Hồi đồng biên soạn bài viết về Hướng dẫn lựa chọn và cách sử dụng sữa công thức hiệu quả cho bé:
- Trưởng dự án: Bác sĩ Trần Lê Kim Ngọc.
- Hiệu đính: Tiến sĩ – Bác sĩ Lê Ngọc Liệu, Hoàng Thị Phương Thảo.
- Đinh Thị Nữ, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Liên Phương, Phạm Duy an, Nguyễn Hương, Trần Ái Phúc Nguyên.
- Biên tập – Thiết kế: Huỳnh Trường Giang, Hoàng Thị Mỹ Hạnh.
I. Lựa chọn sữa công thức
1. Tôi muốn con tôi dùng sữa công thức, nhưng mọi người đều nói tôi nên cho con bú. Tại sao?
Chúng ta không thể nói hết về những lợi ích sức khỏe của việc cho con bú bằng sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất có thể, bảo vệ phòng chống nhiễm trùng, và thậm chí có thể thay đổi theo nhu cầu của bé (một cái gì đó mà sữa công thức không thể làm được). Cho con bú cũng có lợi cho bạn: Cho con bú giúp bạn gắn bó với bé và làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú.
Nếu bạn và bé đều khỏe mạnh và có khả năng, bạn có thể muốn cho bé bú thử một lần, ít nhất là trong tháng đầu tiên, vì miễn dịch tự nhiên của bạn có thể được truyền cho con bạn. Hoặc xem xét việc vừa cho con bú vừa cho dùng sữa công thức.
Nhiều phụ nữ kết hợp cho con bú và cho dùng sữa công thức. Nếu bạn đang cho con bú, bạn có thể cho bé dùng sữa công thức mỗi ngày một lần miễn là sữa của bạn hoạt động tốt, thường là trong vòng một tháng sau sinh. Một số phụ nữ bổ sung theo cách này vì sữa công thức mang lại cho họ sự nghỉ ngơi (đặc biệt là lúc nửa đêm) và cho phép người chồng giúp đỡ việc cho em bé bú sữa. Điều đó nói rằng, sữa công thức cũng có giá trị, cũng là một sự lựa chọn lành mạnh cho trẻ sơ sinh – hoặc là ngay từ đầu hoặc sau một thời gian cho con bú. Sữa công thức thậm chí còn có một số vitamin và chất dinh dưỡng khác mà những em bé bú mẹ hoàn toàn phải được bổ sung, như là vitamin D.
Nếu bạn lo ngại về sự lựa chọn của bạn, hãy cố gắng phân biệt các thông tin y tế với những hùng biện chính trị và văn hóa. Hãy nhớ rằng, bác sĩ của bé sẽ làm việc với bạn để đảm bảo bé nhận được tất cả các chất dinh dưỡng bé cần bằng biểu đồ tăng trưởng của bé. Cuối cùng, điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho bé là yêu thương và chăm sóc bé – bao gồm việc cho bé ăn theo cách mà bạn chọn. Trong thực tế, có rất nhiều lý do phụ nữ lựa chọn sữa công thức.
Trong số đó là những bà mẹ có bé có phản xạ mút kém (thường gặp ở trẻ sinh non), việc mẹ và bé tách nhau kéo dài, việc cho bú gây đau, nỗi sợ rằng bé không bú đủ sữa, việc phải trở lại làm việc, vấn đề về sức khỏe đòi hỏi thuốc mà không an toàn cho bé bú mẹ, và mong muốn để cho các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ việc cho bé bú.
2. Những thương hiệu sữa công thức tôi nên sử dụng?
Hầu hết các loại sữa công thức đều dựa trên sữa đậu nành hoặc sữa bò. Ngoài ra còn có sữa công thức chuyên biệt cho trẻ sơ sinh mà bị dị ứng với protein sữa hoặc protein đậu nành và cho trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Bất kỳ sữa công thức nào mà bạn chọn nên có tăng cường chất sắt để phòng ngừa thiếu máu.
3. Tại sao tôi không thể cho bé dùng sữa bò?
Trong mọi trường hợp bạn đều không nên cho trẻ sơ sinh dùng sữa bò. Sữa thông thường không được khuyến cáo cho đến sinh nhật đầu tiên của bé vì nó không có các chất dinh dưỡng thích hợp ở tỷ lệ thích hợp mà trẻ sơ sinh cần. Nó cũng có thể gây rắc rối về tiêu hóa. Tìm hiểu thêm về việc chuyển bé sang dùng sữa bò thông thường và làm thế nào để thực hiện việc chuyển đổi trong bài viết “Hướng dẫn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ” của chúng tôi.
4. Sữa công thức follow-up là gì và tôi nên chuyển sang loại nào?
Sữa công thức follow-up được thiết kế đặc biệt cho trẻ sơ sinh từ 4-12 tháng tuổi, khi mà trẻ đã ăn được một ít thức ăn rắn. Sữa công thức follow-up chứa nhiều canxi, sắt, protein và calo hơn so với sữa công thức cho trẻ sơ sinh (dưới 4 tháng tuổi). Chúng cũng thường rẻ hơn một chút.
Hầu hết các bé không cần dùng sữa công thức follow-up. Các bác sĩ khuyến khích các bậc cha mẹ bắt đầu cho bé ăn thực phẩm rắn (ngũ cốc cho trẻ, trái cây và rau xay nhuyễn) vào khoảng 6 tháng thay vì hoàn toàn dùng sữa công thức.
Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào từng trẻ. Trẻ bị dị ứng thực phẩm, những trẻ rất nhạy cảm với các loại thực phẩm khác nhau, và những trẻ có tiền sử tăng trưởng kém có thể có lợi khi dùng sữa công thức follow-up. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những gì tốt nhất cho bé của bạn.
5. Tôi muốn bổ sung sữa mẹ bằng sữa công thức. Tôi nên làm điều đó như thế nào?
Các chuyên gia tư vấn về vấn đề cho con bú đề nghị rằng hãy đợi đến khi em bé được 4 tuần tuổi rồi hãy cho bú bình. Đến lúc đó, sự tiết sữa thường đã ổn định nhưng em bé của bạn vẫn chưa có kháng cự lại một loại núm vú mới. (Núm vú và bình sữa đòi hỏi cách mút khác nhau.) Cách tốt nhất là để ai đó đưa bình sữa đầu tiên bởi vì bé có thể ngửi thấy bạn và sữa của bạn nếu bạn ở gần đó và có thể từ chối bất cứ thứ gì ngoại trừ bạn.
Nếu bạn có kế hoạch sử dụng sữa công thức để thỉnh thoảng cho con bú, không nên sử dụng nhiều hơn một bình sữa mỗi 24 giờ – nếu không việc tạo sữa của bạn có thể bị chậm lại. Nếu bạn sắp trở lại làm việc và có kế hoạch để người giữ trẻ cho bé bú sữa công thức trong khi bạn vắng mặt và cho bú sữa mẹ khi bạn đang ở nhà, hãy thay thế một cữ bú mẹ bằng bú bình mỗi 3-4 ngày.
II. 5 điều bạn chưa biết về việc dùng sữa công thức
Có nhiều vấn đề liên quan đến việc dùng sữa công thức chứ không phải đơn giản chỉ là lựa chọn thương hiệu sữa công thức yêu thích của bạn. Từ việc nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến phân của bé đến việc bé của bạn sẽ dùng bao nhiêu, chúng tôi sẽ tiết lộ một số bất ngờ mà bạn có thể gặp phải khi nuôi bé.
1. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức có phân khác biệt Các thành phần trong tã của bé bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những gì bạn cho bé ăn. Và không phải chỉ là “phân” khác nhau, mà còn có những thứ có thể gây sốc một chút – đặc biệt đối với các bậc cha mẹ chuyển từ cho bú sữa mẹ sang sữa công thức.
“Em bé của chúng tôi bắt đầu dùng sữa công thức lúc 5 tuần tuổi, và đã có sự thay đổi rất lớn trong phân của bé”, một bà mẹ nói. “Mùi, cấu trúc, độ chặt, số lượng, màu sắc và số lần, tất cả đều thay đổi!”.
Tại sao có sự khác biệt đó? Như bác sĩ nhi khoa Margaret Morris giải thích, đó đơn giản là vấn đề của cơ thể thích nghi với những gì nó ăn. “Vi sinh vật của hệ tiêu hóa thay đổi phụ thuộc vào những loại thực phẩm đang chạy qua nó – và sữa công thức là một loại thực phẩm khác với sữa mẹ” cô nói. Nhiều bậc cha mẹ thuật lại rằng phân từ sữa công thức có mùi hơi mạnh hơn, màu sắc đậm hơn và đặc hơn so với phân từ sữa mẹ.
2. Trẻ không tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức ở mức độ giống nhau
Có phải là trẻ dùng sữa công thức thực sự kéo dài thời gian giữa các lần ăn hơn so với trẻ bú sữa mẹ không? Vâng, đúng là thế. Dưới đây là lý do: Sữa mẹ và hầu hết sữa công thức có chứa các protein là whey và casein. Sữa mẹ chứa nhiều whey hơn, chúng dễ tiêu hóa hơn (và do đó trẻ tiêu hóa nó nhanh hơn) so với casein. Sữa công thức chứa nhiều casein, trẻ tiêu hóa chậm hơn.
Tuy nhiên, trước khi bạn hy vọng tỉnh dậy với một đêm ngon giấc, hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ là khác nhau. Jatinder Bhatia, Giám đốc của Ngành Trẻ sơ sinh tại trường Đại học Khoa học Sức khỏe Georgia và là phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, giải thích rằng mỗi bé có nhu cầu calo, tính cách và phương thức ngủ riêng biệt. Kết quả là, một số bé dùng sữa công thức – và thức giấc – cũng thường xuyên như trẻ bú sữa mẹ.
“Con trai lớn của tôi chỉ dùng sữa công thức và bé tỉnh dậy với thời gian biểu giống hệt với đứa con hiện tại của tôi chỉ bú sữa mẹ”, một bà mẹ của trang BabyCenter nói.
Tuy nhiên, không có nghi ngờ rằng sữa công thức mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn sữa mẹ. Vì vậy, nếu bạn dường như đang cho bé bú sữa công thức ít thường xuyên hơn một chút so với bạn của bạn đang cho con bú bằng sữa mẹ, thì cũng đừng quá lo lắng.
3. Em bé có thể bị dị ứng với sữa công thức
Hầu hết các bé đều tiêu hóa sữa công thức dễ dàng với nụ cười tươi sáng và một vài cái ợ mãn nguyện. Nhưng một số có thể có phản ứng dị ứng với protein sữa bò trong sữa công thức, tạo ra những trải nghiệm ít sáng sủa. (Lưu ý: Chứng không dung nạp protein sữa khác với chứng không dung nạp lactose, chứng không dung nạp lactose thường không xảy ra cho đến cuối thời thơ ấu hay giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên.) Việc đi tiêu của bé có thể dùng như là một đầu mối quan trọng để biết sự tiêu hóa đang diễn ra như thế nào, vì vậy nếu bạn đang tự hỏi liệu con bạn có bị dị ứng với sữa công thức hay không, kiểm tra những điều dưới đây. “Máu hoặc chất nhầy trong phân thường có nghĩa là ruột bị viêm, đó là một dấu hiệu có thể của dị ứng” Morris nói.
Dấu hiệu quan trọng khác bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, quấy khóc khi bú hoặc da phát ban. Việc liên tục khó chịu cũng có thể là một triệu chứng. Tất nhiên, như bất cứ phụ huynh của một bé bị đau bụng nào đều sẽ cho bạn biết, liên tục khóc không có nghĩa là bị dị ứng với sữa công thức. Tuy nhiên, như Morris nói: “Nếu một em bé liên tục không vui, có lẽ là lo một nguyên nhân nào đó, và dị ứng cũng rất có thể là một nguyên do. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiểm tra nó.” Nếu em bé của bạn bị dị ứng với sữa công thức, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chuyển sang dùng sữa làm từ đậu nành để thay thế. Nếu em bé của bạn cũng bị dị ứng với protein đậu nành, bác sĩ có thể đề nghị dùng sữa công thức thủy phân, trong đó các protein đã được chia nhỏ thành dạng dễ tiêu hóa hơn.
“Em bé của tôi bắt đầu biểu lộ phát ban chủ yếu trên mặt và cổ của bé”, một người mẹ nói. “Tôi đã đưa bé đến gặp bác sĩ và đã được hướng dẫn để chuyển sang sữa công thức từ đậu nành. Trong vòng 24 giờ, phát ban của bé đã biến mất.”
4. Trẻ sơ sinh khác nhau sẽ bú ở một liều lượng khác nhau
Trong khi trao đổi những câu chuyện về việc thiếu ngủ và những cơn ói sữa với nhóm các bà mẹ của bạn, bạn nhận thấy em bé của bạn bè bạn bú từ từ 3 ounce (khoảng 90 ml) sữa. Trước khi đứa bé ấy bú được một nửa, con của bạn đã ngốn được 7 ounce (khoảng 200 ml)! Bạn đã sinh một bé háu ăn?
Không. Đó chỉ là một trường hợp điển hình cho sự khác biệt cá nhân, Morris nói “Khẩu phần của sữa công thức không phải là một kích thước phù hợp với tất cả,” cô giải thích. “Một số trẻ cần nhiều calo hơn những trẻ khác, và những gì là đủ cho sự phát triển của một đứa trẻ này có thể không đủ cho một đứa trẻ khác.”
Ngoài ra, lượng sữa bột của con bạn sẽ thay đổi trong từng bữa ăn – cũng giống như bạn có thể muốn có một món salad nhẹ cho bữa trưa nhưng thèm một bữa ăn tối nhiều hơn đáng kể. “Đừng sốc nếu em bé của bạn bú 4 ounce (khoảng 120 ml) tại một lần bú và 6 ounce (180 ml) ở lần tiếp theo.” Morris nói. Hãy để những tín hiệu của bé hướng dẫn bạn (xem ở bài viết “Lượng sữa mà trẻ cần”).
Mặc dù có sự khác biệt giữa các bé, tuy nhiên vẫn cần phải theo một số hướng dẫn cơ bản. Nói chung, những em bé chưa ăn đồ rắn nên dùng khoảng 160 ml sữa cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể trong mỗi 24 giờ. Vì vậy, nếu bé nặng 2,7 kg, bạn sẽ cho bé bú khoảng 430 ml sữa. Nếu bé nặng khoảng 4,3 kg, bé nên bú khoảng 670 ml một ngày. Và đừng quên lên lịch khám đều đặn với bác sĩ của bé để theo dõi sự phát triển của bé và đảm bảo rằng mọi thứ đều bình thường.
5. Hầu hết các loại sữa công thức về cơ bản là giống nhau
Thật dễ bị choáng ngợp bởi sự đa dạng của các loại sữa công thức trên kệ của cửa hàng tạp hóa. Sự lựa chọn của bạn như thế nào là tốt nhất? Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng khi nói đến các chất dinh dưỡng quan trọng nhất, tất cả các loại sữa công thức đều giống nhau.
Điều này là bởi vì sữa công thức được quy định bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trong đó yêu cầu các nhà sản xuất phải có đủ 29 chất dinh dưỡng cụ thể trong mỗi khẩu phần. Mặc dù các thương hiệu khác nhau có tên gọi, bao bì và giá cả khác nhau, không ai trong số họ được phép thay đổi các thành phần cần thiết.
Một thành phần không phải có trong tất cả các sữa công thức là axit béo DHA, một số nghiên cứu đã cho thấy DHA có thể cải thiện khả năng nhận thức và xử lý hình ảnh. Nó có trong nhiều loại sữa công thức hiện nay, nhưng không phải tất cả, vì vậy bạn có thể muốn tìm kiếm những thương hiệu có nó.
Tuy nhiên, có nhiều loại sữa công thức đặc biệt cho các tình huống cụ thể. Các loại sữa công thức được thiết kế cho trẻ sinh non và sinh thiếu cân, ví dụ, có chứa nhiều calo hơn so với các loại tiêu chuẩn. Các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh bị trào ngược có chứa chất làm đặc từ gạo hoặc chất khác được thêm vào. Ngoài ra còn có các loại sữa công thức từ đậu nành hoặc protein thủy phân dành cho trẻ có khả năng bị dị ứng hoặc không dung nạp protein sữa. Bậc cha mẹ nào muốn đi theo con đường hữu cơ có thể tìm thấy sữa công thức làm từ nguyên liệu hữu cơ. Sữa công thức hữu cơ cũng phải tuân theo quy định của FDA giống như các sữa công thức khác. Ngoài ra, chúng phải được chứng nhận hữu cơ bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ. Bạn vẫn cảm thấy lưỡng lự? Bác sĩ của bé có thể giúp bạn lựa chọn sữa công thức phù hợp nhất với nhu cầu của bé. Ngoài ra, trong phần V của bài viết này, bạn sẽ biết thêm chi tiết về việc lựa chọn sữa công thức phù hợp nhất.
III. Lượng sữa công thức mà bé cần
Có thể khó tìm ra chính xác lượng sữa công thức mà em bé của bạn cần. Có phải bé uống quá nhiều hoặc quá ít? Bao nhiêu là đủ? Câu trả lời phụ thuộc chủ yếu vào cân nặng và tốc độ tăng trưởng của bé.
1. Bé cần bao nhiêu sữa công thức?
Nhìn chung, trẻ bú khi đói và dừng lại khi đã no. Tuy nhiên, những em bé sử dụng sữa công thức có xu hướng nặng hơn so với những trẻ bú sữa mẹ, khẩu vị thay đổi tùy vào từng bé và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi bé thay đổi từ ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác. Nghe có vẻ phức tạp, nhưng nếu bạn làm theo các hướng dẫn cơ bản dưới đây và kiểm tra thường xuyên với bác sĩ của bé, em bé của bạn sẽ phát triển một cách hợp lý.
Hướng dẫn này là dành cho những em bé bú sữa công thức hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu tiên và sau đó kết hợp sữa công thức với ăn dặm cho tới khi 1 tuổi. Đừng cho bé bú hơn 32 oz (khoảng 950 ml) sữa công thức trong một ngày và một khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn có thể sẽ cần phải cắt giảm số lượng sữa công thức mà bé uống. Bác sĩ của bé có thể cho bạn biết bé của bạn đang ở điểm nào trên biểu đồ tăng trưởng và giúp đảm bảo rằng bé đang phát triển đều đặn và nhận được một số lượng vừa đủ sữa công thức.
2. Tính lượng sữa công thức theo trọng lượng của em bé
Trong 4 – 6 tháng đầu tiên khi em bé của bạn chưa ăn dặm, có một nguyên tắc chung đó là: Cho uống 2,5 oz (74 ml) sữa công thức cho mỗi pound (454 g) trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, nếu bé nặng 6 pound (khoảng 2,7 kg), bạn sẽ cho bé bú khoảng 15 oz (440 ml) sữa trong thời gian 24 giờ. Nếu bé nặng 10 pound (khoảng 4,5 kg), bạn sẽ cho bé bú khoảng 25 oz (740 ml) sữa trong một khoảng thời gian 24 giờ.
Những con số này không phải là quy tắc cứng nhắc. Nó cung cấp cho bạn một giá trị trung bình hầu hết các bé cần. Việc cho bú hàng ngày của bé sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu cá nhân của bé, nói cách khác, bé có thể muốn bú nhiều hơn một chút trong một số ngày và ít hơn một chút trong những ngày khác.
3. Tính lượng sữa công thức dựa theo dấu hiệu đói của bé
Việc tìm hiểu dấu hiệu đói của bé sẽ giúp bạn biết khi nào và bao nhiêu sữa công thức mà bé cần.
Bé mới sinh: Nếu bé đói, bé cuối cùng sẽ khóc. Nhưng khóc là dấu hiệu đã trễ của cơn đói. Dấu hiệu trước đó bao gồm chép môi hoặc mút, reo hò (quay đầu về phía bàn tay của bạn khi bạn chạm vào má bé) và đưa tay lên miệng.
Thay đổi khẩu vị: em bé của bạn có thể đói hơn bình thường trong thời kỳ tăng trưởng, thường xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi sinh và ở độ tuổi 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Và em bé của bạn có thể ít đói hơn bình thường nếu bé cảm thấy không khỏe.
Muốn bú nhiều hơn: Bạn sẽ biết rằng bé muốn bú nhiều hơn khi bé bú một cách nhanh chóng và nhìn xung quanh để tìm thêm sữa. Nếu bé vẫn có vẻ đói sau khi bú xong chai đầu tiên, hãy thử pha thêm một hoặc hai oz (30-60 ml) sữa từng lần một. Nếu bạn pha một số lượng lớn hơn, bé có thể không dùng hết và bạn phải bỏ phần thừa đi.
Bú quá nhiều cho một cữ bú: Nôn mửa sau khi bú có thể là một dấu hiệu cho thấy bé của bạn đã bú quá nhiều. (Nhổ nước bọt là dấu hiệu bình thường, nôn mửa thì không). Đau bụng sau khi bú cũng có thể là một dấu hiệu của bú quá nhiều. Nếu em bé của bạn cong chân, hoặc bụng của bé có vẻ căng, bé có thể bị đau.
Không phải lúc nào khóc cũng là do đói: Không phải lúc nào bé khóc cũng là do bé đói. Hãy xem xét các khả năng khác – đặc biệt là nếu bạn vừa mới cho bé bú xong – bé khóc có thể vì tã ướt, bé cảm thấy lạnh hay nóng, bé cần được ợ, hoặc đơn giản là bé muốn được gần gũi với bạn.
4. Tính lượng sữa công thức theo độ tuổi của bé
Trong tuần đầu tiên, cho bé bú sữa công thức theo yêu cầu của bé. Sau đó, cần chú ý không cho bé bú quá nhiều để bé có thể đạt được một trọng lượng khỏe mạnh. Hầu hết trẻ mới sinh muốn bú sau mỗi vài giờ. Bắt đầu với 1,5 – 2 oz (45 – 60 ml) sữa cho tuần đầu tiên và cho bú 2 – 3 oz (60 – 90 ml) mỗi 3 – 4 giờ. Khi bé lớn hơn – và bụng của bé to hơn – bé sẽ uống ít lần hơn trong một ngày nhưng mỗi lần sẽ uống lượng nhiều hơn. Chẳng hạn, lúc khoảng 1 tháng tuổi, bé có thể giảm xuống bú còn 5 – 6 chai sữa, mỗi chai 4 oz (120 ml) mỗi 24 giờ. Và lúc 6 tháng tuổi, bé sẽ giảm xuống còn 4-5 chai, mỗi chai 6 – 8 oz (180 – 240 ml) mỗi ngày. Bé hầu như sẽ duy trì mức độ này (4 – 5 chai) cho đến sinh nhật đầu tiên của mình, lúc đó bé có thể chuyển sang dùng sữa bò, cùng với 3 bữa ăn dặm và 2 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
5. Dấu hiệu cho thấy bé bú một lượng sữa công thức vừa phải
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé bú một lượng sữa công thức vừa phải:
- Tăng cân đều đặn:
- Bé tiếp tục tăng cân sau hai tuần đầu tiên và duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự trong năm đầu tiên. (Hầu hết các bé bị mất lên đến 10% trọng lượng lúc mới sinh và sau đó lấy lại trọng lượng đó lúc được khoảng 2 tuần tuổi.)
- Bé vui vẻ: Bé có vẻ thoải mái và hài lòng sau mỗi lần bú.
- Tã ướt: Bé làm ướt 5-6 tã một ngày nếu bạn đang sử dụng tã dùng một lần, hoặc 6 – 8 tã nếu bạn đang sử dụng tã vải. (Loại tã dùng