Hoàng Kỳ: Công dụng, Mua ở đâu, Hướng dẫn cách ngâm rượu?

5/5 - (3 bình chọn)

Dược liệu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, cải thiện sức khỏe cho mọi người. Hiện nay có nhiều dược liệu được sử dụng giúp tăng cường miễn dịch, sức đề kháng rất tốt. Trong bài viết này, Heal Central sẽ gửi tới độc giả những thông tin chi tiết về thảo dược Hoàng Kỳ.

Thông tin cơ bản về cây Hoàng Kỳ

Tên gọi, nguồn gốc, phân bố

Hoàng kỳ có tên khoa học là Astragalus membranaceus (Fisch) Bge thuộc họ Cánh Bướm (Fabaceae). Trong dân gian, hoàng kỳ còn được biết đến với một số tên gọi khác như Đái thâm, Thục chi, Bách bản, Ngải thảo, Kỵ thảo, Độc thầm, Tây thượng kỳ, Kỳ diện, Bạch thủy… Hoàng kỳ có nguồn gốc tại Trung Quốc, chủ yếu là mọc hoang, phân bố nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Tây Bắc, Hoa Bắc, Du Lâm, Bửu Kê. Qua nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ phát triển tốt ở những vùng đất cát, độ ẩm cao, chủ yếu gặp nhiều ở bờ rừng. Nguồn nguyên liệu thảo dược này hiện nay ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến, có rất ít tỉnh trồng được với số lượng không cao (như Đà Lạt, Sapa), vẫn chủ yếu nhập từ Trung Quốc về.

Đặc điểm thực vật

Hoàng kỳ là loại thảo dược sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng, cao tới 60 cho đến 70 cm. Từ phần thân, hoàng kỳ chia thành nhiều cành khác nhau. Kích thước rễ hoàng kỳ hình trụ không quá lớn, đường kính từ 1 cho đến 2cm, dài và đâm sâu dưới lòng đất, vỏ rễ có màu nâu đỏ hoặc màu vàng nâu, dai rất khó bẻ.

Đặc điểm thực vật của Hoàng Kỳ
Đặc điểm thực vật của Hoàng Kỳ

Lá mọc theo kiểu so le, dạng lá kép lông chim lẻ, gồm 15 cho đến 25 lá chét hình trứng dài. Điểm đặc biệt nhận biết lá hoàng kỳ là trên bề mặt lá có một trục lá có lông trắng. Lá chét có kích thước rộng từ 3 cho đến 8mm, dài từ 6 cho đến 20 mm, đầu lá nhọn hoặc tròn.
Ngoài ra còn có lá kèm mọc rời, tùy theo vị trí mọc mà có các hình dạng khác nhau: lá kèm phía dưới hình trứng tròn, lá kèm phía trên có hình mác. Hoa tự dài hơn lá. Cuống hoa dài từ 4 cho đến 12cm, lá bắc hình mũi mác, ngắn hơn lá chét. Hoa có màu vàng nhạt, đài hoa hình chuông xẻ răng cưa ngắn, nhị đực 10 xếp thành 2 bó. Quả hình đậu dẹt, mặt ngoài có lông ngắn, bên trong chứa hạt màu đen, hình thận.
Quả hoàng kỳ có kích thước nhỏ, dài 2,5 cm rộng 9mm. Ở Trung Quốc, vào khoảng tháng 6- 7 là thời điểm nở hoa, tháng 8- 9 là mùa sai quả.

Quá trình thu hái

Qua nghiên cứu và kinh nghiệm lâu năm cho thấy độ tuổi để thu hái rễ hoàng kỳ tối thiểu là 3 năm, nhưng tốt nhất là từ 6 cho đến 7 năm. Vào mùa xuân hoặc mùa thu, người ta sẽ tiến hành đào rễ đem về, đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ 2 đầu và các rễ con xung quanh, đem phơi hoặc sấy khô để bảo quản và làm thuốc.
Khi đào rễ, nên chọn các rễ to, chắc, nhiều thịt, ruột vàng và thịt dai. Những rễ như vậy thường có hàm lượng hoạt chất cao, thuận lợi cho việc làm thuốc.
Rễ hoàng kỳ sau khi được chế biến: Vỏ ngoài màu nâu xám hoặc màu vàng tro, có các vân chạy dọc xung quanh khúc rễ. Bên trong rễ màu vàng, ít xơ, chắc và dai.
Quy trình bào chế rễ hoàng kỳ:

  • Hoàng kỳ sống: đem rễ ủ mềm, thái lát mỏng từ 1 cho đến 2mm, đem phơi khô hoặc sấy khô.
  • Hoàng kỳ tẩm mật sao: đem rễ ủ mềm, thái lát mỏng từ 1 cho đến 2mm, ngâm vào trong mật ong đã được pha loãng với nước sôi. Sau khi ngâm cạn thì đem sao vàng cho đến khi phiến mỏng hết dính. Để nguội dược liệu và bảo quản. Tỷ lệ công thức chế biến 10kg dược liệu tương đương với 3kg mật ong.

Thông tin về vị thuốc Hoàng Kỳ

Tính vị

Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm.

Quy kinh

Quy vào kinh Tỳ, Phế, Đại trường và Tâm.

Đặc điểm dược liệu của Hoàng Kỳ
Đặc điểm dược liệu của Hoàng Kỳ

Công dụng

  • Bổ khí trung tiêu dùng đối với trạng thái cơ thể suy nhược chân tay vô lực yếu hơi chóng mặt kèm ăn các bệnh sa giáng tạng phụ tử cung lòi dom lỵ tả lâu ngày bệnh lậu của phụ nữ.
  • Ích Huyết dùng đối với bệnh huyết hư thiếu máu đặc biệt thiếu máu do bệnh sốt rét hoặc sau khi bị mất máu nhiều.
  • Cố biểu, liễm hãn, dùng chữa các bệnh ra mồ hôi mồ hôi trộm.
  • Lợi niệu tiêu phù thũng dùng khi tỳ hư, vận hóa nước kém, tâm thận dương hư, tay chân mặt mắt phù thũng, đặc biệt phù bụng do báng bì, dùng hoàng kỳ tần với gà đen.
  • Giải độc trừ mủ dùng trong bệnh mụn nhọt ở thời kỳ đầu.
  • Trừ tiêu khát, sinh tân: dùng trong bệnh đái tháo đường.

Xem thêm vị dược liệu Mật Nhân: Nguồn gốc, công dụng, hướng dẫn ngâm rượu đúng cách

Chủ trị

  • Trị bệnh phong hủi, ung nhọt lở loét lâu ngày, hư suyễn hàn nhiệt.
  • Người nhiễm phong tà khí, người gầy ốm suy nhược, người bị tiêu chảy, đau bụng, chỉ khát, lỵ.
  • Người mắc chứng thận hư suy, viêm thận mạn, đái tháo đường.
  • Người có vết thương khó lành, khó khép miệng.
  • Hỗ trợ tráng gân cốt, mạnh cơ bắp, bổ huyết, bồi bổ cơ thể.
  • Trị chứng mồ hôi trộm, chứng đái đường, đái đục, đái buốt.

Cây Hoàng Kỳ chứa các thành phần nào?

Trong Hoàng kỳ có chứa hoạt chất chính:
Saponin Triterpenoid: Có hơn 161 saponin trong đó có khoảng 142 các loại saponin loại cycloartane và khoảng 19 loại saponin loại oleanane. Trong số đó, 5 saponin chính bao gồm astragaloside I, II và IV và isoastragaloside I và II, tất cả đều là triterpenoids cycloartanetype, tạo nên hơn 80% tổng số saponin.
Flavonoid: Có hơn 63 flavonoid chủ yếu bao gồm isoflavone, isoflavans, pterocarpans, flavonol, flavones, và flavonon. Trong số đó, isoflavone là thành phần chính, và calycosin-7-O-D-glucoside, là một trongisoflavone, là thành phần chính và được sử dụng như một chất đánh dấu trong định tính.
Polysaccharid: qua nghiên cứu ghi nhận có khoảng 14 polysaccharid được tìm thấy trong Hoàng kỳ.
Một số chất hóa học khác đã được tìm thấy trong Hoàng Kỳ: Alcaloid, Sacarose, Glucose, Linolenic acid, Cholin, Acid amin, Betain, Coriolic acid, beta-Sitosterol, Protid, Vitamin P, Acid folic, Kumatakenin, Soyasaponin, Palmatic acid.

Công dụng của cây Hoàng Kỳ

Hỗ trợ cải thiện và nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể

Hoàng kỳ được sử dụng để thúc đẩy hệ thống miễn dịch và như một loại thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng. Chiết xuất từ rễ hoàng kỳ có vai trò hỗ trợ miễn dịch khi kết hợp với vắc-xin cho người. Hoàng kỳ có thể ảnh hưởng đến bẩm sinh đáp ứng miễn dịch bằng cách kích hoạt và di chuyển monocyte trưởng thành của các tế bào đơn nhân máu ngoại vi.
Trong dòng tế bào đại thực bào, ức chế sản xuất bởi lipopolysacarit (LPS), và giảm sự ức chế tăng sinh tế bào đại thực bào bằng methotrexate. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng trong dòng tế bào đại thực bào ANA-1, dịch chiết của Hoàng kỳ ức chế sản xuất cytokine. Hoàng kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch thu được, giảm thiểu tế bào T, làm tăng phản ứng kháng thể và phục hồi phản ứng tạo tế bào lympho trong quá trình lão hóa, kích hoạt tế bào T CD4+ và CD8+ của người mà không cần ảnh hưởng đến sự tăng sinh.

Hoàng kỳ - Hỗ trợ cải thiện và nâng cao hệ thống miễn dịch
Hoàng kỳ – Hỗ trợ cải thiện và nâng cao hệ thống miễn dịch

Tăng cường các quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Hoàng kỳ có tác dụng điều chỉnh nồng độ cAMP và cGMP trong tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa protid của huyết thanh và gan, tăng cường sự phát triển của các tế bào trong cơ thể, kéo dài tuổi thọ tế bào.

Hoàng Kỳ – bài thuốc lợi tiểu

Sử dụng Hoàng kỳ trong giai đoạn đầu đã chứng minh được tác dụng lợi tiểu trên người dùng. Nhưng khi sử dụng kéo dài thì tác dụng này không còn được ghi nhận do số liệu chứng minh không có chênh lệch trong giai đoạn dùng Hoàng kỳ.

Tác dụng trên hệ tim mạch

Hoàng kỳ có thể ức chế stress oxy hóa bằng cách điều chỉnh tăng các yếu tố chống oxy hóa. Hoàng kỳ có tác dụng giảm nhồi máu cơ tim và cải thiện chức năng tim trong cơ tim mô hình chuột thiếu máu cục bộ, có liên quan đến chất chống oxy hóa superoxidedisutase (SOD), làm giảm sản xuất malondialdehyd (MDA) và nồng độ gốc tự do, giảm apoptosis tế bào. Hoàng kỳ còn có tác dụng cường tim, tăng lực co bóp của tim bình thường, làm nhanh nhịp tim. Hoàng kỳ cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch, chống thiếu máu cục bộ.

Dược liệu Hoàng Kỳ – hỗ trợ điều hòa huyết áp

Hoàng kỳ có tác dụng giãn mạch ngoại vi, tăng độ bền của mao mạch, giảm hiện tượng thẩm thấu qua mao mạch do histamin, có tác dụng hạ áp hiệu quả sau thời gian ngắn sử dụng.

Tác dụng trên thận và niệu đạo

Hoàng kỳ thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị thận hư, thận hư suy, viêm thận mạn.

Kháng khuẩn, chống viêm

Hoàng kỳ có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lỵ Shigella, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, tụ cầu vàng. Do ức chế được tính thấm của mao mạch do histamine và serotonin nên sử dụng hoàng kỳ để chống viêm rất hiệu quả.

Tác dụng trên gan

Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ gan, chống suy giảm nồng độ Glycogen ở gan, tăng cường chức năng gan.

Tác dụng trên tử cung

Hoàng kỳ có tác dụng hưng phấn co bóp tử cung, đề kháng các tế bào ung thư, từ đó ngăn ngừa gặp phải ưng thư cổ tử cung, u nang buồng trứng.

Hỗ trợ hệ thần kinh

tăng số lượng thụ thể M-cholinergic trong vỏ não, ngăn ngừa mất sợi trục và khớp thần kinh ở vỏ não, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, thoái hóa thần kinh.

Một số tác dụng khác của Hoàng Kỳ

ức chế tủy cải thiện môi trường tạo máu, tăng cường sự sống của tủy xương tế bào gốc, ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư dạ dày, chống ung thư phổi, ung thư tế bào thận, ung thư bàng quang.

Cây Hoàng Kỳ dùng cho ai?

  • Đối tượng mắc chứng thận hư suy, viêm thận mạn, đái tháo đường.
  • Đối tượng có nhu cầu bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ tráng gân cốt, mạnh cơ bắp, bổ huyết, bồi bổ cơ thể.
  • Đối tượng gặp tình trạng mồ hôi trộm, đái đường, đái đục, đái buốt, vết thương khó lành.
  • Đối tượng bị bệnh phong hủi, ung nhọt lở loét lâu ngày, hư suyễn hàn nhiệt.
  • Đối tượng nhiễm phong tà khí, người gầy ốm suy nhược, người bị tiêu chảy, đau bụng, chỉ khát, lỵ.

Cách dùng cây Hoàng Kỳ

Hoàng kỳ được dùng ở dạng sắc, tán bột, làm hoàn hoặc dùng ngoài. Nếu dùng trong, mỗi ngày sử dụng từ 12 cho đến 20 g. Trong trường hợp cần thiết có thể tăng lên 80 g mỗi ngày.

Bài thuốc dân gian từ cây Hoàng Kỳ

Bài thuốc trị phong thấp, phù mạch, cơ thể sợ gió, ra mồ hôi

Bạch truật 30g, Cam thảo 20g, Hoàng kỳ 40g, Phòng kỷ 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm Gừng 4 lát, Táo 1 trái, sắc uống.

Bài thuốc trị tiêu khát

Can địa hoàng 200g, Chích thảo 120g, Hoàng kỳ 120g, Mạch môn (bỏ lõi) 120g, Phục thần 120g, Quát lâu 120g, sắc uống.

Bài thuốc trị suy nhược cơ thể, trị chứng hư, chân tay mỏi mệt

Chích thảo 40g, Hoàng kỳ (nướng mật) 240g, giã nát, mỗi lần dùng 8g, thêm Táo 1 trái, sắc uống.

Bài thuốc trị người già tức mệt, bứt rứt

Miên Hoàng kỳ, Trần bì (bỏ xơ trắng), mỗi thứ 20g, tán bột, mỗi lần uống 12g, Vừng (Mè) 1 chén nhỏ, nghiền nát, lọc như tương, sắc cho tới khi thấy có nổi như sữa bỏ thêm một thìa mật ong rồi sắc tiếp. Uống lúc đói.

Bài thuốc trị mồ hôi trộm

Bạch truật 80g, Hoàng kỳ 40g, Phòng phong 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 3 lát sắc uống.

Bài thuốc trị tiểu ra máu, đái buốt

Hoàng kỳ, Nhân sâm, liều lượng bằng nhau, tán bột, lấy 1 củ Đại la bặc (củ cải lớn), sắc ra 45 miếng (bằng ngón tay lớn), tẩm với 80g mật, sao cho tới khi nào hết mật. Chấm bột thuốc ăn khi nào cũng được hoặc uống với nước muối.

Bài thuốc trị chứng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy yếu, chán ăn, sa tử cung

Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Đương quy mỗi thứ 12g, Thăng ma 4g, Sài hồ, Trần bì mỗi thứ 6g, Cam thảo 4g, sắc nước uống, thuốc có tác dụng bổ khí, thăng dương.

Bài thuốc Hoàng kỳ hỗ trợ trị chứng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy yếu
Bài thuốc Hoàng kỳ hỗ trợ trị chứng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy yếu

Bài thuốc trị đau khớp do cơ thể suy nhược, phong thấp

Bạch thược 120g, Hoàng kỳ 120g, Quế chi 120g, Sinh khương 240g, Đại táo 12 trái
Kết hợp sắc thuốc uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa chứng viêm thận

Đại táo 3 quả, gừng tươi 12g, bạch truật 8g, phòng kỷ 12g, hoàng kỳ 12g và cam thảo 4g., sắc uống mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc dùng cho người bị suy nhược cơ thể, miệng khô, khó thở, ăn uống kém

  • Công thức gồm cam thảo với hoàng kỳ, tỉ lệ 1:6. Cam thảo ( hỗn hợp trộn lẫn nửa sống nửa sao), hoàng kỳ đem chế biến thành chích kỳ. Sau đó tán nhỏ các vị thuốc thành bột, sắc uống, mỗi lần dùng từ 4 cho đến 8 g, ngày sử dụng 3 lần, nên dùng sau bữa ăn sáng trưa tối.
  • Công thức gồm: Quế chi và cam thảo mỗi vị 2g, đại táo 6g, sinh khương 4g, thược dược 5g, chích kỳ 6g. Sắc uống. Lượng thuốc sắc thu được chia đều thành 3 lần để sử dụng trong ngày. Để dễ uống hơn có thể pha thêm mật ong hoặc mạch nha.
  • Công thức gồm: Phòng phong và bạch truật mỗi vị 8g, hoàng kỳ 24g. Các vị thuốc được tán nhỏ thành bột, trộn đều với nhau, sau đó hòa uống cùng nước hoặc rượu. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng từ 6 cho đến 8 gam.
  • Công thức gồm: Đương quy, bạch truật và đảng sâm mỗi vị 12g, trích thảo và thăng ma mỗi vị 4g, trần bì và sài hồ mỗi vị 6g, hoàng kỳ 16g. Sắc uống. Mỗi ngày sử dụng 1 thang. Có thể thêm vị thuốc tri mẫu (8 gam) và huyền sâm (10 gam) nếu cơ thể suy nhược nhiều.

Bài thuốc chữa chứng lupus ban đỏ

Sắc thuốc chỉ gồm 30g hoàng kỳ, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang trong 1 lần.

Bài thuốc chữa ung nhọt, lở loét, vết thương lâu lành

  • Kim ngân 20g, hoàng kỳ 20g, cam thảo 6g và đương quy 16g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.
  • Đương Quy, Bạch Truật, Thiên Hoa Phấn, Tạo Giác Thích và Trạch Tả mỗi vị 12g, Cam thảo 4g, Xuyên khung 6g, Hoàng kỳ 16g. Sắc uống mỗi ngày một tháng.

Hướng dẫn ngâm rượu từ cây Hoàng Kỳ

Hiện nay có nhiều cách ngâm rượu Hoàng Kỳ, có thể ngâm độc vị Hoàng kỳ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để gia tăng tác dụng.
Hoàng kỳ ngâm rượu độc vị: Tỷ lệ công thức: 1 kg dược liệu với 5 cho đến 7 lít rượu trắng; ngâm ở nhiệt độ từ 40 cho đến 45 độ trong vòng 100 ngày. Mỗi ngày sử dụng 15- 20mL sau bữa ăn.
Hoàng kỳ ngâm rượu cùng đẳng sâm, bạch truật, đương quy, mỗi thứ 60g: Các vị thuốc rửa qua bằng nước ấm, cho vào bình có dung tích 7-10 lít. Đổ 3 lít rượu cho ngập thuốc; sau vài ngày, rượu ngấm vào thuốc thì đổ thêm 2 lít nữa. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần sử dụng 30mL, tốt nhất nên uống trước bữa ăn.
Hoàng kỳ ngâm rượu cùng nhân sâm, mỗi thứ 50g cùng lượng rượu vừa đủ, ngâm khoảng vài tuần là có thể sử dụng.

Rượu Hoàng Kỳ - bồi bổ, tăng cường sức khỏe
Rượu Hoàng Kỳ – bồi bổ, tăng cường sức khỏe

Ai không nên dùng Hoàng Kỳ?

  • Người có mụn đậu sắc đen, khí thịnh, phần biểu có tà khí, chứng âm hư.
  • Người đang sử dụng phòng phong, miết giáp, bạch tiễn bì.
  • Người không có khí hư nhưng biểu lý có thực tả.
  • Người có thực chứng, hư chứng, âm hư hỏa vượng.
  • Ngực, hoành cách mô có bỉ khí tích tụ.
  • Người dương thịnh âm suy, thượng tiêu có nhiệt, hạ tiêu hư hàn, can khí không hòa.

Tham khảo dược liệu Bạch tật lê: đặc điểm thực vật, nguồn gốc, phân bố, công dụng

Lưu ý khi dùng cây Hoàng Kỳ

Một số lưu ý khi sử dụng Hoàng kỳ:

  • Không sử dụng chung Hoàng kỳ với Bạch tiễn bì, Miết Giáp, Phòng phong.
  • Không sử dụng Hoàng kỳ có trường hợp hư chứng, thực chứng và âm hư hỏa vượng.
  • Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu để dược liệu ở nơi ẩm thấp thì dược liệu sẽ bị nhiễm ẩm, dễ bị hư hỏng và mất đi tác dụng vốn có.
  • Hoàng kỳ sau khi tẩm mật thì không nên để lâu.
  • Vị thuốc hoàng kỳ khi dùng sống và nướng (chích) thì cho những công dụng khác nhau.

Hoàng Kỳ mua ở đâu?

Hiện nay vị dược liệu Hoàng kỳ được bán tại các cửa hàng dược liệu trên toàn quốc. Khuyên độc giả nên đến các cơ sở uy tín để mua được nguồn thảo dược chất lượng nhất, không bị rút hết dược chất.

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây