Thuốc Bipando là gì? Giá bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

5/5 - (1 bình chọn)

Hệ tiêu hóa đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cơ thể. Hôm nay, trong bài viết này Heal Central xin gửi đến các bạn một loại thuốc giúp hỗ trợ cho cơ quan tiêu hóa đó là Thuốc Bipando.

1, Thuốc Bipando là gì?

Thuốc Bipando là thuốc tác dụng trên cơ quan, điều chỉnh rối loạn tiêu hoá. Thuốc có tác dụng chính là điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày, đường ruột gây ra tình trạng viêm loét, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn,…

Bipando được sản xuất tại Công ty SPM Việt Nam, SĐK: VD-20512-14.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột, đóng gói: hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thành phần chính của thuốc bao gồm:

  • Pantoprazol 40mg
  • Domperidon maleat 10mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên
  • Chú ý: Để xa tầm tay trẻ em, bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Hình ảnh của thuốc Bipando
Hình ảnh của thuốc Bipando

2, Công dụng, chỉ định

  • Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn trên các bệnh nhân rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, chán ăn.
  • Thuốc được dùng cho các trường hợp viêm loét dạ dày mạn tính, trào ngược dạ dày, thực quản; sa dạ dày.
  • Thuốc có tác dụng chống nôn, do đó thường được sử dụng cho trẻ em bị nôn theo chu kỳ, các bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh nhân đang điều trị ung thư hoặc parkinson.

3, Thành phần của thuốc

Bipando là thuốc dạng phối hợp, từng thành phần trong thuốc có tác dụng riêng, hỗ trợ làm tăng sinh khả dụng của thuốc:

  • Pantoprazole là dẫn xuất của omeprazol, có tác dụng làm giảm tiết acid dịch vị do cơ chế ức chế đặc hiệu và không phục hồi bơm H+/K+ -ATPase là “bơm proton” của tế bào thành dạ dày.
  • Domperidon maleat là chất đối kháng với domperidon, ngăn chặn quá trình mở tâm vị, đóng môn vị, co cơ bụng. Đồng thời, ức chế receptor dopamin tại trung tâm nôn ở sàn não thất IV, do đó có tác dụng chủ yếu là chống nôn.

4, Liều dùng, cách dùng

  • Cách dùng: Uống thuốc trước bữa ăn 15-30 phút, uống khi có cơn đau cấp tính hoặc có chỉ định của bác sĩ.
  • Liều dùng:

Tuỳ từng đối tượng khác nhau, liều dùng cũng khác nhau, liều dùng có thể thay đổi theo chỉ dẫn của bác sĩ, dưới đây là liều dùng tham khảo:

  • Buồn nôn, nôn:

Người lớn: uống mỗi lần 10-20mg, cách nhau 4-8 giờ.

Trẻ em: uống mỗi lần 0.2-0.4mg/kg thể trọng, cách nhau 4-8 giờ,.

  • Bệnh nhân khó tiêu, đầy hơi:

Sử dụng thuốc sau mỗi bữa ăn không quá 15 phút, mỗi lần uống 10-20mg. Không được sử dụng thuốc kéo dài quá 3 tháng.

5, Phụ nữ có thai và đang cho con bú có nên sử dụng thuốc Bipando 40mg không?

Thuốc Bipando không dùng cho phụ nữ có thai ít nhất 3 tháng đầu và đang cho con bú do chưa đủ nghiên cứu về ADR của thuốc trên người. Trong trường hợp bắt buộc, phải dùng khi có sự giám sát và theo dõi của bác sĩ.

6, Thuốc Bipando 40mg giá bao nhiêu?

Một hộp thuốc Bipando chứa 3 vỉ gồm 30 viên nén bao phim tan trong ruột có giá dao động khoảng 165.000 – 180.000 vnđ.

Tùy từng thời điểm, từng nhà thuốc khác nhau mà giá thuốc có thể có sự chênh lệch không đáng kể.

7, Có thể mua thuốc ở đâu?

Thuốc được bán trên khắp các hiệu thuốc, bệnh viện lớn nhỏ trên toàn quốc.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu trong xã hội hiện nay, bên cạnh những mặt hàng chất lượng, trên thị trường cũng đang tồn tại rất nhiều mặt hàng giả mạo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người tiêu dùng. Chính vì vậy, khách hàng nên trở thành người tiêu dùng thông minh, hãy mua thuốc tại các cơ sở uy tín trên địa bàn.

8, Chống chỉ định

  • Không dùng cho các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về đường ruột ở mức độ nghiêm trọng như: tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hoá.
  • Bệnh nhân bị tăng tiết prolactin và u tuyến yên.
  • Đối với người có tiền sử dị ứng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

9, Tác dụng phụ

  • Tác dụng trên thần kinh trung ương: nhức đầu, căng thẳng, ngủ gà (thận trọng với những người có công việc như lái xe, vận hành máy móc,…)
  • Phản ứng dị ứng: phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Tăng tiết prolactin trong máu gây lên hội chứng to, giảm chức năng sinh lý ở nam giới.
  • Gây khô miệng, khát nước, cơ bụng bị co rút; đau bụng tiêu chảy…

Khi xảy ra các phản ứng này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, ngưng thuốc nếu tình trạng diễn biến nặng.

10, Lưu ý khi sử dụng thuốc 

  • Không tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan thận nặng, hiệu chỉnh liều theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Không dùng thuốc khi thấy thuốc có dấu hiệu bất thường, chảy lỏng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng.

11, Dược động học

Pantoprazol:

  • Thuốc được hấp thu nhanh sau khi uống với sinh khả dụng trung bình là 77 %.
  • Thời gian bán thải khoảng 1 giờ, nồng độ đỉnh (Cmax ) là 2,5 mcg/ ml đạt được trong 2-3 giờ (Tmax ). Tỷ lệ gắn kết của Pantoprazol với protein huyết tương khoảng 98 % , Chất chuyển hóa chính là desmethyl pantoprazol, được kết hợp với sunphat tạo thành liên hợp có thời gian bán hủy là 1,5 giờ. Các chất chuyển hóa được đào thải qua nước tiêu đến 80 %, 20% còn lại được đào thải qua phân.

 Domperidon :

  • Domperidon hấp thu tốt qua đường uống, đạt nồng độ đỉnh sau 1 giờ, uống lúc đói. Domperidon có sinh khả dụng đường uống thấp (15%) do thuốc được chuyển hóa pha 1 qua gan. Tuy nhiên, sinh kha dụng của domperidon có thể tăng lên ở người bình thường khi được dùng sau bữa ăn nhưng thường gây rối loạn tiêu hóa. Nồng độ acid trong dạ dày giảm làm giảm hấp thụ domperidon. Sinh khả dụng của thuốc qua đường uống cũng sẽ giảm nếu trước đó bệnh nhân uống cimetidine hay sodium bicarbonate. Thời gian đạt nồng độ đỉnh sẽ chậm và AUC sẽ tăng khi thuốc được uống sau khi ăn.
  • Tỉ lệ domperidon gắn kết protein huyết tương cao, khoảng 93% và chủ yếu gắn vào albumin huyết tương.
  • Thuốc được thải trừ chủ yếu qua phân, một phần qua nước tiểu. Thời gian bán thải trong máu sau khi uống là 7-9 giờ ở người bình thường khi không sử dụng cùng với các thuốc khác nhưng kéo dài hơn ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Hình ảnh của thuốc Bipando
Hình ảnh của thuốc Bipando

12, Tương tác thuốc

  • Thuốc Bipando là thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển nên có thể làm tăng nồng độ của một số thuốc chuyển hoá mạnh qua gan. Từ đó làm tăng độc tính của thuốc.
  • Thuốc làm kéo dài thời gian thải trừ của một số thuốc như Diazepam, Phenytoin và Warfarin. Do đó có thể gây quá liều và gây độc cho người bệnh.
  • Do tác dụng ức chế tiết acid, do đó làm giảm hấp thu, giảm tác dụng của một số thuốc hấp thu trong môi trường acid.
  • Ngoài ra, thuốc có thể tương tác với thức ăn, đồ uống hàng ngày,…

Từ những tương tác thuốc nói trên, người bệnh cần lưu ý, khi phối hợp thuốc nên dùng cách nhau ít nhất 2h, tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng phối hợp nhiều loại thuốc.

13, Quá liều, xử trí

Nếu xuất hiện các tình trạng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây