Kinh nghiệm chọn máy trợ thính: Loại nào tốt, Có nên đeo không, Giá bán?

Đánh giá post

Người bị suy giảm thính lực thường gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nghe kém mà không thể điều trị bằng phẫu thuật hay bằng thuốc thì sử dụng máy trợ thính là một giải pháp cực kỳ hữu hiệu. Trong bài viết này, Heal Central sẽ giúp cho bạn đọc biết khi nào nên đeo máy trợ thính cũng như những lưu ý khi mua và sử dụng máy trợ thính.

Máy trợ thính là gì?

Máy trợ thính là một thiết bị điện tử có tác dụng khuếch đại âm thanh giúp người bị suy giảm khả năng nghe có thể nghe và giao tiếp một cách bình thường. Máy trợ thính có thể giúp người bệnh nghe được trong không gian tĩnh lặng lẫn ồn ào. Tuy nhiên không phải ai cũng cần đeo máy trợ thính, theo thống kê thì chỉ có 1/5 người bệnh mới cần đeo máy trợ thính.

Máy trợ thính gồm 3 bộ phận cơ bản nhất đó là: micro, bộ phận khuếch đại và loa. Micro sẽ tiếp nhận các âm thanh ở môi trường bên ngoài sau đó đưa đến bộ khuếch đại. Tại đây, bộ khuếch đại sẽ khiến âm thanh được tăng cường đến ngưỡng nhất định rồi truyền đến tai thông qua loa.

Máy trợ thính có tác dụng như thế nào?

Tác dụng của máy trợ thính được biểu hiện rất rõ ràng qua tên gọi của nói đó là trợ thính – hỗ trợ khả năng nghe của người bị suy giảm thính lực. Điều này cực kỳ có ý nghĩa đối với người bị tổn thương các bộ phận cảm nhận âm thanh ở trong tai do tuổi tác, tai nạn, bệnh tật.

Máy trợ thính sẽ khuếch đại âm thanh để đi vào trong tai. Tổn thương càng lớn thì cường độ khuếch đại càng lớn. Tuy nhiên ở một số tổn thương lớn thì máy trợ thính không có tác dụng giúp người bệnh nghe được.

Hình ảnh một máy trợ thính
Hình ảnh một máy trợ thính

Máy trợ thính có được sử dụng tùy tiện hay không?

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại máy trợ thính khác nhau với giá thành giao động từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng cho một máy. Được quảng cáo với tác dụng khuếch đại âm thanh giúp người bị khó nghe có thể nghe một cách bình thường.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Công Định trưởng khoa Tai Mũi Họng ở bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo rằng nếu chưa đến khám ở các chuyên khoa tai mũi họng thì tuyệt đối không được mua máy trợ thính về để tránh “tiền mất tật mang”.

Cũng theo lời của PGS Định thì mỗi người có một ngưỡng nghe khác nhau mà mức độ điếc cũng khác nhau không những vậy các loại điếc cũng khác nhau (điếc truyền âm, điếc tiếp âm…). Hơn thế nữa một số bệnh nhân còn mắc các bệnh như viêm tai, nhiễm khuẩn tai nếu đeo máy trợ thính không đúng cách có thể dẫn đến các tình trạng bệnh nặng hơn.

Hãy đến khám bác sĩ có chuyên môn về tai mũi họng để được tư vấn về tình trạng bệnh cũng như loại máy trợ thính mà bạn nên mua.

Khi nào cần đeo máy trợ thính

Có lẽ trong suy nghĩ của rất nhiều người thì cứ bị khó nghe hay bị điếc là mua máy trợ thính về để dùng. Tuy nhiên các chuyên gia về tai mũi họng cho rằng việc mua và sử dụng một cách tùy tiện sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra như đau tai, ù tai thậm chí có thể làm trầm trọng thêm tình trạng điếc.

Nếu bạn thấy bạn nghe kém, bạn thường hay bật tiếng TV to hơn mức bình thường, bạn gặp khó khăn khi giao tiếp do nghe không rõ những gì người đối diện nói. Nếu gặp phải các tình trạng trên hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ sẽ xác định mức độ điếc cũng như tình trạng bệnh hiện tại và đưa ra những lời khuyên về loại máy mà bạn nên mua sao cho phù hợp với công việc và các sinh hoạt thường ngày.

Phân loại máy trợ thính

Máy hộp

Loại máy có dây nối giữa bộ khuếch đại (để bên ngoài) với loa (trong tai) thường dùng cho người bị điếc sâu cần khuếch đại âm lớn.

Máy sau tai

Gồm một khung nhựa cứng đeo vòng sau tai, các thiết bị điện tử của máy ở sau tai. Âm thanh sẽ được truyền qua khuôn để vào trong tai. Loại máy này phù hợp với mọi tình trạng điếc từ nhẹ đến sâu.

Máy đeo bên trong tai

Máy sẽ nằm hoàn toàn bên trong phần tai ngoài dùng được cho người điếc nhẹ đến nặng. Một số loại máy đeo trong tai có thiết kế để thêm một vài chức năng đặc biệt. Tuy nhiên loại này không phù hợp cho trẻ em hay người hay tập thể thao do máy bé và kém thông khí do bịt hết phần tai ngoài.

Máy đeo trong ống tai (Máy trợ thính siêu nhỏ)

Loại máy này kích thước khá nhỏ có núm tai giúp máy cố định được trong ống tai có tính thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên loại này rất khó đeo và điều chỉnh trong quá trình sử dụng.

Phân loại máy trợ thính
Phân loại máy trợ thính

Trên đây là một số dòng máy trợ thính đang được sử dụng nhiều trên thị trường. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chọn mua được một loại máy trợ thính phù hợp nhất với bạn.

Cách sử dụng máy trợ thính

Cách đeo

Lắp máy vào tai. Trước khi đeo phải tắt máy, sau khi đeo máy được thì mới bật máy. Nếu máy có đi kèm với núm tai thì cho núm tai vào trước sau đó cho máy lên vành tai và cố định máy tại đó. Mỗi loại núm tai chỉ dùng được cho một bên tai nên không được đổi cho nhau.

Cách chăm sóc máy trợ thính

  • Không để máy trong môi trường nóng ẩm.
  • Hãy lau máy hàng ngày tránh để ráy tai, bụi bẩn bám vào máy. Đặc biệt là các vị trí như micro, loa cần được lau cẩn thận tránh làm hư hỏng.
  • Tháo máy khi đi tắm, đi gội đầu hay bất kì việc gì có thể khiến nước chảy vào máy.
  • Tắt máy khi không sử dụng.
  • Thay pin khi máy hết pin.

Cách thay pin

  • Đối với máy trợ thính đeo ngoài tai thì bạn có thể mua pin và thay thế ngay tại nhà.
  • Đối với các máy trợ thính đeo bên trong tai thì do kích thước nhỏ nên tốt nhất để tránh hư hỏng thì bạn hãy mang máy đến nơi bán để thay pin.

Kinh nghiệm lựa chọn và những lưu ý khi đi mua máy trợ thính

Tiêu chí chọn lựa:

  • Máy trợ thính dạng hộp: có thể dùng cho cả điếc sâu do khả năng khuếch đại tốt. Tuy nhiên loại máy sẽ gây tiếng ồn nếu để máy vào trong quần áo, dây máy cũng rất dễ đứt. Loại máy này phù hợp để sử dụng ở nhà hoặc sử dụng khi đi tập thể thao nhẹ (chạy bộ…).
  • Máy trợ thính sau tai: dùng được cho tất cả các loại điếc, có tính thẩm mỹ cao, hạn chế được những tiếng ồn thi micro cọ vào cơ thể. Tuy nhiên loại máy này đòi hỏi phải thiết kế núm tai vừa vặn để tránh các tạp âm có thể lọt vào bên trong tai cũng như yêu cầu sự cẩn thận và khéo léo của người đeo. Không nên sử dụng loại này cho trẻ em nhỏ, người già mà không có sự giúp đỡ của người khác.
  • Máy đeo bên trong tai: mang tính thẩm mỹ cao, micro có khả năng bắt và định hướng tín hiệu tốt. Tuy nhiên nhược điểm là dễ bị hú do loa và micro ở gần nhau, người điếc nặng khó sử dụng được và lý do cuối cùng là loại máy này khá là đắt tiền.
  • Máy đeo trong ống tai: mang tính thẩm mỹ cao vì thiết bị nằm hoàn toàn ở ống tai, khả năng khuếch đại tốt, định hướng cho người dùng tốt. tuy nhiên loại này chỉ dùng được cho người điếc nhẹ và điếc vừa. Đồng thời do đặt sâu trong ống tai nên khó thông khí, khó sử dụng và nếu ốc tai bé thì không dùng được loại này.
Tiêu chí chọn máy trợ thính
Tiêu chí chọn máy trợ thính

Lưu ý khi mua:

Đầu tiên cần xác định mức độ điếc của người bệnh.

Nên hỏi bác sĩ về loại máy phù hợp với người bệnh.

Đặt ra một vài câu hỏi cho người bán. Ví dụ như:

  • Tổng số tiền bỏ ra là bao nhiêu? Máy có đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong cuộc sống cũng như sinh hoạt không?
  • Thời hạn bảo hành là bao nhiêu? Chi phí sửa chữa như thế nào?

Sau khi mua được loại máy thích hợp bạn nên kiểm tra những thứ sau:

  • Micro: là một bộ phận cơ bản giúp người đeo phân biệt được loại âm thanh nên rất cần phải kiểm tra.
  • Loa: kiểm tra xem loa có hoạt động không đồng thời cần kiểm tra xem loa có thể tăng giảm âm lượng hay không?
  • Bộ phận xử lý âm thanh: kiểm tra xem phần vỏ nhựa có bị nứt vỡ không?

Máy trợ thính giá bao nhiêu?

Giá máy trợ thính hiện nay giao động trong khoảng từ 700.000đ đến cả chục triệu đồng. Mức giá phụ thuộc phần nhiều vào thương hiệu và tính năng mà máy đó sở hữu. Từ những máy chỉ đơn thuần là giúp người dùng nghe tốt hơn đến các máy có thể nhiều tính năng như kết nối với điện thoại, thiết kế đẹp nhỏ gọn mang tính thẩm mĩ cao.

Các siêu thị máy trợ thính có ở đâu?

Máy trợ thính hiện có bán tại nhiều siêu thị trên toàn quốc. Một số địa chỉ bạn đọc có thể tìm mua:

Trợ thính Cát Tường: siêu thị máy trợ thính này có 3 địa chỉ tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Thông tin chi tiết của 3 cơ sở khách hàng có thể tham khảo dưới đây:

  • Trợ thính Cát Tường Hà Nội 134 Chùa Bộc – quận Đống Đa – Hà Nội Liên hệ: 024. 3857 4461.
  • Trợ thính Cát Tường Hồ Chí Minh: 53 Bis Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3, TP HCM. Liên hệ: 028. 3526 0249.
  • TT Cát Tường Đà Nẵng: 111 Hải Phòng – Hải Châu – Đà Nẵng Liên hệ: 0988 341 919.

Siêu thị Máy trợ thính Stella (hotline: 093 270 4649 hoặc 093 1010 188):

  • Trụ sở chính tại TPHCM: 5171 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM. Khách hàng có thể liên hệ theo số máy (028) 3845.1910 hoặc 3811.1910
  • Chi nhánh tại Hà Nội: 23 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: (024) 35.766.306.
  • Ngoài ra còn một số chi nhánh khác tại Bình Dương, Cần Thơ, Nha Trang.

Trợ Thính Quang Đức:

Khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh có thể ghé qua địa chỉ: 384 (số mới 1056) Cách Mạng Tháng 8, P.4, Q.Tân Bình, TP. HCM. Để liên hệ Trợ Thính Quang Đức, vui lòng gọi số máy: 028 3844 6415 hoặc 028 3948 5919.

Cách xử trí một số vấn đề gặp phải khi sử dụng máy trợ thính

Sau đây là một vài câu hỏi mà trong quá trình sử dụng máy trợ thính của người bị suy giảm thính lực mà chúng tôi tự tổng hợp:

Vấn đề gặp phải khi sử dụng máy trợ thính
Vấn đề gặp phải khi sử dụng máy trợ thính

Tôi có thể nghe được bình thường ở nơi đông người qua lại không?

Trả lời: Máy trợ thính được thiết kế để tự điều chỉnh được cường độ của âm thanh mà nó thu nhận được từ bên ngoài vào, một số máy cao cấp còn có chức năng lọc tạp âm từ bên ngoài môi trường. Chính vì vậy bạn có thể an tâm sử dụng máy ở những nơi ồn ào.

Nếu máy trợ thính của bạn bị nghe nhỏ hoặc không nghe thấy gì cả?

Trả lời: Hãy kiểm tra xem nút tăng giảm âm lượng còn hoạt động không tiếp đến hãy kiểm tra bộ phận loa và micro xem có bị ráy tai hay bụi bẩn bám vào không. Tiếp đó là kiểm tra pin của máy xem pin gắn đúng vị trí chưa? Nếu bạn làm tất cả những điều trên mà máy vẫn không có tiến triển thì hãy mang đi sửa.

Nếu bạn thấy pin hết quá nhanh?

Trả lời: Khi ngắn ngược pin sẽ làm quả pin nhanh hết pin hơn. Nếu bạn dùng kẹp sắt để gắp pin thì cũng làm pin nhanh hết hơn. Đồng thời trong quá trình thay thế pin bạn hãy vứt pin cũ đi, không để lẫn vào pin mới vì điều này dễ khiến pin bị suy giảm tuổi thọ.

Tôi cần làm gì nếu nghe thấy những tiếng vo ve, tí tách?

Trả lời: Hãy kiểm tra xem micro, ống nghe có bị dính ráy tai hay vật cản nào không. Kiểm tra xem ống nghe có bị đổi màu, bị nứt vỡ hay không. Nếu không bị những trường hợp trên thì hãy đến gặp bác sĩ để được chăm sóc thính lực và tư vấn rõ ràng.

Tôi cần làm gì nếu máy có tiếng hú?

Trả lời: Tiếng hú thường xuất hiện do tình trạng micro ở quá gần loa. Vì vậy việc đầu tiên cần làm là kiểm tra xem núm tai đã khít chưa. Sau đó hãy kiểm tra vị trí tiếp xúc với âm thanh xem đã gắn đúng vị trí chưa. Nếu tất cả đều ổn thì hãy đến gặp bác sĩ để khám lại thính lực.

Tôi có thể sử dụng điện thoại, xem TV khi sử dụng máy trợ thính hay không?

Trả lời: Máy trợ thính được thiết kế để thu nhận âm thanh bên ngoài và khuếch đại nó vào tao người dùng bất kể nguồn phát âm. Vì vậy bạn có thể an tâm về việc sử dụng điện thoại, xem TV hay bất kỳ món đồ công nghệ nào (máy nghe nhạc, loa…) một cách bình thường nhất có thể.

Tôi có thể sử dụng nước để vệ sinh máy không?

Trả lời: nước và các dung dịch có thể làm hỏng bộ phận tiếp âm (trong vỏ nhựa) của máy. Cho nên bạn không được dùng nước để lau rửa máy. Hãy dùng tăm bông hoặc khăn khô để lau cũng như lấy hết bụi bẩn ra khỏi máy.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây