Quản lí hở eo tử cung bằng cách khâu vòng cổ tử cung

5/5 - (1 bình chọn)

Cổ tử cung không có khả năng giữ thai ở ba tháng giữa thai kỳ được gọi là hở eo tử cung. Trong các tài liệu y khoa còn tồn tại tranh cãi liên quan đến các vấn đề sinh lý bệnh, tầm soát, chẩn đoán và quản lý hở eo tử cung. Mục đích của tài liệu này là cung cấp một tổng quan các bằng chứng hiện tại về tình trạng hở eo tử cung, bao gồm tầm soát những phụ nữ có nguy cơ nhưng không có triệu chứng và đưa ra các hướng dẫn về việc quản lý hở eo tử cung bằng cách khâu vòng cổ tử cung. Chẩn đoán và quản lý các vấn đề cổ tử cung khác trong thai kỳ, như chiều dài cổ tử cung ngắn, được thảo luận sâu hơn trong các ấn phẩm khác của American College of Obstetricians and Gynecologists.

1. Đại cương

Khâu vòng cổ tử cung
Khâu vòng cổ tử cung

1.1 Định nghĩa

Thuật ngữ hở eo tử’ cung được sử dụng để mô tả tình trạng cổ tử cung không có khả năng giữ thai trong khi không có các dấu hiệu và triệu chứng của cơn co tử cung, hoặc chuyển dạ, hoặc cả hai trên lâm sàng ở ba tháng giữa thai kỳ. Dựa trên dữ liệu hiện tại, phát hiện chiều dài cổ tử cung ngắn trên siêu âm ở ba tháng giữa thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non nhưng không đủ để chẩn đoán hở eo tử cung.

1.2 Sinh lý bệnh

Sinh lý bệnh của hở eo tử cung vẫn chưa được hiểu rõ. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hở eo tử cung bao gồm chấn thương phẫu thuật vào cổ tử cung do khốp chóp cổ tử cung, thủ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện, nông cơ học cổ tử cung khi chấm dứt thai kỳ hoặc vết rách sản khoa, mặc dù dữ liệu xác nhận các mối liên quan này không nhất quán (1-4). Các nguyên nhân được đề xuất khác bao gồm dị tật mullerian bẩm sinh, thiếu hụt collagen và elastin cổ tử cung, và phơi nhiễm với diethylstilbestrol trong tử’ cung. Tuy nhiên, các yếu tố này không liên quan cụ thể đến tình trạng hở eo tử cung và không phải là chỉ định để khâu vòng cổ tử cung.

1.3 Chẩn đoán

Chẩn đoán hở eo tử cung đang còn nhiều thách thức vì thiếu các dấu hiệu khách quan và tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng. Chẩn đoán dựa trên tiền sử cổ tử cung mở không đau sau ba tháng đầu thai kỳ với tống xuất thai sau đó ở ba tháng giữa thai kỳ, thường trước 24 tuần tuổi thai, không có cơn co hoặc chuyển dạ và không có bệnh lý rõ ràng khác (ví dụ: chảy máu, nhiễm trùng, vỡ ối). Gần đây, các nỗ lực trong việc sử dụng đánh giá chiều dài cổ tử cung ở ba tháng giữa thai kỳ và xác định cổ tử cung ngắn lại như một dấu hiệu chẩn đoán hở eo tử’ cung trên siêu âm. Tuy nhiên, chiều dài cổ tử cung ngắn được chứng minh là dấu ấn sinh non nói chung hơn là dấu ấn đặc hiệu của hở eo tử cung. Tuy nhiên, khâu vòng cổ tử cung có thể có hiệu quả trong những trường hợp cụ thể (sẽ được thảo luận sau trong tài liệu này) khi phát hiện cổ tử cung ngắn.

Các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau ở phụ nữ không mang thai đã được đề xuất để xác nhận sự hiện diện của hở eo tử cung, bao gồm chụp tử cung-ống dẫn trứng và chụp phim X quang khi kéo bóng qua cổ tử cung, đánh giá cổ tử cung mở bằng que nong Hegar hoặc Pratt, sử dụng test độ đàn hồi bằng bóng, và sử dụng que nong cổ tử cung có chia độ để tính chỉ số sức cản của cổ tử cung (5-7). Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào trong số này được xác nhận trong các nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt và chúng không được dùng để chẩn đoán hở eo tử cung.

1.4 Các lựa chọn điều trị

Trong lịch sử, một số phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật đã được đề xuất để điều trị hở eo tử cung. Một số cách tiếp cận không phẫu thuật, bao gồm hạn chế hoạt động, nghỉ ngơi tại giường và nghỉ ngơi khung chậu được chứng minh là không hiệu quả trong điều trị hở eo tử cung và sử dụng chúng không được khuyến khích (8,9). Một phương pháp điều trị không phẫu thuật khác được xem xét ở những bệnh nhân có nguy cơ bị hở eo tử cung là vòng nâng âm đạo. Bằng chứng còn hạn chế về lợi ích tiềm năng khi đặt vòng nâng ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao (10-12).

Cách tiếp cận phẫu thuật bao gồm khâu vòng cổ tử cung qua ngả âm đạo và qua thành bụng. Các phương pháp khâu vòng cổ tử cung qua âm đạo tiêu chuẩn hiện nay đang được sử dụng bao gồm kỹ thuật McDonald và Shirodkar cải tiến. Tính ưu việt của một loại chỉ khâu hoặc kỹ thuật phẫu thuật so với một loại khác vẫn chưa được xác định (13, 14). Trong thủ thuật McDonald, khâu vào khúc nối giữa cổ tử cung và âm đạo với các mũi đơn bằng chỉ không tiêu có thể thắt lại (15). Các nghiên cứu hồi cứu không chứng minh được lợi ích khi đặt thêm một mũi khâu để tăng cường hoặc phục hồi chất nhầy cổ tử cung (16). Thủ thuật Shirodkar bao gồm bóc tách niêm mạc cổ tử cung-bàng quang nhằm cố gắng đặt các mũi khâu càng gần lỗ trong cổ tử cung càng tốt. Bàng quang và trực tràng được bóc tách khỏi cổ tử cung về phía đầu, khâu và thắt, và niêm mạc được thay thế trên nút thắt (17, 18). Với thủ thuật Shirodkar nên dùng chỉ không tiêu để khâu vòng cổ tử cung.

Khâu vòng eo cổ tử cung qua thành bụng thường được dành cho những bệnh nhân có chỉ định khâu vòng cổ tử cung dựa trên chẩn đoán hở eo tử cung nhưng không thể thực hiện được qua ngả âm đạo vì những hạn chế về giải phẫu (ví dụ: sau khi cắt bỏ cổ tử cung), hoặc trong trường hợp thủ thuật khâu vòng cổ tử cung qua ngả âm đạo thất bại dẫn đến sảy thai ở ba tháng giữa thai kỳ (19). Khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật mở ổ bụng hoặc nội soi ổ bụng phẫu thuật phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ hoặc sở thích của bệnh nhân. Không có bằng chứng gợi ý rằng một phương pháp phẫu thuật nào đó có lợi thế hơn các kỹ thuật khác trong việc khâu vòng cổ tử cung (20). Thủ thuật khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng thường được thực hiện vào cuối quý một hoặc đầu quý hai thai kỳ (10-14 tuần tuổi thai) hoặc ở trạng thái không mang thai (20, 21). Có thể để lại mũi khâu giữa các lần mang thai với lần mổ lấy thai sau đó.

2. Cân nhắc lâm sàng và Khuyến cáo

2.1 Những bệnh nhân nào được chỉ định khâu vòng cổ tử cung dựa vào tiền sử sản khoa hoặc kết quả khám thực thể ?

Khâu vòng cổ tử cung có thể được chỉ định dựa vào tiền sử hở eo tử’ cung, kết quả khám thực thể hoặc tiền sử sinh non và một số phát hiện trên siêu âm (xem Hộp 1). Tính an toàn và hiệu quả của khâu vòng cổ tử cung trong điều trị bệnh nhân hở eo tử cung sau khi thai có khả năng sống vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Khâu vòng cổ tử cung nên được giới hạn với các trường hợp mang thai ở ba tháng giữa thai kỳ trước khi khả năng sống của thai đã đạt được.

2.2 Khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bổ tiền sử

Lựa chọn bệnh nhân để khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi tiền sử (còn được gọi là khâu vòng cổ tử cung dự phòng) dựa trên các đặc điểm tiền sử kinh điển của hở eo tử cung (xem Hộp 1). Khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi tiền sử có thể được xem xét ở một bệnh nhân có tiền sử sinh con ở ba tháng giữa thai kỳ không rõ nguyên nhân khi không có chuyển dạ hoặc nhau bong non. Khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi tiền sử có thể được thực hiện ở tuổi thai khoảng 13-14 tuần.

Ba thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đã báo cáo về hiệu quả của việc khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi tiền sử ở những phụ nữ được tuyển chọn do có các đặc điểm tiền sử khác nhau. Hai trong số các thử nghiệm so sánh khâu vòng cổ tử cung với không khâu vòng cổ tử cung ở những phụ nữ có tiền sử sinh non cho thấy không cải thiện đáng kể kết cục của những phụ nữ được điều trị bằng khâu vòng cổ tử cung (22, 23). Thử nghiệm thứ ba, một nghiên cứu phân tích toàn bộ mâu trên 1.292 phụ nữ mang thai đơn, có nguy cơ sinh non, phát hiện rằng có ít các ca sinh trước 33 tuần tuổi hơn ở nhóm khâu vòng cổ tử cung (83 [13%] so với 110 [17%], p = 0,03) (24).

Hộp 1
Hộp 1

2.3 Khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi khám thực thể

Trước đây, phụ nữ có cổ tử cung mở tiến triển khi không có chuyển dạ và nhau bong non trước đó là các đối tượng để khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi khám thực thể (được gọi là cấp cứu hoặc cứu vãn). Dữ liệu hạn chế tù’ một thử’ nghiệm ngẫu nhiên nhỏ và các nghiên cứu hồi cứu gợi ý rằng khả năng có lợi ích từ’ khâu vòng cổ tử cung ở những phụ nữ ngày (25-34). Do đó, sau khi khám lâm sàng để loại trừ’ cơn co tử’ cung, hoặc nhiễm trùng ối, hoặc cả hai, khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi khám thực thể (nếu khả thi về mặt kỹ thuật) ở những bệnh nhân mang thai đơn có lỗ trong cổ tử cung thay đổi có thể có lợi. Tuy nhiên, do thiếu các thử nghiệm ngẫu nhiên lớn hơn chứng minh lợi ích rõ ràng, thai phụ nên được tư vấn về khả năng bệnh tật liên quan ở mẹ và chu sinh.

2.4 Vai trò của siêu âm trong quản lý những phụ nữ có tiền sử hở eo tử cung?

Kể từ khi siêu âm qua âm đạo được sử dụng rộng rãi để đánh giá chiều dài cổ tử cung, nhiều nghiên cứu đã so sánh kết cục chu sinh ở những bệnh nhân khâu vòng
cổ tử cung được chỉ định bởi tiền sử so với những người được theo dõi bằng siêu âm qua âm đạo nối tiếp và điều trị bằng khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi siêu âm khi cần. Hai bản tóm tắt các kết quả gần đây của nhiều nghiên cứu này đã rút ra những kết luận sau, giới hạn ở các trường hợp mang thai đơn:

Hầu hết các bệnh nhân có nguy cơ hở eo tử cung có thể được theo dõi một cách an toàn bằng các cuộc kiểm tra siêu âm qua âm đạo nối tiếp ở ba tháng giữa thai kỳ (35, 36).

Có thể tránh được các thủ thuật khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi tiền sử không cần thiết ở hơn một nửa số bệnh nhân (35, 37).

Khoảng thời gian theo dõi nên bắt đầu từ 16 tuần và kết thúc khi thai được 24 tuần (35).
Khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi siêu âm thường được khuyến cáo cho thai phụ có những thay đổi khi khám siêu âm qua âm đạo mà phù hợp với chiều dài cổ tử cung ngắn có hoặc không có cổ tử cung hình phễu. Những thai phụ này thường được kiểm tra siêu âm vì họ có các yếu tố nguy cơ sinh sớm. Mặc dù bệnh nhân thường không có triệu chứng, nhưng một số bệnh nhân có thể báo cáo các triệu chứng không đặc hiệu, như đau lưng, cơn co tử cung, ra máu thấm giọt ở âm đạo, tức nặng vùng chậu hoặc chảy dịch nhầy âm đạo. Các phân tích gộp của nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh khâu vòng cổ tử cung và không khâu vòng cổ tử cung ở những bệnh nhân có chiều dài cổ tử’ cung ngắn trong ba tháng giữa thai kỳ đã đưa ra các kết luận sau (36, 38):

Mặc dù phụ nữ mang thai đơn hiện tại, sinh non tự’ phát trước đó khi tuổi thai < 34 tuần và chiều dài cổ tử cung ngắn (< 25mm) trước 24 tuần tuổi thai không thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán hở eo tử cung, bằng chứng hiện có gợi ý rằng khâu vòng cổ tử cung có thể có hiệu quả trong các trường hợp này. Khâu vòng cổ tử cung có liên quan đến việc giảm đáng kể kết cục sinh non, cũng như cải thiện tỷ lệ bệnh tật và tử’ vong sơ sinh gộp chung, và có thể được xem xét ở những thai phụ với kết hợp tiền sử và kết quả khám siêu âm này (38, 39).

Khâu vòng cổ tử cung ở những thai phụ không có tiền sử sinh non tự phát trước đó và có chiều dài cổ tử cung < 25mm được phát hiện trong khoảng thời gian từ 16 tuần đến 24 tuần tuổi thai không liên quan đến việc giảm đáng kể tỷ lệ sinh non (40).

Những bệnh nhân không được xem xét là các đối tượng phù hợp để khâu vòng cổ tử cung ?
Chiều dài cổ tử cung ngắn được phát hiện tình cờ trong ba tháng giữa thai kỳ khi không có tiền sử sinh non trước đó không được chẩn đoán là hở eo tử cung và khâu vòng cổ tử cung không được chỉ định trong trường hợp này. Progesterone đặt âm đạo được khuyến cáo như một lựa chọn quản lý để giảm nguy cơ sinh non ở những thai phụ không có triệu chứng, mang thai đơn mà không có tiền sử sinh non trước đó với chiều dài cổ tử cung rất ngắn < 20mm được xác định tình cờ trước hoặc lúc 24 tuần tuổi thai (41).

Khâu vòng cổ tử cung có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ mang song thai và chiều dài cổ tử cung được phát hiện qua siêu âm < 25mm và không được khuyến cáo (36, 42). Ngoài ra, đang thiếu bằng chứng về lợi ích của khâu vòng cổ tử cung dành riêng cho các chỉ định sau: khoét chóp bằng vòng điện trước đó, sinh thiết hình nón, hoặc dị tật mullerian.

2.5 Khâu vòng cổ tử cung có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ bệnh tật không?

Nhìn chung, nguy cơ biến chứng thấp khi khâu vòng cổ tử’ cung. Các biến chứng được báo cáo bao gồm vỡ ối, nhiễm trùng ối, rách cổ tử cung và di lệch vết khâu. Tỷ lệ các biến chúng rất khác nhau liên quan đến thời điểm và chỉ định khâu vòng cổ tử’ cung. Khâu vòng cổ tử cung khi ối vỡ hoặc cố tử cung đã mở thường có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ các biến chứng. Các biến chứng vỡ tử cung và nhiễm trùng huyết ở mẹ đe dọa tính mạng là cực kỳ hiếm nhưng đã được báo cáo với tất cả các loại khâu vòng cổ tử cung (24, 43).
So với khâu vòng cổ tử cung qua âm đạo, khâu vòng cổ tử’ cung qua thành bụng có nguy cơ xuất huyết cao hơn nhiều, có thể đe dọa tính mạng, ngoài tất cả các biến chứng khác liên quan đến phẫu thuật bụng (21, 44, 45). Hơn nữa, nó thường cản trở việc thực hiện hút thai hoặc sinh qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, khâu vòng cổ tử cung qua thành bụng không phải là một chỉ định chấm dứt thai kỳ trước 39 tuần tuổi thai khi không có chỉ định khác.

2.6 Vai trò của các can thiệp bổ sung chu phẫu và đánh giá siêu âm sau phẫu thuật khâu vòng cổ tử cung?

Cả kháng sinh và thuốc giảm co dự phòng đều không được chứng minh là cải thiện hiệu quả của khâu vòng cổ tử cung, bất kế thời điểm hoặc chỉ định (34, 45). Ngoài ra, không cần thiết phải theo dõi chiều dài cổ tử cung trên siêu âm sau khi khâu vòng cổ tử cung (26, 46).

2.7 Chỉ định cắt bỏ vòng khâu McDonald qua âm đạo ở nhũng bệnh nhân không có biến chứng, và cơ sở y tế phù hợp để cắt bỏ?

Ở những bệnh nhân không có biến chứng, cắt bỏ vòng khâu McDonald qua âm đạo được khuyến cáo ở tuổi thai 36-37 tuần. Trong trường hợp sinh qua ngả âm đạo theo kế hoạch, không khuyến cáo cố ý trì hoãn việc cắt bỏ vòng khâu cổ tử’ cung cho đến khi chuyển dạ. cắt bỏ vòng khâu cổ tử cung không phải là chỉ định đế chấm dứt thai kỳ. Đối với những bệnh nhân mổ lấy thai chủ động khi thai >39 tuần tuổi, có thể thực hiện cắt bỏ vòng khâu cổ tử cung tại thời điểm sinh; tuy nhiên, cần xem xét khả năng chuyển dạ tự nhiên từ 37 tuần đến 39 tuần tuổi thai. Bệnh nhân thường sẽ không chuyển dạ sau khi cắt bỏ vòng khâu cổ tử cung tại phòng khám (47). Trong hầu hết các trường hợp, cắt bỏ vòng khâu McDonald ở phòng khám là thích hợp.

Quản lý thai phụ có khâu vòng cổ tử cung và vỡ ối non thiếu tháng như thế nào?
Không có nghiên cứu tiến cứu nào để hướng dẫn chăm sóc những thai phụ bị vỡ ối non (PROM) được khâu vòng cổ tử’ cung. Kết quả từ các nghiên cứu hồi cứu không nhất quán, nhưng nhìn chung đã phát hiện ra rằng giữ lại vòng khâu cổ tử cung > 24 giờ sau khi vỡ ối non thiếu tháng có liên quan đến việc kéo dài thai kỳ (48); tuy nhiên, do tính chất không ngẫu nhiên của các báo cáo, không rõ các yếu tố (như chuyển dạ hoặc nhiễm trùng) đã góp phần vào các quyết định cắt bỏ vòng khâu cổ tử’ cung như thế nào, có thế dẫn đến kết quả thiên vị. Trong một số, nhưng không phải tất cả các nghiên cứu, giữ lại vòng khâu cổ tử cung với vỡ ối non thiếu tháng có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong sơ sinh do nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh, hội chứng suy hô hấp và nhiễm trùng ối ở mẹ (48, 49). Không thể đưa ra một khuyến cáo chắc chắn về việc liệu có nên loại bỏ vòng khâu cổ tử cung sau vỡ ối non thiếu tháng hay không và loại bỏ hay giữ’ lại đều hợp lý. Dù sao đi nữa, nếu vẫn để lại vòng khâu cổ tử’ cung với vỡ ối non thiếu tháng, không khuyến cáo dùng kháng sinh dự phòng kéo dài hơn 7 ngày.

2.8 Có nên cắt bỏ vòng khâu cổ tử cung ỏ’ thai phụ chuyển dạ sinh non không?

Chẩn đoán chuyển dạ sinh non có thể khó khăn hơn ở những bệnh nhân khâu vòng cổ tử cung. Ở một bệnh nhân có các triệu chứng chuyển dạ sinh non, khuyến nghị đánh giá lâm sàng khi cắt bỏ vòng khâu cổ tử cung. Quản lý thường quy chuyển dạ sinh non nên được tuân thủ đối với những bệnh nhân chuyển dạ sinh non có triệu chứng (50). Khuyến cáo cắt bỏ vòng khâu cổ tử’ cung nếu cổ tử’ cung thay đổi, cơn co gây đau hoặc chảy máu âm đạo tiến triển,.

3. Tóm tắt các khuyến cáo và kết luận

3.1 Các khuyến cáo sau đây dựa trên bằng chứng khoa học tốt hoặc nhất quán (Mức A):

  • Mặc dù phụ nữ mang thai đơn hiện tại, sinh non tự’ phát trước đó khi tuổi thai <34 tuần và chiều dài cổ tử cung ngắn (< 25mm) trước 24 tuần tuổi thai không thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán hở eo tử cung, bằng chứng hiện có gợi ý rằng khâu vòng cổ tử cung có thể có hiệu quả trong các trường hợp này. Khâu vòng cổ tử cung có liên quan đến việc giảm đáng kể kết cục sinh non, cũng như cải thiện tỷ lệ bệnh tật và tử vong sơ sinh gộp chung, và có thể được xem xét ở những thai phụ với sự kết hợp tiền sử và kết quả khám siêu âm này.
  • Khâu vòng cổ tử cung ở những thai phụ không có tiền sử sinh non tự phát trước đó và có chiều dài cổ tử cung <25mm được phát hiện trong khoảng thời gian từ 16 tuần đến 24 tuần tuổi thai không liên quan đến việc giảm đáng kể tỷ lệ sinh non.

3.2 Các khuyến cáo sau đây dựa trên bằng chứng khoa học hạn chế hoặc không nhất quán (Mức B):

  • Một số cách tiếp cận không phẫu thuật, bao gồm hạn chế hoạt động, nghỉ ngơi tại giường và nghỉ ngơi khung chậu được chứng minh là không hiệu quả trong việc điều trị hở eo tử’ cung và sử dụng chúng không được khuyến khích.
  • Các phương pháp khâu vòng cổ tử cung qua âm đạo tiêu chuẩn hiện nay đang được sử dụng bao gồm kỹ thuật McDonald và Shirodkar cải tiến. Tính ưu việt của một loại chỉ khâu hoặc kỹ thuật phẫu thuật so với một loại khác vẫn chưa được xác định.
  • Khâu vòng cổ tử cung có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang song thai và chiều dài cổ tử cung được phát hiện qua siêu âm < 25mm và không được khuyến cáo.
  • Cả kháng sinh và thuốc giảm co dự phòng đều không được chúng minh là cải thiện hiệu quả của khâu vòng cổ tử’ cung, bất kể thời điểm hoặc chỉ định.
  • Khâu vòng cổ tử’ cung được chỉ định bởi tiền sử có thể được xem xét ở bệnh nhân có tiền sử sinh con ở ba tháng giữa thai kỳ không rõ nguyên nhân khi không có chuyển dạ hoặc nhau bong non.

3.3 Các khuyến cáo sau chủ yếu dựa trên sự đồng thuận và ý kiến chuyên gia (Mức Q:

  • Khâu vòng cổ tử cung nên được giới hạn với các trường hợp mang thai ở ba tháng giữa thai kỳ trước khi khả năng sống của thai đã đạt được.
  • Khâu vòng eo cổ tử cung qua thành bụng thường được dành cho những bệnh nhân có chỉ định khâu vòng cổ tử cung dựa trên chẩn đoán hở eo tử cung nhưng không thể thực hiện được qua ngả âm đạo vì những hạn chế về giải phẫu (ví dụ: sau khi cắt bỏ cổ tử cung), hoặc trong trường hợp thủ thuật khâu vòng cổ tử’ cung quá ngả âm đạo thất bại dẫn đến sảy thai ở ba tháng giữa thai kỳ.
  • Sau khi khám lâm sàng để loại trừ cơn co tử’ cung, hoặc nhiễm trùng ối, hoặc cả hai, khâu vòng cổ tử cung được chỉ định bởi khám thực thể (nếu khả thi về mặt kỹ thuật) ở những bệnh nhân mang thai đơn với lỗ trong cổ tử cung thay đổi có thể có lợi.
  • Ở những bệnh nhân không có biến chứng, cắt bỏ vòng khâu McDonald qua âm đạo được khuyến cáo ở tuổi thai 36-37 tuần.
  • Đối với những bệnh nhân mổ lấy thai chủ động khi thai >39 tuần tuổi, có thể thực hiện cắt bỏ vòng khâu cổ tử cung tại thời điểm sinh; tuy nhiên, cần xem xét khả năng chuyển dạ tự nhiên từ 37 tuần đến 39 tuần tuổi thai.
  • Trong hầu hết các trường hợp, cắt bỏ vòng khâu McDonald ở phòng khám là thích hợp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây