecolgy]
24. Yudkin PL, Wood L, Redman cw. Risk of unex-plained stillbirth at different gestational ages. Lancet 1987;1:1192—4. (Level II-3) [PubMed]
25. Feldman GB. Prospective risk of stillbirth. Obstet Gynecol 1992;79:547-53. (Level II-3) [PubMed] [Obstetrics Gynecoigy]
26. Ingemarsson I, Kallen K. Stillbirths and rate of neona-tal deaths in 76,761 postterm pregnancies in Sweden, 1982- 1991: a register study. Acta Obstet Gynecol Scand 1997;76:658-62. (Level II-3) [PubMcd]
27. Divon MY, Haglund B, Nisell H, Otterblad PO, Westgren M. Fetal and neonatal mortality in the postterm pregnan-cy: the impact of gestational age and fetal growth restric-tion. Am J Obstet Gynecol 1998; 178:726- 31. (Level II-3) IPubMed]
28. Hilder L, Costeloe K, Thilaganathan B. Prolonged preg nancy: evaluating gestation-specific risks of fetal and infant mortality. Br J Obstet Gynaecol 1998;105:169-73. (Level II-3) [PubMcd]
29. Smith GC. Estimating risks of perinatal death. Am J Obstet Gynecol 2005;192:17-22. (Level III) [PubMed] [Full Text]
30. Caughey AB, Musci TJ. Complications of term preg¬nancies beyond 37 weeks of gestation. Obstet Gynecol 2004;103:57-62. (Level II-3) [PubMed] [Obstetrics Gynecolgy]
31. Ileimstad R, Romundstad PR, Ilyett J, Mattsson LA, Salvesen KA. Women’s experiences and attitudes towards expectant management and induction of labor for post-term pregnancy. Acta Obstet Gynecol Scand 2007;86:950-6 (Level I) [PubMed] [Full Text]
32. Gardosi J. Dating of pregnancy: time to forget the last men-strual period. Ultrasound Obstet Gynecol 1997;9:367-8. (Level III) [PubMed] [Full Text]
33. Savitz DA, Terry JW Jr, Dole N, Thorp JM Jr, Siega-Riz AM, Herring AIL Comparison of pregnancy dating by last menstrual period, ultrasound scanning, and their combination. Am J Obstet Gynecol 2002;187:1660-6. (Level II-3) [PubMed] [Full Text]
34. Munster K, Schmidt L, Helm p. Length and variation in the menstrual cycle—a cross-sectional study from a Danish county. Br J Obstet Gynaecol 1992,99:422-9. (Level II-3) [PubMed]
35. Creinin MD, Keverline s, Meyn LA. How regular is regular? An analysis of menstrual cycle regularity. Contraception 2004;70:289-92. (Level II-3) [PubMed] [Full Text]
36. Nguyen TH, Larsen T, Engholm G, Moller H. Evaluation of ultrasound-estimated date of delivery in 17,450 spontaneous singleton births: do we need to modify Naegele’s rule? Ultrasound Obstet Gynecol 1999; 14: 23- 8. (Level II-3) [PubMed] [Full Text]
37. Bennett KA, Crane JM, O’shea p, Lacelle J, Hutchens D, Copel JA. First trimester ultrasound screening is effective in reducing postterm labor induction rates: a randomized controlled trial. Am J Obstet Gynecol 2004;190:1077-81. (Level I) [PubMed] [Full Text]
38. Whitworth M, Bricker L, Neilson JP, Dowswell T. Ultrasound for fetal assessment in early pregnancy. Cochrane Database of Systematic Reviews 2010, Issue 4. Art. No.: CD007058. DOI: 10.1002/14651858.CD007058. pub2. (Meta-analysis) [PubMed] [Full Text]
39. Caughey AB, Nicholson JM, Washington AE. First- vs second-trimester ultrasound: the effect on pregnancy dating and perinatal outcomes. Am J Obstet Gynecol 2008; 198:703.el-703.e5; discussion 703.e5-703.e6. (Level ỈỈ-3) [PubMed] [Full Text]
40. Gardosi J, Vanner T, Francis A. Gestational age and induction of labour for prolonged pregnancy. Br J Obstet Gynaecol 1997;104:792-7. (Level 11-3) [PubMed]
41. Boulvain M, Stan CM, Irion o. Membrane sweeping for induction of labour. Cochrane Database of Systematic Reviews 2005, Issue 1. Alt. No.: CD000451. DOI: 10.1002/ 14651858.CD000451.pub2. (Meta Analysis) [PubMed] [Full Text]
42. Prevention of early-onset group B streptococcal disease in newborns. Committee Opinion No. 485. American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 2011;117:1019-27. (Level III) [PubMed] [ơèííe/ricí & Gynecolgy]
43. Guidetti DA, Divon MY, Langer o. Postdate fetal sur-veillance: is 41 weeks too early? Am J Obstet Gynecol 1989;161:91-3. (Level II-2) [PubMcd]
44. Kontopoulos EV, Vintzileos AM. Condition-specific antepartum fetal testing. Am J Obstet Gynecol 2004; 191: 1546-51. (Level ni) [PubMed] [Full Text]
45. Alfircvic z, Walkinshaw SA. A randomised controlled trial of simple compared with complex antenatal fetal monitoring after 42 weeks of gestation. Br J Obstet Gynaecol 1995;102:638-43. (Level I) [PubMed]
46. Lalor JG, Fawole B, Alfirevic z, Devane D. Biophysical profile for fetal assessment in high risk pregnancies. Cochrane Database of Systematic Reviews 2008, Issue 1. Art No.: CD000038. DOI: 10.1002/14651858.CD000038. pub2. (Meta-analysis) [PubMed] [Full Text]
47. Boehm FH, Salyer s, Shah DM, Vaughn WK. Improved outcome of twice weekly nonstress testing. Obstet Gynecol 1986;67:566-8. (Level II-3) [PubMed] [Obstetrics dr Gynecolgy]
48. Barrett JM, Salyer SL, Boehm FH. The nonstress test: an evaluation of 1,000 patients. Am J Obstet Gynecol 1981;141:153-7. (Level II-3) [PubMed]
49. Chamberlain PF, Manning FA, Morrison I, Harman CR, Lange IR. Ultrasound evaluation of amniotic fluid volume. I. The relationship of marginal and decreased amniotic fluid volumes to perinatal outcome. Am J Obstet Gynecol 1984;150:245-9. (level II-3) [PubMed]
50. Manning FA, Hannan CR, Morrison I, Menticoglou SM, Lange IR, Johnson JM. Fetal assessment based on fetal biophysical profile scoring. IV. An analysis of perinatal morbidity and mortality. Am J Obstet Gynecol 1990; 162:703-9. (Level II-3) [PubMed]
57. Rutherford SE, Phelan JP, Smith cv, Jacobs N. The four- quadrant assessment of amniotic fluid volume: an adjunct to antepartum fetal heart rate testing. Obstet Gynecol 1987;70:353-6. (Level II-3) [PubMed] [Obstetrics Gynecolgy]
52. Nabhan AF, Abdelmoula YA. Amniotic fluid index versus single deepest vertical pocket as a screening test for preventing adverse pregnancy outcome. Cochrane Database of Systematic Reviews 2008, Issue 3. Art. No.: CD006593. DOI: 10.1002/14651858.CD006593.pub2. (Meta-analysis) [PubMed] [Full Text] A
53. Reddy UM, Abuhamad AZ, Levine D, Saade GR. Fetal imaging: executive summary of a Joint Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development, Society for Maternal-Fetal Medicine, American Institute of Ultrasound in Medicine, American College of Obstetricians and Gynecologists, American College of Radiology, Society for Pediatric Radiology, and Society of Radiologists in Ultrasound Fetal Imaging Workshop. Obstet Gynecol 2014;123:1070-82. (Level III) [PubMed] [Obstetrics & Gynecolgy]
54. Bochner CJ, Medearis AL, Davis J, Oakes GK, Hobel CJ, Wade ME. Antepartum predictors of fetal distress in post¬term pregnancy. Am J Obstet Gynecol 1987;157:353-8. (Level II-3) [PubMed]
55. Phelan JP, Platt LD, Yeh SY, Broussard p, Paul RH. The role of ultrasound assessment of amniotic fluid volume in the management of the postdate pregnancy. Am J Obstet Gynecol 1985;151:304-8. (Level II-3) [PubMed]
56. Hannah ME, Hannah WJ, Hellmann J, Hewson s, Milner R, Willan A. Induction of labor as compared with serial antenatal monitoring in post-term pregnancy. A randomized controlled trial. The Canadian Multicenter Post-term Pregnancy Trial Group [published erratum appears in N Engl J Med 1992;327:368], N Engl J Med 1992;326:1587-92. (Level I) [PubMed] [Full Text]
57. A clinical trial of induction of labor versus expectant man-agement in postterm pregnancy. The National Institute of Child Health and Fluman Development Network of Maternal-Fetal Medicine Units. Am J Obstet Gynecol 1994;170:716-23. (Level I) [PubMed]
58. Heimstad R, Skogvoll E, Mattsson LA, Johansen OJ, Eik-Nes SFI, Salvesen KA. Induction of labor or serial antenatal fetal monitoring in postterm pregnancy: a random-ized controlled trial. Obstet Gynecol 2007;109:609-17. (Level I) [PubMed] A
59. Gulmezoglu AM, Crowther CA, Middleton p, Heatley E. Induction of labour for improving birth outcomes for women at or beyond term. Cochrane Database of System¬atic Reviews 2012, Issue 6. Art. No.: CD004945. DOI:

The MEDLINE database, the Cochrane Library, and the American College of Obstetricians and Gynecologists’ own internal resources and documents were used to con-duct a literature search to locate relevant articles pub-lished be tween January 1990-May 2014. lhe search was restricted to articles published in the English language. Priority was given to articles reporting results of original research, although review articles and commentaries also were consulted. Abstracts of research presented at sympo-sia and scientific conferences were not considered adequate for inclusion in this document. Guidelines published by organizations or institutions such as the National Institutes of Health and the American College of Obstetricians and Gynecologists were reviewed, and additional studies were located by reviewing bibliographies of identified articles. When reliable research was not available, expert opinions from obstetrician-gynecologists were used.
Studies were reviewed and evaluated for quality according to the method outlined by the U.S. Preventive Services Task Force:
I Evidence obtained from at least one properly designed randomized controlled trial.
II-1 Evidence obtained from well-designed controlled trials without randomization.
II-2 Evidence obtained from well-designed cohort or case-control analytic studies, preferably from more than one center or research group.
II-3 Evidence obtained from multiple time series with or without the intervention. Dramatic results in uncon-trolled experiments also could be regarded as this type of evidence.
Ill Opinions of respected authorities, based on clinical experience, descriptive studies, or reports of expert committees.
Based on the highest level of evidence found in the data, recommendations are provided and grad cd according to the following categories:
Level A—Recommendations are based on good and con¬sistent scientific evidence.
Level B—Recommendations are based on limited or incon-sistent scientific evidence.
Level c—Recommendations are based primarily on con¬sensus and expert opinion.
Copyright August 2014 by the American College of Obstetri¬cians and Gynecologists. All rights reserved. No part of this publication may be reproduced, stored in a retrieval system, posted on the Internet, or transmitted, in any form or by any means, electronic, mechanical, photocopying, recording, or otherwise, without prior written permission from the publisher.
Requests for authorization to make photocopies should be directed to Copyright Clearance Center, 222 Rosewood Drive, Danvers, MA 01923, (978) 750-8400.
The American College of Obstetricians and Gynecologists
409 12th Street, sw, PO Box 96920, Washington, DC 20090-6920
Management of late-term and postterm pregnancies. Practice Bulletin No. 146. American College of Obstetricians and Gynecologists. Obstet Gynecol 2014;124:390-6.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây