Thuốc Phaanedol Extra 500mg là thuốc gì? Thành phần, Giá bao nhiêu?

4.5/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được sử dụng cho mục đích hạ sốt, giảm đau. Trong đó, phổ biến nhất là biệt dược có chứa hoạt chất chính là paracetamol. Thuốc Phaanedol cũng là một trong số các biệt dược có thành phần chính là paracetamol. Vậy thuốc Phaanedol là gì? Hôm nay hãy cùng với Heal Central tìm hiểu những thông tin về loại thuốc này nhé.

1, Thuốc Phaanedol là gì?

Thuốc Phaanedol là một loại thuốc hạ sốt, giảm đau thuộc nhóm NSAID, thuốc có tác dụng hạ sốt giảm đau, không có tác dụng chống viêm.

Thuốc là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm USA – NIC (USA – NIC Pharma) – VIỆT NAM với các số đăng ký VD-14082-11, VD-22341-15, VD-2305-06.

Phaanedol có dạng bào chế vô cùng đa dạng như: dạng viên nén, viên nén sủi bọt, viên nén dài, viên nén dài bao phim, dạng viên nang cứng, dạng thuốc bột pha uống hay dạng dung dịch uống.

Quy cách đóng gói của thuốc

  • Phaanedol 650mg: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén. Lọ 500 viên.
  • Phaanedol 500mg: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang.
  • Phaanedol 500mg: Hộp 5 vỉ x 4 viên nén sủi bọt.
  • Phaanedol flue: Hộp 02 vỉ x 5 ống 5ml; hộp 04 vỉ x 5 ống 5ml; hộp 01 vỉ x 10 ống 10 ml; hộp 02 vỉ x 10 ống 10ml; hộp 01 chai 60ml.
  • Phaanedol enfant: Hộp 20 gói 2g; Hộp 30 gói 2g.

Ngoài ra, thuốc còn có một số dạng bào chế khác với quy cách đóng gói tương tự

Thành phần của thuốc bao gồm: dược chất chính là paracetamol với hàm lượng tương ứng cho từng chế phẩm và từng dạng bào chế khác nhau và một số tá dược khác.

Hạn sử dụng: xem trên bao bì.

Hình ảnh vỉ thuốc của Phaanedol
Hình ảnh vỉ thuốc của Phaanedol

2, Tác dụng của thuốc Phaanedol là gì?

Thuốc Phaanedol có tác dụng làm giảm triệu chứng sốt do bất cứ nguyên nhân gì, không có tác dụng trên người bình thường. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa như đau họng, đau đầu, đau dây thần kinh, đau cơ xương, đau khớp, đau lưng, đau răng hoặc khó chịu khi bị cúm.

Thuốc không có tác dụng đối với các cơn đau nội tạng, không gây ngủ, không gây khoan khoái, không gây nghiện.

Thuốc không có tác dụng chống viêm như một số thuốc giảm đau nhóm NSAID khác như Aspirin.

Thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không điều trị trực tiếp nguyên nhân.

3, Thuốc Phaanedol được chỉ định cho những trường hợp nào?

Thuốc Phaanedol được sử dụng cho các trường hợp như:

  • Người bị sốt do bất kì nguyên nhân gì.
  • Các trường hợp đau từ nhẹ đến vừa như đau họng, đau đầu, đau răng do sâu hoặc do can thiệp nha khoa, đau cơ do vận động mạnh, đau lưng do chấn thương hoặc đau lưng mạn tính.
  • Bệnh nhân bị đau do viêm khớp nhẹ, thoái hoá khớp.
  • Người bị mệt mỏi, khó chịu khi mắc cúm.
  • Trẻ bị sốt, đau khi đang mọc răng hoặc sau tiêm chủng.

4, Thành phần paracetamol của thuốc Phaanedol Extra có tác dụng gì?

Dược chất chính trong thuốc Phaanedol là paracetamol. Tác dụng chính của paracetamol là hạ sốt và giảm đau.

  • Tác dụng giảm đau của Paracetamol: Paracetamol làm giảm tổng hợp prostaglandin F2α. Do đó, thuốc làm giảm tính nhạy cảm của các ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng viêm như bradykinin, histamin, serotonin. Thuốc cũng có tác dụng lên các noron ngoại biên và trung ương làm giảm cảm giác đau.
  • Tác dụng hạ sốt của Paracetamol: Bình thường, khi cơ thể bị các chất ngoại lai xâm nhập, bạch cầu sẽ sản xuất ra các chất gây sốt nội tại như cytokine (interleukin 1, interleukin 6), interferon, TNF. Các chất này đẩy mạnh quá trình hoạt hoá PG Synthetase, từ đó làm tăng tổng hợp PG từ acid arachidonic. Quá trình tổng hợp này chính là nguyên nhân thúc đẩy sự rung cơ, tăng hô hấp, tăng chuyển hoá và gây co mạch làm tăng sinh nhiệt. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp PG, tăng thải nhiệt và lập lại cân bằng cho trung tâm thải nhiệt ở vùng dưới đồi.

Ngoài ra, đối với các dạng bào chế khác nhau, thuốc còn có các tá dược khác đi kèm.Ở dạng viên. nén, thuốc thường sử dụng các tá dược có tác dụng làm tăng độ rã của viên, tăng khả năng trơn chảy, làm viên bóng đẹp. Ở dạng thuốc bột pha uống, thuốc sử dụng các tá dược hút, tá dược làm tăng độ tan.

Dạng đóng gói của Phaanedol
Dạng đóng gói của Phaanedol

5, Cách dùng, liều dùng của thuốc Phaanedol là gì?

Cách dùng: Uống ngay khi xuất hiện triệu chứng sốt, đau. Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn do thức ăn không ảnh hưởng nhiều tới quá trình hấp thu thuốc.

  • Dạng viên nén, viên nang: sử dụng theo đường uống.
  • Dạng bột pha uống: hoà tan hoàn toàn một gói thuốc trong khoảng 5 – 10ml nước sôi để nguội.
  • Dạng viên nén sủi bọt: thả viên nén vào cốc nước khoảng 30ml, đợi viên nén sủi hoàn toàn mới sử dụng.
  • Dạng dung dịch: uống trực tiếp.

Liều dùng: đối với từng dạng thuốc khác nhau mà liều dùng thuốc cũng khác nhau. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, tránh tình trạng sử dụng quá liều gây hại cho sức khỏe.

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: liều tối đa của paracetamol cho người lớn là 1 g/lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ và tối đa 4g/ngày.
  • Trẻ em từ 7 -12 tuổi: liều tối đa là 2 g/ngày chia 4 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 4-6 giờ.

Không được tự ý sử dụng  thuốc Phaanedol để điều trị giảm đau kéo dài do tình trạng đau nhiều, đau kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý khác. Lúc này, người bệnh cần ngưng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám kịp thời.

6, Thuốc cảm cúm Phaanedol có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú không?

Chưa có nghiên cứu chứng minh mức độ an toàn của thuốc Phaanedol khi dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

Trường hợp là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Trong thời gian sử dụng thuốc, cần thường xuyên liên hệ với bác sĩ và thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.

Người bệnh chỉ nên sử dụng paracetamol ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả giảm đau, hạ sốt.

7, Thuốc Phaanedol 500mg USA có giá bao nhiêu?

Thuốc Phaanedol có nhiều dạng bào chế và đóng gói khác nhau. Mỗi biệt dược với mỗi dạng bào chế với những phương thức đóng gói khác nhau có giá khác nhau.

Giá bán thuốc Phaanedol thường tính theo đơn vị viên để tiện quy đổi. Đối với các đại lý lớn, giá mỗi viên thuốc Phaanedol là: 266 VNĐ (hai trăm sáu mươi sáu đồng/viên). Giá bán lẻ tại nhà thuốc – quầy thuốc – bệnh viện sẽ cao hơn do chịu nhiều chi phí khác.

Giá Phaanedol tham khảo: một hộp Phaanedol Extra 10 vỉ x 10 viên có giá khoảng 32.000 – 45.000 vnđ.

Khách hàng nên kiểm tra kỹ các thông tin như: nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, số đăng ký, hàm lượng… để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng gây hại cho sức khỏe.

8, Bạn có thể mua thuốc Phaanedol ở đâu?

Thuốc Phaanedol hiện có bán rộng rãi trên khắp các cơ sở, nhà thuốc ở tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tìm mua thuốc online trên các website nhà thuốc, sàn thương mại điện tử như shopee, Lazada.

Khách hàng nên lựa chọn mua thuốc tại các cơ sở uy tín để tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

9, Thuốc Phaanedol chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Thuốc Phaanedol có chống chỉ định đối với các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Người bị suy gan thận nặng, người thiếu hụt men G6PD.

Người mắc bệnh tim mạch, bệnh phổi.

Các trường hợp thiếu máu nặng.

Hình ảnh hộp thuốc Phaanedol
Hình ảnh hộp thuốc Phaanedol

10, Tác dụng phụ của thuốc Phaanedol là gì? 

Thuốc Phaanedol có những tác dụng phụ như:

  • Tác dụng ít gặp:
    • Tác dụng trên da: phát ban, mề đay.
    • Tác dụng trên tiêu hoá:  sử dụng Phaanedol quá liều có thể gây tăng co bóp dạ dày, tăng nhu động ruột gây buồn nôn, nôn.
    • Tác dụng trên máu: giảm bạch cầu trung tính, gây vỡ hồng cầu, bạch cầu làm giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu.
    • Tác dụng trên thận: làm tăng độc tính cho thận khi dùng thuốc kéo ngày.
  • Tác dụng hiếm gặp:
    • Gây ra các phản ứng quá mẫn.
    • Nguy cơ gây suy gan cao (do hủy tế bào gan) khi dùng thuốc với liều cao, kéo dài.

Liên hệ ngay với bác sĩ điều trị khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường để được tư vấn, thăm khám và chữa trị kịp thời.

11, Lưu ý khi sử dụng 

Thuốc có thể có tác dụng làm che giấu đi tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Ngưng thuốc nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hay xuất hiện các triệu chứng mới vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh lý khác.

Không nên sử dụng thuốc Phaanedol cùng với các chế phẩm khác có chứa paracetamol.

Không được dùng thuốc quá liều chỉ định.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tổn thương gan. Không nên sử dụng thuốc Phaanedol trong thời gian dài do thuốc có khả năng gây độc cho gan ngay cả ở liều điều trị.

Thận trọng với bệnh nhân bị thiếu máu, thiếu men G6PD. Do thuốc chuyển hoá mạnh qua gan nên sẽ sử dụng một lượng lớn men G6PD. Trong khi đó, men cũng rất cần thiết để đảm bảo cho tế bào hồng cầu sống và làm việc bình thường. Chính vì vậy, thuốc có thể khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ, nhẹ thì gây thiếu máu, nặng thì tử vong.

Đối với bệnh nhân đang được chỉ định thuốc chống đông máu, cần kiểm tra chỉ số đông máu INR trong thời gian điều trị bằng thuốc phaanedol.

12, Dược động học của thuốc Phaanedol

Hấp thu: Thuốc Phaanedol được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá (khoảng trên 90%). Thuốc đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương sau khi uống khoảng 1 giờ.

Phân bố: Thuốc được phân bố rộng rãi trong cơ thể. Đặc biệt, thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và đi vào sữa mẹ. Thể tích phân bố của Phaanedol là khoảng 0,4 – 0,6 L/kg.

Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá hầu như hoàn toàn qua gan.

Thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu ở dạng không còn hoạt tính.Nử đời thải trừ của thuốc là khoảng 3 – 7 giờ.

13, Tương tác của thuốc Phaanedol với thức ăn và các thuốc khác

Rượu có thể gây tương tác làm tăng độc tính của thuốc Phaanedol lên gan.

Thuốc có thể có tác dụng hiệp đồng với Phenothiazin và các biện pháp hạ nhiệt khác làm gây hạ thân nhiệt quá mức.

Với những thuốc chống đông máu, thuốc Phaanedol làm tăng tác dụng, tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt với liều dùng liên tiếp trong 4 ngày, mỗi ngày 4g

Paracetamol qua gan được chuyển hoá một phần thành chất độc NAPQI gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, không nên sử dụng thuốc này với một số thuốc gây cảm ứng enzyme gan như Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin.

Isoniazid cũng có khả năng tương tác với Paracetamol làm tăng độc tính trên gan.

Hình ảnh hộp thuốc Phaanedol
Hình ảnh hộp thuốc Phaanedol

14, Cách xử trí khi quá liều, quên liều

Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều, cần chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Cần tiến hành xử lý nhanh các biện pháp điều trị triệu chứng. Một số thuốc giải độc đặc hiệu của paracetamol là: N-acetylcystein sử dụng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Đối với trường hợp quên liều, bệnh nhân uống một liều sớm nhất có thể. Trong trường hợp đã gần thời điểm uống liều kế tiếp, bệnh nhân có thể bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không uống bù hoặc uống gấp đôi liều

Xem thêm:

Thuốc giảm đau hạ sốt Tydol Có mấy dạng? Giá bao nhiêu? SĐK thuốc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây