Đánh giá đau vùng chậu cấp tính ở phụ nữ trưởng thành không mang thai

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết Đánh giá đau vùng chậu cấp tính ở phụ nữ trưởng thành không mang thai được biên dịch bởi Bs.Vũ Tài.

1. Giới thiệu

Đau vùng chậu cấp tính thường được định nghĩa là đau bụng dưới hoặc vùng chậu kéo dài dưới ba tháng. Hơn 1/3 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ bị đau vùng chậu không liên quan đến kinh nguyệt vào một thời điểm nào đó. Trong khi hầu hết các đau vùng chậu cấp tính là do rối loạn sinh sản, tiết niệu hoặc đường tiêu hóa, các bất thường của cơ xương, mạch máu và thần kinh cũng có thể góp phần. Loại trừ mang thai là một bước cực kỳ quan trọng, vì nguyên nhân và quản lý đau vùng chậu ở phụ nữ mang thai có sự khác biệt đáng kể; phụ nữ được chẩn đoán có thai được chuyển đến cần phải đánh giá ngay lập tức. Đau vùng chậu thường xảy ra cùng với đau bụng và có thể là một thách thức vì cần phải xem xét một loạt các tình trạng có thể xảy ra.

Chủ đề này trình bày một khung sườn để đánh giá phụ nữ trưởng thành không mang thai bị đau vùng chậu cấp tính, nhấn mạnh vào các tình trạng phụ khoa.

Các chủ đề liên quan cho phụ nữ trưởng thành được đề cập riêng bao gồm:

  • (See “Evaluation of the adult with abdominal pain”.)
  • (See “Approach to acute abdominal pain in pregnant and postpartum women”.)
  • (See “Chronic pelvic pain in adult females: Evaluation”.)

Các chủ đề liên quan cho bệnh nhân nhi khoa và thanh thiếu niên bao gồm:

  • (See “Causes of acute abdominal pain in children and adolescents”.)
  • (See “Emergency evaluation of the child with acute abdominal pain”.)
  • (See “Evaluation of acute pelvic pain in the adolescent female”.)

2. Định nghĩa

Đau vùng chậu cấp tính là một triệu chứng không đặc hiệu thường được định nghĩa là đau vùng bụng dưới hoặc vùng chậu kéo dài dưới ba tháng. Đau có thể lan tỏa hoặc khu trú và trong một số trường hợp, bao gồm cả đau cơ xương khớp và đau lưng dưới. Đau có thể dữ dội hoặc âm ỉ, khu trú hoặc lan tỏa, và từng cơn hoặc liên tục. Thường gặp nhất, nguyên nhân là do một số bệnh lý vùng chậu, bao gồm bệnh của hệ tiết niệu, tiêu hóa và phụ khoa. Một bệnh nhân có thể đồng thời bị đau cả vùng chậu và bụng hoặc đau bắt đầu từ một vị trí sau đó lan sang một vị trí khác. Điều quan trọng là một bệnh nhân bị đau vùng chậu mãn tính, đã biết hoặc chưa rõ nguyên nhân, có thể có biểu hiện cấp tính phát sinh từ cơn đau mới hoặc cơn đau kịch phát có liên quan đến tình trạng mãn tính. (See “Chronic pelvic pain in nonpregnant adult females: Causes”.)

Đau chỉ khu trú ở vùng bụng trên hoặc giữa, lưng dưới và mô tiết niệu sinh dục ngoài (ví dụ: âm hộ, trực tràng) không được coi là đau vùng chậu. Thông tin về các chủ đề này được trình bày riêng:

  • (See “Evaluation of the adult with abdominal pain”.)
  • (See “Causes of abdominal pain in adults”.)
  • (See “Evaluation of low back pain in adults”.)
  • (See “Clinical manifestations and diagnosis of vulvodynia (vulvar pain of unknown cause)”.
  • (See “Vulvar lesions: Diagnostic evaluation”.)
  • (See “Evaluation and management of female lower genital tract trauma”.)
  • (See “Female sexual pain: Differential diagnosis”.)
  • (See “Hemorrhoids: Clinical manifestations and diagnosis”.)

3. Nguyên nhân

Đe dọa tính mạng – Các tình trạng thường gặp có khả năng đe dọa tính mạng phải được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng. Bao gồm (B table 1).

Phụ khoa – Các tình trạng phụ khoa thường mại bao gồm chửa ngoài tử cung, nang buồng trứng vỡ (bất kỳ loại nào), xoắn buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu (PID), áp xe buồng trứng-ống dẫn trứng (TOA) và vỡ tử’ cung (hiếm gặp ở phụ nữ không mang thai) [ j&J.

Chửa ngoài tử cung và nang buồng trứng nếu bị vỡ có thể dẫn đến xuất huyết trong ổ bụng không kiểm soát được. Xoắn buồng trứng cần được chẩn đoán và xử trí nhanh chóng để bảo tồn chức năng buồng trứng [2], Cả P1D và biểu hiện nặng của nó, TOA, đều có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết cấp tính và hiếm muộn lâu dài [ 3J. Vỡ tử cung có thể xảy ra ở phụ nữ không mang thai, nhưng hiếm gặp [4,5]

Thông tin chi tiết về việc đánh giá từng tình trạng này được trình bày ở chủ đề riêng:

  • (See “Ectopic pregnancy: Clinical manifestations and diagnosis”.)
  • (See “Evaluation and management of ruptured ovarian cyst”.)
  • (See “Pelvic inflammatory disease: Clinical manifestations and diagnosis”.)
  • (See “Epidemiology, clinical manifestations, and diagnosis of tubo-ovarian abscess”.)
  • Tiêu hóa – Các chẩn đoán thường gặp bao gồm viêm ruột thừa và viêm túi thừa. Cả hai đều có thể gây thủng ruột và dẫn đến nhiễm khuẩn huyết.
  • (See “Acute appendicitis in adults: Clinical manifestations and differential diagnosis”.)
  • (See “Clinical manifestations and diagnosis of acute diverticulitis in adults”.)
  • Tiết niệu – Tắc nghẽn niệu quản (ví dụ, do sỏi thận hoặc phẫu thuật) và nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp (UTIs) có thể dẫn đến tổn thương thận (cả hai) và nhiễm khuẩn huyết (UTI phức tạp) nếu không được chẩn đoán và điều trị.
  • (See “Clinical manifestations and diagnosis of urinary tract obstruction and hydronephrosis”.)
  • (See “Acute complicated urinary tract infection (including pyelonephritis) in adults”.)

Thường gặp – Khung chậu nữ chứa tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, âm đạo, bàng quang và niệu quản, đại tràng sigma và trực tràng, cũng như các cấu trúc mạch máu, thần kinh và cơ xương hỗ trợ (3 figure 1 and B figure 2 and ẸỹỊ figure 3 and B figure 4). Trong khi đau vùng chậu cấp tính là một triệu chứng biểu hiện của nhiều rối loạn phụ khoa, tiêu hóa và đường tiết niệu phổ biến, các nguyên nhân thường gặp gây đau vùng chậu cấp tính cũng bao gồm hệ cơ xương, mạch máu và thần kinh.

Đau có thể do nhiễm trùng và / hoặc tình trạng viêm; thiếu máu cục bộ hoặc căng giãn tạng; hoặc rò rỉ mủ, máu, phần, hoặc các chất khác vào vùng chậu. Đau tạng do các dây thần kinh hướng tâm chi phối cơ quan sinh sản xuất phát từ’ các đoạn tủy sống mà cùng chi phối các tạng vùng chậu khác bao gồm ruột thừa, đoạn dưới hồi tràng, đại tràng, bàng quang và niệu quản. Tương tự, sự giao thoa tín hiệu thần kinh xảy ra giữa hệ thống tạng (nội tạng) và bản thể (cơ / cân) sao cho cảm giác đau từ’ các cấu trúc cân cơ được chuyển sang nội tạng và ngược lại. Những yếu tố sinh lý này làm cho việc chẩn đoán lâm sàng chính xác ở phụ nữ trưởng thành có biểu hiện đau vùng chậu cấp tính trở nên khó khăn. Bởi nhiều hệ thống cơ quan góp phần và chứa trong khung chậu, do đó, ban đầu cần phát triển một chẩn đoán phân biệt rộng ở những bệnh nhân này. (See “Causes of abdominal pain in adults”, section on ‘Pathophysiology of abdominal pain’.)

  • Một loạt các nguyên nhân tiềm tàng gây đau vùng chậu cấp tính ở phụ nữ trưởng thành, theo hệ thống cơ quan, được trình bày trong bảng (@ table 2).
  • Cả tuổi và tình trạng sinh sản của bệnh nhân đều ảnh hưởng đến khả năng các nguyên nhân khác nhau gây đau vùng chậu cấp tính (@ table 3).
  • Đau vùng chậu cấp tính có thể kết hợp với đau bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau (B table 4A-D).

Khác – Xem xét các nguyên nhân nội khoa hiếm gặp và ít gặp hơn nếu các nguyên nhân thường gặp đã được loại trừ và bệnh nhân vẫn tiếp tục đau (§ table 5).

4. Loại trừ các rối loạn đe dọa tính mạng

Đánh giá sơ bộ nhanh – Mục tiêu đánh giá sơ bộ là xác định những bệnh nhân cần điều trị cấp cứu hoặc khẩn cấp cho (các) tình trạng có khả năng gây đau ( B table 1). Đồng thời, chúng tôi đưa ra một đánh giá tổng thể chung, xác định bất kỳ dấu hiệu sinh tồn bất thường nào, thu thập bệnh sử lâm sàng có trọng tâm và thực hiện khám thực thể có giới hạn (í algorithm 1). Các dấu hiệu khi khám thực thể gây lo ngại bao gồm các dấu hiệu sinh tồn không ổn định, dấu hiệu phúc mạc hoặc nghi ngờ bệnh lý đe dọa tính mạng (ví dụ, chửa ngoài tử cung, thủng ruột).

Chúng tôi thực hiện cách tiếp cận sau:

  • Thu thập bệnh sử có trọng tâm – Ngoài các câu hỏi liên quan đến khởi phát và tính chất cơn đau của bệnh nhân, chúng tôi còn hỏi về ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng, các tình trạng y tế khác (bao gồm cả mang thai hoặc sinh đẻ), bất kỳ cuộc phẫu thuật gần đây, thuốc và dị ứng. (See “Evaluation of the adult with abdominal pain in the emergency department”, section on ‘History’.)
  • Đánh giá khả năng mang thai – Chúng tôi thực hiện thử thai ở bất kỳ bệnh nhân nào có khả năng mang thai. Vì khó có thể đánh giá cảm tuổi và tình trạng nội tiết tố trong trường hợp cấp cứu, chúng tôi thực hiện thử thai ở hầu hết các bệnh nhân, ngoại trừ những người rõ ràng hiện tại đang mang thai, trước tuổi dậy thì hoặc những người được biết là không có tử cung. Xác định tình trạng mang thai là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng khi quản lý phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cho phép chẩn đoán nhanh các tình trạng cần đánh giá và phân loại nhanh chóng. Ví dụ, trong số những phụ nữ bị đau vùng chậu hoặc chảy máu âm đạo (hoặc cả hai) trong ba tháng đầu của thai kỳ đến khoa cấp cún, có tới 18% sẽ là chửa ngoài tử cung [ 6 ]. (See “Clinical manifestations and diagnosis of early pregnancy”, section on ’Diagnosis’.)
  • Đánh giá tình trạng huyết động – Chúng tôi thu thập các dấu hiệu sinh tồn, bao gồm cả nhiệt độ và các dấu hiệu sinh tồn tư thế đứng, ở tất cả phụ nữ. Phụ nữ có huyết động không ổn định được hồi sức cấp cứu ngay lập tức. (See “Initial management of moderate to severe hemorrhage in the adult trauma patient”, section on ‘Resuscitation and transfusion’.)
  • Thực hiện khám thực thể ngắn gọn – Chúng tôi thực hiện khám bụng để đánh giá các dấu hiệu phúc mạc, vị trí đau và các khối có thể sờ thấy. Sờ đáy tử cung qua thành bụng có thể xác định thai kỳ tiến triển, điều này có thể đặc biệt hữu ích ở những nơi test thử thai không có sẵn (B figure 5). Tiếp theo, chúng tôi thực hiện khám vùng chậu bao gồm kiểm tra trực quan cơ quan sinh dục ngoài, khám âm đạo và cổ tử cung bằng mỏ vịt, đồng thời khám tử cung và các cấu trúc phần phụ bằng hai tay. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ có thể mang thai và huyết động ổn định, chúng tôi trì hoãn khám trong âm đạo bằng ngón tay cho đến khi đã chắc chắn loại trừ tình trạng mang thai hoặc siêu âm cung cấp thông tin về thai kỳ như vị trí của nhau thai (ví dụ: loại trừ nhau tiền đạo và mạch máu tiền đạo). Đối với những phụ nữ có huyết động không ổn định hoặc nghi ngờ có tình trạng nguy kịch, như chảy máu trong phúc mạc do bất kỳ nguyên nhân nào, có thể trì hoãn khám thực thể để thực hiện chẩn đoán hình ảnh ngay lập tức, thường với siêu âm đánh giá nhanh (xem dấu chấm tròn to bên dưới).
  • Thực hiện siêu âm đánh giá nhanh – Đánh giá có trọng điểm bằng siêu âm trong chấn thương (FAST) có thể đánh giá nhanh tình trạng dịch và máu trong ổ bụng (ngay cả ở những bệnh nhân không bị chấn thương) [ 7,8 1. Những người được đào tạo về kỹ thuật siêu âm cũng có thể đánh giá thai trong tử cung và khối ở phần phụ. Đánh giá chi tiết hơn về tử cung và phần phụ thường cần siêu âm qua ngả âm đạo. Trong khi đó, có một chút dịch ở vùng chậu có thể là do rụng trứng, lượng dịch lớn hơn thường không phải do rụng trứng và cần xem xét loại và nguồn dịch (ví dụ: máu, nước tiểu, mủ). (See “Emergency ultrasound ỉn adults with abdominal and thoracic trauma”, section on ‘Abdominal examination and “Indications for bedside ultrasonography in the critically-ill adult patient”.)
  • Thực hiện xét nghiệm máu cấp cứu – Chúng tôi yêu cầu công thức máu toàn bộ khẩn cấp (CBC) và nhóm máu và đối ứng chéo cho những bệnh nhân nghi ngờ xuất huyết hoặc những người có khả năng sẽ phải điều trị. Đối với những bệnh nhân bị chảy máu nhiều hoặc huyết động không ổn định do nhiễm khuẩn huyết, chấn thương hoặc các nguyên nhân khác, nồng độ fibrinogen và bảng xét nghiệm đông máu được yêu cầu để đánh giá đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC). Đối với những phụ nữ nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết có dấu hiệu huyết động không ổn định và nhiễm trùng, chúng tôi yêu cầu CBC và % các loại bạch cầu, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm chức năng gan, nghiên cứu đông máu bao gồm nồng độ D-dimer và cấy máu ngoại vi.
  • (See “Sepsis syndromes in adults: Epidemiology, definitions, clinical presentation, diagnosis, and prognosis”.)
  • (See “Evaluation and management of suspected sepsis and septic shock in adults”.)

Quản lý – Phụ nữ được chẩn đoán hoặc nghi ngờ có một tình trạng đe dọa tính mạng ( 3 table 1) cần được ổn định và nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế có đội ngũ nhân viên và nguồn lực để điều trị bệnh nhân một cách thích hợp. Phụ nữ bị chấn thương thực sự được đánh giá và điều trị như vậy. Phụ nữ có huyết động không ổn định và / hoặc các dấu hiệu phúc mạc gợi ý cấp cứu ngoại khoa (ví dụ, viêm ruột thừa, thủng ruột, xuất huyết trong phúc mạc và / hoặc xoắn buồng trứng) được chuyển đến cơ sở y tế thích hợp ngay lập tức để đánh giá phẫu thuật. Các cấp cứu đe dọa tính mạng liên quan đến thai kỳ, như nhau bong non hoặc vỡ tử cung, cũng cần được chuyển đến cơ sở y tế thích hợp ngay lập tức.
May mắn thay, trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ không gặp vấn đề nguy hiểm hoặc đe dọa đến tính mạng. Hỏi bệnh sử sơ bộ và khám thực thể nhanh chóng có thể không đưa ra được chẩn đoán chắc chắn. Trong trường hợp này, sau đó bệnh nhân sẽ được tiến hành đánh giá ban đầu đầy đủ về các tình trạng thường gặp. (See ‘Initial evaluation for common conditions below.)

5. Đánh giá ban đầu các tình trạng thường gặp

Thách thức – Mục tiêu của đánh giá thường quy là xác định (các) nguồn có khả năng nhất gây ra triệu chứng. Quá trình này thường khó khăn vì có nhiều hệ thống cơ quan có thể gây đau vùng chậu, chẩn đoán phân biệt bị ảnh hưởng bởi tuổi và tình trạng sinh sản của bệnh nhân, các bệnh thường gặp có thể biểu hiện theo những cách không phổ biến, có thể có ở nhiều bệnh hoặc một dấu hiệu cụ thể có thể không hoàn toàn giải thích cho biểu hiện của bệnh nhân. Ví dụ, đái mủ có thể xảy ra trong viêm ruột thừa và không phải tất cả các nang buồng trứng đều có triệu chứng [ 9 Ị. Trong một số bệnh, như lạc nội mạc tử cung, tiền sử của bệnh nhân, bao gồm cả điều trị trước đây và hiện tại, có thể rất quan trọng để định hướng chẩn đoán và cách tiếp cận điều trị.

Ban đầu, chúng tôi đánh giá song song cả nguyên nhân gây đau từ phụ khoa và trong ổ bụng, đặc biệt nếu bệnh sử và khám thực thể ban đầu không giúp định hướng rõ ràng (&>algorithm 1). Các phát hiện và kết quả xét nghiệm được xem xét và diễn giải trong bối cảnh biểu hiện của từng bệnh nhân. Tổng hợp bệnh sử, khám thực thể và xét nghiệm chẩn đoán giúp bác sĩ lâm sàng định hướng chẩn đoán ra căn nguyên gây đau vùng chậu.
Bệnh sử – Chúng tôi hỏi về vị trí đau, đặc điểm, các triệu chứng liên quan như sốt và chảy máu âm đạo, và các vấn đề y tế chung nhằm cố gắng xác định (các) nguyên nhân có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh nhân.

  • Vị trí đau – Chúng tôi yêu cầu bệnh nhân mô tả vị trí đau của cô ấy và vị trí đó có thể đã thay đổi theo thời gian như thế nào.
  • Đau vùng chậu một bên có thể liên quan đến bệnh lý ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Đau một bên cũng được quan sát thấy với sỏi niệu quản, đặc biệt nếu sỏi ở khúc nối niệu quản – bàng quang. Đau bên phải thường liên quan đến viêm ruột thừa trong khi đau bên trái thường liên quan đến viêm túi thừa và viêm đại tràng, đặc biệt ở những bệnh nhân trên 40 tuổi.
  • Đau lan đến trực tràng có thể xảy ra khi dịch hoặc máu đọng ở cùng đồ hoặc lạc nội mạc tử cung ở trực tràng – âm đạo.
  • Đau vùng chậu trung tâm được quan sát thấy với các rối loạn của tử cung, cả hai phần phụ hoặc bàng quang.
  • Đau lan tỏa có thể xảy ra với viêm phúc mạc do xuất huyết trong ổ bụng hoặc nhiễm trùng hoặc với bệnh lý ở hai bên hoặc trung tâm như bệnh viêm vùng chậu (P1D).
  • Thời điểm khởi phát đau
  • Khởi phát đột ngột – Đau khởi phát đột ngột gợi ý bệnh lý cấp tính như xuất huyết trong vùng chậu, xoắn buồng trứng, sỏi tiết niệu hoặc nang buồng trứng vờ.
  • Khởi phát từ từ – Đau khởi phát từ từ thường gặp hon với các bệnh lý viêm hoặc nhiễm trùng như PID hoặc viêm ruột thừa.
  • Đặc điểm đau- Chúng tôi cũng hỏi bệnh nhân điều gì làm đau giảm hoặc tăng (ví dụ, các yếu tố tăng nặng và giảm nhẹ), đau có lan sang vị trí khác, đau đã xảy ra trước đó, thời điểm có liên quan đến hành kinh và đau có tính chất chu kỳ hay không. Ví dụ, đau cải thiện khi đi tiểu gợi ý hội chứng đau bàng quang, trong khi đau tăng lên khi đi tiểu gợi ý viêm bàng quang nhiễm tràng. Viêm một thừa thường bắt đầu với đau quanh rốn và di chuyển đến hố chậu phải. Đau liên quan đến bệnh viêm một, hội chứng đau bàng quang hoặc lạc nội mạc tử cung thường có các đặc điểm tương tự khi tái phát. Đau tăng liên quan đến những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là Mittelschmerz (đau liên quan đến rụng trứng), đau bụng kinh (đau liên quan đến kinh nguyệt) hoặc lạc nội mạc tử cung.
  • Các triệu chứng liên quan – Là một phần của bệnh sử, chúng tôi cũng cố gắng tìm kiếm các triệu chứng hoặc bệnh ỉa khác có thể liên quan đến tình trạng đau của bệnh nhân. Chúng tôi thường hỏi về các tình trạng sau đây và sau đó đặt các câu hỏi tiếp theo theo chỉ dẫn của câu trả lời ban đầu.
  • Sốt và ớn lạnh thường gặp hơn khi có tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm, như P1D, viêm bàng quang có hoặc không có viêm thận-bể thận hoặc viêm túi thừa.
  • Buồn nôn và nôn thường đi kèm với bệnh lý đường tiêu hóa nhưng cũng có thể xảy ra trong bất kỳ cơn đau dữ dội nào hoặc bất kỳ cơn đau nào có nguồn gốc nội tạng như đau quặn niệu quản hoặc xoắn buồng trứng.
  • Tiểu buốt có thể xảy ra khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), nhưng nếu đau xảy ra khi nước tiểu chạm vào âm hộ, nó có thể là dấu hiệu của các bệnh âm hộ và âm đạo như nhiễm herpes simplex, nhiễm nấm Candida âm hộ hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn. Tăng số lần đi tiểu có thể xảy ra với nhiễm trùng đường tiết niệu, túi thừa niệu đạo và hội chứng đau bàng quang, tất cả đều có thể gây đau vùng chậu.
  • Các bệnh lý thường gặp có thể gây chảy máu âm đạo và đau vùng chậu cấp tính ở phụ nữ không mang thai bao gồm nang buồng trứng, nhiễm trùng nội mạc tử cung, thủng tử cung và chấn thương.
  • Chảy dịch âm đạo kèm theo đau vùng chậu cấp tính có thể là do nhiễm trùng, chấn thương vùng chậu (ví dụ: tấn công tình dục gây chấn thương) hoặc sót dị vật (ví dụ như sót gạc).
  • Táo bón hoặc tiêu chảy có thể xảy ra với bất kỳ bệnh lý đường tiêu hóa nào nhưng cũng có thể xảy ra trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội.
  • Kỳ kinh cuối cùng và khả năng có thai – Trừ khi bệnh nhân trước tuổi hành kinh, chúng tôi hỏi tất cả bệnh nhân về ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng và khả năng mang thai (Suitable 6). Đối với những phụ nữ biết mình đang mang thai, chúng tôi hỏi về tuổi thai ước tính, ngày dự sinh, tiền sử sản khoa hiện tại và trước đó. sảy thai tự phát hoặc chửa ngoài tử cung trước đó làm tăng khả năng mắc các tình trạng tương ứng này [ 10,11]. Hiện tại đang điều trị hiếm muộn làm tăng nguy cơ quá kích buồng trứng, mang thai heterotopic và chửa ngoài từ cung [ 12 Ị. Tiền sử mổ lấy thai làm tăng khả năng vỡ tử cung.
  • Tiền sử tình dục – Tiền sử tình dục bao gồm quan hệ tình dục gần đây, tiền sử nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đó, sử dụng biện pháp tránh thai và nguy cơ mang thai. Tất cả phụ nữ được phỏng vấn một cách riêng tư để cho phép tiết lộ thông tin
    nhạy cảm như tiền sử tình dục, phá thai gần đây, lạm dụng tình dục và mang thai. (See
    “Screening for sexually transmitted infections”, section on ‘Sexual history1.)
  • Tiền sử nội và ngoại khoa chung – Thu thập tiền sử của bất kì thủ thuật phụ khoa và phẫu thuật gần đây và bản chất của các thủ thuật này. Ví dụ, khởi phát đau vùng chậu ngay sau khi đưa các dụng cụ vào tử cung quan ngại về tình trạng nhiễm trùng hoặc thủng tử cung.
  • Thuốc và dị ứng – Như với bất kỳ đánh giá bệnh nhân nào, chúng tôi hỏi về các loại thuốc và tiền sử dị ứng của bệnh nhân, đặc biệt thuốc đã ngưng sử dụng hoặc mới dùng gần đây. Ví dụ, một phụ nữ gần đây mới bắt đầu dùng thuốc kháng cholinergic để điều trị tình trạng rò rỉ nước tiểu liên quan đến bàng quang tăng hoạt có thể xuất hiện bí tiểu và dẫn đến khởi phát đau vùng chậu [ 13 1. Chúng tôi cũng hỏi về việc sử dụng các chất cấm hoặc được kiểm soát. Bệnh nhân cai opioid hoặc nghiện ma túy có thể bị đau vùng chậu như là than phiền chính của họ.

Khám thực thể

Tổng quát – Khám thực thể tổng quát bao gồm đánh giá các dấu hiệu sinh tồn, đánh giá tổng quát và khám bụng. Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp hoặc bằng chứng bụng cấp tính có nhạy cảm đau dội ngược hoặc đề kháng thành bụng khi khám bụng có thể là dấu hiệu của một cấp cứu ngoại khoa, như chảy máu trong ổ bụng, chửa ngoài tử cung, viêm ruột thừa hoặc xoắn buồng trứng và cần phải chuyển đến cơ sở y tế thích hợp ngay lập tức.

Nếu không có bằng chứng bụng cấp tính và các dấu hiệu sinh tồn không có gì đặc biệt, bước tiếp theo là đánh giá ngực, lưng và tứ chi của bệnh nhân. Khi các đánh giá này được hoàn thành, thực hiện khám vùng chậu. (See “The gynecologic history and pelvic examination”, section on ‘Pelvic examination’■)

Vùng chậu – Phụ nữ không mang thai bị đau vùng chậu cấp tính sẽ được khám vùng chậu bao gồm kiểm tra trực quan cơ quan sinh dục ngoài, khám âm đạo và cổ tử cung bằng mỏ vịt, khám tử cung và phần phụ bằng hai tay và khám trực tràng. (See “The gynecologic history and pelvic examination”, section on ‘Pelvic examination’.)
Kết quả khám có thể giúp định hướng chẩn đoán phân biệt. Ví dụ về các dấu hiệu bất thường được thảo luận trong các tổng quan chủ đề riêng biệt và đề xuất các chẩn đoán cụ thể bao gồm:

  • Cơ quan sinh dục ngoài – Mụn nước có thể do nhiễm herpes simplex, áp xe âm hộ hoặc tầng sinh môn (ví dụ: áp xe ống tuyến Bartholin) và có thể góp phần gây đau vùng chậu; màng trinh không lỗ thủng có thể thấy máu âm đạo bên dưới, và cắt âm vật ở nữ giới (cắt bao quy đầu) có thể góp phần gây nhiễm trùng đường tiết niệu [ 14 ]. Các tổn thương âm hộ gây đau có thể do các nguyên nhân nhiễm trùng hoặc da liễu. Sa tử cung-âm đạo hoàn toàn có thể gây tiểu tiện không tự chủ và đau nhiều vùng chậu.
  • Khám âm đạo và cổ tử cung bằng mỏ vịt
  • Chảy dịch âm đạo hoặc cổ tử cung bất thường có thể gặp trong nhiều tình trạng khác nhau bao gồm viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, PID, viêm âm đạo hoặc sót dị vật trong âm đạo.
  • Chảy máu từ cổ tử cung có thể do sẩy thai không hoàn toàn, dọa sẩy hoặc hoàn toàn. (See “Pregnancy loss (miscarriage): Risk factors, etiology, clinical manifestations, and diagnostic evaluation”.)
  • Cổ tử cung mở gợi ý sảy thai không thể tránh khỏi hoặc không hoàn toàn nhưng không loại trừ chửa ngoài tử cung. (See “Pregnancy loss (miscarriage): Risk factors, etiology, clinical manifestations, and diagnostic evaluation”.)
  • Khám tử’ cung và phần phụ hai bên bằng hai tay
  • Đau khi di dộng cổ tử’ cung thường phản ánh tình trạng viêm phúc mạc của đường sinh sản, như PID, nhưng cũng có thể phản ánh tình trạng kích thích của các cấu trúc lân cận (ví dụ, bàng quang, viêm bàng quang; ruột thừa, viêm ruột thừa) [ 15 Ị.
  • Tử cung to ra có thể phản ánh tình trạng có thai, u cơ trơn tử cung (u xơ tử cung) hoặc cả hai.
  • Các khối ở phần phụ một bên gây đau có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung, áp xe buồng trứng-ống dẫn trứng, nang buồng trứng hoặc xoắn buồng trứng. PID có thể gây đau phần phụ cả hai bên.
    Đau khi di động cổ tử cung, nhạy cảm đau tử cung và phần phụ đều gợi ý PID.
  • Khám trực tràng
  • Đau trực tràng có thể do trĩ có huyết khối, nút hậu môn, lạc nội mạc tử cung thâm nhiễm sâu ở ruột hoặc cùng đồ hoặc có thể thấy ở những người có máu vùng chậu.
  • Khối ở trực tràng có thể là một khối u ác tính hoặc lạc nội mạc tử cung trực tràng.
    Xét nghiệm cận lâm sàng – Lựa chọn xét nghiệm cận lâm sàng được hướng dẫn bởi những phát hiện từ bệnh sử và khám thực thể của bệnh nhân. Nhìn chung, chúng tôi thấy các xét nghiệm sau đây phù hợp với hầu hết phụ nữ:
  • Thử thai – Thử thai là bắt buộc đối với hầu hết các bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản có biểu hiện đau vùng chậu, bất kể tiền sử tình dục hoặc sử dụng biện pháp tránh thai được báo cáo. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm cắt bỏ tử cung đã được ghi nhận hoặc một phụ nữ được biết là đang mang thai.
  • Kết quả xét nghiệm dương tính cho biết hiện tại hoặc gần đây có thai trong tử cung hoặc ngoài tử cung hoặc hiếm gặp hơn là thai trứng hoặc ung thư.
  • Tống phân tích nước tiểu – Tổng phân tích nước tiểu được thực hiện trên một mẫu nước tiểu sạch. Những phát hiện quan trọng bao gồm:
  • Nitrat hoặc đái ra mủ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Đái ra mủ nhẹ có thể thấy khi bị viêm ruột thừa.
  • Đái máu có thể là dấu hiệu của sỏi tiết niệu hoặc viêm bàng quang xuất huyết.
  • Tổng phân tích nước tiểu nên được thực hiện ở tất cả bệnh nhân mang thai bị đau vùng chậu, bất kể họ có các triệu chứng đường tiết niệu hay không, vì nhiễm trùng
    đường tiết niệu, bao gồm cả vi khuẩn niệu không triệu chứng, có liên quan đến tỷ lệ bệnh tật đáng kể cho cả mẹ và thai nhi.
  • Xét nghiệm nước tiểu – Có thể phát hiện các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (ví dụ, nhiễm trùng cổ tử cung do chlamydia và bệnh lậu) từ các kháng nguyên trong nước tiểu. Các xét nghiệm này được thực hiện tốt nhất trên mẫu bệnh phẩm “bẩn” được tiểu ra lần đầu tiên thay vì mẫu bệnh phẩm sạch thông thường.
  • Xét nghiệm cổ tử cung – Chúng tôi xét nghiệm các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của nhiễm trùng cổ tử cung và / hoặc vùng chậu để tìm bệnh lậu, chlamydia, trichomonas và viêm âm đạo do vi khuẩn. Ngoài ra, như đã mô tả ở trên, xét nghiệm nước tiểu có sẵn cho cả bệnh lậu và chlamydia. (See “Acute cervicitis”, section on ‘Laboratory evaluation’.)
  • Công thức máu toàn bộ
  • Bệnh nhân chảy máu ngoài hoặc trong nên được xét nghiệm công thức máu toàn bộ để tìm bằng chứng thiếu máu. Đối với những bệnh nhân bị chảy máu nhiều hoặc huyết động không ổn định do nhiễm khuẩn huyết, chấn thương hoặc các nguyên nhân khác, nồng độ fibrinogen và bảng đông máu được yêu cầu để đánh giá đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC). Đối với những bệnh nhân có các dấu hiệu nhiễm trùng, cần làm thêm cả xét nghiệm % các loại bạch cầu cùng với công thức máu toàn bộ.
  • Nhóm máu và đối ứng chéo được thực hiện cho bất kỳ ai bị xuất huyết đáng kể.
  • Bệnh nhân mang thai với bất kỳ mối lo ngại nào về truyền máu mẹ-thai nhi cần phải xét nghiệm nhóm máu để xác định bệnh nhân Rh âm mà sẽ cần globulin miễn dịch Cho (D). (See “RhD alloimmunization: Prevention in pregnant and postpartum patients”.)
  • Cấy máu được thực hiện ở những phụ nữ nghi ngờ có nhiễm trùng lan tỏa, như một số phụ nữ bị PID. (See “Detection of bacteremia: Blood cultures and other diagnostic tests”.)
    Chẩn đoán hình ảnh – Đối với phụ nữ bị đau vùng chậu, siêu âm là một phần cơ bản của đánh giá ban đầu cùng với bệnh sử và khám thực thể. Trong hầu hết các trường hợp, cần thực hiện cả đánh giá qua ngả âm đạo và qua thành bụng.
  • Dịch tự do trong ổ bụng hoặc vùng chậu quan sát được trên siêu âm được cho là máu và cần được xử lý nhanh chóng trong bối cảnh với bệnh sử bệnh nhân, khám thực thể và các phát hiện khác. Nguyên nhân thường gặp gây dịch tự do trong ổ bụng hoặc vùng chậu bao gồm chửa ngoài tử cung vỡ, nang buồng trứng vỡ hoặc chấn thương.
  • Đối với bất kỳ bệnh nhân nào có kết quả thử thai dương tính, cần phải siêu âm đánh giá vị ví của thai, ngoài tử cung hay trong tử cung (algorithm 2). Siêu âm đánh giá phụ nữ mang thai cũng nên bao gồm đánh giá và ghi lại hoạt động tim thai.
  • Nếu chắc chắn có thai trong tử’ cung được nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm, không có khả năng chửa ngoài tử cung ngoại trừ những bệnh nhân đang được hỗ trợ sinh sản và có thể có thai heterotopic [ 12]. (See “Cesarean scar pregnancy, abdominal pregnancy, and heterotopic pregnancy”, section on ‘Heterotopic pregnancy’.)
  • Có thể chửa ngoài tử cung nếu quan sát thấy một khối phức tạp ở phần phụ, túi noãn hoàng hoặc phôi thai ngoài tử cung, vòng ống dẫn trứng, tử cung trống hoặc dịch tự do.
  • (See “Ectopic pregnancy: Clinical manifestations and diagnosis”.)

Ngoài ra, ở những bệnh nhân có kết quả thử thai âm tính, nếu nghi ngờ nguyên nhân ngoài phụ khoa nhiều hơn nguyên nhân phụ khoa, như ở những phụ nữ có tiền sử và các dấu hiệu gợi ý tắc ruột non, viêm ruột thừa, sỏi thận, viêm túi thừa, hoặc, các dấu hiệu trên siêu âm không rõ ràng cũng có thể có lợi khi chụp cắt lớp vi tính vùng bụng và chậu. Thảo luận chi tiết về đánh giá cho từng tình trạng này được trình bày trong các tổng quan chủ đề riêng.

Những phụ nữ có thể có lợi khi chụp cộng hưởng từ vùng chậu ngoài siêu âm bao gồm những người có bằng chứng về khối u ác tính ở phần phụ, u xơ thoái hóa hoặc những phụ nữ mang thai mà kết quả siêu âm vùng bụng và chậu không thể chẩn đoán được nguyên nhân gây đau. (See ‘Pursue less common diagnoses if symptoms persist below.)

6. Điều trị chẩn đoán ban đầu và đánh giá lại

Những phụ nữ mà một căn nguyên có khả năng đã được xác định và điều trị phù hợp. Nếu đau thuyên giảm với can thiệp, thì không cần đánh giá hoặc điều trị thêm. Những phụ nữ không đáp ứng trong một khoảng thời gian thích hợp sau đó sẽ được đánh giá lại biểu hiện không điển hình có thể có của các chẩn đoán thường gặp, bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn hoặc các chẩn đoán ít gặp hơn. (See ’Pursue less common diagnoses if symptoms persist below.)

7. Xem xét các chẩn đoán ít gặp nếu triệu chứng kéo dài

Cách tiếp cận của chúng tôi – Đối với những bệnh nhân có đau vùng chậu cấp tính dai dẳng sau khi được đánh giá như được trình bày ở trên, chúng tôi thực hiện các bước sau:

  • Đánh giá lại các chẩn đoán cấp cứu hoặc đe dọa tính mạng và đảm bảo chúng đã được giải quyết ( @ table 1). Một số dấu hiệu, như bằng chứng của viêm phúc mạc, có thể không có ở đánh giá ban đầu nhưng phát triển theo thời gian.
  • Xem xét niệu biểu hiện đó có thể là một biểu hiện không điển hình của một tình trạng thường gặp ( E table 7), bệnh mạn tính nền trở nên trầm trọng hơn hoặc một nguyên nhân ít gặp gây đau vùng chậu ( E table 5)hoặc bụng ( B table 8). Chúng tôi hỏi lại bệnh sử và khám lại thực thể để đánh giá các căn nguyên ít gặp hơn. Xét nghiệm cận lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh sau đó được hướng dẫn bởi thông tin mới thu được qua quá trình này.
  • Đối với những phụ nữ tiếp tục bị đau vùng chậu cấp tính mà không có nguyên nhân rõ ràng mặc dù đã loại trừ các chẩn đoán cấp cứu và thường gặp, tiếp theo cần xem xét các tình trạng bất thường và hiếm gặp. Chúng bao gồm, nhưng không giới hạn, các bệnh nội khoa hiếm gặp và ngộ độc. Ví dụ về các bệnh có đau vùng chậu cấp tính như một thành phần của biểu hiện lâm sàng bao gồm, nhưng không giới hạn ở những bệnh sau:
  • Hội chứng chu kỳ liên quan đến yếu tố hoại tử khối u thụ cảm thể 1 (TRAPS), có biểu hiện đau vùng bụng chậu (see “Tumor necrosis factor receptor-1 associated periodic syndrome (TRAPS)”)
  • Sốt Địa Trung Hải có tính chất gia đình (see “Clinical manifestations and diagnosis of familial Mediterranean fever”)
  • Porphyrin niệu (see “Porphyrias: An overview”)
  • Ngộ độc chi (see “Lead exposure and poisoning in adults”, section on Acute and subacute exposure symptoms’)

Ngoài ra, một khía cạnh quan trọng của bệnh sử và khám lâm sàng là đánh giá các rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo âu, lạm dụng chất và rối loạn dạng cơ thể mà có thể làm rối loạn chẩn đoán phân biệt và có thể cho phép điều trị thử. Trầm cảm và lo âu có liên quan đến tăng mức độ đau trong các rối loạn đau [ 16]■ Ngoài ra, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực do bạn tình hoặc nạn buôn người sẽ đến khám nhiều lần để đánh giá các vấn đề y tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến trải nghiệm chấn thương của họ [ 17,18 1.

  • (See “Screening for depression in adults”.)
  • (See “Intimate partner violence: Diagnosis and screening”.)
  • (See “Human trafficking: identification and evaluation in the health care setting”.)

Theo dõi – Đối với tất cả bệnh nhân, nên đánh giá tái khám theo lịch thường xuyên. Đánh giá định kỳ được lặp lại, nếu cần, cho đến khi tình trạng đau được giải quyết thỏa đáng. Đối với một số phụ nữ, không xác định được nguyên nhân rõ ràng gây đau. Nhóm phụ nữ nhỏ này có thể tiếp tục bị đau kéo dài hơn ba đến sáu tháng và theo định nghĩa, trở thành đau vùng chậu mãn tính. Đánh giá và quản lý liên tục những phụ nữ này được trình bày trong các cuộc thảo luận riêng biệt.

  • (See “Chronic pelvic pain in nonpregnant adult females: Causes”.)
  • (See “Chronic pelvic pain in adult females: Evaluation”.)
  • (See “Chronic pelvic pain in adult females: Treatment”.)

Vai trò của đánh giá phẫu thuật – Trong đánh giá của chúng tôi về những phụ nữ bị đau vùng chậu cấp tính, chúng tôi nhận thấy phẫu thuật chẩn đoán qua nội soi ổ bụng sẽ hữu ích khi nó có lợi trong việc xác định các lựa chọn điều trị để xác nhận những cái đã thấy (hoặc không thấy) với các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, điều trị phẫu thuật là một lựa chọn điều trị, hoặc bệnh nhân tiếp tục có các triệu chứng đáng kể mà không đáp ứng với các điều trị ban đầu.

Đánh giá và điều trị phẫu thuật được chỉ định cho những phụ nữ được chẩn đoán có bệnh lý ngoại khoa tiềm tàng (ví dụ: xoắn buồng trứng, chửa ngoài tử cung vỡ). Vai trò của phẫu thuật ít rõ ràng hơn đối với những phụ nữ có biểu hiện đau vùng chậu cấp tính mà không có căn nguyên xác định hoặc nghi ngờ. cần đưa ra một quyết định chung. Chúng tôi thảo luận với bệnh nhân về các nguy cơ của phẫu thuật thăm dò, thường là với nội soi ổ bụng, phải được cân bằng với các nguy cơ tiềm tàng khi bỏ sót chẩn đoán và được cho là cơ hội để điều trị. Ví dụ, khoảng 2 % bệnh nhân viêm ruột thừa trên lâm sàng sẽ có khối u ruột thừa nền [ 19], Mặc dù quản lý nội khoa viêm ruột thừa bằng kháng sinh có thể là một lựa chọn phù hợp về mặt y tế, nhưng bệnh ác tính chỉ có thể được chẩn đoán và điều trị nếu phẫu thuật được thực hiện. Quyết định này còn phức tạp hơn ở những phụ nữ bị đau mạn tính liên quan đến lạc nội mạc tử cung vì quản lý nội khoa lâu dài đối với lạc nội mạc tử cung thay vì phẫu thuật nhiều lần, là cách tiếp cận được ưu tiên [ 20,21 ]. Quyết định theo đuổi phẫu thuật cho những phụ nữ bị đau vùng chậu mãn tính được thảo luận ở chủ đề khác. (See “Chronic pelvic pain in adult females: Evaluation”, section on ‘Role of laparoscopy’.)

8. Nhóm dân số đặc biệt

Đau cấp tính thêm vào các tình trạng mãn tính – Đôi khi, bệnh nhân có thể bị đau cấp tính do tình trạng bệnh mạn tính trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ từ kinh nghiệm của tác giả bao gồm:

  • Cơn hồng cầu hình liềm khỏi phát do kinh nguyệt – Phụ nữ mắc bệnh hồng cầu hình liềm có thể có cơn hồng cầu hình liềm hàng tháng được kích hoạt bởi những thay đổi sinh lý và đau liên quan đến kinh nguyệt [ 22 Ị.Những phụ nữ này có thể cân nhắc việc
  • ức chế kinh nguyệt. (See “Evaluation of acute pain in sickle cell disease”, section on ‘Abdominal pain and “Hormonal contraception for suppression of menstruation”, section on ‘Progestin-only methods’.)
  • u lạc nội mạc tử cung vỡ – Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể có khởi phát cấp tính đau vùng chậu mới hoặc nặn hom do bùng phát bệnh lý nền hoặc vỡ u lạc nội mạc tử cung hoặc nang phần phụ khác. (See “Endometriosis: Management of ovarian endometriomas”.)
  • Bệnh viêm ruột – Phụ nữ bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có thể bị đau vùng chậu cấp tính liên quan đến sự bệnh lý nền trở nên tồi tệ hôm hoặc do biến chứng của bệnh, nhu thủng ruột, tắc ruột, áp xe hoặc lỗ rò. (See “Clinical manifestations, diagnosis, and prognosis of Crohn disease in adults”and “Clinical manifestations, diagnosis, and prognosis of ulcerative colitis in adults”.)

Đau không điển hình sau phẫu thuật – Đối với những phụ nữ bị đau vùng chậu cấp tính sau một phẫu thuật phụ khoa hoặc phẫu thuật vùng chậu khác gần đây, chúng tôi xác định loại phẫu thuật đã được thực hiện (ví dụ: cắt cơ tử cung, loại bỏ thai ngoài tử cung, cắt bỏ tử cung, v.v.) và các biến chứng tiềm ẩn liên quan. Tiếp theo, chúng tôi thực hiện đánh giá lâm sàng ban đầu để xác định tình trạng huyết động không ổn định hoặc bằng chứng nhiễm trùng toàn thân. Những phụ nữ có dấu hiệu gợi ý một trong hai tình trạng này sẽ được hồi sức ngay lập tức. (See ‘Rapid preliminary assessment above.)

Ví dụ về các biến chứng tiềm ẩn sau phẫu thuật có thể khiến bệnh nhân bị đau vùng chậu cấp tính bao gồm:

  • Dịch trong phúc mạc, bao gồm máu và nước tiểu.
  • Nhiễm trùng, như nhiễm trùng vết mổ, áp xe trong phúc mạc, nhiễm trùng lưới tổng hợp hoặc sẩy thai nhiễm khuẩn.
  • Thủng tử cung có thể xảy ra với bất kỳ thủ thuật tử cung nào, bao gồm hút hoặc nạo nội mạc tử cung, đặt dụng cụ tử cung hoặc phẫu thuật nội soi ổ bụng với các thao tác trên tử cung.
  • Bí tiểu, CÓ thể do cơ năng (ví dụ, sau gây mê) hoặc cơ học (ví dụ, tắc niệu đạo do treo vào giữa niệu đạo).
  • Hội chứng sót buồng trứng (đau hàng tháng khi rụng trứng) [ 23 1.
  • u lạc nội mạc tử cung thành bụng sau phẫu thuật lấy thai [ 241.
    Nghi ngờ bệnh lý ác tính – Đôi khi, biểu hiện đau vùng chậu cấp tính có thể là than phiền của một bệnh lý ác tính chưa được chẩn đoán. Những người bị đau vùng chậu và:
  • Ung thư cổ tử cung có thể có biểu hiện chảy máu âm đạo và thấy một khối ở cổ tử cung khi khám bằng mỏ vịt. cần đánh giá tổn thương thận liên quan đến bệnh giai đoạn 111 / IV. (See “Invasive cervical cancer: Epidemiology, risk factors, clinical manifestations, and diagnosis”.)
  • Ung thư buồng trứng có thể có biểu hiện tăng vòng bụng, ăn nhanh no hoặc táo bón, phản ánh các vấn đề về nhu động ruột. Ngoài ra, họ có thể bị xoắn hoặc chảy máu vào buồng trứng liên quan đến các khối u khác nhau. (See “Epithelial carcinoma of the ovary, fallopian tube, and peritoneum: Clinical features and diagnosis”.)
  • Ung thư nội mạc tử’ cung thường có biểu hiện chảy máu âm đạo. (See “Endometrial carcinoma: Clinical features, diagnosis, prognosis, and screening”.)
  • Ung thư trực tràng có thể có biểu hiện đau trực tràng, thay đổi thói quen đại tiện và chảy máu. (See “Clinical presentation, diagnosis, and staging of colorectal cancer”.)
  • Ung thư bàng quang có thể có biểu hiện đái máu, bao gồm cả đái ra cục máu đông. (See “Clinical presentation, diagnosis, and staging of bladder cancer”.)

Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh – Biểu hiện và đánh giá phụ nữ mang thai và sau sinh bị đau vùng chậu bao gồm cả nguyên nhân sau phẫu thuật được xem xét ở chủ đề riêng. (See “Approach to acute abdominal pain in pregnant and postpartum women”.)

9. Tóm tắt và khuyến cáo

Đau vùng chậu cấp tính là một triệu chứng không đặc hiệu thường được định nghĩa là đau vùng bụng dưới hoặc vùng chậu kéo dài dưới ba tháng. Đau có thể lan tỏa hoặc khu trú và trong một số trường hợp, bao gồm cả đau lưng dưới. (See ‘Definition Above.)

Thông thường, các nguyên nhân gây đau vùng chậu cấp tính ở phụ nữ bao gồm bệnh của hệ thống phụ khoa, tiêu hóa và tiết niệu, mặc dù các bệnh về cơ xương, mạch máu và thần kinh cũng có thể xảy ra. Các tình trạng có thể đe dọa tính mạng (li table 1), thường gặp ( B table 2), và ít gặp hoặc hiếm gặp ( B table 5). Bởi nhiều hệ thống cơ quan góp phần và chứa trong khung chậu, do đó, ban đầu cần phát triển một chẩn đoán phân biệt rộng ở những bệnh nhân này. (See ‘Causes’ above.)

Mục tiêu đánh giá sơ bộ là xác định những bệnh nhân cần điều trị cấp cứu hoặc khẩn cấp cho (các) tình trạng có khả năng gây đau (B table 1). Đồng thời, chúng tôi đưa ra một đánh giá tổng thể chung, xác định bất kỳ dấu hiệu sinh tồn bất thường nào, thu thập bệnh sử lâm sàng có trọng tâm và thực hiện khám thực thể có giới hạn (algorithm 1). Các dấu hiệu khi khám thực thể gây lo ngại bao gồm các dấu hiệu sinh tồn không ổn định, dấu hiệu phúc mạc hoặc nghi ngờ bệnh lý đe dọa tính mạng (ví dụ, chửa ngoài tử cung, thủng ruột). (See ‘Exclude life-threatening disorders above.)

Xác định tình trạng mang thai là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng khi quản lý phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cho phép chẩn đoán nhanh các tình trạng cần đánh giá và phân loại nhanh chóng (See ‘Rapid preliminary assessment above.)

Đối với phụ nữ không có nguyên nhân gây đau đe dọa tính mạng, chúng tôi hỏi về vị trí đau, đặc điểm, các triệu chứng liên quan (ví dụ: sốt và chảy máu âm đạo), và các vấn đề y tế chung để cố gắng xác định (các) nguyên nhân có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh nhân (algorithm 1). Khám thực thể tổng quát bao gồm đánh giá các dấu hiệu sinh tồn, đánh giá chung và khám bụng. Khám vùng chậu bao gồm kiểm tra trực quan cơ quan sinh dục ngoài, khám âm đạo và cổ tử cung bằng mỏ vịt, khám tử cung và phần phụ bằng hai tay, và khám trực tràng. Lựa chọn xét nghiệm cận lâm sàng được hướng dẫn bởi những phát hiện từ bệnh sử của bệnh nhân và khám thực thể. Hầu hết phụ nữ được siêu âm vùng chậu. (See ‘Initial evaluation for common conditions above.)

Những phụ nữ mà một căn nguyên có khả năng đã được xác định và điều trị phù hợp. Nếu đau thuyên giảm với can thiệp, thì không cần đánh giá hoặc điều trị thêm (See ‘Treat initial diagnoses and reassess’above.)

Những phụ nữ không cải thiện với điều trị ban đầu được đánh giá lại để chẩn đoán các tình trạng cấp cứu hoặc đe dọa tính mạng du table 1). Một số dấu hiệu, như bằng chứng của viêm phúc mạc, có thể không có khi đánh giá ban đầu nhưng có thể phát triển theo thời gian. Khi các tình trạng cấp cứu được loại trừ, chúng tôi đánh giá xem có biểu hiện không điển hình của một tình trạng thường gặp (B table 7), bệnh mạn tính nền trở nên trầm trọng horn hoặc một nguyên nhân ít gặp gây đau vùng chậu table 5)hoặc bụng (5 table 8). (See ‘Pursue less common diagnoses if symptoms persist above.)

Vai trò của phẫu thuật ít rõ ràng horn đối với những phụ nữ bị đau kéo dài mà không có căn nguyên xác định hoặc nghi ngờ. cần đưa ra một quyết định chung; thông tin được chia sẻ với bệnh nhân về các nguy cơ của phẫu thuật thăm dò, thường là với nội soi ổ bụng, phải được cân bằng với các nguy cơ tiềm tàng khi bỏ sót chẩn đoán và được cho là cơ hội để điều trị. (See ‘Role of surgical evaluation above).

Potentially life-threatening causes of acute pelvic pain in nonpregnant adult women
Potentially life-threatening causes of acute pelvic pain in nonpregnant adult women
Cross section of female pelvis
Cross section of female pelvis
Blood supply of the pelvis
Blood supply of the pelvis
Somatic nerves of the pelvis
Somatic nerves of the pelvis
Bones and ligaments of the pelvis
Bones and ligaments of the pelvis

Reproductive tract

Reproductive tract
Reproductive tract

Potential causes of acute pelvic pain in nonpregnant adult women by age group

Potential causes of acute pelvic pain in nonpregnant adult women by age group
Potential causes of acute pelvic pain in nonpregnant adult women by age group
Causes of right upper quadrant (RUQ) abdominal pain
Causes of right upper quadrant (RUQ) abdominal pain
Causes of epigastric abdominal pain
Causes of epigastric abdominal pain
Causes of right upper quadrant (LUQ) abdominal pain
Causes of right upper quadrant (LUQ) abdominal pain
Causes of lower abdominal pain
Causes of lower abdominal pain

Less common etiologies of acute pelvic pain in nonpregnant adult women

Less common etiologies of acute pelvic pain in nonpregnant adult women

Less common etiologies of acute pelvic pain in nonpregnant adult women

Less common etiologies of acute pelvic pain in nonpregnant adult women

Less common etiologies of acute pelvic pain in nonpregnant adult women
Less common etiologies of acute pelvic pain in nonpregnant adult women
Table 1 Potentially life-threatening conditions Obstetric: •Ectopic pregnancy Gynecologic: • Ruptured ovarian cyst • Ovarian torsion • Pelvic inflammatory disease • Tubo-ovarian abscess Gastrointestinal: • Appendicitis Diverticulitis • Bowel obstruction Urologic: • Ureteral obstruction • Complicated urinary tract infection Vascular: • Ruptured abdominal aortic aneurysm
Table 1
Potentially life-threatening conditions
Obstetric:
• Ectopic pregnancy
Gynecologic:
• Ruptured ovarian cyst
• Ovarian torsion
• Pelvic inflammatory disease
• Tubo-ovarian abscess
Gastrointestinal:
• Appendicitis
Diverticulitis
• Bowel obstruction
Urologic:
• Ureteral obstruction
• Complicated urinary tract infection
Vascular:
• Ruptured abdominal aortic aneurysm
Estimation of gestational age by fundal height
Estimation of gestational age by fundal height
Checklist used to assess the possibility of pregnancy
Checklist used to assess the possibility of pregnancy
Evaluation for intrauterine pregnancy versus ectopic pregnancy in a hemodynamically stable patient
Evaluation for intrauterine pregnancy versus ectopic pregnancy in a hemodynamically stable patient
Causes of abdominal pain by location
Causes of abdominal pain by location
Less common causes of abdominal pain
Less common causes of abdominal pain

10. THAM KHẢO

1. Kruszka PS, Kruszka SJ. Evaluation of acute pelvic pain in women. Am Fam Physician 2010; 82:141.

2. Robertson JJ, Long B, Koyfman A. Myths in the Evaluation and Management of Ovarian Torsion. J Emerg Med 2017; 52:449.

3. Tsevat DG, Wiesenfeld HC, Parks c, Peipert JF. Sexually transmitted diseases and infertility. Am J Obstet Gynecol 2017; 216:1.

4. Herrera FA, Hassanein AH, Bansal V. Atraumatic spontaneous rupture of the non-gravid uterus. J Emerg Trauma Shock 2011; 4:439.

5. Mostafa-Gharabaghi p, BordbarS, Vazifekhah s, Naghavi-Behzad M. Spontaneous Rupture of Pyometra in a Nonpregnant Young Woman. Case Rep Obstet Gynecol 2017: 2017:4572379.

6. Barnhart KT, Sammel MD, Gracia CR, et al. Risk factors for ectopic pregnancy in women with symptomatic first-trimester pregnancies. Fertil steril 2006; 86:36.

7. American College of Emergency Physicians. Emergency ultrasound imaging criteria compendium. American College of Emergency Physicians. Ann Emerg Med 2006; 48:487.

8. American Institute of Ultrasound in Medicine, American College of Emergency
Physicians. AIUM practice guideline for the performance of the focused assessment with sonography for trauma (FAST) examination. J Ultrasound Med 2014; 33:2047,

9. Hart DK, Lipsky AM. Acute Pelvic Pain in Women. In: Rosen’s Emergency Medicine, 8th, Marx J, Hockberger R, Walls R (Eds), Saunders, Philadelphia 2013. p.2808.

10. Ellaithy M, Asiri M, Rateb A, et al. Prediction of recurrent ectopic pregnancy: A five-year follow-up cohort study. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol 2018; 225:70.

11. Jeve YB, Davies w. Evidence-based management of recurrent miscarriages. J Hum Reprod Sci 2014; 7:159.

12. Xiao s, Mo M, Hu X, et al. study on the incidence and influences on heterotopic pregnancy from embryo transfer of fresh cycles and frozen-thawed cycles. J Assist Reprod Genet 2018; 35:677.

13. Verhamme KM, sturkenboom MC, Stricker BH, Bosch R, Drug-induced urinary retention: incidence, management and prevention. Drug Saf 2008; 31:373.

14. Klein E, Helzner E, Shayowitz M, et al. Female Genital Mutilation: Health Conseguences and Complications-A Short Literature Review. Obstet Gynecol Int 2018; 2018:7365715.

15. Bhavsar AK, Gelner EJ, Shorma T. Common Questions About the Evaluation of Acute Pelvic Pain. Am Fam Physician 2016; 93:41.

16. Woo AK. Depression and Anxiety in Pain. Rev Pain 2010; 4:8.

17. Baldwin SB, Eisenman DP, Sayles JN, et al. Identification of human trafficking victims in health care settings. Health Hum Rights 2011; 13:E36.

18. Campbell JC. Health consequences of intimate partner violence. Lancet 2002; 359:1331.

19. Westfall KM, Brown R, Charles AG. Appendiceal Malignancy: The Hidden Risks of Nonoperative Management for Acute Appendicitis. Am Surg 2019; 85:223.

20. Practice Committee of the American Society for Reproductive Medicine. Treatment of pelvic pain associated with endometriosis: a committee opinion. Fertil steril 2014;
101:927.

21. ACOG Committee Opinion No. 760 Summary: Dysmenorrhea and Endometriosis in the Adolescent. Obstet Gynecol 2018; 132:1517.

22. Sharma D, Dav ME, Stimpson SJ, et al. Acute Vaso-Occlusive Pain is Temporally Associated with the Onset of Menstruation in Women with Sickle Cell Disease. J Womens Health (Larchmt) 2019; 28:162.

23. Arden D, Lee T. Laparoscopic excision of ovarian remnants: retrospective cohort study with long-term follow-up. J Minim Invasive Gynecol 2011; 18:194.

24. Vellido-Cotelo R, Munoz-Gonzalez JL, Oliver-Perez MR, et al. Endometriosis node in gynaecologic scars: a study of 17 patients and the diagnostic considerations in clinical experience in tertiary care centers. BMC Womens Health 2015; 15:13.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây