Thuốc Limzer 20mg Capsule: Công dụng, Tác dụng phụ, Giá bán

5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc Limzer là gì, bao gồm những thành phần gì, có công dụng như thế nào? Để giải đáp mọi câu hỏi trên, dưới đây là toàn bộ thông tin đầy đủ về thuốc Limzer mà Trung tâm tư vấn sức khỏe Heal Central gửi đến các bạn độc giả.

1, Thuốc Limzer là gì?

Thuốc Limzer được biết đến là 1 loại thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được sản xuất tại Ấn Độ, dưới dây chuyền công nghệ hiện đại của Inventia Healthcare Pvt. Ltd. Thuốc được lưu hành tại Việt Nam và mang số hiệu VN-17519-13.

Thành phần và hàm lượng bao gồm:

  • Hoạt chất Omeprazol có hàm lượng 20mg, tồn tại ở dạng vi nang tan trong ruột.
  • Hoạt chất Domperidone có hàm lượng 30mg, tồn tại ở dạng vi nang giải phóng chậm.
  • Các tá dược vừa đủ khác.
Hình ảnh hộp thuốc Limzer
Hình ảnh hộp thuốc Limzer

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Thuốc được đóng dưới dạng hộp, có thể 1 hộp gồm 100 viên được chia thành 10 vỉ, hoặc mỗi hộp 30 viên được chia thành 3 vỉ.

2, Công dụng của thuốc Limzer

Tác dụng chính của thuốc Limzer là điều trị các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa như loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

3, Chỉ định

Những trường hợp dưới đây được chỉ định sử dụng thuốc Limzer:

  • Dùng cho người lớn mắc các bệnh như: trào ngược thực quản, viêm dạ dày mạn, sa dạ dày.
  • Dùng để điều trị các triệu chứng cho người lớn sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
  • Dùng để điều trị những trường hợp người lớn hoặc trẻ em đang sử dụng thuốc chống ung thư hoặc sử dụng L-poda.
  • Dùng để điều trị các triệu chứng nôn có chu kỳ ở trẻ em.
  • Dùng để điều trị trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Dùng cho người có những triệu chứng như: buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, ợ hơi trong, ợ nóng.

4, Thành phần Omeprazol và Domperidone có tác dụng gì?

4.1. Tác dụng của Omeprazol

Có tác dụng duy nhất lên sự tiết acid ở giai đoạn cuối, 1 ngày sử dụng 1 liều duy nhất Omeprazol 20mg thì ngay lập tức sẽ ức chế nhanh sự tiết dịch vi do bất kỳ nguyên nhân nào. Mặc dù, Omeprazol có thể làm giảm acid dạ dày trong thời gian dài, nhưng có khả năng hồi phục. Chỉ sau  ngày không sử dụng thuốc thì quá trình tiết dịch vị ở dạ dày sẽ hoạt động trở lại như bình thường, nhưng sự tiết acid không tăng lên.

Tuy nhiên, Omeprazol không tác dụng lên các thụ thể histamin hay là các thụ thể acetylcholin.

Cơ chế tác dụng: Trong môi trường có nồng độ acid cao, Omeprazol sẽ biến thành dạng có hoạt tính ở tế bào viền của dạ dày. Thuốc sẽ không có tác dụng nếu như thuốc bị biến đổi trước khi được acid của dạ dày hấp thu vào. Sau khi thuốc vào trong cơ thể, Omeprazol được tế bào viền hấp thu thì nhờ H+ sẽ chuyển thành dạng có tác dụng ức chế hệ thống enzym H+ – K+ – ATP.

4.2. Tác dụng của Domperidone

Domperidone có bản chất là chất chống lại các thụ thể dopamin, có tính chất giống với Metoclopramid hydroclorid

Domperidone không gây ảnh hưởng lên tinh thần và hệ thần kinh. Bởi vì thuốc không gây ảnh hưởng lên thụ thể dopamin của não.

Domperidone có tác dụng kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm cho cơ thắt tâm vị tăng lên về trương lực cơ và sau khi ăn thì biên độ của cơ thắt môn vị sẽ mở rộng hơn, tuy nhiên không gây tác động lên quá trình bài tiết dịch của dạ dày.

Hình ảnh vỉ thuốc Limzer
Hình ảnh vỉ thuốc Limzer

5, Cách sử dụng thuốc Limzer

5.1. Liều dùng

Phụ thuộc vào triệu chứng bệnh và độ tuổi thì các bác sĩ, các dược sĩ sẽ kê liều dùng khác nhau.

Đối với trường hợp buồn nôn và nôn vì bất cứ nguyên nhân nào:

  • Đối với trẻ em: Uống từ 0,2 mg/kg đến 0.4 mg/kg. Mỗi liều uống cách nhau trong vòng từ 4 giờ đến 8 giờ.
  • Đối với người lớn: Uống từ 10 mg đến 20 mg. Mỗi liều uống cách nhau trong vòng từ 4 giờ đến 8 giờ.
  • Đối với các triệu chứng khó tiêu ở người lớn: Một ngày uống 4 lần được chia như sau: 3 lần trong 1 ngày trước mỗi bữa ăn với hàm lượng của 1 liều là từ 10 mg đến 20mg; 1 lần duy nhất trong ngày uống vào buổi tối với liều lượng là từ 10 mg đến 20mg. Thời gian điều trị tối đa là 12 tuần.

Khuyến cáo không nên dùng cho những trường hợp bị nôn sau khi mổ.

5.2. Cách dùng

Thuốc Limzer được sử dụng theo đường uống, nên uống bằng nước đun sôi để nguội, tốt nhất nên dùng nước ấm để đạt hiệu quả cao nhất.

Thời gian sử dụng thuốc sẽ theo đơn mà bác sĩ hoặc dược sĩ đã kê.

6, Thuốc Limzer giá bao nhiêu?

Với mức giá 114.000 đồng thì khách hàng đã sở hữu trong tay 1 hộp thuốc Limzer gồm 100 viên. Có lẽ với mức giá này cộng với những công dụng mà thuốc Limzer đem lại thì nó sẽ là 1 sự lựa chọn cho rất nhiều người.

Tuy nhiên, giá thành của thuốc Limzer sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm, từng vùng miền, từng nhà thuốc và từng đại lý phân phối thuốc.

7, Thuốc Limzer có thể mua ở đâu?

Hiện nay, đi bất cứ đâu thì khách hàng cũng có thể bắt gặp thuốc Limzer trên thị trường thuốc của Việt Nam. Khách hàng có nhiều hình thức mua hàng khác nhau.

Khách hàng có thể tìm mua trực tiếp tại các cửa hàng thuốc, các đại lý thuốc, các nhà thuốc trong bệnh viện. Khi trực tiếp đi mua thì khách hàng sẽ được tư vấn liều lượng sử dụng hợp lý nhất. Các bạn có thể tham khảo một số nhà thuốc uy tín sau đây:  Nhà thuốc Sao Thái Dương, Nhà thuốc Long Châu, Nhà thuốc SUMO, Siêu thị thuốc Mega3,  Nhà Thuốc Phacmarcity, Nhà thuốc 365, Nhà thuốc Phương Chính.

Khách hàng có thể ngồi tại nhà và tìm mua trên các cửa hàng thuốc online, các trang mạng, các ứng dụng mua sắm trên điện thoại di động như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, … Một số nhà thuốc online uy tín mà các bạn có thể tham khảo: Nhà thuốc Lưu Anh, Nhà thuốc online ITP Pharma, Nhà thuốc Cần Khang, Trung tâm thuốc Central Pharmacy, Nhà thuốc Ngọc Anh.

Tuy nhiên hiện nay thì thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn còn tồn tại trên thị trường. Chính vì thế mà việc lựa chọn và tìm mua ở những nơi uy tín và chất lượng là việc rất cần thiết.

8, Chống chỉ định

Những trường hợp dưới đây các bác sĩ, các dược sĩ hoặc các chuyên gia y tế chỉ định không sử dụng:

  • Không dùng cho người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với hoạt chất Omeprazol, Domperidone và một số thành phần khác có trong thuốc Limzer.
  • Không dùng cho người bị u tuyến yên tiết ra hormone prolactin.
  • Không dùng cho người bị xuất huyết tiêu hóa.
  • Không dùng cho người tắc ruột do tác nhân cơ học hoặc bị thủng ruột.
  • Không nên dùng cho những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nặng.
Thuốc Limzer điều trị loét dạ dày
Thuốc Limzer điều trị loét dạ dày

9, Tác dụng phụ của thuốc Limzer

Trong quá trình sử dụng thuốc Limzer sẽ xảy ra một số tác dụng không mong muốn dưới đây:

  • Miệng hay khô, khát nước, cơ bụng bị co rút, bị tiêu chảy.
  • Căng thẳng, đau đầu, buồn ngủ.
  • Ngứa, da bị nổi mẩn đỏ, những triệu chứng dị ứng thoáng qua.
  • Ngực căng to hoặc có thể bị đau nhức, xuất hiện trứng chảy sữa, ở nam giới bị to.

10, Lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng thuốc Limzer thì người sử dụng thuốc cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Tránh tầm tay của trẻ nhỏ, tránh để trẻ lấy chơi hoặc uống nhầm.
  • Bảo quản thuốc phải ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng mặt trời.
  • Đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng thì cần phải sử dụng cẩn thận, phải dưới sự theo dõi của các bác sĩ.
  • Đối với phụ nữ đang có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú thì phải được sự đồng ý của bác sĩ mới được sử dụng.

11, Dược động học

Hấp thu:

  • Omeprazol: Được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và ruột non. Khi thuốc vào trong cơ thể, sau 2 giờ thì nồng độ Omeprazol ở trong huyết tương đạt cực đỉnh, trong khoảng thời gian từ 3 tiếng đến 6 tiếng thì Omeprazol được hấp thu hết.
  • Domperidone: Được hấp thu chủ yếu ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng Domperidone bằng đường uống thì độ sinh khả dụng thấp (đối với người bệnh đang đói thì có độ sinh khả dụng chỉ khoảng 14%). Bởi vì bước chuyển hóa đầu tiên xảy ra tại gan và ruột. Bên cạnh đó thì Domperidone cũng được hấp thu qua con đường tiêm bắp hoặc khi đặt tại trực tràng.

Phân bố:

  • Omeprazol: Phần trăm Omeprazol liên kết với plasma protein rất cao (chủ yếu là gắn với albumin), chiếm tới 95%.
  • Domperidone: Phần trăm Domperidone gắn với protein huyết tương là cao, chiếm từ 92% đến 93%. Hầu như nó không đi qua được hàng rào máu não.

Chuyển hóa:

  • Omeprazol: Tại gan thì Omeprazol được chuyển đổi thành các chất không hoạt tính như sulfua, hydroy omeprazole và sulfon (các chất này đều ở trong huyết tương).
  • Domperidone: Nhờ quá trình hydroxyl hóa và quá trình khử N-alkyl hóa, Domperidone được chuyển hóa với tốc độ rất nhanh và số lượng nhiều.

Thải trừ:

  • Omeprazol: Các chất chuyển hóa của Omeprazol được bài tiết qua đường nước tiểu chiếm 80%, 20% còn lại được đào thải qua đường phân.
  • Domperidone: Được bài tiết dưới dạng chuyển hóa của Domperidone qua 2 con đường chính là nước tiểu và phân. Trong vòng 24 giờ thuốc thải theo con đường nước tiểu chiếm khoảng 30% liều lượng thuốc đã sử dụng. 66% liều lượng còn lại sẽ đào thải qua đường phân trong vòng 4 ngày.

12, Tương tác của thuốc Limzer với các thuốc khác

Trên lâm sàng thì những tương tác với thuốc Limzer thường gặp là:

13, Xử lý quá liều, quên liều

13.1. Quá liều

Nếu người bệnh phát hiện mình đang sử dụng quá liều thì cần dừng thuốc ngay lập tức, gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn và theo dõi diễn biến của bệnh.

Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm thì người nhà cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cho trung tâm cấp cứu 115 để cứu chữa kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Người nhà cần khai báo rõ ràng thông tin thuốc và liều lượng mà người bệnh đã sử dụng cho bác sĩ để có những giải pháp cứu chữa phù hợp nhất.

Để tránh trường hợp dùng quá liều thì người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tờ kê đơn của bác sĩ trước khi uống thuốc.

13.2. Quên liều

Nếu quên liều thì bệnh nhân cần uống liều đã quên càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu như gần với thời gian uống liều kế tiếp thì người bệnh bỏ qua liều trước đó và uống liều tiếp theo như bình thường.

Nghiêm cấm bệnh nhân sử dụng gấp đôi liều để bù liều đã quên.

Xem thêm:

Thuốc Modom’ S: Công dụng, Cách dùng, Liều dùng, Giá bán

Thuốc Chalme: Công dụng, Cách dùng, Liều dùng, Giá bán

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây