Thuốc Aibezym là thuốc gì? Tác dụng, Cách dùng, Giá bao nhiêu?

4.5/5 - (2 bình chọn)

1,Thuốc Aibezym là thuốc gì?

Thuốc Aibezym thuộc nhóm thuốc bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa có tác dụng giúp làm tăng cường khả năng miễn dịch ở đường tiêu hóa trong các trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, viêm đường ruột cấp, rối loạn tiêu hóa. Bài viết dưới đây Heacentral sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thuốc Aibezym.

Thuốc Aibezym được sản xuất bởi công ty Hasan – Dermapharm tại Việt Nam. Thuốc được phân phối rộng rãi ra thị trường có số đăng ký là QLĐB-367-13. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột, dạng hạt nhỏ màu trắng đến hồng nhạt, vị ngọt, mùi thơm, đồng nhất. Thuốc Aibezym được đóng gói mỗi hộp chứa 30 gói x 2g.

Hình ảnh mặt bên của hộp thuốc Aibezym
Hình ảnh mặt bên của hộp thuốc Aibezym

2, Công dụng và chỉ định của thuốc Aibezym Hasan

Thuốc Aibezym có tác dụng giúp hỗ trợ bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, làm tăng cường hệ miễn dịch cho hệ tiêu hóa trong các trường hợp:

  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón, chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài.
  • Tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do sử dụng kháng sinh kéo dài, do hóa chất, do xạ trị.
  • Viêm ruột cấp tính và mạn tính.
  • Rối loạn tiêu hóa, rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột do stress, rượu bia, du lịch…
  • Dự phòng các biến chứng về đường tiêu hóa.

3, Thành phần của thuốc Aibezym có tác dụng gì?

Thuốc Aibezym có thành phần chính là:

Lactobacillus acidophilus 10^8 CFU là các vi khuẩn sống có lợi ở đường tiêu hóa. Lactobacillus giúp tạo ra các Acid Lactic và có khả năng diệt khuẩn cao, ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn có hại ở đường tiêu hóa. Ngoài ra Lactobacillus acidophilus còn có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy, tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh, tiêu chảy do rượu, kháng thể kháng 40 loại kháng sinh khác nhau, hỗ trợ trong quá trình tổng hợp vitamin.

Bacillus subtilis 10^8 CFU là một lợi khuẩn trong men vi sinh giúp tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Bacillus subtilis sản sinh ra nhiều enzym đặc biệt là amylase, protease, cellulase. Đây là các men tiêu hóa có vai trò trong quá trình là chất xúc tác cho phản ứng phân hủy tinh bột, protein, biến đổi các chất xơ thành chất dễ tiêu hóa.

Bacillus subtilis còn có khả năng phát triển rất nhanh trong hệ tiêu hóa đặc biệt ở các vùng bị tổn thương, viêm nhiễm, do đó nó như lớp màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột ngăn ngừa các tổn thương do vi khuẩn gây bệnh tấn công. Ngoài ta Bacillus còn có khả năng tổng hợp hơn 12 loại kháng sinh sinh học Bacillopectin, Mycobacillin, Bacilysin, Baxilomicin… có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Zn gluconat 21mg: kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, thiếu kẽm gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Kẽm có tác dụng trong điều trị tiêu chảy giúp hồi phục các enzym đường ruột, cải thiện sự hấp thụ nước và các chất điện giải ở niêm mạc ruột, tăng cường miễn dịch giúp nhanh chóng hồi phục sau tiêu chảy.

Thuốc Aibezym có tác dụng gì?
Thuốc Aibezym có tác dụng gì?

4, Hướng dẫn sử dụng

Đường dùng: Thuốc được dùng theo đường uống, hòa tan gói thuốc với nước sôi để nguội, hoặc sữa, nước hoa quả.

Thời điểm dùng thuốc: Uống thuốc Aibezym tốt nhất vào lúc đói, hoặc trước bữa ăn.

Liều dùng:

Liều thông thường:

  • Người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên: 1 gói/lần, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em từ 11 tuổi – 15 tuổi: 1 gói/ lần, ngày uống 2 lần.
  • Trẻ em từ 8-11 tuổi: ½ gói/ lần ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em từ 5-8 tuổi: ⅓ gói/ lần, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em từ 3-5 tuổi: ¼ gói/ lần, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ em từ 1-3 tuổi: ⅕ gói/ lần, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ từ 3 tháng tuổi- 1 tuổi: 1/10 gói/ lần, ngày uống 3 lần.

Trường hợp tiêu chảy: liều dùng 4-8 gói/ lần.

Trường hợp táo bón: liều dùng 6 gói/ ngày.

Rối loạn tiêu hóa cho dùng thuốc kháng sinh:

Liều dùng thông thường: 4-8 gói/ ngày

Liều dùng dự phòng: 2 gói/ ngày.

5, Thuốc Aibezym có dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?

Đối với phụ nữ có thai: Không nên dùng thuốc Aibezym cho phụ nữ đang mang thai, chưa có nghiên cứu chính xác về mức độ an toàn khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi không dùng thuốc, và nếu thật sự phải dùng thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa có báo cáo thuốc có bài tiết qua đường sữa mẹ hay không? Không nên dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú. Để tránh ảnh hưởng sức khỏe cho trẻ bú mẹ, nếu dùng thuốc không cho trẻ bú mẹ, hoặc cai sữa trước khi dùng.

6, Thuốc Aibezym hộp 30 gói x 2g có giá bao nhiêu?

Thuốc được bán rộng rãi trên thị trường nên giá thuốc có sự chênh lệch ở các địa điểm bán thuốc. Giá một hộp thuốc Aibezym 30 gói hiện có giá dao động vào khoảng 52.000-55.000 đồng – là giá phù hợp với túi tiền của mọi người dân. Để tránh mua thuốc giá rẻ quá thì cũng lo ngại thuốc không còn được đảm bảo tốt, hay thuốc kém chất lượng, mua thuốc giá quá cao cũng do bị người bán hàng lừa. Vì vậy trước khi mua bất kỳ thuốc nào chúng ta cũng cần tìm hiểu giá của thuốc.

Hình ảnh gói thuốc Aibezym 2g
Hình ảnh gói thuốc Aibezym 2g

7,Thuốc Aibezym mua ở đâu?

Thuốc Aibezym hiện phân phối ở nhiều trên thị trường. Ngày nay thời đại công nghệ 4.0 phát triển việc mua thuốc không chỉ đơn thuần mua trực tiếp tại các quầy thuốc, nhà thuốc bệnh viện, quầy thuốc phòng khám, mà chúng ta còn mua thuốc tại nhà qua một số app, website, gọi điện đặt hàng của một số quầy thuốc lớn. Trước khi mua cần tìm hiểu lựa chọn địa điểm mua thuốc uy tín, nên tham khảo, đọc review trước khi mua thuốc. Với thuốc hỗ trợ tiêu hóa hiện có rất nhiều dòng sản phẩm có tác dụng tương tự vậy. Người mua phải thật chú ý để lựa chọn thuốc đúng không bị mua nhầm, hay mua phải thuốc kém chất lượng.

8, Chống chỉ định

Thuốc không dùng cho một số đối tượng sau:

  • Không dùng thuốc cho bất kì trường hợp nào quá mẫn hay có tiền sử quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Không sử dụng cho người bệnh suy gan, suy thận nặng.
  • Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh.

9, Tác dụng phụ của Thuốc Aibezym

Khi sử dụng thuốc Aibezym có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:

Khi bắt đầu dùng thuốc có gặp hiện tượng sinh hơi ở ruột, sau đó giảm dần và hết.

Đối với hệ tiêu hóa: cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn, miệng có kim loại.

Khi dùng có bất kỳ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay với bác sĩ.

10, Lưu ý khi sử dụng

  • Dùng thuốc sau 2 ngày mà vẫn còn tiêu chảy, hoặc tiêu chảy nặng hơn không giảm thì cần khám lại với bác sĩ ngay.
  • Trường hợp người bệnh có sốt cao, không được tự ý dùng thuốc cần phải khám bác sĩ và chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Hình ảnh mặt trước của hộp thuốc Aibezym
Hình ảnh mặt trước của hộp thuốc Aibezym

11, Dược động học

  • Thuốc hấp thu qua đường uống, sinh khả dụng gần như hoàn toàn.
  • Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

12, Tương tác thuốc

Thuốc Aibezym khi dùng phối hợp với một số thuốc có thể ra tương tác thuốc:

  • Không dùng phối hợp thuốc với kháng sinh tetracycline.
  • Trong quá trình dùng thuốc không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, nước có gas, nước tăng lực..
  • Tránh sử dụng thuốc cùng với thức ăn.

13, Xử trí quá liều, quên liều

Quá liều:

  • Biểu hiện ngộ độc Kẽm khi dùng liều cao >40mg/ ngày có thể biểu hiện nôn mửa, sốt, suy hô hấp.
  • Biểu hiện khi dùng liều cao kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy giảm chức năng miễn dịch, biểu hiện hạ huyết áp: chóng mặt, buồn nôn, nôn, viêm loét dạ dày, vàng da…

Xử trí: Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất, hoặc liên hệ với trung tâm cấp cứu 115 để được xử trí kịp thời.

Quên liều: Bổ sung liều quên ngay sau khi nhớ. Nếu liều quên gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên, uống liều tiếp theo như bình thường. Lưu ý không được phép gộp 2 liều là một để uống bù cho liều đã quên, như vậy lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng quá liều. Việc điều trị quên liều không nguy hiểm bằng việc dùng thuốc dẫn đến quá liều.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây