Sữa mẹ: 10 bí mật cha mẹ cần biết [BÁC SĨ TƯ VẤN]

Đánh giá post

Nhóm tác giả thực hiện bài viết Những điều cần biết về sữa mẹ:

  • Trương ban dự án: Tiến sĩ Lê Ngọc Liễu.
  • Hiệu đính: Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thục Phương, Tiến sĩ Trịnh Thuỵ Khanh, Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo, BS Trần Lê Kim Ngọc, BS Trần Phương Thảo, BS Phạm Hoàng.
  • Biên dịch: Thạc sĩ Lê Thị Thanh Vân, cùng các bác sĩ Lê Thị Thanh Long, Trần Lê Kim Ngân, Phạm Duy An, Nguyễn Thị Liên Phương, Trần Ái Phúc Nguyễn, Hồ Thị Minh Phương.
  • Biên tập – thiết kế: Huỳnh Trường Giang, Hoàng Thị Mỹ Hạnh.

1. Cơ thể bạn sản sinh sữa mẹ, nguồn thức ăn tự nhiên hoàn hảo, cho trẻ như thế nào?

1.1. Quá trình bắt đầu khi mang thai

Nếu bạn đang mang thai, bạn đã có thể nhận thấy những thay đổi lớn về ngực của mình. Những biến đổi thể chất như ngực căng lên, núm và vùng da xung quanh núm vú bị sẫm màu, có thể là một vài dấu hiệu đầu tiên nhận biết bạn đã mang thai.

mang thai

Các chuyên gia từng tin rằng sự thay đổi màu của quầng vú là để hỗ trợ trực quan cho trẻ sơ sinh, nhưng không có bằng chứng nào về sự hỗ trợ này. Jan Barger, chuyên gia tư vấn thâm niên cho trẻ bú mẹ, chỉ ra rằng nếu bạn quan sát sẽ thấy các em bé tìm được vú mẹ ngay sau khi chào đời với đôi mắt thường nhắm chặt.

Một tín hiệu cho thấy ngực của bạn đang sẵn sàng cho con bú là vùng da nổi lên xung quanh quầng vú của bạn lớn hơn và dễ nhận thấy hơn, thường là trong 3 tháng đầu. Những vùng da nổi lên này được gọi là tuyến Montgomery hoặc sần Montgomery. Dầu từ đó tiết ra bôi trơn núm vú của bạn và giúp ngăn ngừa khô, nứt và nhiễm trùng khi bạn cho con bú.

1.2. Điều gì xảy ra bên trong ngực bạn ở giai đoạn thai kỳ

Có lẽ điều đáng lưu ý hơn những chuyển biến bề ngoài này là những thay đổi sâu rộng đang diễn ra bên trong ngực của bạn. Nhau thai phát triển kích thích việc giải phóng các hormone estrogen và progesterone, do đó kích thích các hệ thống sinh học phức tạp để sản sinh sữa.

Trước khi mang thai, cấu tạo phần lớn bộ ngực của bạn là mô hỗ trợ, các tuyến sữa và lớp mỡ bảo vệ. Số lượng mô mỡ của mỗi người phụ nữ khác nhau, đó là lý do tại sao có nhiều kích cỡ và hình dạng ngực khác nhau.

Việc bộ ngực căng lên khi mang thai đã chuẩn bị từ lúc bé còn là bào thai 6 tuần tuổi và vẫn nằm trong tử cung của mẹ. Bởi khi bé được sinh ra, các ống dẫn sữa chính (duct) – một mạng lưới để vận chuyển sữa trong ngực bạn – đã được hình thành.

Tuyến sữa của bạn ở yên cho đến tuổi dậy thì, lúc này một cơn lũ estrogen tác động khiến chúng phát triển và lớn dần lên. Trong thời gian mang thai, những tuyến đó càng phát triển mạnh hơn.

Đến khi bé được sinh ra, mô tuyến của bạn sẽ mở rộng đáng kể, bộ ngực của bạn lớn hơn bao giờ hết. Mỗi bên ngực có thể nặng hơn 1,5 pound (680 gram).

Ẩn mình giữa những tế bào mỡ và mô tuyến là các ống dẫn sữa chính (duct), một mạng lưới phức tạp với nhiều kênh dẫn truyền sữa. Hormone thai kỳ khiến cho các ống dẫn sữa này tăng về số lượng và kích cỡ.

Các ống dẫn sữa chính (duct) sẽ phân nhánh vào các kênh nhỏ hơn gần lồng ngực, các kênh nhỏ này được gọi là ống nhánh (ductule). Ở cuối mỗi ống nhánh là một chùm túi nhỏ giống như chùm nho, mỗi túi nhỏ gọi là phế nang. Mỗi chùm phế nang được gọi là một tiểu thùy (lobule); một chùm tiểu thùy thì được gọi là thùy (lobe). Mỗi ngực có chứa từ 15 đến 20 thùy, mỗi ống chính sẽ kết nối với một thùy.

tuyến sữa

Được thúc đẩy bởi các hormone prolactin, các phế nang nhận được protein, đường và chất béo từ nguồn cung cấp máu và sản sinh sữa mẹ. Một mạng lưới các tế bào xung quanh các phế nang bóp ép các tuyến bên trong và đẩy sữa từ các tuyến đi vào ống nhánh, rồi dẫn sữa đến ống chính có kích thước lớn hơn. (Bạn có thể tưởng tượng 15-20 ống dẫn sữa chính như những ống hút đơn lẻ, một vài số trong đó hợp nhất lại, do đó chỉ khoảng 8 hay 9 ống dẫn tới đầu núm vú của bạn cung cấp sữa cho em bé).

Hệ thống ống dẫn sữa của bạn đôi khi phát triển hoàn toàn trong quý thứ hai của thai kỳ, vì vậy bạn có thể sản sinh sữa cho con ngay cả khi bạn sinh non.

1.3. Quá trình sản sinh sữa sau khi em bé được sinh ra

Bạn sẽ bắt đầu có đủ sữa cung cấp cho bé trong vòng 48 đến 96 giờ sau sinh. Bà mẹ sinh con lần thứ hai sữa sẽ ra sớm hơn so với lần đầu sinh con.

Khi bạn cắt bỏ nhau thai, mức estrogen và progesterone trong cơ thể bạn đột ngột giảm xuống. Đồng thời, mức prolactin tăng lên. Hormone tuyến yên này báo hiệu cho cơ thể và cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều sữa để nuôi dưỡng bé. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy prolactin cũng có thể làm cho bạn cảm nhận “tình mẫu tử”, đó là lý do tại sao một số chuyên gia gọi đó là hormone làm mẹ.

Khi cơ thể bạn chuẩn bị sẵn sàng cho con bú, nó bơm máu thêm vào các phế nang, làm cho ngực bạn săn chắc và đầy. Mạch máu căng ra và các mô vú cương lên thêm, kết hợp với sữa nhiều, có thể làm cho ngực của bạn tạm thời đau nhức và căng sữa, nhưng việc cho con bú thường xuyên trong vài ngày đầu sẽ giúp làm giảm bớt sự khó chịu.

1.4. Đầu tiên là sữa non

Trong những ngày đầu cho con bú, em bé của bạn sẽ được tận hưởng một dòng sữa giàu protein, chất béo thấp gọi là sữa non. Một vài giọt sữa đặc, màu vàng này có thể đã rỉ ra trong những tuần cuối cùng của thai kỳ. Với một số phụ nữ, thậm chí còn sớm hơn, trong quý thứ hai của thai kỳ.

Đây là “dòng sữa đầu tiên” được sinh ra khi các tế bào ở trung tâm của các phế nang hòa tan và chảy qua các ống dẫn sữa tới núm vú. Chất lỏng dễ tiêu hóa này có đầy đủ các kháng thể độc nhất có thể chống lại bệnh tật gọi là globulin miễn dịch nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch của bé.

1.5. Sữa truyền từ mẹ đến em bé như thế nào

Khi em bé bú sữa, sữa phải được “chảy xuống” hay tiết ra từ phế nang bên trong. Nó diễn ra như thế này: Khi bé hút núm vú của bạn, bé sẽ kích thích tuyến yên giải phóng oxytocin (cũng như prolactin) vào máu của bạn. (Điều tương tự cũng có thể xảy ra khi bạn nghĩ về việc cho bé bú hoặc nghe con khóc). Khi sữa trong ngực đã đủ, oxytocin tác động khiến các tế bào xung quanh các phế nang đã chứa đầy sữa co lại và siết chặt.

Sự co lại và siết chặt này làm sữa thoát khỏi phế nang và đi vào ống dẫn. Khi bé bú, sự kết hợp của việc nén núm vú và quầng vú cộng với áp suất âm (giống chân không) mà bé tạo ra khi hút núm vú, rồi thêm vào sự dồn chảy sữa bên trong do phản xạ “chảy xuống” – tất cả cả yếu tố này dẫn tới sự phân phối sữa trực tiếp tới miệng bé.

Trong những ngày đầu tiên cho con bú, bạn có thể cảm thấy đau trong dạ con của bạn khi em bé mút. Thường thấy khó chịu nhẹ, điều này có nghĩa rằng oxytocin đang giúp tử cung co trở lại kích thước trước khi mang thai. (Hormone này cũng gây ra sự co bóp tử cung trong thời gian sinh nở.)

Bạn có thể cảm thấy thanh thản, hài lòng và vui vẻ khi bạn cho con bú. Không sai khi một số người gọi oxytocin các hormone của tình yêu! Bạn cũng có thể cảm thấy buồn ngủ và khát. Đây là những dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang kích thích vú một cách thích hợp.

Khi dòng sữa của bạn nhiều lên, sự co lại của các phế nang đang chứa đầy sữa có thể tạo ra cảm giác như kiến bò, đau buốt, rát hoặc đau nhói ở ngực. Sữa của bạn có thể nhỏ giọt hoặc thậm chí phun ra. (Nếu điều này xảy ra ở thời điểm không thích hợp, hãy thử đặt cánh tay của bạn ở phía trước ngực của bạn, áp dụng áp lực nhẹ nhàng để ngăn chặn dòng chảy.)

Một cách tự nhiên, càng cho bé bú thường xuyên, cơ thể bạn càng sản sinh nhiều sữa hơn. Đây là một quá trình tuyệt vời, giống như việc mang thai đã tạo ra em bé trong vòng tay của bạn.

2. Trong sữa mẹ có gì?

Những chất có trong sữa mẹ tùy thuộc vào thời điểm tạo sữa và đối tượng sử dụng. Một trong những đặc điểm tuyệt vời của sữa mẹ là cách nó thay đổi để đáp ứng nhu cầu của em bé khi chúng lớn lên. Sữa người mẹ tạo ra cho bé sinh thiếu tháng sẽ khác so với bé tròn tháng, và cũng sẽ khác với sữa cho trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tất cả sữa mẹ đều chứa chính xác những chất dinh dưỡng và chất bảo vệ cần thiết nhất cho mỗi em bé ở mọi độ tuổi.

thành phần sữa mẹ
Hình ảnh: thành phần sữa mẹ.

Sữa non (colostrum) là sữa màu vàng nhạt được tạo ra đầu tiên sau khi sinh. (Bạn có thể nhận thấy những giọt sữa non ở đầu vú vào tuần cuối của thai kỳ). Sữa non có chứa nhiều chất kháng thể đến nỗi người ta gọi nó là chất miễn dịch đầu tiên của em bé. Chất này giàu protein, khoáng chất, muối, vitamin A, nitơ, tế bào bạch cầu, một số loại kháng thể và chứa ít chất béo và đường hơn sữa già. Sữa non cũng có một ít tác dụng nhuận tràng và giúp những đứa trẻ sơ sinh thải đi phân non (tích lũy trước khi sinh) ra khỏi đường ruột và vì vậy làm giảm nguy cơ vàng da. Sữa non ra ít và lâu hết. Bạn có thể không cảm thấy mình tạo ra được nhiều sữa non nhưng mỗi giọt lại chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và bảo vệ.

Sữa già sẽ được tạo trong khoảng 2-4 ngày sau khi sinh tùy thuộc vào tần suất cho bú trong những giờ, những ngày đầu tiên sau khi sinh, và với số lượng lớn hơn nhiều so với sữa non. (Lúc đầu các bà mẹ thường tạo ra rất nhiều sữa cho tới khi nhu cầu của bé và tần suất cho bú cân đối lượng sữa tạo ra và lượng sữa cần). Sữa già chứa nước, chất béo, đường, protein, vitamin và khoáng chất, axit amin, enzyme và bạch cầu. Trong quá trình cho bú, sữa mẹ chuyển từ sữa đầu cữ bú – chứa nhiều nước và lactose sang sữa cuối cữ bú – giàu chất béo và calo. Sau vài tuần cho bú, sữa của bạn sẽ chứa ít bạch cầu hơn và nhiều enzyme kháng khuẩn, lysozyme hơn; chỉ cần việc cho bú tiếp tục, hàm lượng của những chất này sẽ được giữ ở mức cao. Lượng sữa bạn tạo ra tăng cùng với cân nặng và mức độ thèm bú của bé cho tới khi thực phẩm rắn trở thành một phần trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.

Sữa mẹ chứa hơn 200 thành phần có lợi đã được biết đến và luôn luôn có những nguyên tố mới được phát hiện. Ví dụ, những nhà nghiên cứu cho rằng một axit béo được phát hiện gần đây trong sữa mẹ giúp phát triển não và võng mạc và thậm chí có thể tăng cường phát triển nhận thức. Nhiều thành phần trong sữa mẹ, bao gồm cả bạch cầu chống nhiễm trùng, là không thể sản xuất được.

3. Khi bé bắt đầu ăn dặm thì lượng sữa mẹ bé cần cho một ngày là bao nhiêu?

Không thể biết chính xác lượng sữa mà bé cần (vì nó phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ và lượng calo mà trẻ tiêu thụ). Nhưng hầu hết các bé sẽ vẫn bú được sáu hay nhiều lần hơn trong một ngày 24 giờ ngay cả sau khi bắt đầu ăn dặm. Một số trong những bữa ăn của bé là đồ ăn nhẹ, một số khác là cữ bú thoải mái và một số khác sẽ là bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều quan trọng là quan sát các dấu hiệu của bé và cho bé bú bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đòi bú.

Không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Viện hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và bạn nên chờ đến khi trẻ được 6 tháng tuổi mới tập cho bé ăn dặm. Từ 6 tháng tuổi đến một tuổi, sữa mẹ vẫn là thức ăn quan trọng nhất trong chế độ ăn uống của bé, vì vậy điều quan trọng là giữ cho sữa của bạn vẫn đủ cung cấp. Cách tốt nhất là để cho trẻ bú trước khi cho ăn dặm.

Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ dễ ăn thức ăn rắn hơn, lượng sữa mẹ mà bé cần sẽ ít hơn. Có thể có những ngày bé của bạn dường như không muốn ăn quá nhiều nhưng sẽ bú sữa mẹ rất nhiều, và những ngày khác bé lại muốn ăn cả ngày và dường như không quan tâm đến việc bú. Do đó thực sự không có một lượng cố định mà bé cần bú trong thời gian 24 giờ.

4. Sữa mẹ có thể giữ tươi trong bao âu?

Điều đó phụ thuộc vào cách thức và nơi lưu trữ. Trong hầu hết các điều kiện, sữa mẹ còn tươi mới ở nhiệt độ phòng (60 đến 85 độ F, khoảng 15 đến 29oC) trong vòng từ 3 đến 4 giờ. Nhưng đối với sữa đã vắt ra có ít vi khuẩn có thể giữ được 6 đến 8 giờ nếu nhiệt độ phòng vẫn ở mức mát. Bạn có thể bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh trong vòng 3 đến 5 ngày và khi lạnh đông sữa mẹ thậm chí sẽ để được lâu hơn nữa. Sữa mẹ sau khi đã rã đông sẽ có thể giữ trong tủ lạnh 24 giờ (nhưng không được tái đông lạnh nữa). Nếu bạn đang đi du lịch, bạn có thể trữ sữa mẹ trong thiết bị cách nhiệt giữ lạnh bằng các túi đá lên đến 24 giờ.

Theo trung tâm Kiểm Soát Bệnh của Mỹ (CDC), những biến số trong quá trình bảo quản sữa bao gồm loại tủ lạnh hoặc tủ đông bạn có và nơi bạn bảo quản sữa:

  • Sữa mẹ đông lạnh được giữ tươi mới khoảng 2 tuần trong tủ lạnh có 1 cửa chung cho cả ngăn đá và những ngăn mát.
  • Trong loại tủ lạnh có cửa riêng cho ngăn đá, sữa mẹ đông lạnh có thể giữ được trong khoảng 3 đến 6 tháng.
  • Và trong những tủ lạnh đông sâu, sữa đông lạnh có thể giữ được từ 6 đến 12 tháng. (Một tủ lạnh đông sâu sẽ giữ sữa được tươi lâu hơn vì nhìn chung bạn sẽ không mở nó thường như bạn hay thực hiện với tủ lạnh có 1 ngăn đá.)

Nhìn chung, CDC khuyến nghị nên để sữa mẹ ở sâu bên trong tủ đông hoặc tủ lạnh để giữ sữa được tươi lâu nhất có thể. Để giữ sữa vắt ra được tươi lâu hơn, hãy rửa tay trước khi bơm và đảm bảo rằng dụng cụ bơm và chai đựng được rửa sạch. Rửa những bộ phận của dụng cụ và chai trong máy rửa chén hoặc trong nước nóng có xà phòng đều tốt.

Ngoài ra, làm lạnh hoặc để sữa trong đá ngay sau khi bơm – nó sẽ hư nhanh hơn nếu bạn giữ ở nhiệt độ phòng. (Như sữa bò, sữa mẹ bị hư có mùi thiu và vị chua.)

5. Làm thế nào để biết con bạn có đang nhận đủ sữa mẹ hay không?

5.1. Làm thế nào để biết em bé bú đủ sữa mẹ?

Đây là một câu hỏi phổ biến đối với các bà mẹ mới cho con bú. Xét cho cùng, bạn muốn đảm bảo rằng con bạn nhận được tất cả các dưỡng chất bé cần và thực tế là bạn không biết con bạn bú bao nhiêu khi bạn đang cho con bú.

Mặc dù phần lớn các bà mẹ đều có thể tiết đủ sữa cho con bú, nhưng sẽ có những lúc con bạn không bú đủ sữa. Nếu tình trạng này không được giải quyết, thì bé có thể bị mất nước và chậm lớn, hai vấn đề này hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.

5.2. Dấu hiệu cho thấy con bạn bú đủ sữa mẹ

Bầu vú của bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi cho bú bởi vì bé đã bú hết sữa trong vú, vốn là nguyên nhân làm vú căng cứng.

Sau khi bú, bé của bạn có vẻ thoải mái và hài lòng.

Sau khi đạt được lại trọng lượng ban đầu sau sinh, bé vẫn tiếp tục tăng cân. (Hầu hết các bé bị mất từ 5 đến 9% trọng lượng lúc mới sinh và sau đó lấy lại nó trong khoảng 2 tuần tuổi).

Một hướng dẫn chung:

  • Trong tháng đầu tiên, bé sẽ tăng 5-10 ounce (140-480 gram) một tuần.
  • Trong tháng thứ 2 và thứ 3, bé tăng 5-8 ounce (140-225 gram) một tuần.
  • Trong tháng thứ 3 đến thứ 6, bé tăng từ 2,5- 4,5 ounce (70-130 gram) một tuần.
  • Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12, bé tăng 1-3 ounce (28-85 gram) một tuần.

Trong vài ngày đầu tiên, em bé chỉ có thể làm ướt tã 1 hoặc 2 lần một ngày vì bé đang bú sữa non. Sau khi mẹ xuống sữa, bé sẽ làm ướt tã vải 6 đến 8 lần một ngày, hoặc 5 đến 6 lần nếu dùng bỉm. (Vì bỉm có thể chứa nhiều chất lỏng hơn so với tã vải.)

Trong tháng đầu tiên, bé sẽ đi phân ít nhất 3 lần một ngày, từ màu vàng nhạt đến đậm hơn vào ngày thứ 5 sau khi sinh. Bé có thể đi phân ít hơn sau khi được một tháng tuổi. Thực tế là không hiếm thấy trường hợp các bé bú sữa mẹ thỉnh thoảng không đi phân trong ngày. Sau khi bé ăn dặm, thường khoảng 6 tháng tuổi, bé sẽ đi ngoài đều đặn hơn và đi ít nhất 1 lần 1 ngày.

5.3. Dấu hiệu nào cảnh báo rằng em bé có thể không bú đủ sữa mẹ?

Xem những dấu hiệu này nếu bạn đang lo lắng về lượng sữa của bé có đủ hay không:

  • Em bé liên tục bị giảm cân. Nếu em bé không bắt đầu khôi phục lại trọng lượng khi mới sinh sau 5 ngày, hoặc nếu sau thời điểm đó bé bắt đầu giảm cân thay vì tăng cân, hãy trao đổi ngay với bác sĩ.
  • Khi được hơn 5 ngày tuổi, bé làm ướt ít hơn 8 tã vải (hoặc 6 bỉm) trong 24 giờ.
  • Sau hơn 5 ngày đầu, phân bé ít và tối màu.
  • Nước tiểu của bé rất sẫm màu, như màu nước ép táo. (Nếu nước tiểu của bé nhạt hoặc trong tức là bé nhận được đủ nước, nếu nước tiểu đặc, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bé thiếu nước.)
  • Bé quấy khóc hay ngủ lịm đi trong nhiều giờ. Bé có thể buồn ngủ ngay khi bạn cho bé bú, nhưng quấy khóc khi bạn đặt bé xuống.
  • Việc cho bú luôn mất nhiều hơn một giờ, và bé có vẻ chưa thỏa mãn.
  • Bầu vú không thấy dễ chịu hơn sau khi cho bú.
  • Bạn ít nghe thấy bé nuốt trong khi bú. (Tuy nhiên, một số trẻ bú khá yên tĩnh, vì vậy nếu tất cả các dấu hiệu khác là tích cực thì bạn đừng lo lắng về vấn đề này!)

Nếu bạn lo ngại rằng con bạn không bú đủ sữa, đừng ngần ngại gọi cho b{c sĩ hoặc y tá hoặc chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này. Thông thường, các chuyên gia tư vấn sẽ quan sát cách bạn cho con bú và cho bạn những lời khuyên giá trị để bạn cho con bú thành công.

5.4. Em bé thường bú bao nhiêu lần một ngày?

Có một phạm vi dao động lớn về số lần bú giữa các bé. Một số bé thích bú suốt – không chỉ vì đói, mà còn vì để có cảm giác an toàn – trong khi những bé khác chỉ bú khi dạ dày chúng mách bảo.

Nhưng dưới đây là những điều đặc trưng sau 24 giờ đầu tiên, khi em bé thường buồn ngủ nên không thể bú lâu: Trong tháng đầu tiên, bé có thể muốn bú mỗi 2 đến 3 giờ, hoặc 8 tới 12 lần trong 24 giờ. Điều này có vẻ như rất nhiều – và làm cho bạn băn khoăn liệu bé có bú đủ sữa trong mỗi lần hay không – nhưng hãy nhớ rằng em bé mới sinh có một cái dạ dày nhỏ xíu và cần được làm đầy thường xuyên.

Bé có thể bú 8 đến 9 lần một ngày trong tháng thứ hai, 7 đến 8 lần một ngày trong tháng thứ ba, và sau đó bắt đầu bú thường xuyên hơn trong tháng thứ tư nhưng thời gian bú ngắn hơn bởi vì bé trở nên hiếu động và dễ xao nhãng.

Sau 4 tháng, bé sẽ bắt đầu giảm tần số bú một lần nữa. Đến 6 tháng tuổi, hầu như bé chỉ bú khoảng năm đến 6 lần trong 24 giờ. Và bé có thể duy trì ở mức này miễn là bạn vẫn tiếp tục cho bú.

5.5. Nếu vắt sữa ra bình cho bé bú thì cần bao nhiêu?

Nếu bạn vắt sữa cho bé bú, bạn có thể làm theo những hướng dẫn dưới đây để biết lượng sữa bé cần: Cho đến 1 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ cần 2,5-3 ounce (75-90 ml) sữa mẹ trong bình, cho bú khoảng 8 lần một ngày, tổng cộng 20 đến 24 ounce (600-710 ml) trong 24 giờ. Sau đó, lượng sữa mẹ trung bình cho đến khi 6 tháng tuổi là khoảng 26-28 ounce (650-830 ml) mỗi ngày, chia thành 6 đến 8 lần cho bú. Nếu bé bắt đầu ăn dặm sớm hơn 6 tháng, lượng sữa cho bé bú sẽ giảm.

Hãy nhớ rằng đây chỉ là những hướng dẫn chung – không có nghĩa là bạn phải cố gắng cho bé bú 28 ounce (830 ml) mỗi ngày nếu bé không muốn. (Tuy nhiên, nếu em bé của bạn được bú mẹ hoàn toàn, bé nên bú ít nhất là 25 ounce (740 ml) một ngày.)

Jan Barger, bác sĩ tư vấn về việc cho con bú khuyên rằng: “Đừng kìm bé lại nếu bé vẫn có vẻ đói, nhưng cũng đừng cố nhồi nhét cho bé do bạn nghĩ rằng bé phải bú hết một lượng sữa nhất định.”

Barger cho rằng việc cho bé bú bình (sữa bột hoặc sữa mẹ) rất dễ khiến bé bú quá nhiều. Trong khi một em bé bú mẹ có thể bú một cách thoải mái chỉ để nhận được một lượng sữa tối thiểu, hoặc vừa đủ để làm dịu cơn khát của mình, nhưng một em bé bú bình thường không dễ có lựa chọn đó. Barger nói mặc dù có thể bé chỉ muốn bú một ít sữa nhưng khi bú bình, bé thường sẽ phải bú nhiều hơn do tốc độ dòng chảy của bình nhanh và thực tế là bé rất khó để có thể ngừng bú.

Để giúp con bạn nhận được một lượng sữa vừa đủ, hãy cho bé bú từ từ và thỉnh thoảng ngừng lại một chút để bé có cơ hội cho bạn biết khi nào bé đã bú đủ. Trên thực tế, nếu bé có vẻ nuốt sữa một cách nhanh chóng, hãy giúp bé nghỉ ngơi bằng cách ngừng một chút mỗi 10 lần mút và cứ như vậy. Điều này đặc biệt quan trọng trong suốt 2 tháng đầu, cho đến khi bé học được cách tự giữ nhịp bú thích hợp.

Hầu hết các bé từ 7 đến 11 tháng tuổi cần ăn dặm 2 hoặc 3 lần một ngày, cộng với ít đồ ăn nhẹ, cùng với 4 hoặc 5 lần bú sữa mẹ một ngày. Thường cho trẻ sơ sinh giảm bú sữa mẹ khi tăng lượng thức ăn ăn dặm. Bạn có thể tìm đọc thêm bài viết “Ăn dặm và các vấn đề liên quan” của chúng tôi để biết thêm những thông tin về hướng dẫn, dinh dưỡng và thức ăn dành cho trẻ bắt đầu ăn dặm.

Khi được 1 tuổi, bé có thể chuyển sang uống sữa bò trong bình sữa hoặc bình tập uống (sippy cup). Hãy nhớ rằng dù sữa bò tốt cho bé, nhưng bạn không nên lạm dụng nó nếu không bạn sẽ làm giảm sự thèm ăn của bé đối với các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Trên thực tế, quá nhiều sữa bò có thể dẫn đến chứng thiếu máu do thiếu sắt. Chỉ nên dùng một lượng khoảng 16 – 24 ounce (470-710 ml) một ngày. Bạn có thể đọc thêm bài viết “Hướng dẫn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ” của chúng tôi để biết thêm về các loại sữa (sữa bò, sữa đậu nành, sữa gạo,…) và các loại đồ uống khác dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Và tất nhiên, bạn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ sau khi bé 1 tuổi nếu bạn và bé muốn. Mặc dù lúc này con bạn sẽ nhận được hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn, sữa mẹ vẫn cung cấp calo, các kháng thể có giá trị, vitamin và các enzyme.

6. Những tương tác với sữa mẹ

Một số chất có thể chuyển từ máu vào sữa mẹ. Điều này có ý nghĩa gì đối với nguồn sữa mẹ và trẻ sơ sinh?

tương tác với sữa mẹ

Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe của mẹ có thể giúp bé có bước khởi đầu tuyệt vời. Nhưng cũng quan trọng cần biết những thực phẩm, thuốc, thảo mộc và những chất khác trong chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự sản sinh sữa mẹ.

Nếu bạn lo lắng bất kỳ về sữa mẹ, hãy trao đổi với bác sỹ. Bạn cũng nên tìm hiểu về độ an toàn của thảo mộc, thuốc thông qua trang web Lactmed – một cơ sở dữ liệu được biên tập bởi Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ. Nó có phiên bản online và ứng dụng trên điện thoại. Trong phần viết này, bạn có thể thấy cách bạn ăn uống và tiêu hóa thức ăn có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào và các biện pháp phòng ngừa bạn có thể áp dụng.

6.1. Thực phẩm

Nói không với ớt vì sợ rằng em bé có thể có phản ứng? Trong khi một số bà mẹ có xu hướng tránh một số thực phẩm nhất định khi cho con bú, thực tế là thực phẩm hiếm khi gây ra vấn đề – bao gồm các loại đậu, các loại gia vị, cải bắp, cam quýt, và các chất gây dị ứng phổ biến. Tất nhiên, nếu em bé của bạn có vẻ rất nhăng nhít mỗi khi bạn ăn một món ăn nào đó, không có lý nào bạn không lại chú ý đến tín hiệu của bé. Nhưng đối với hầu hết các trường hợp, không nên quá vội vàng đổ lỗi cho chế độ ăn uống của bạn gây ra sự nhăng nhít của bé.

Các triệu chứng của dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm có thể bao gồm tiêu chảy, phát ban, nhăng nhít, xì hơi, liên tục nhổ nước bọt hoặc nôn, phân cứng, phân có máu hoặc dịch nhầy, chảy nước mũi, ho, hoặc nghẹt mũi. Trong trường hợp thực phẩm gây ra xì hơi và nhăng nhít ở trẻ (mặc dù hiếm gặp), hầu hết là do protein sữa. Bạn có thể thử cắt giảm tất cả các sản phẩm từ sữa (sữa, phô mai, sữa chua, bơ) trong vài tuần để xem bé có bớt hơn không.

Ăn lên đến 12 oz (340 g) các loại cá và hải sản mỗi tuần rất tốt cho bạn và em bé của bạn, nhưng tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, chẳng hạn như cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình. Cá ngừ trắng đóng hộp (canned light tuna) có hàm lượng thủy ngân thấp hơn loại cá ngừ albacore.

6.2. Dược phẩm

Mặc dù nhiều loại thuốc thì an toàn khi sử dụng lúc bạn đang cho con bú, hầu hết các thuốc sẽ đi vào sữa mẹ ở mức độ nào đó và thậm chí có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn. Để an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, thậm chí với cả thuốc không kê đơn.

6.3. Thảo mộc

Cũng như các loại thuốc dược phẩm, thảo dược có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như em bé của bạn. Không giống như thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn, thảo mộc không được quy định bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nên không đảm bảo tính an toàn, công dụng hay độ tinh khiết. Và rất ít thảo dược đã được nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của chúng đối với trẻ bú mẹ – vì vậy ngay cả các chuyên gia cũng không hoàn toàn chắc chắn liệu chúng có an toàn hay không.

Các loại thảo mộc chẳng hạn như là cỏ ba lá Hy Lạp (fenugreek) và củ hồi (fennel) đã được sử dụng qua hàng thế kỷ để tăng lượng sữa mẹ cung cấp, nhưng ít có nghiên cứu cho biết các loại thảo mộc này có hiệu quả như thế nào hoặc chúng ảnh hưởng như thế nào đến em bé.

Các loại thực phẩm/chế phẩm bổ sung từ cỏ ba lá Hy Lạp
Các loại thực phẩm/chế phẩm bổ sung từ cỏ ba lá Hy Lạp.

Và trong khi thảo mộc họ hoa cúc thường được coi là an toàn, nó thường được kết hợp với mao lương hoa vàng (goldenseal). Mao lương hoa vàng có thể gây độc với liều lượng vừa phải và các chuyên gia chưa hiểu rõ về ảnh hưởng của nó đến trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Hãy chọn cách an toàn và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thảo dược nào. Hầu hết các loại thảo mộc sử dụng để nấu ăn – chẳng hạn như tỏi, thì là (dill) và cây xô hương (sage) thì tốt đối với bữa ăn hằng ngày. Nhưng một số có thể gây ra vấn đề nếu bạn tiêu thụ chúng với hàm lượng lớn hoặc dạng cô đặc, chẳng hạn như trong thuốc hoặc trong các loại trà. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến một số tương tác có thể có giữa các loại thảo mộc này với các loại thảo mộc khác cũng như giữa các loại thảo mộc và các loại thuốc. Bạn có thể tham khảo ý kiến của thầy thuốc đông y có kiến thức về sự tiết sữa và mức độ an toàn khi sử dụng các loại thảo mộc trong thời kỳ cho con bú.

Nhiều chế phẩm thảo dược chứa rất ít hoặc không có các thành phần hoạt chất được tìm thấy trong các loại thảo dược. Vì vậy, điều quan trọng là nên mua các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa từ các nhà sản xuất uy tín.

Trái của cây chaste Trong khi loại thảo dược này từ lâu đã được sử dụng để thúc đẩy sự tiết sữa, nó có thể là không an toàn. Và một số nghiên cứu cho thấy rằng loại thảo dược này làm giảm hơn là làm tăng sự tiết sữa.
Tiểu hồi, Nha đam, Blue cohosh, Lá cây khoản đông, Cúc móng ngựa (petasite), Rễ cây đại hoàng (rhubarb), Trà mate tea, Trà gordolobo yerba, Vỏ và hạt cây hắc mai, Vỏ cây hắc mai (cascara sagrada), Cây kava, Cây xô hương, Cây skullcap, Cây nho gấu, Cây germander, Cây tầm gửi (mistletoe), Cây hoa chuông (comfrey), Cây tam thất (kim bất hoán), Cây rắn trắng Ấn Độ (snakeroot), Dầu cây sầu đâu, Dầu hạt cây carum (caraway oil), Dầu cây bạc hà cay (peppermint), Dầu cây bạc hà hăng (pennyroyal) Thomas Hale, giáo sư Nhi khoa tại Đại học Texas Tech và là tác giả của quyển sách Dược phẩm và Sữa mẹ, khuyên rằng nên tránh dùng các loại thảo mộc này trong khi cho con bú. Nó có thể gây cản trở việc tiết sữa và một số có thể gây hại cho em bé của bạn.

Bạn có thể tìm đọc thêm bài viết “Hướng dẫn dinh dưỡng cho mẹ trong thời kỳ cho con bú” của chúng tôi để biết thêm chi tiết về những ảnh hưởng tốt và xấu có thể có đối với sữa mẹ từ chế độ ăn uống của mẹ.

7. Khi bé bú sữa mẹ và bổ sung thêm sữa công thức

7.1. Liệu có ổn không bổ sung thêm sữa công thức cho bé bú sữa mẹ?

Có, hoàn toàn an toàn khi bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ bú sữa mẹ với sữa công thức. Một số bà mẹ quyết định bổ sung sữa công thức khi họ phải quay trở lại với công việc. Họ có thể gặp khó khăn trong việc cho bé bú mẹ thường xuyên, nhưng họ cũng không muốn đứa bé từ bỏ bú sữa mẹ hoàn toàn.

Cần nguồn sữa bổ sung khác là bởi vì con của họ không nhận được đủ sữa mẹ để phát triển hợp lý. Và nhiều bà mẹ dùng sữa công thức đơn giản là vì họ muốn thỉnh thoảng có được tự do bằng cách nhờ một thành viên trong gia đình hoặc người giữ trẻ cho bé bú bình. Dù lý do dùng sữa công thức của bạn là gì đi nữa, hãy nhớ rằng bất kể lượng sữa mẹ mà bạn cho bé bú là bao nhiêu thì cũng luôn luôn tốt hơn so với việc hoàn toàn không dùng sữa mẹ, vì vậy bạn càng cho con bú sữa mẹ lâu chừng nào thì tốt chừng nấy – ngay cả khi chỉ bú sữa mẹ 1 hoặc 2 lần trong một ngày. Mặc dù sữa công thức cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của con bạn, nhưng nó thiếu các yếu tố miễn dịch chỉ có duy nhất ở sữa mẹ có thể bảo vệ em bé của bạn khỏi một số bệnh.

7.2. Cho bé bổ sung sữa công thức có ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ hay không?

Nguồn cung cấp sữa mẹ phụ thuộc vào nhu cầu của bé, vì vậy nếu bạn ít thường xuyên cho bé bú, ngực của bạn sẽ tiết ra ít sữa hơn. Nếu bạn bổ sung sữa công thức một hoặc hai bình một tuần thì sẽ ảnh hưởng rất ít tới nguồn sữa của bạn. Nhưng nếu bạn bắt đầu sử dụng sữa công thức thường xuyên hơn, thậm chí chỉ 1 lần mỗi ngày, nguồn sữa của bạn sẽ giảm đi (ít nhất là cho đến khi bạn khôi phục lại việc cho bú sữa mẹ thường xuyên trở lại).

Bạn cũng có thể vắt sữa khi bạn đang cho con bú sữa công thức để dự trữ sữa mẹ bằng cách đông lạnh và sử dụng sau này. Điều này cũng sẽ giúp giữ cho nguồn sữa của bạn hoạt động tốt, ngay cả khi bạn đang thường xuyên cho bé bú bình với sữa công thức hoặc sữa mẹ.

7.3. Khi nào thì tôi có thể bắt đầu bổ sung sữa công thức cho bé?

Nếu em bé của bạn chỉ mới sinh, bạn nên chờ cho đến khi bé đạt ít nhất một tháng tuổi trước khi bạn cho bé bú sữa công thức. Những chuyên gia tư vấn cho con bú khuyên bạn nên chờ đợi một tháng này để cho phép thói quen thường xuyên cho con bú và nguồn sữa của bạn được thiết lập tốt, nhờ đó việc thỉnh thoảng cho bú bình với sữa công thức sau đó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến nguồn sữa và thói quen bú sữa mẹ của bé. Ở tháng tuổi này, hầu hết các em bé không hoàn toàn kháng cự lại việc bú thử sữa bằng bình hoặc thử một nguồn sữa mới. Nếu em bé của bạn hơn một tháng tuổi, bạn có thể cho bé bú sữa công thức bất cứ lúc nào.

7.4. Cách tốt nhất để tập cho bé bú bình?

Thật không may là không có cách nào hoàn hảo cả và phản ứng phổ biến là trẻ sẽ từ chối bú bình ở lần đầu tiên. Nhưng đừng bỏ cuộc quá dễ – có thể mất hơn một vài lần thử cho tới khi bé bú bình được.

Một số bé bú bình rất dễ dàng, nếu chúng đang đói, chúng sẽ nhận bất cứ thứ gì bạn cung cấp cho chúng. Những bé khác thì có thể từ chối bú bình vài lần đầu tiên, đặc biệt nếu bạn là người đưa bình cho bé bú. Đó là bởi vì bé của bạn có thể ngửi thấy mùi của bạn và muốn bú mẹ hơn vì cảm thấy nó ngọt ngào hơn. Nếu em bé của bạn đã quen với việc bú sữa mẹ bằng bình, quá trình chuyển đổi sang bú sữa công thức có thể dễ dàng hơn một chút, mặc dù em bé vẫn có thể từ chối nó. Để việc chuyển đổi này dễ dàng hơn, hãy để chồng bạn hoặc người giúp việc cho bé bú vài bình đầu tiên. Bạn cũng có thể thử cho bé bú khi bé đang đói hơn là lúc bé đã no đủ thoải mái.

7.5. Tôi có thể trộn sữa mẹ và sữa công thức không?

Các chuyên gia tư vấn cho con bú nói rằng tốt hơn là không nên trộn sữa mẹ với sữa công thức bởi vì bạn có thể lãng phí nguồn sữa mẹ nếu bé không chịu bú hết bình. Thay vào đó, hãy cho bé bú bình với sữa mẹ đã vắt sẵn trước, sau đó nếu bé vẫn có vẻ đói, hãy cho bé bú thêm sữa công thức.

7.6. Bổ sung sữa công thức sẽ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Nếu bạn bắt đầu bổ sung sữa công thức thường xuyên, em bé của bạn có thể bắt đầu không muốn bú sữa mẹ nữa. Bú bình sẽ nhanh hơn so với bú mẹ, do đó nếu em bé của bạn là một đứa trẻ háu ăn, bé có thể thích bú bình hơn.

Bạn cũng có thể nhận thấy rằng em bé của bạn có thể đi lâu hơn một chút sau mỗi lần bú sữa công thức. Đó là do bé không tiêu hóa sữa công thức một cách nhanh chóng như khi chúng tiêu hóa sữa mẹ, do đó chúng có thể cảm thấy no lâu hơn. Phân của bé sẽ khác biệt rõ rệt khi bé bắt đầu uống sữa công thức. Phân sẽ rắn hơn so với khi bé chỉ bú sữa mẹ, có cấu trúc tương tự bơ đậu phộng. Chúng sẽ có màu sậm hơn hoặc nâu, có mùi mạnh hơn và có lẽ bé sẽ đi ngoài ít thường xuyên hơn khi bé chỉ bú sữa mẹ. Nếu bé nôn mửa hoặc phân của bé có vết máu sau khi bạn cho bé dùng sữa công thức, hãy gọi điện hỏi bác sĩ của bé. Đây là một dấu hiệu cho thấy bé không dung nạp sữa. Bạn có thể tìm đọc thêm bài viết “Sữa công thức và các vấn đề liên quan” của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

8. Nguồn sữa mẹ thấp

8.1 Thế nào là nguồn cung sữa thấp?

Hầu hết các bà mẹ đều trải qua giai đoạn tự hỏi liệu lượng sữa của mình có đủ hay không, đặc biệt khi họ bắt đầu cho con bú.

cho con bú

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng sữa của họ ít nhưng thật ra không phải vậy. Điều này có thể xảy ra khi bạn mất cảm giác căng ở bầu sữa hoặc khi sữa ngừng rỉ khỏi đầu vú. Tuy nhiên đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã điều chỉnh theo nhu cầu của con bạn. Một em bé ở giai đoạn tăng trưởng bứt phá cần nhiều sữa hơn bình thường và việc bé bú thường xuyên hơn sẽ làm cho ngực bạn bớt căng hơn trước.

Trong hầu hết trường hợp, kể cả bé đang bú nhiều sữa hơn hoặc là nguồn sữa mẹ đang ít đi đều có thể được sửa chữa lại cho đúng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nguồn cung sữa thấp có thể khiến bé có nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, việc kiểm tra là hết sức quan trọng.

8.2. Nguyên nhân nào làm cho nguồn cung sữa thấp

Nguồn sữa mẹ có thể tạm thời giảm đi nếu người mẹ không cho con bú thường xuyên vì đang bị đau đầu vú, hoặc bạn thờ ơ với việc cho con bú hoặc kỹ thuật cho bú không đúng. Những loại thuốc chữa bệnh hoặc thuốc ngừa thai có chứa estrogen cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa. Đối với một số phụ nữ, những điều kiện thể chất và sinh học như rối loạn hóc môn hoặc phẫu thuật ngực cũng làm nguồn sữa của họ ít đi.

Mặc dù vậy, đối với hầu hết phụ nữ, vấn đề thật sự không nằm ở việc tạo sữa mà ở việc làm thế nào để bé bú được sữa. Họ tạo ra rất nhiều sữa nhưng vì một vài lý do như kỹ thuật cho bú không đúng mà con họ không được cung cấp đủ sữa.

8.3. Làm sao biết được con tôi có đủ sữa không?

Sau đây là một vài cách bạn có thể nhận biết:

  • Con bạn thường tăng khoảng 1 oz (khoảng 28 g) mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên và sẽ tăng khoảng nửa oz (14 g) từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 (những đứa trẻ mới sinh thường giảm một ít trọng lượng vào những ngày đầu tiên trước khi tăng cân trở lại). Con bạn sẽ trở về cân nặng bình thường sau 10 đến 14 ngày sau khi sinh. Tăng cân là một bằng chứng tốt nhất cho thấy con bạn bú đủ sữa.
  • Trong tháng đầu tiên, con bạn đi đại tiện ít nhất 3 lần trong 1 ngày và phân có màu vàng xanh vào ngày thứ 5 sau khi sinh. Sau tháng đầu tiên, tần suất đi đại tiện sẽ ít hơn. Một số em bé thậm chí một hai ngày mới đại tiện.
  • Con bạn bú thường xuyên (mỗi hai đến ba giờ) ít nhất 8 lần trong ngày.
  • Bạn nghe thấy con bạn nuốt và thỉnh thoảng thấy sữa ở khóe miệng bé.
  • Con bạn khỏe khoắn và năng động.
  • Con bạn làm ướt 7 đến 8 miếng tã vải mỗi ngày, hoặc 5 đến 6 miếng tã loại dùng một lần. Tã dùng một lần thấm hút rất nhanh và khó nhận biết khi bị ướt. Nếu bạn không chắc, hãy so sánh trọng lượng của tã đó với tã khô. Tã ướt sẽ nặng hơn một chút. (Lưu ý: chỉ yếu tố tã ướt không đủ để khẳng định liệu con bạn có bú đủ sữa không: một em bé thiếu nước vẫn có thể làm ướt tã. Phân và sự tăng cân là những dấu hiệu tốt nhất cho thấy con bạn như thế nào).

8.4. Làm cách nào để tăng nguồn cung sữa?

Nếu bạn không tạo ra được nhiều sữa như bạn (và con bạn) mong muốn, hãy thử những cách sau:

  • Gặp bác sĩ chuyên gia trong lĩnh vực cho con bú. Họ sẽ xem xét con bạn và cho những lời khuyên để tăng nguồn cung sữa.
  • Cho bé bú thường xuyên, việc cho con bú thường xuyên sẽ kích thích cơ thể bạn tạo ra nhiều sữa hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn cho bú đều cả hai ngực.
  • Tạo tư thế cho bú thoải mái nhất có thể. Chuyên gia trong lĩnh vực cho con bú có thể tư vấn để bạn có được tư thế cho bú phù hợp.
  • Khi con bạn đang bú và nuốt chậm lại, hãy dùng sức ép vào ngực để làm tăng lượng sữa cho bé và làm cạn bầu sữa. Khi dòng sữa dường như đã cạn kiệt thậm chí khi bạn đã tạo sức ép thì bạn hãy đổi bên và lặp lại các thao tác trên. Duy trì việc chuyển đổi qua lại giữa các bên ngực cho đến khi con bạn no và dừng bú.

* Kích thích cơ thể tạo ra nhiều sữa hơn bằng việc thêm công đoạn hút sữa giữa các lần cho con bú. Dự trữ sữa bạn hút được cho bé dùng vào những lần cho bú tiếp theo nếu cần, cho đến khi nguồn sữa của bạn tăng lên.

* Đừng bổ sung vào chế độ ăn của bé bất kỳ loại thực phẩm rắn nào hoặc sữa công thức trừ khi bạn và bác sĩ quyết định rằng con bạn cần thêm những dưỡng chất bổ sung vì lý do sức khỏe đặc biệt của bé.

* Tránh sử dụng núm vú giả. Thay vào đó hãy khuyến khích bé thấy thoải mái với vú mẹ – việc bé bú sẽ kích thích việc tạo sữa của bạn.

  • Một em bé đang buồn ngủ cần được đánh thức và khuyến khích bú nhiều hơn (nhờ vậy kích thích tuyến sữa của bạn tạo ra nhiều sữa hơn). Để giữ cho bé thức và thích thú, hãy cố gắng đổi bên thường xuyên, thay đổi tư thế và thậm chí không mặc đồ cho bé. Một số bà mẹ chơi đùa với chân em bé trong thời gian bé bú để giúp bé thức.
  • Những bà mẹ nhận thấy sữa của mình thật sự ít thì có thể cần kiểm tra tuyến giáp. Nội tiết tố ở tuyến giáp thấp được biết là nguyên nhân làm giảm nguồn cung sữa.
  • Nếu bạn không chắc là con mình đang bú tốt hoặc vẫn lo ngại về lượng sữa của mình, hãy gọi cho bác sĩ chuyên khoa về việc cho con bú để được hỗ trợ.
  • Cân nhắc về những loại thảo mộc tốt cho việc tạo sữa (được gọi là galactogogues). Bạn sẽ cần kiểm tra với những nhà nghiên cứu thảo mộc có tiếng hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe về sự an toàn của một số loại thảo mộc đặc thù trong giai đoạn cho bú.
  • Nếu bạn đã thử những phương thức này nhưng vẫn không hiệu quả; bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn có thể đề nghị uống thuốc để làm tăng lượng sữa và theo dõi chặt chẽ tình trạng, sự tiến triển khi bạn đang điều trị.

8.5. Thiếu sữa sẽ ảnh hưởng thế nào đến bé?

Nếu con bạn thường xuyên bị thiếu sữa, bé có thể khó tăng cân vì tình trạng này hạn chế sự phát triển trí tuệ và thể chất của bé. Hãy gọi cho bác sĩ và lên lịch kiểm tra ngay nếu con bạn không tăng cân hoặc đang giảm cân nặng. Những kỹ thuật cho bú cải tiến có thể hỗ trợ nhưng một số trường hợp chậm tăng cân còn là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

9. Một vài cách dân gian làm tăng nguồn sữa mẹ

9.1. Cỏ ba lá Hy Lạp (fenugreek) có thể tăng nguồn cung cấp sữa mẹ?

Đúng vậy.

Phụ nữ đã sử dụng gia vị cỏ Hy Lạp này từ thời cổ đại ở Trung Đông, Bắc Phi và Ấn Độ để kích thích tiết sữa. Nghiên cứu cho thấy loài thảo mộc này có thể làm tăng lượng sữa tiết ra lên 900%, mặc dù không ai biết chính xác là như thế nào. Dầu chứa trong hạt của cây được tin là giữ vai trò thúc đẩy nguồn cung cấp sữa.

Kathleen Huggins, nhà tư vấn về vấn đề cho con bú ở Hoa Kỳ cho biết, tại phòng khám của bà ấy ở San Luis Obispo, California, bà đã khuyên những người phụ nữ không có đủ sữa nên dùng cỏ Hy Lạp này. Gần như tất cả các bà mẹ đều nói rằng lượng sữa của họ đã tăng lên trong vòng 24 đến 72 giờ sau khi dùng loại thảo dược này. Hầu hết họ đều nhận thấy rằng họ có thể ngừng sử dụng các loại thảo dược khi lượng sữa đã tăng lên miễn là họ chắc chắn rằng cả hai vú đã hoàn toàn hết sữa sau mỗi 2-3 giờ. Cỏ Hy Lạp sẽ không cải thiện sự tiết sữa thấp khi vú không thật sự hết sữa.

Bạn có thể mua các viên nang có chứa hạt cỏ Hy Lạp tại hầu hết các cửa hàng sức khỏe. Viên nang của những thương hiệu nói chung thường chứa 580 hoặc 610 mg thảo dược trong mỗi viên. Một lọ một trăm viên có giá khoảng 7-8 USD ở Hoa Kỳ. Mặc dù một vài nhãn hiệu khuyên bạn nên uống ba lần, mỗi lần một viên mỗi ngày, nhưng liều lượng này là quá thấp để cải thiện việc tiết sữa. Tại phòng khám của bà Kathleen Huggins, bác sĩ khuyên nên uống hai hoặc ba viên ba lần mỗi ngày. Bạn có thể uống trà cỏ Hy Lạp, nhưng nó có một vị đắng khó chịu và không thật sự có hiệu quả như dùng thảo dược trực tiếp.

Rất ít phụ nữ có phản ứng xấu với cỏ Hy Lạp, mặc dù bạn sẽ nhận thấy có một mùi giống như xi rô lá phong trong nước tiểu và mồ hôi của bạn. Theo kinh nghiệm của bà Kathleen Huggins với hàng trăm phụ nữ, một số ít mắc bệnh tiêu chảy nhưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi giảm liều lượng hoặc khi ngừng uống nó. Hai bà mẹ bị hen suyễn nói rằng nó làm tình trạng bệnh của họ trở nên trầm trọng, một phản ứng thú vị bởi vì cỏ Hy Lạp được cho là giúp cải thiện bệnh hen bằng cách giảm sản xuất chất nhầy (trong thực tế, nhiều người đã dùng cỏ Hy Lạp để điều trị ho, viêm phế quản và các vấn đề về xoang). Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy cẩn thận khi sử dụng loại thảo mộc này vì nó có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu. Và nếu bạn đang mang thai, bạn không nên dùng cỏ Hy Lạp vì nó có thể kích thích tử cung, gây ra các cơn co thắt. Không có tác dụng phụ rõ ràng ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ sử dụng thảo dược này.

Các loại thực phẩm/chế phẩm bổ sung từ cỏ ba lá Hy Lạp
Các loại thực phẩm/chế phẩm bổ sung từ cỏ ba lá Hy Lạp.

9.2. Uống bia có làm tăng nguồn sữa mẹ?

Câu trả lời là có, nhưng không phải vì trong bia có chứa cồn. Ngược lại, cồn còn có tác dụng xấu với cơ thể.

Các bà mẹ cho con bú thường nhận được lời khuyên từ gia đình và bạn bè là hãy thư giãn và uống chút bia để có nhiều sữa hơn cho con bú. Sự thật là lúa mạch dùng để nấu bia có chứa một loại polysaccharide và có vẻ như polysaccharide này giúp kích thích sinh ra prolactin là hóc môn giúp tiết nhiều sữa hơn. (Nếu bạn thích vị của bia thì tin tốt là bia không cồn cũng có tác dụng kích thích tương tự). Chất cồn trong bia có thể cản trở quá trình tạo sữa. Điều này cũng giải thích cho việc em bé uống ít sữa hơn rất nhiều trong bốn giờ sau khi người mẹ uống bia. Em bé sẽ gặp vấn đề ngay cả khi chỉ tiếp nhận một liều lượng cồn rất thấp. Cồn có mặt trong sữa mẹ một lượng ngang với lượng cồn trong máu. Và lượng cồn này tiếp tục tăng trong 90 phút sau khi người mẹ uống rượu bia. Vì cơ thể bé rất nhỏ so với chúng ta nên một lượng nhỏ cồn cũng đã là nhiều với bé.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics, AAP) khuyên các bà mẹ đang cho con bú nên tránh đồ uống có cồn, tuy nhiên lâu lâu cũng có thể uống một chút. AAP cũng khuyên rằng sau khi dùng đồ uống có cồn nên đợi hai giờ rồi hẵng cho con bú. (Lúc này cồn sẽ không còn trong sữa cũng như trong máu).

10. KHI BẠN KHÔNG THỂ CHO CON BÚ BẰNG SỮA MẸ

10.1. Tình huống không thể cho con bú bằng sữa mẹ có thể xảy ra

Khi mẹ của Bay Area – cô Charlene Hedge sinh, cô ấy cam kết rằng cô ấy sẽ nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng điều đó đã không xảy ra. Hedge đã không thể tạo ra đủ sữa và kể cả khi cô ấy cho con bú một tiếng một lần với hy vọng có thể làm tăng nguồn sữa, con cô vẫn không nhận được đủ lượng sữa bé cần.

“Mọi người luôn nói sữa mẹ là tốt nhất” – cô ấy nói. “Việc tôi không thể cho con bú làm tôi phiền lòng”.

Con cô thường xuyên quấy, không thoải mái và không vui. Và Hedge đã kiệt sức khi phải cho con bú mỗi giờ một lần. Ba tuần sau khi nhận được tư vấn từ bác sĩ của cô ấy, y tá ở bệnh viện và bác sĩ của con, cô ấy đã quyết định từ bỏ.

“Cơ chế tự nhiên không hoạt động trong trường hợp của tôi” Hedge nói, con trai cô nay đã là đứa bé đi chập chững vui vẻ và khỏe mạnh. “Tôi đã khóc và rất chán nản nhưng nó sẽ không thay đổi được điều gì”. Vì vậy cô ấy đã không nghĩ đến nữa.

Bất kể lý do không thể cho con bú của bạn là gì – sức khỏe, sự buồn phiền hoặc sự chán nản không ngừng – hãy cho bản thân bạn được nghỉ ngơi. “Làm cha mẹ tốt quan trọng hơn việc nuôi con bằng sữa mẹ” Jan Barger – một chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ được chứng nhận bởi hội đồng quốc tế (IBCLC) đã nói.

Bạn đã cố gắng hết sức để nuôi nấng con bạn chưa? Bạn đã tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia tư vấn, vú nuôi hay bác sĩ của bạn, bác sĩ của con bạn và người chồng của bạn chưa? Nếu rồi, bạn đã tận dụng hết các nguồn lực hiện có và đang làm những điều tốt nhất cho bạn và con bạn rồi.

10.2. Tôi nên làm gì khi tôi không thể nuôi con bằng sữa mẹ?

Hãy thư giãn

  • Nếu bạn cứ cố chấp phải nuôi con bằng sữa mẹ từ khi mang thai, bạn có thể sẽ rất thất vọng. Cũng như những bà mẹ chọn việc sinh con tự nhiên nhưng cuối cùng phải sinh mổ, những người phụ nữ muốn nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không thể thường có cảm giác thất bại và thỉnh thoảng đổ lỗi cho bản thân họ.
  • Đừng cố gắng đánh gục bản thân, nhưng hãy cho bản thân thời gian cần thiết để buồn, để nổi giận hay bất kỳ những cảm xúc khác mà bạn có thể có. “Hãy thương khóc cho việc không thể nuôi con bằng sữa mẹ” Barger nói. “Đối với một số bà mẹ, điều này là một sự mất mát”. Tránh việc nói với bản thân bạn rằng lẽ ra bạn nên thử vào một ngày khác hay bằng một cách khác. “Một số người trong chúng ta rất kiên quyết với ý định ban đầu của mình,” Barger nói, “nhưng một số người khác thì không và điều đó cũng không sao cả”.
  • Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng bảo rằng sữa mẹ là chọn lựa dinh dưỡng tốt nhất cho em bé, điều đó không đúng – hoặc có thể không đúng – với tất cả các bà mẹ. Ngày nay, sữa công thức cũng rất đầy đủ dinh dưỡng thậm chỉ còn chứa một vài loại vitamin và dưỡng chất mà những em bé uống sữa mẹ cần được bổ sung. Vì vậy nếu bạn không thể cho con bú bằng sữa mẹ, bạn vẫn có thể cảm thấy tự tin rằng con bạn sẽ vẫn nhận được những gì bé cần.

Nói ra những cảm xúc của bạn:

  • Nếu bạn đã tham vấn một chuyên gia trong lĩnh vực cho con bú về tất cả các vấn đề của bạn, cũng hãy chia sẻ với cô ấy về cảm xúc của bạn. Hãy thành thật với những cảm xúc của bạn. Cô ấy có thể cho bạn những lời an ủi, xoa dịu mà bạn nên ghi nhớ.
  • Chồng hoặc người yêu, những người bạn tốt và thành viên gia đình cũng có thể là những màn hướng âm tuyệt vời cho cảm xúc của bạn. Hãy thử một lần và chia sẻ cởi mở với họ.

Tìm nguồn sữa mẹ được tài trợ:

  • Nếu trái tim bạn thôi thúc việc cho con bạn bú bằng sữa mẹ và con bạn gặp một số vấn đề như sinh non hoặc đau yếu – bạn có thể hợp lệ để nhận được nguồn tài trợ sữa mẹ từ ngân hàng sữa (ở Mỹ). Hãy nói chuyện với b{c sĩ của con bạn về các khả năng.

10.3. Liệu tôi vẫn có thể gắn kết với con nếu tôi không thể cho bé bú sữa mẹ?

Tất nhiên là có thể. Cho con bú bằng sữa mẹ là một phương thức tuyệt vời để củng cố mối liên kết với con bạn nhưng đó không phải là cách duy nhất. Vào thời điểm cho con bú, hãy ôm con gần bạn và giao tiếp mắt với bé.

Một khách hàng của Barger không thể cho con bú sữa mẹ đã cho con cô ấy bú bình nhưng như thể đang bú mẹ. Cô ấy ôm con trong tư thế cho bú và có rất nhiều sự tiếp xúc giữa hai mẹ con.

Hãy nhớ rằng sự liên kết giữa con bạn và bạn sẽ không chỉ dựa trên khả năng cho con bú của bạn. Cách bạn dỗ dành khi bé khóc, mức độ thường xuyên ôm v| chơi với bé và việc bạn làm mẹ như thế nào quan trọng hơn việc cho con bú bằng cách nào.

11. BƠM VÀ HÚT SỮA MẸ

bơm và hút sữa mẹ

11.1. Tại sao tôi cần hút sữa của mình

Lý do phổ biến nhất là nhằm thu nhận sữa mẹ để con bạn có thể uống sữa này khi bạn không thể ở bên cạnh bé và để duy trì nguồn sữa trong trường hợp bạn vẫn ở bên cạnh bé. Điều này quan trọng nếu bạn đã đi làm lại nhưng vẫn muốn tiếp tục cho con bú sữa mẹ.

Để làm tốt điều này, một ý hay là hãy tập luyện việc hút sữa một vài tuần trước khi bạn thật sự cần phải dựa vào nguồn sữa hút ra này để cho bé bú. Chỉ cần chắc chắn rằng bé đã có thói quen bú mẹ trực tiếp tốt trước khi bạn cho bé bú bình.

Hút sữa cũng giúp bạn không cần phải luôn túc trực mỗi lần cho bé bú khi bạn đang ở nhà. Chồng bạn (hoặc người trợ giúp khác) có thể cho bé bú sữa mẹ từ bình, giúp bạn có thêm những giấc ngủ không bị gián đoạn hoặc nghỉ ngơi sau khi đã chăm sóc bé. (Hãy để cho người cha chăm lo việc cho bé bú, điều đó cũng giúp gắn kết tình cha con!)

Một số lý do khác mà bạn cũng nên sử dụng máy hút sữa:

  • Kích thích sản sinh sữa và tăng nguồn cung cấp sữa.
  • Thu nhận sữa mẹ để nuôi bé sinh thiếu tháng hoặc những bé không thể ngậm chặt núm vú được.
  • Để giảm đau và giảm áp lực của bộ ngực đang căng sữa – tuy nhiên cần lưu ý là hút quá nhiều khi bạn đang căng sữa có thể làm vấn đề tệ hơn.
  • Để giữ cho nguồn sữa của bạn vẫn tiết ra ổn định trong trường hợp chuyên gia chăm sóc sức khỏe tư vấn là bạn nên tạm ngừng cho bé bú vì bạn đang dùng loại thuốc có thể gây hại cho bé (điều này ít xảy ra), hoặc nếu bạn nhập viện một thời gian ngắn và không thể cho con bú cả ngày.

Phần lớn phụ nữ vắt sữa bằng cách dùng máy hút sử dụng điện hoặc máy hút bằng tay. Một số phụ nữ thích vắt sữa bằng tay hơn, nhưng hầu hết phụ nữ thấy rằng sử dụng máy hút sữa thì nhanh và dễ dàng hơn.

Mặc dù bạn có thể cảm thấy lạ lẫm khi lần đầu dùng máy hút sữa, nhưng thường sẽ không mất nhiều thời gian để việc này trở nên quen thuộc, nhanh chóng và dễ dàng.

11.2. Làm thế nào để hút sữa nhanh chóng và dễ dàng?

Để sử dụng máy hút sữa điện tử, bạn đặt phễu chụp của máy lên núm vú, bật máy lên và để cho sữa được hút vào bình bằng bơm nối với phễu. Thiết bị hút sữa bằng tay cũng sử dụng phễu chụp, nhưng bạn chiết sữa ra bằng cách điều khiển một cơ cấu nén hoặc kéo pít-tông bằng tay chứ không phải bằng động cơ máy.

Thường sẽ mất 10- 15 phút để hút sữa cả hai vú bằng máy hút sữa điện tử loại tốt và lên đến 45 phút với máy hút bằng tay.

Máy hút sữa loại tốt sẽ bắt chước hành động mút của em bé và không gây đau. Hãy chắc chắn là bạn sử dụng loại phễu chụp vừa với kích cỡ núm vú và đặt ở đúng vị trí khi hút sữa, nhờ đó bạn sẽ không bị tức ngực hoặc bị kích ứng vùng da.

Cũng nên cân nhắc việc mua một chiếc áo ngực chuyên dụng để giữ máy hút và nhờ đó bạn không cần phải giữ phễu chụp trên ngực mình. (khi đó, bạn sẽ rảnh tay để cầm sách, tạp chí, sử dụng điện thoại, nhờ vậy bạn có thể đọc sách hoặc làm việc trong khi đang hút sữa.) Một số bà mẹ có thể tự tạo loại áo này bằng cách gắn thêm những dây cao su vào móc áo ngực thông thường hoặc cắt thêm vài lỗ trên chiếc áo ngực thể thao cũ.

Hãy nhớ rằng để nguồn sữa tiết ra dễ dàng và ổn định, bạn cần phải bình tĩnh và thoải mái. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy có lực kéo từ máy hút tự động. Khởi động ở mức hút thấp nhất và sau đó tăng dần tốc độ một khi bạn đã cảm thấy ổn. Nó sẽ không gây đau nhưng có thể làm bạn có cảm giác hơi lạ. Nhớ rửa sạch từng phần của máy hút cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.

11.3. Tôi nên sử dụng loại máy hút sữa nào?

Việc lựa chọn máy hút sữa phù hợp với bạn phụ thuộc vào mức độ thường xuyên bạn định sử dụng nó và lượng thời gian bạn có thể dành cho việc hút sữa. Nếu bạn làm việc toàn thời gian và phải sắp xếp thời gian để hút sữa trong một ngày làm việc bận rộn, bạn sẽ muốn sử dụng máy hút tự động hoàn toàn, nhờ đó bạn có thể hút sữa cả hai bên vú một cách nhanh chóng cùng lúc. Nhưng nếu thỉnh thoảng bạn chỉ cần hút một vài oz (1 oz tương đương khoảng 30 ml), một máy hút bằng tay rẻ tiền có thể làm tốt việc đó.

máy hút sữa
Hình ảnh: máy hút sữa.

11.4. Khi nào tôi nên vắt sữa bằng tay và làm điều đó như thế nào?

Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng vắt sữa, tức là ít khi cho con bú bình – bạn có thể vắt sữa bằng tay, mặc dù có thể cần tập luyện đôi chút để làm quen với việc đó.

sữa mẹ

Dùng tay vắt một ít sữa có thể giúp làm dịu vú bị căng và giảm tắc sữa. Và nếu núm vú bạn bị đau và bị rạn, bạn có thể nặn một chút sữa mẹ sau mỗi lần cho con bú để xoa lên đó và làm dịu cơn đau.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thấy rằng vắt sữa bằng tay tốn nhiều thời gian, vì vậy cách này thường không khả thi nếu bạn cần vắt một lượng lớn sữa thường xuyên.

Để biết cách vắt sữa bằng tay, tốt nhất là nên có một người nào đó làm mẫu cho bạn, tuy nhiên chúng tôi cũng liệt kê dưới đây quy trình từng bước một:

  • Rửa sạch tay trước khi bắt đầu.
  • Xoa bóp ngực một chút hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên ngực trước khi nặn sữa.
  • Ngồi thẳng và ngả người về phía trước – trọng lực sẽ hỗ trợ bạn!
  • Đặt ngón tay cái và ngón trỏ vào một bên vú, khoảng một inch (1 inch tương đương 2,54 cm) phía dưới quầng vú, tạo bàn tay thành hình chữ C.
  • Ấn các ngón tay vào thành ngực một cách nhẹ nhàng cùng lúc. (Bạn cần bóp vùng dưới quầng vú, chứ không phải là bóp núm vú.) Di chuyển tay đều chứ không phải kéo hay giật. Bạn cần thử nghiệm một chút để tìm ra vị trí thích hợp – khi đó, sữa sẽ phun ra.
  • Xoay các ngón tay của bạn xung quanh quầng vú (chẳng hạn như bắt đầu từ phía trên và dưới rồi di chuyển sang các bên) để tiếp tục vắt sữa. Lúc đầu, có thể bạn chỉ vắt được vài giọt sữa. Không sao cả, bạn sẽ vắt được nhiều hơn thông qua luyện tập nhiều lần.
  • Thu sữa vào bình chứa sạch có miệng rộng.

11.5. Lưu trữ sữa mẹ như thế nào?

Bạn có thể lưu trữ sữa mẹ trong chai cho bú hoặc bình chứa bằng nhựa hoặc thủy tinh. Đóng chặt nắp để giữ sạch sữa. (Nhiều máy hút đi kèm với bình đựng sữa.)

bình sữa
Hình ảnh minh hoạ: bình sữa.

Bạn cũng có thể sử dụng túi nhựa chuyên dụng để trữ sữa. Chỉ đổ đầy ba phần tư túi nếu giữ lạnh đông trong tủ đá vì có sự giãn nở thêm sau khi lạnh đông. Để thuận tiện, lưu trữ sữa với lượng mà bạn thường cho bé bú (Nếu em bé của bạn thường dùng 3 oz (khoảng 90 ml) thì lưu trữ sữa thành từng phần 3 oz.)

Nhớ ghi ngày, tháng trên chai hoặc túi trước khi đặt vào trong tủ lạnh hoặc tủ đông để biết bạn đã hút sữa đó khi nào. (Khi lấy sữa ra sử dụng, bạn nên lấy bình sữa đã trữ lâu nhất ra trước.) Không nên kết hợp sữa tươi mới vắt xong với sữa đông lạnh (chẳng hạn như đổ thêm sữa mới vắt vào một bình sữa lạnh đông).

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy sữa mẹ trông như thế nào. Việc nhìn thấy chất béo tách ra và nổi lên trên bề mặt là bình thường và đôi khi sữa có màu hơi xanh, đặc biệt là sữa mới vắt ra. (Màu sữa của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hoặc thuốc uống.) Đừng lắc sữa. Thay vào đó, hãy xoay nhẹ bình sữa để trộn đều chất béo lại vào sữa.

Sữa không nên có vị hoặc mùi chua, tuy nhiên sau khi rã đông sữa, đôi khi sữa có mùi xà phòng nhẹ do sự thay đổi của chất béo. Điều này hoàn toàn bình thường.

Quá trình lạnh đông phá hủy một số các kháng thể trong sữa, do đó đừng lạnh đông sữa trừ phi bạn phải làm vậy. Tuy vậy sữa mẹ lạnh đông vẫn tốt hơn cho sức khỏe của bé và giúp bé kháng bệnh tốt hơn sữa công thức.

11.6. Có thể lưu trữ sữa mẹ trong bao lâu?

Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian mà sữa mẹ vẫn còn tốt một khi đã ra khỏi cơ thể.

  • Sữa mẹ tươi: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC) cho biết sữa mẹ mới vắt ra có thể được giữ ở nhiệt độ phòng từ 6 đến 8 tiếng, tuy nhiên tốt nhất vẫn là nên giữ lạnh ngay lập tức. Dùng sữa tươi giữ lạnh này trong vòng năm ngày. (Lưu trữ sữa ở phần trong cùng của ngăn lạnh.)
  • Sữa mẹ lạnh đông: Trong ngăn đá của tủ lạnh (5 F hay -15 oC), sữa lạnh đông có thể giữ được trong hai tuần. Nếu có ngăn đá với cửa mở tách biệt (0 F hay -18 oC), sữa có thể được trữ trong 3 đến 6 tháng. Và trong tủ đông sâu (-4 F hay -20 oC), sữa có thể trữ trong 6 đến 12 tháng.

(Sử dụng các con số thấp hơn – 3 tháng và 6 tháng – cho chất lượng sữa tốt nhất. Vào tháng cuối, sữa vẫn an toàn, nhưng chất lượng sẽ giảm đi đôi chút.)

Một khi bạn đã rã đông sữa lạnh đông, bạn có thể giữ nó trong tủ lạnh cho đến 24 giờ. Nếu để ở nhiệt độ phòng, sử dụng sữa trong vòng một giờ. (Nếu không sử dụng sữa này trong thời gian đó, bạn phải bỏ nó đi, vì không thể lạnh đông trở lại.) Nếu bạn cần phải vận chuyển sữa, giữ lạnh cho đến khi dùng.

Một số chuyên gia y tế khuyên bạn nên bỏ hết phần sữa nào còn lại trong bình sau khi bé bú, mặc dù một số khác nói rằng bạn có thể dùng tiếp chai sữa đã uống một phần miễn là bạn làm lạnh nó ngay và sử dụng trong vòng 4 tiếng.

11.7. Làm thế nào để rã đông sữa?

Để rã đông sữa đông lạnh, hãy giữ túi hoặc chai sữa trong nước ấm cho đến khi sữa về lại nhiệt độ bình thường, hoặc để sữa rã đông trong tủ lạnh qua đêm. Không nên sử dụng lò vi sóng để rã đông hoặc hâm nóng sữa, vì nó làm mất các dưỡng chất trong sữa mẹ và có thể phát sinh các điểm nóng cục bộ.

11.8. Tôi có thể làm gì nếu gặp vấn đề khi hút sữa?

Đối với nhiều phụ nữ, điều khó khăn nhất trong việc hút sữa là tìm được thời gian cố định phù hợp trong ngày làm việc hoặc tìm được một không gian riêng tư thoải mái. Tuy nhiên nói chung là việc hút sữa không phải dễ dàng đối với tất cả mọi người. Dưới đây là một số lý do mà bạn có thể gặp khó khăn trong việc lấy được nhiều sữa và một vài lời khuyên:

  • Có thể là do bạn đã hút sữa quá sớm. Bạn sẽ không có được nhiều sữa nếu mới đây bạn hoặc con bạn đã hút kiệt sữa. Đừng quá căng thẳng về thời điểm chính xác tối ưu để hút sữa, nhưng hãy ghi chú lại trong trường hợp bạn đang gặp vấn đề.
  • Có thể bạn cần thay đổi các thiết lập trên máy hút sữa. Có thể khó lấy đủ sữa nếu lực hút quá thấp hoặc tốc độ quay quá nhanh. Trong một số trường hợp, máy hút sữa của bạn có thể không cung cấp được kiểu hút phù hợp mặc dù bạn có điều chỉnh thế nào đi nữa. Các máy hút tiên tiến nhất hiện nay đi kèm với một thẻ cài đặt tái lập trình mà bạn có thể gửi lại cho nhà sản xuất để điều chỉnh.
  • Có thể là do máy hút sữa bạn đang dùng không được tốt cho lắm. Một số phụ nữ gặp khó khăn để lấy đủ sữa nếu họ đang sử dụng một máy hút bằng tay hoặc điện tử mà không làm việc tốt lắm (sau khoảng một năm sử dụng pin có thể mòn, hết pin). Bạn thường sẽ có được kết quả tốt nhất từ những máy hút kép điện tử có chất lượng cao.
  • Có thể là do bạn đang sử dụng phễu chụp nhỏ hơn núm vú của bạn. Đây là một vấn đề phổ biến bởi vì hầu hết các máy hút sữa đi kèm với phễu chụp được thiết kế cho phụ nữ có núm vú nhỏ. Nếu phễu chụp quá nhỏ và núm vú phình lên khi bạn bắt đầu hút, bạn sẽ không thể lấy được nhiều sữa. Ngày nay, nhiều công ty chế tạo ra những phễu chụp với những kích thước lớn hơn. Hãy chắc rằng bạn đang sử dụng loại có kích thước phù hợp với mình.
  • Có thể là do bạn không tiết sữa ra nhiều lắm. Có nhiều lý do, bao gồm việc cho bú không đủ thường xuyên và không duy trì lượng nước thích hợp bằng cách uống nhiều nước. Một số loại thuốc, như thuốc làm thông mũi hoặc estrogen cũng có thể ức chế nguồn sữa.
  • Có thể là do bạn đang gặp vấn đề với việc xuống sữa. Cố gắng thư giãn và thoải mái trong khi hút sữa. (Một số phụ nữ thích nhìn hình em bé của họ, nhắm mắt lại và nghĩ về em bé, hoặc thậm chí nghe đoạn ghi âm tiếng nói thủ thỉ hay tiếng ríu rít của bé.) Bạn cũng có thể thử nhẹ nhàng xoa bóp ngực của bạn hoặc sử dụng gạc ấm đặt trên ngực trước khi hút.

Nếu bạn vẫn đang gặp vấn đề và cảm thấy chán nản, hãy gọi điện cho những nhà tư vấn về việc cho con bú. Hoặc trò chuyện với những bà mẹ có kinh nghiệm trong việc hút sữa. Họ có thể cung cấp cho bạn nguồn động lực to lớn.

11.9. Tôi đang sử dụng thuốc.

Bác sĩ của tôi nói về bơm và đổ sữa. Điều đó có nghĩa là gì? Bơm và đổ sữa nghĩa là sử dụng một dụng cụ bơm sữa để lấy hết sữa từ vú của bạn và đổ bỏ sữa đi. Làm việc này khi bạn không thể hoặc không nên cho trẻ bú sữa của bạn, nó có thể giúp duy trì nguồn sữa và cuối cùng bạn có thể bắt đầu cho con bú lại.

Bác sĩ có thể khuyên bạn bơm và đổ sữa trong khi bạn đang sử dụng một loại thuốc nào đó. Mặc dù nhiều loại thuốc là an toàn khi đang trong thời kỳ cho con bú, một số loại thuốc khác lại có hại và có thể được truyền cho bé thông qua sữa mẹ.

Nếu bác sĩ khuyên bạn ngừng cho con bú trong khi dùng thuốc, trước tiên hãy yêu cầu một loại thuốc thay thế an toàn cho em bé của bạn.

Một số bác sĩ thận trọng quá mức, vì vậy bạn cũng có thể kiểm tra với một cố vấn về việc cho con bú bằng sữa mẹ để biết được những thông tin cập nhật về sự an toàn hay nguy cơ của một loại thuốc nhất định và việc loại thuốc đó có được tìm thấy trong sữa mẹ hay không. Có thể bạn sẽ uống thuốc ngay sau khi cho con bú, và đợi cho đến khi ngay trước liều tiếp theo thì lại cho con bú lần nữa.

Nếu bạn biết trước rằng bạn sẽ phải bơm và đổ sữa, hãy xem xét việc để dành đủ sữa trước lúc đó bằng cách bơm và lạnh đông nó.

Tài liệu tham khảo

1. BabyCenter, L.L.C. 1997-2016. Making breast milk: How your body produces nature’s perfect baby food.

2. BabyCenter, L.L.C. 1997-2016. What’s in breast milk?.

3. BabyCenter, L.L.C. 1997-2016. When a child starts solids, how much breast milk does he need in a 24-hour period?.

4. BabyCenter, L.L.C. 1997-2016. How long does breast milk stay fresh?.

5. BabyCenter, L.L.C. 1997-2016. How to tell whether your baby’s getting enough breast milk.

6. BabyCenter, L.L.C. 1997-2016. Breast milk interactions chart.

7. BabyCenter, L.L.C. 1997-2016. Breastfeeding and supplementing with formula.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây