Bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa bệnh trầm cảm

4.2/5 - (5 bình chọn)

Cảm xúc là dấu hiệu của một cuộc sống. Một con người bình thường vẫn hay được miêu tả với các cảm xúc hỉ nộ ái ố khác nhau. Đối diện với một sự việc, một hoàn cảnh, mỗi người sẽ có những cảm xúc khác nhau, những suy nghĩ khác nhau từ đó đưa ra những hành động khác nhau. Trước một sự việc đáng tiếc, có người buồn một ngày, có người buồn 1 tháng, nhưng cũng có người phải mất đến hàng năm hoặc đôi khi là cả đời ám ảnh. Đó là những cảm xúc thông thường của con người, tuy nhiên, Trầm cảm không phải một dạng cảm xúc. Trầm cảm là một căn bệnh.

Một trong những bi kịch của thời hiện đại là sự gia tăng không ngừng của các rối loạn trầm cảm. Trầm cảm – một căn bệnh không quá mới, cũng không quá cũ. Căn bệnh không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc, hay tình trạng kinh tế xã hội. Tất cả mọi người đều có thể bị trầm cảm. Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất, chiếm 6% dân số. Trầm cảm có thể gặp ở bất kì lứa tuổi và nhóm nghề nghiệp nào, tuy nhiên bệnh hay gặp ở lứa tuổi 40 – 50. Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra tự sát (75% các trường hợp tự sát là do trầm cảm), hay xảy ra nhất ở trầm cảm mức độ nặng, có hoang tưởng (cho rằng mình có nhiều tội lỗi, không đáng sống).

Tổ chức Y tế Thế giới WHO dự đoán rằng đến năm 2020, bệnh trầm cảm sẽ được xếp thứ hai trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau những bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2017), trầm cảm là căn bệnh phổ biến trên thế giới với hơn 300 triệu người bị ảnh hưởng, gần 800.000 người tự sát mỗi năm có liên quan đến trầm cảm. Vậy trong nội dung bài viết này, các bạn hãy cùng tìm Heal Central hiểu trầm cảm thật sự là gì?

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm (Depression) là một rối loạn khí sắc, được định nghĩa như tâm trạng buồn và đau khổ kèm theo sự suy giảm hoạt động tâm trí và vận động. Không nên nhầm lẫn trầm cảm với nỗi buồn thoáng qua trong ngôn ngữ thông thường, một trạng thái mà mọi người trong chúng ta đều trải qua trong cuộc sống. Đó là nỗi buồn thoáng qua trong vài giờ, thậm chí vài ngày, nhưng rồi sẽ trôi qua và hầu như không kéo theo sự thay đổi hành vi đáng kể nào. Còn trầm cảm là trạng thái tuyệt vọng trầm trọng lâu dài.

Theo từ điển Tâm lí học của Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kì, trầm cảm là trạng thái cảm xúc tiêu cực, từ bất hạnh, bất mãn đến cảm nhận buồn bã tột độ, bi quan, và tuyệt vọng, những điều này gây cản trở đến cuộc sống hằng ngày. Những thay đổi về thể chất, tâm lí, xã hội khác nhau cũng đồng thời xuất hiện, bao gồm thay đổi thói quen ăn hoặc ngủ, thiếu năng lượng hoặc động lực, khó để tập trung hoặc đưa ra quyết định và rút lui khỏi các hoạt động xã hội. Đó là triệu chứng của một số rối loạn sức khỏe tâm thần.

Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản và suy nghĩ tiêu cực
Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản và suy nghĩ tiêu cực

Còn theo tác giả David Cohen (2009), trầm cảm là một rối loạn tâm thần mà người bệnh trải qua một nỗi buồn khôn xiết và không thể nào thuyên giảm được, đồng thời cảm thấy không còn hứng thú đối với hầu hết các hoạt động trong cuộc sống.

Trong từ điển Tâm lí học của Arthur và Emily, trầm cảm là một trạng thái tâm lí đặc trưng bởi cảm giác mất thăng bằng, chán nản, và có sự suy giảm trong khả năng hoạt động và khả năng phản ứng, cộng thêm sự bi quan, buồn rầu và những triệu chứng có liên quan.

Định nghĩa trầm cảm theo Saisan và Smith (2009) là một chứng bệnh tâm lí nhấn chìm cuộc sống hằng ngày của người bệnh, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, đến việc ăn uống, ngủ nghỉ và vui chơi giải trí của người bệnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng có viết trong cuốn Phật giáo và Sức khỏe tâm lí (2019) rằng: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thuộc nhóm rối loạn khí sắc, đặc trưng bởi cảm xúc âm tính, trầm buồn, buồn rầu, chán nản và mệt mỏi, thu mình, cảm giác cô đơn, mặc cảm tội lỗi, giảm/mất hứng thú và có thể có ý nghĩ và hành vi tự gây hại”.

Tựu trung lại, trầm cảm là một rối loạn tinh thần phổ biến đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, tuyệt vọng, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày (khả năng làm việc, học tập) của người gặp trầm cảm. Bất kì lứa tuổi nào, giới tính nào, tầng lớp xã hội nào đều có thể gặp trầm cảm.

Một số yếu tố dẫn đến trầm cảm

Theo mô hình tâm sinh xã hội (psychobiological), các quá trình dẫn đến trầm cảm xảy ra do tác động của cả các yếu tố tâm lí – xã hội lẫn yếu tố sinh học, di truyền. Do vậy, việc chú trọng cho từng yếu tố trước khi một giai đoạn trầm cảm diễn ra là cần thiết.

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền: Gen di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bệnh trầm cảm, nhưng vai trò di truyền của gen tuân theo một cơ chế rất phức tạp. McGuffin và cs. (1996) đã tìm ra rằng tỉ lệ cùng mắc trầm cảm ở các cặp sinh đôi cùng trứng là khá cao (46%), trong khi đó, với các cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệ này là khoảng 20%. Tương tự, Wender và cs. (1986) đã tiến hành một nghiên cứu trên hai nhóm khách thể: Một nhóm là họ hàng của những người con nuôi đã trưởng thành và từng bị trầm cảm, thứ hai là nhóm con nuôi. So sánh tỉ lệ trầm cảm giữa hai nhóm cho thấy nhóm khách thể thứ nhất tỉ lệ bị trầm cảm nhiều gấp 8 lần và đã từng có ý định tự sát nhiều gấp 15 lần so với họ hàng ruột của chính những người con nuôi này. Tuy nhiên, gen di truyền không phải là yếu tố tiên quyết gây ra bệnh trầm cảm.

Cơ chế sinh học: Sự tiến bộ về khoa học trong những năm qua đã giúp con người hiểu rõ hơn về cơ chế sinh hóa của căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, tất cả đều mới chỉ là giả thuyết do trong các thử nghiệm, ta mới chỉ ghi nhận được những thay đổi sinh hóa liên quan đến điện hóa, một số chất dẫn truyền xung thần kinh hoặc sự thiếu hụt của các thụ thể dẫn truyền thần kinh.

Bất cứ một phân đoạn nào của quá trình dẫn truyền thần kinh qua synap bị ảnh hướng cũng có thể dẫn đến tình tràng trầm cảm. (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3181668/)

Bước đầu tiên của quá trình là tổng hợp và vận chuyển các axit amin từ máu vào não. Tại đây, dưới tác dụng của các enzyme tiền chất được chuyển thành các chất dẫn truyền, được lưu trữ trong các túi synap, và cuối cùng được giải phóng vào khe synap bởi một quá trình phụ thuộc vào Ca2+. Quá trình này sẽ bị dừng lại khi các dẫn truyền được tái hấp thu trở lại sợ tiền synap, nơi chúng được chuyển hóa bởi các enzyme, ví dụ, monoamin oxydase (MAO), hoặc được lưu trữ lại trong các túi. Các chất dẫn truyền thần kinh không qua màng sau synap, nhưng tạo ra một loạt các phản ứng bằng việc liên kết với các thụ thể bề mặt ở màng sau synap, thường được ghép với các protein liên kết với nucleotide guanine (G-protein).

  • Giả thuyết đơn chất: Giả thuyết chính đầu tiên về trầm cảm được hình thành khoảng 50 năm trước rằng các triệu chứng chính của trầm cảm là do sự thiếu hụt chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh monoaminergic như: Norepinephrine (NE), 5-HT, và / hoặc Dopamine (DA). Bằng chứng cho giả thuyết này xuất phát từ các quan sát lâm sàng và thí nghiệm trên động vật, cho thấy thuốc reserpine chống tăng huyết áp, gây ra sự suy giảm của các cửa hàng NE, 5-HT và DA trước khi sinh, gây ra một hội chứng giống như trầm cảm. Trái ngược với tác dụng thu được với reserpine, hưng phấn và hành vi hiếu động đã được quan sát thấy ở một số bệnh nhân đang điều trị bằng iproniazid, một hợp chất được tổng hợp để điều trị bệnh lao, làm tăng nồng độ não của NE và 5-HT bằng cách ức chế enzyme chuyển hóa MAO. Cùng với các kết quả đó, người ta cũng đã chứng minh được các vùng hoạt động của các monoaminergic có liên quan đến cảm xúc. Ví dụ như Vùng Rìa vỏ não – nhân vòng và Vùng rìa trung gian của Dopamine.
  • Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh: Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để chứng minh giả thuyết giảm khả năng sử dụng monoamine. Tuy nhiên kết quả không nhất quán. Tương tự như hệ noradrenergic, dữ liệu về việc xác định 5-HT và chất chuyển hóa 5-hydroxyindoleacetic acid (5-HIAA) không thể chứng minh giả thuyết về việc giảm truyền serotonergic đơn độc. Nhiều nghiên cứu báo cáo giảm nồng độ serotonergic trung ương trong trầm cảm nặng; nhưng các phát hiện cũng cho thấy rằng chức năng 5-HT giảm có thể không xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân trầm cảm.
  • Rối loạn trong các protein vận chuyển: Các protein vận chuyển đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền monoaminergic: Chúng làm giảm sự sẵn có của các chất dẫn truyền thần kinh trong khe synap từ đó chấm dứt tác dụng của các chất dẫn truyền thần kinh trên các thụ thể trước và sau synap.
  • Các thụ thể dẫn truyền thần kinh: Ngoài sự thiếu hụt monoamin, sự bất thường trong truyền dẫn cũng có thể phát sinh từ những thay đổi trong chức năng của thụ thể, có nghĩa là thay đổi trong việc ghép nối giữa các máy phát và các thụ thể hoặc thay đổi trong tầng tải tín hiệu xuôi dòng. Đối với cả hệ noradrenergic và serotonergic, tính đa bội của các thụ thể đã được xác định cho đến nay, mỗi loại được phân loại theo đặc điểm dược lý hoặc phân tử của nó.

Yếu tố văn hóa – xã hội

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cảm

Yếu tố văn hóa – xã hội: Phong cách và lối sống cạnh tranh hiện nay gây ra tình trạng căng thẳng mạn tính kéo dài ngày này qua ngày khác. Nghiên cứu của Jenkins và các cộng sự năm 1998 đã chỉ ra những người dân nghèo, hoàn cảnh kinh tế khó khăn có tỷ lệ trầm cảm khá cao. Nghiên cứu của Brown và Harris (1978) trên những người phụ nữ thuộc tầng lớp lao động cho thấy những người phụ nữ có con, thiếu bạn thân, không có nghề nghiệp và mồ côi cha từ nhỏ có khả năng bị trầm cảm cao hơn nhóm người phụ nữ có hoàn cảnh ngược lại. Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với nam giới có thể được giải thích do: Phụ nữ hiện nay thường phải gánh một lượng công việc nhiều hơn như công việc xã hội, gia đình, không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân do đó nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn (Bird và Rieker, 1999). Ngoài ra, do hướng suy nghĩ của phụ nữ quan tâm đến hậu quả và nhìn nhận vấn đề một các quá chi tiết khiến họ càng dễ có các cảm xúc tiêu cực hơn.

Phân loại bệnh trầm cảm

Theo DSM-5 (2013), các rối loạn của trầm cảm được phân loại thành 5 thể bao gồm trầm cảm do có bệnh thực thể tổn thương (thường do các bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm loét dạ dày tá tràng, …), trầm cảm do chất hóa học (liên quan đến rượu, ma túy, corticoid, các chất kích thích hoặc gây nghiện), loạn khí sắc (khí sắc giảm với một số triệu chứng của trầm cảm nhẹ kéo dài) và trầm cảm chủ yếu.

các loại trầm cảm khác nhau theo từng độ tuổi của người bệnh
các loại trầm cảm khác nhau theo từng độ tuổi của người bệnh

Ngoài ra, DSM – 5 còn bổ sung dạng trầm cảm điều chỉnh theo cảm xúc áp dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Các triệu chứng kéo dài ít nhất 12 tháng trở lên: Nổi nóng, dễ kích động, tăng động giảm tĩnh kém tập trung và một số triệu chứng khác của bệnh trầm cảm. Thể bệnh này mạn tính và phát triển nếu không điều trị tích cực.

Trầm cảm có nhiều loại khác nhau, có thể phân chia trầm cảm theo lứa tuổi gồm có: trầm cảm vắng mẹ ở trẻ sơ sinh (1), trầm cảm vị thành niên (2), trầm cảm sau sinh (3), trầm cảm tuổi già (4). Còn phân loại theo triệu chứng đặc hiệu có: trầm cảm không chủ yếu (1) và dạng phổ biến nhất là trầm cảm chủ yếu (3). Mỗi dạng của trầm cảm lại có những triệu chứng khác nhau, ngoài ra những yếu tố thúc đẩy dẫn đến trầm cảm cũng vô cùng đa dạng. Dưới đây là đặc điểm của một số rối loạn trầm cảm phổ biến nhất.

Rối loạn trầm cảm không điển hình

Đầu tiên là rối loạn trầm cảm không điển hình bao gồm các dạng:

Rối loạn trầm cảm thực vật: Các hoạt động liên quan đến các chức năng của hệ thần kinh thực vật như tuyến tiết, co bóp của một số tạng: vã mồ hôi không kiểm soát, tăng hoạt động của tim, tăng nhịp đến loạn nhịp, tăng co bóp, kích thích dạ dày ruột gây nôn mửa, khô miệng, táo bón, mắt nhìn mờ.

Rối loạn trầm cảm mất cảm giác tâm thần: Nhân cách và tri giác bất thường, khác xa với thực tại. dạng này thường chỉ có giải thể nhân cách đơn đọc, không kết hợp với các triệu chứng khác.

Rối loạn trầm cảm nghi bệnh: Dạng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nặng nề vì luôn nghĩ mình đang có bệnh khác.

Rối loạn trầm cảm ám ảnh: Bệnh nhân luôn có các nỗi sợ ám ảnh, các ám ảnh có thể thuyên giảm khi bệnh nhân rơi vào tình trạng trầm cảm nặng hoặc tăng lên. Khi các rối loạn trầm cảm hết, các nỗi ám ảnh có thể mất đi.

Các rối loạn trầm cảm không điển hình khác: Các thể bệnh này thường liên quan đến những bất ổn và khó khăn trong cuộc sống, các tai nạn, các biến cố, các căn bệnh mà bệnh nhân từng trải qua và các bệnh có nguồn gốc căn nguyên từ tâm lý. Thể bệnh này có diễn biến chậm, thường là kéo dài vài năm. Bệnh hay gặp ở những người trung niên trên 40 tuổi. Bệnh nhân hoàn toàn có ý thức về bệnh tật, không có ý định tự tử, không có sự giải thể về nhân cách và tri giác sai thực tại. Bệnh nhân thường có các suy nghĩ tiêu cực, về số phận hẩm hiu, cảm giác thấp hèn. Người bệnh cáu gắt, khó khăn trong chịu đựng lời chê bài và ít khi chịu nhượng bộ. Đôi khi, bệnh nhân có các triệu chứng của bất thường thần kinh thực vật.

Một dạng điển hình nhất của trầm cảm không điển hình đó là trầm cảm ẩn. Các triệu chứng cơ thể chiếm ưu thế che lấp các triệu chứng rối loạn trầm cảm cụ thể là các triệu chứng về mặt cảm xúc ít hoặc không được biểu lộ thay vào đó là những triệu chứng “đau”. Những triệu chứng của trầm cảm ẩn thường chỉ là đau đầu, cổ, vai, đôi khi là khó tiêu hóa và một trạng thái mỏi mệt không giảm kể cả khi nghỉ ngơi. Những dấu hiệu thực thể như đau đầu, đau cổ… cũng có biểu hiện khác nhau tại các thời điểm trong ngày. Cảm giác đau mạnh nhất là khi ngủ dậy. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi đến mức dường như không thể bắt đầu một ngày làm việc mới. Đến xế chiều thì những cơn đau dịu đi. Đối với bệnh trầm cảm thông thường, dấu hiệu điển hình là sự xuất hiện đột ngột hay từ từ của trạng thái chán chường tột độ với công việc hằng ngày, không cảm thấy có niềm vui nào, rất khó tập trung tư tưởng, lờ đờ, chậm chạp trong suy nghĩ và hành vi… Đây là thể bệnh gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán do khi trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân sẽ không nói về các rối loạn chức năng mà bệnh nhân đang gặp phải. Các xét nghiệm sinh hóa cũng không thể giúp chẩn đoán thể bệnh này. Ở trẻ em, thể bệnh này cũng có thể gặp phải và thường được biểu hiện qua các cơn đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân.

Rối loạn trầm cảm điển hình ( chủ yếu)
Rối loạn trầm cảm điển hình ( chủ yếu)

Rối loạn trầm cảm điển hình

Thứ hai là rối loạn trầm cảm điển hình hay còn gọi là trầm cảm chủ yếu. Theo ICD – 10F (1992), 2 tuần là thời gian tối thiểu các triệu chứng diễn ra, trong đó người bệnh có khí sắc giảm hoặc / và mất hứng thú với hầu hết các hoạt động. Ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường xảy ra triệu chứng kích thích thay vì trầm uất. Điều kiện đủ để chẩn đoán bệnh là có ít nhất 4 trong dãy triệu chứng sau:

  • Thay đổi cảm giác ngon miệng hoặc cân nặng thay đổi thất thường.
  • Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ li bì)
  • Thay đổi hoạt động tâm thần vận động
  • Giảm sút năng lượng, uể oải, mệt mỏi
  • Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, khó suy nghĩ, tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
  • Thường xuyên hoặc hay suy nghĩ lặp lại về cái chết. Thậm chí suy nghĩ về kế hoạch tự sát.

Muốn chẩn đoán chính xác giai đoạn của bệnh, cần theo dõi đầy đủ biểu hiện triệu chứng trong tất cả các hoạt động thường ngày, trong công việc và các mối quan hệ xã hội. Việc so sánh với giai đoạn trước của người bệnh cũng là điều cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. Ở các bệnh nhân đang ở giai đoạn nhẹ, việc chẩn đoán là rất khó khăn do người bệnh hầu như không có bất cứ bất thường đáng chú ý nào. Cụ thể các triệu chứng được diễn ra như sau:

Khí sắc trầm buồn: Triệu chứng được miêu tả như một khuôn mặt vô cảm, không biểu hiện, mặt u uất, các nếp nhăn giảm hoặc không có nếp nhăn. Do bệnh nhân mất hy vọng, mất động lực và lý do để cố gắng, tình trạng này trở nên khá bền vững. Trạng thái kích thích và thất thường thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn.

Mất hứng thú hoặc sự yêu thích cho hầu hết các hoạt động: Đây là một trong 2 biểu hiện đặc hiệu nhất của bệnh. Triệu chứng này được miêu tả ở bệnh nhân rằng “Tôi không còn sở thích nào cả”. Người bệnh trở nên thờ ơ với tất cả các hoạt động hay các thú vui trước đây, có thể mất luôn cả ham muốn tình dực. Tuy nhiên, triệu chứng cũng được cho là xảy ra trên những người chỉ có 1 hoặc 2 sở thích và mọi hoạt động đều xoay quanh sở thích đó. Ví dụ điển hình nhất của trường hợp này là tình trạng nghiện game, bệnh nhân chỉ tập trung vào việc chơi game và không quan tâm tới bất kì hoạt động nào khác.

Rối loạn giấc ngủ: Đây không phải là triệu chứng đặc hiệu của trầm cảm nhưng nó xuất hiện trong hầu hết các bệnh nhân trầm cảm. 95% trong số đó mất ngủ (ngủ dưới 2 tiếng mỗi ngày), một số thậm chí mất ngủ toàn bộ – tức là bệnh nhân không hề ngủ. 5% còn lại gặp hiện tượng tăng ngủ (ngủ trên 10 tiếng mỗi ngày), ngủ li bì, luôn trong trạng thái buồn ngủ.

Mất cảm giác ngon miệng, rối loạn cân nặng: Cũng giống như rối loạn trong giấc ngủ, rối loạn trong vấn đề ăn uống gặp ở gần như toàn bộ các bệnh nhân trầm cảm. Đa số bị mất cảm giác ngon miệng, không tìm được hứng thú với việc ăn uống, luôn cảm thấy như mình bị ép ăn. Do vậy họ thường ăn rất ít, thậm chí có trường hợp không ăn gì. Cân nặng vì thế mà cũng giảm sút. Một phần nhỏ cảm thấy ngon miệng và ăn tăng (khoảng 5%). Những trường hợp này khá nhanh chóng trở thành béo phì.

Cảm giác mệt mỏi, khó tập chung, tội lỗi và muốn chết ở người trầm cảm
Cảm giác mệt mỏi, khó tập chung, tội lỗi và muốn chết ở người trầm cảm

Rối loạn hoạt động tâm thần vận động: Triệu chứng này thường hay xuất hiện ở những bệnh nhân trầm cảm cao tuổi. Họ có thể ở trạng thái kích động, đi lại không ngừng, không thể ngồi yên, hoạt động không có mục đích, đôi khi khó khăn trong việc thực hiện một số động tác nhỏ phức tạp. Bệnh nhân cũng có thể ở trạng thái “dừng”: Ngồi yên cả ngày, nói ít, câu từ nghèo nàn, không nói, thậm chí câm, cử chỉ chậm chạp.

Giảm sút năng lượng: Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện mệt mỏi vào buổi sáng và đỡ dần về chiều. Triệu chứng này gặp ở rất nhiều bệnh khác và kể cả trong sinh lý thông thường. Do vậy, triệu chứng này thường được bỏ qua. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, sự giảm sút năng lượng sẽ ngày càng nặng nề hơn. Đến khi bệnh nặng, bệnh nhân thậm chí không có năng lượng để làm những sinh hoạt thông thường. Đi vệ sinh đôi khi cũng có thể làm hao tốn phần lớn sức lực của họ.

Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi: Đây là cảm xúc rất hay gặp ở bệnh nhân trầm cảm giai đoạn chủ yếu. Bệnh nhân có suy nghĩ vô cùng bi quan và tự ti về bản thân. Họ dễ dàng dằn vặt bởi một lỗi nhỏ, luôn cho mình vô dụng không làm được điều gì, là gánh nặng của những người xung quanh. Những suy nghĩ này có thể tồn tại và ám ảnh bệnh nhân một thời gian khá dài.

Giảm khả năng suy nghĩ, khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định: Đây là những hiện tượng có thể khá phổ biến trong đời thường, tuy nhiên với những bệnh nhân trầm cảm, những triệu chứng này được khuếch đại lên và được biểu hiện ở mức độ cao hơn. Ví dụ như khả năng tập trung của bệnh nhân trở nên rất kém: Họ không thể đọc hết một mẩu tin ngắn hoặc không thể xem hết một chương trình mà trước đây có thể là mỗi quan tâm của họ. Với những quyết định đời thường như sáng nay ăn mì hay cơm, mua rau hay mua thịt cũng trở thành những trở ngại với những bệnh nhân trầm cảm.

Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát: Đây là một chuỗi phản ánh các giai đoạn trong suy nghĩ của người trầm cảm. Ban đầu, khi họ có những thay đổi về sinh lý như chán ăn mất ngủ, sức khỏe giảm sút, bệnh nhân sẽ có suy nghĩ “Cứ như thế này thì chết mất!”. Bệnh nhân cố gắng để thoát khỏi tình trạng này nhưng không thành công, cùng với những bi quan tiêu cực trong suy nghĩ sẽ khiến họ trở nên ngày càng mệt mỏi hơn. Dần dần, họ nghĩ rằng “Cái chết có thể giúp ta thoát khỏi sự đau khổ này”. Nếu tiếp tục tiến triển bệnh, những suy nghĩ này có thể dẫn đến hành vi tự sát.

Việc so sánh với những biểu hiện của người bệnh trong thời gian trước đây là rất quan trọng để tránh chẩn đoán nhầm. Ví dụ như, trước đây, bệnh nhân ngủ khoảng 8 tiếng 1 ngày, nhưng 2 tuần liên tiếp gần đây, bệnh nhân rất khó ngủ và ngủ được rất ít (dưới 2 tiếng), khi ngủ hay khi tỉnh dậy đều thấy rất mệt mỏi. Như vậy sẽ được ghi nhận là rối loạn giấc ngủ.

Nếu bệnh nhân có các triệu chứng hỗn hợp của các giai đoạn, việc chẩn đoán để chỉ ra giai đoạn chủ yếu là không cần thiết. Bệnh nhân có cả hưng cảm và trầm cảm trong cùng một thời gian, xuất hiện liên tiếp trong nhiều ngày (kéo dài hơn 1 tuần). Người bệnh có thể hưng phấn trong làm việc vận động, đứng ngồi không yên, cảm xúc dễ bị kích thích nhưng lại cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Hoặc hay gặp hơn là trường hợp các giai đoạn trạng thái luân phiên. Điển hình là buổi sáng bệnh nhân trong trạng thái hưng phấn nhưng về chiều chuyển sang trạng thái trầm cảm, đôi khi sự thay đổi là nhanh và đột ngột hơn.

TRầm cảnh ảnh hưởng rất rõ rệt đến các hoạn động xã hội, nghề nghiệp của bệnh nhân
TRầm cảnh ảnh hưởng rất rõ rệt đến các hoạn động xã hội, nghề nghiệp của bệnh nhân

Giai đoạn trầm cảm ảnh hưởng rõ ràng đến các hoạt động trong xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác. Một số bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ, chức năng còn tương đối bình thường, nhưng cần một sự cố gắng đáng kể (họ vẫn đi học và đi làm, nhưng phải cố gắng rất nhiều và kết quả công việc cũng không được như trước kia). Tuy nhiên, ở những bệnh nhân nặng, họ có thể cảm thấy rất nặng nề, không thể thực hiện những hành động sinh lý thông thường tối thiểu (như mặc quần áo, ăn uống, thậm chí là đi vệ sinh). Các hoạt động trí óc như tập trung, suy nghĩ cũng có thể bị ảnh hưởng. Đôi khi, những triệu chứng này cũng là nguyên nhân gây nặng thêm tình trạng của bệnh.

Khi thăm khám, bác sĩ nên lưu ý đến những tiền sử bệnh và tiền sử thăm khám khác của bệnh nhân. Do ban đầu, phần lớn bệnh nhân sẽ thăm khám ở các chuyên khoa khác để điều trị các triệu chứng ban đầu như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ. Chỉ khi triệu chứng trầm cảm rầm rộ, bệnh nhân mới nghĩ đến khám ở chuyên khoa tâm thần.

Nhìn chung, đánh giá thể bệnh trầm cảm giai đoạn chủ yếu là rất khó, đặc biệt trên bệnh nhân có các thể bệnh mắc kèm vì hầu hết các triệu chứng đều không phải triệu chứng đặc hiệu. Ví dụ như, bệnh nhân trầm cảm có đái tháo đường sẽ có triệu chứng như gầy, mệt mỏi.

Trầm cảm vị thành niên

Trước đây người ta cho rằng hiếm gặp trầm cảm ở người vị thành niên. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉ lệ trầm cảm ở nhóm người này tăng lên nhanh chóng. Một số tác giả đưa ra con số 6 -8%. Ngoài những triệu chứng chung thường gặp ở người trưởng thành, trầm cảm ở vị thành niên có những đặc điểm riêng:

  • Khí sắc thường là kích thích (chứ không phải là trầm cảm).
  • Mất cảm giác ngon miệng và sút cân hay gặp hơn.
  • Mất ngủ thường xuyên hơn.
  • Dễ bị kích thích.
  • Mệt mỏi thường xuyên.
  • Khó tập trung chú ý.
  • Trí nhớ kém.
  • Kết quả học tập giảm sút.
  • Hay có ý định và hành vi tự sát.
Trầm cảm ở lứa tuổi trẻ vị thành niên
Trầm cảm ở lứa tuổi trẻ vị thành niên

So với người lớn, trẻ em vị thành niên bản thân giai đoạn này đã có những chuyển biến đáng kể về tâm lý và sinh lý, chính vì vậy, triệu chứng lâm sàng của trẻ vị thành niên có những khác biệt:

Thường thể hiện bằng triệu chứng cơ thể mà đau là triệu chứng hay được kể đến. Thường là đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản… Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nên đối với các thể trầm cảm cảm nhẹ, có nhiều tác giả gọi là trầm cảm che đậy bởi triệu chứng cơ thể, các thể này thường không được phát hiện chẩn đoán sớm và tất nhiên không được điều trị. Đa phần các trường hợp này được bố mẹ đưa đến các cơ sở nội nhi khám bệnh với các chẩn đoán và điều trị các bệnh lí cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…, và được điều trị bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu nhưng không thấy kết quả, hoặc không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng.

Khí sắc: Trẻ có triệu chứng chán học, không còn muốn vui chơi với bạn bè. Gương mặt của trẻ thường buồn bã, thờ ơ, dễ cáu giận không rõ nguyên nhân. Có khi trẻ có tình trạng kích thích không thể tập trung.

Tư duy: Khả năng tư duy của trẻ em vị thành niên cũng giảm sút, quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc đột ngột. Cũng có trường hợp trẻ sẽ tìm thấy những đam mê sở thích riêng, trẻ tập trung vào lĩnh vực yêu thích và phát triển, kết quả tốt lên nhanh nhưng sau đó sẽ giảm xuống.

Các hoạt động xã hội: Trẻ không có bất cứ mối quan tâm nào tới xã hội, thu mình và cô độc. Cũng chính vì thế mà trẻ không có bạn thân, không có người để chia sẻ và giải tỏa tâm lý. Từ đó, bệnh nhân càng trở nên trầm uất và khép mình hơn. Đây cũng là yếu tố để làm bệnh nặng hơn.

Rối loạn ăn: Theo sinh lý thông thường, trẻ ở giai đoạn vị thành niên thường có khả năng ăn uống tốt và cân nặng tăng theo tháng. Nếu trẻ bị trầm cảm, trẻ sẽ có cảm giác thờ ơ với thức ăn, chán ăn, từ đó dẫn đến cơ thể giảm sút.

Rối loạn giấc ngủ: Trẻ thường có biểu hiện nằm nhiều nhưng phàn nàn về việc thiếu ngủ, khó ngủ. Giấc ngủ thường ngắn và hay có ác mộng. Lâu dần, điều này khiến trẻ sợ giấc ngủ và không ngủ được nữa.

Đi kèm với các triệu chứng về cảm xúc, cơ thể là các biểu hiện rối loạn hành vi, như quậy phá, hành vi chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trốn học, trộm cắp, lập băng đảng hay nhóm bạn xấu và sử dụng các chất gây nghiện. Rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên ngày càng có xu hướng tăng cao, thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội, trong số này tỷ lệ có rối loạn trầm cảm cao.

Tự sát: Đây là triệu chứng vô cùng nguy hiểm và thường diễn biến âm thầm, khó có thể đoán nhận. Việc tự sát thường xảy ra ở những trẻ đang trong giai đoạn trầm cảm nặng.

Trầm cảm sau sinh

Cần phân biệt trầm cảm sau sinh (Postnatal/postpartum depression) khác với buồn sau sinh (baby blues) mặc dù hai khái niệm có nhiều triệu chứng khá giống nhau. Buồn sau sinh không phải là bệnh, đây là một trạng thái biến đổi cảm xúc (được coi là nhẹ), thường xuất hiện và kéo dài trong vòng vài ngày đầu sau sinh. Trạng thái này chỉ kéo dài khoảng 5 – 10 ngày rồi tự mất đi hoàn toàn. Thời gian kéo dài triệu chứng là điểm phân biệt lớn nhất, còn về các triệu chứng điển hình rất giống với trầm cảm như: Buồn bã, ủ rũ, chán ăn, mất ngủ. Các khảo sát và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 80% phụ nữ sinh con lần đầu gặp phải tình trạng baby blues.

Trầm cảm sau sinh gây ra triệu chứng và hậu quả nặng nề cho phụ nữ
Trầm cảm sau sinh gây ra triệu chứng và hậu quả nặng nề cho phụ nữ

Trong khi đó, trầm cảm sau sinh lại là một thể bệnh, với các triệu chứng và hậu quả nặng nề hơn. Trầm cảm sau sinh kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời dễ khiến bềnh trầm trọng hơn và gây ra những hậu quả khôn lường. Những triệu chứng chính gồm:

  • Cảm giác đuối sức: Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Cảm thấy không đủ khả năng chăm sóc con: Đôi khi xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm, bất lực trong việc con quấy khóc. Bệnh nhân hay lo âu, sợ hãi vô cớ và thái quá, luôn lo sợ làm tổn hại con.
  • Mất ham muốn tình dục: Đây có thể là sinh lý bình thường sau sinh, cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Trong những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân trầm cảm sau sinh còn có thể có các triệu chứng rối loạn nhận thức, loạn thần như: Chứng hoang tưởng, ảo giác. Các trường hợp tự sát và giết con thường gặp ở những bà mẹ có trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm tuổi già

Ở lứa tuổi trên 65, các rối loạn về thần kinh trung ương thường xảy ra do nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau. Sự suy giảm về tư duy, mất tập trung và khả năng ghi nhớ trong trầm cảm được gọi là hội chứng mất trí nhớ giả do trầm cảm. Các thông tin dữ liệu về hành vi và trạng thái trong cuộc sống thường ngày có thể giúp chẩn đoán trầm cảm tuổi già chính xác hơn: Bệnh nhân chán nản, buồn bực, hay cáu gắt tự ái, có rối loạn giấc ngủ và ăn uống kém hẳn so với trước đây. Chẩn đoán bằng việc thử đáp ứng với thuốc chống trầm cảm là một biện pháp đáng chú ý. Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt, mất các triệu chứng của rối loạn tâm thần sau khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, cần xác định giai đoạn trầm cảm và chỉ ra hướng điều trị cho bệnh nhân. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trầm cảm tuổi già:

Trầm cảm tuổi già ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe người bệnh
Trầm cảm tuổi già ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe người bệnh

Có thể là sự phát triển tiếp tục rối loạn cảm xúc.

Có thể là rối loạn cảm xúc khởi phát.

Có thể do một bệnh cơ thể như: bệnh mạch má u não, tổn thương thần kinh, bệnh tim, gan, tiết niệu…

Có thể do thuốc hoặc do hoá chất như: thuốc chữa huyết áp cao, thuốc nhóm corticoid: Hydrocortison, Prednison, Betamethason, Dexamethason, Prednisolon

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm

Tiêu chuẩn chẩn đoán cho trầm cảm điển hình theo ICD – 10F (1992)

Bệnh nhân có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu sau:

  • Giảm khí sắc
  • Mất mọi mối quan tâm, thích thú
  • Giảm năng lượng, mệt mỏi, giảm khả năng thực hiện hoạt động

Có ít nhất 3 triệu chứng phổ biến sau:

  • Giảm khả năng tập trung và chú ý
  • Giảm tự trọng và lòng tự tin, cảm thấy tự ti và có lỗi
  • Luôn suy nghĩ mình có tội lỗi và không xứng đáng
  • Suy nghĩ bi quan
  • Có ý tưởng và hành vi tự sát
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Mất cảm giác ăn ngon.

Các triệu chứng cần tồn tại trong ít nhất 2 tuần mới được xét vào tiêu chuẩn chẩn đoán.

Diễn biến của rối loạn chia theo ICD – 10F

Bệnh trầm cảm được chia thành các mức độ như sau:

Giai đoạn trầm cảm nhẹ: Bệnh nhân có ít nhất 2 trong số những triệu chứng chủ yếu đã kể trên và có thêm ít nhất 2 trong số những triệu chứng phổ biến khác. Thời gian của những triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tuần. Chưa có ảnh hưởng đến cơ thể hoặc có nhưng nhẹ. Cụ thể, bệnh nhân có những cảm giác trầm buồn, kém tập trung, hay suy nghĩ vẩn vơ và dễ cáu gắt.

Bệnh trầm cảm thật sự rất nguy hiểm khi xuất hiện biến chứng
Bệnh trầm cảm thật sự rất nguy hiểm khi xuất hiện biến chứng

Trầm cảm vừa: Bệnh nhân có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu và kèm thêm ít nhất 3 trong số những triệu chứng phổ biến khác. Thời gian tối thiểu của các triệu chứng kéo dài liên tục ít nhất 2 tuần; người bệnh không có hoặc có 2 đến 3 triệu chứng cơ thể ở mức độ vừa phải đến trầm trọng.

Trầm cảm nặng, không có triệu chứng loạn thần: Bệnh nhân luôn trong trạng thái buồn chán, hoạt động cử chỉ chậm chạp và nặng nề (một số kích động), đối tượng luôn tự ti và vô dụng; trong một số trường hợp nặng có thể có hành vi tự tử. Triệu chứng cơ thể hầu như thường xuyên; có đủ 3 triệu chứng chủ yếu và ít nhất 4 triệu chứng nặng khác. Thời gian kéo dài ít nhất 2 tuần, nếu có triệu chứng đặc biệt không cần đến 2 tuần, ít có khả năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp và công việc gia đình.

Trầm cảm nặng, có triệu chứng loạn thần: Bệnh nhân có triệu chứng loạn thần rõ rệt: Hoang tưởng ảo giác, mất khả năng thính giác hoặc mất khả năng cử động.

Các giai đoạn trầm cảm khác: Hay còn gọi là ‘Trầm cảm ẩn” với những triệu chứng không rõ ràng, đan xen giữa các giai đoạn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5

Lớn hơn hoặc bằng 5 trong số các triệu chứng sau được biểu hiện trong thời gian 2 tuần và biểu hiện một số sự thay đổi mức độ chức năng trước đây, có ít nhất 1 trong các triệu chứng chủ yếu hoặc là 1/khí sắc giảm, hoặc là 2/mất thích thú/sở thích.

Ghi chú: Không bao gồm các triệu chứng là hậu quả rõ ràng của bệnh cơ thể hoặc hoang tưởng hoặc ảo giác không phù hợp với khí sắc.

Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày, nhận biết hoặc bởi chính bệnh nhân (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống rỗng) hoặc được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy bệnh nhân khóc). Ghi chú: ở trẻ em và vị thành niên khí sắc có thể bị kích thích.

Có sự giảm sút rõ ràng hứng thú với các sở thích, giảm sự quan tâm với hầu như tất cả các hoạt động.

Có sự giảm cân rõ ràng không rõ nguyên nhân, cả khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân nhanh trong một số ít trường hợp (ví dụ: thay đổi hơn 5% khối lượng cơ thể trong một tháng), giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng trong tất cả các bữa kéo dài trong nhiều ngày. Lưu ý: Với trẻ em, có thể không có sự thay đổi cân nặng đáng kể nhưng trẻ sẽ không đạt số cân nặng phát triển thông thường.

Mất ngủ (ngủ dưới 2 tiếng/ngày) hoặc ngủ li bì trong suốt 2 tuần trở lên.

Kích động hoặc trầm uất trong thời gian dài (triệu chứng này không chỉ được khai thác qua bệnh nhân mà còn được quan sát bởi người xung quanh).

Tiêu chuẩn để chẩn đoan bệnh trầm cảm chính xác nhất
Tiêu chuẩn để chẩn đoan bệnh trầm cảm chính xác nhất

Mệt mỏi hoặc cảm thấy không có năng lượng trong cả ngày.

Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi một cách thái quá (hoang tưởng).

Giảm hoặc mất khả năng tập trung suy nghĩ, khó chú ý hoặc khó đưa ra quyết định (bệnh nhân có thể tự thấy, hoặc người xung quanh bệnh nhân nhận thấy).

Hay suy nghĩ về cái chết, có ý định tự sát nhiều lần mà không có một kế hoạch trước.

Các triệu chứng không phải là triệu chứng của một giai đoạn hỗn hợp.

Các triệu chứng được thể hiện rõ ràng, là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực khác mà bệnh nhân tham gia.

Các triệu chứng không phải là hậu quả sinh lí trực tiếp của một chất hóa học (ví dụ: ma tuý, thuốc) hoặc do một bệnh sinh lí của cơ thể (ví dụ: bệnh nhược giáp).

Loại bỏ được nguyên nhân do gia đình có tang. Cụ thể, sau khi mất người thân, các triệu chứng không tự mất mà kéo dài bền vững hơn 2 tháng, có các rối loạn chức năng rõ ràng, có ý nghĩ mình là vô dụng, không ngừng tự trách bản thân, có suy nghĩ về cái chết, có các triệu chứng của loạn thần hoặc vận động tâm thần chậm.

Các mức độ của trầm cảm chia theo DSM – 5

Nhẹ: Bệnh nhân có 5-6 triệu chứng, khả năng lao động và tham gia vào các hoạt động xã hội ít bị ảnh hưởng.

Vừa: Người bệnh có 7-8 triệu chứng, chức năng lao động giảm dễ dàng nhận thấy được.

Nặng: Đối tượng bệnh nhân có tất cả các triệu chứng (9 triệu chứng). Nghề nghiệp, sinh hoạt, liên hệ với xã hội của bệnh nhân bị giảm trầm trọng. Mức độ nặng chia làm 2 loại:

Nặng không có triệu chứng loạn thần.

Nặng có triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác), bao gồm loạn thần phù hợp với khí sắc (hoang tưởng nghi bệnh, hoang tưởng tự buộc tội) và loạn thần không phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị hại, bị chi phối, bị theo dõi, ảo thanh bình phẩm, ảo thanh ra lệnh).

Lưu ý: Cần chẩn đoán phân biệt với các thể bệnh khác như: Mất ngủ tiên phát, Nghiện các chất gây nghiện, Tâm thần phân liệt hay Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Với mất ngủ tiên phát: Bệnh nhân cũng có hiện tượng mất ngủ, có thể kéo dài tuy nhiên thái độ của bệnh nhân nhẹ nhàng hơn. Họ có thể chỉ phàn nàn về chất lượng giấc ngủ không tốt, vẫn có cảm xúc và vui vẻ trong những lúc tỉnh táo. Bệnh nhân mất ngủ tiên phát sẽ không có ý nghĩ tự sát. Tuy nhiên, việc mất ngủ kéo dài cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm.

Nghiện các chất gây nghiện: Nghiện các chất gây nghiện là sự phụ thuộc về cả thể xác lẫn tâm thần vào một chất hóa học (điển hình là ma túy). Tuy nhiên, khi qua cơn thèm thuốc, đối tượng sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, ở một số đối tượng sau cai nghiện sẽ có hiện tượng trầm cảm sau cai nghiện. Để phân biệt, quan trọng nhất là tìm hiểu kĩ càng tiền sử của bệnh nhân.

Cần phân biệt rõ ràng bệnh trầm cảm với bệnh tâm thần phân liệt
Cần phân biệt rõ ràng bệnh trầm cảm với bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt: Bệnh này có rối loạn về tâm thần (hoang tưởng, ảo giác) chiếm ưu thế, là triệu chứng chính và chủ yếu của bệnh. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 50% bệnh nhân tâm thần phân liệt có mắc kèm trầm cảm.

Cơn trầm cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực: Để phân biệt, bác sĩ cần khai thác tiền sử, nếu thấy bệnh nhân có tiền sử của các hưng cảm, hoặc sự xen kẽ hưng cảm và trầm cảm thường xuyên, chứng tỏ bệnh nhân đang trong cơn trầm cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được phân loại thành các nhóm theo tác dụng dược lý. Trong đó nổi bật và hay được sử dụng nhất là 3 nhóm: Nhóm ức chế enzyme MAO, Nhóm chống trầm cảm 3 vòng, Nhóm ức chế thu hồi Serotonin. Các nhóm thuốc này đều nhằm mục tiêu chính là tăng monoamine ở thần kinh trung ương.

Nhóm ức chế enzyme MAO (IMAOs)

Cơ chế: Ức chế MAO làm tăng Nor – Epinephrine, Serotonin và các amin khác. Có 2 loại MAO:

+ MAO A: Có nhiều ở ty thể não

+ MAO B: Có nhiều ở các mô như gan, ruột, phổi, mạch máu…

Các IMAO có tác dụng không chọn lọc MAO A nên gây tăng amin ở cả trung ương và ngoài vi. Do đó, nhóm thuốc này có khá nhiều tác dụng không mong muốn:

Thuốc điều trị trầm cảm - nhóm ức chế enzym MAO
Thuốc điều trị trầm cảm – nhóm ức chế enzym MAO
  • Tâm thần: mất ngủ, lú lẫn, ảo giác, run cơ, co giật, hạ huyết áp thế đứng
  • Viêm gan, tổn thương tế bào gan (do thuốc chuyển hóa ở gan tạo thành chất còn hoạt tính)

Ngoài ra, tương tác của thuốc IMAOs với các thuốc khác và thức ăn là khá nhiều và nặng nề:

  • Phản ứng Cheese (Uống IMAO + ăn thức ăn nhiều tyramin như phô mai gây tăng đột ngột monoamin trong cơ thể từ đó gây cường giao cảm)
  • Với thuốc ức chế thu hồi serotonin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Gây hội chứng serotonin gồm 3 giai đoạn: 1. Nhận thức (hoang tưởng) -> 2. Thực vật (tăng huyết áp, toát mồ hôi). -> 3. Vận động (tăng phản xạ, giật cơ, run).
  • Thuốc cường giao cảm: Gây tăng huyết áp kịch phát.

Vì vậy, đây là nhóm thuốc cuối cùng được sử dụng khi các nhóm khác không còn đáp ứng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Cơ chế:

  • Ức chế thu hồi NE và serotonin gây tăng nồng độ các chất này tại khe synap
  • Kháng thụ thể Muscarinic
  • Kháng thụ thể H1: Tạo tác dụng an thần

Tác dụng không mong muốn:

  • Trên tâm thần: Mất ngủ, lú lẫn, ảo giác, run cơ, co giật, hạ huyết áp thế đứng
  • Kháng M: Gây khô miệng, táo bón, tăng nhãn áp…
  • Kháng H: Rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa.

Thuốc được coi là lựa chọn thứ 2 sau khi thuốc ức chế thu hồi Serotonin chọn lọc chống chỉ định.

Thuốc ức chế thu hồi Serotonin

Thuốc ức chế thu hồi serotonin - chỉ định đầu tay cho bệnh nhân trầm cảm
Thuốc ức chế thu hồi serotonin – chỉ định đầu tay cho bệnh nhân trầm cảm

Cơ chế: Ức chế chọn lọc thu hồi Serotonin, không ức chế Muscarinic và Histamin.

Tác dụng không mong muốn: Nhóm thuốc có tác dụng phụ nhẹ nhất trong 3 nhóm. Tác dụng thường được báo cáo là buồn nôn. Tuy nhiên có nghiên cứu cho thấy việc dùng nhóm thuốc ức chế thu hồi Serotonin làm tăng nguy cơ tự sát và hành vi bạo lực (Nghiên cứu chưa tối ưu, không loại trừ được một số sai số qua trọng).

Đây là nhóm thuốc được chỉ định đầu tay cho các trường hợp bệnh nhân trầm cảm.

Vấn đề lớn nhất của việc sử dụng thuốc chống trầm cảm là mức độ tuân thủ điều trị. Do các thuốc điều trị trầm cảm có nhiều tác dụng không mong muốn, điều này khiến bệnh nhân dễ dàng ngừng thuốc khi chưa hết liệu trình. Nghiên cứu của Montgomery cùng các cộng sự vào năm 1993 đã cho thấy tỉ lệ tái bệnh lên đến 50% ở các bệnh nhân không tuân thủ điều trị, ngưng thuốc đột ngột.

Liệu pháp điều trị bệnh trầm cảm

Chứng trầm cảm là một bệnh có thể điều trị bình phục nếu như được chữa trị kịp thời và tích cực. Với sự phát triển của y học hiện nay, có rất nhiều các liệu pháp điều trị trầm cảm được sử dụng như: Dùng các thuốc chống trầm cảm, Sốc điện, Can thiệp tâm lý. Thông thường, phác đồ điều trị sẽ là sự kết hợp của các phương pháp trên.

Sốc điện (ECT)

Đây là một liệu pháp được sử dụng phổ biến trước đây dựa trên giải thuyết về rối loạn điện sinh lý. Liệu pháp này được miêu tả như là làm một điều trị sử dụng dòng điện có điện thế xác định gửi vào trong não, gây sự đột biến tạm thời trong điện não của bạn. Cơ chế tác động chính xác của liệu pháp này mới được mở rộng thông qua nghiên cứu của Johns Hopkins. Những công bố này mở ra những cách tối ưu hóa liệu pháp để đưa ra hiệu quả tác dụng cao hơn và gây ít tác dụng phụ hơn.

Với những phát triển và sự hiệu quả của các thuốc uống, ECT trở thành liệu pháp thứ 2 chỉ được sử dụng trong các trường hợp kháng trị với thuốc hoặc trường hợp cấp cứu, cần tác dụng nhanh. Tuy nhiên liệu pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Hơn nữa Theo ECving , Irving Michael Reti – giám đốc Chương trình Kích thích Não, phó giáo sư tâm thần học , liệu pháp sốc điện là phương pháp điều trị hiệu quả nhất dành cho trầm cảm nặng và kháng trị, những phương pháp này cần gây mê toàn thân và có thể gây ra các tác dụng phụ như mất trí nhớ.

Liệu pháp can thiệp tâm lý

Có nhiều liệu pháp tâm lí khác nhau, nhưng với rối loạn trầm cảm thì các nhà trị liệu thường sử dụng liệu pháp chính là liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive-Behavioral Therapy – CBT)

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) đề cập đến một nhóm các can thiệp nằm trong số các phương pháp điều trị hỗ trợ theo kinh nghiệm.  CBT dựa trên nhận định của Beck (1977) rằng niềm tin không chính xác và xử lý thông tin không chính xác là nguyên nhân hình thành cơ sở cho những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại. Chính việc này nắm vai trò chủ chốt trong nguyên nhân gây ra và duy trì trầm cảm. Mô hình nhận thức này đặt ra khi suy nghĩ không đúng đắn được khắc phục, cả sự đau khổ cấp tính và nguy cơ tái trầm cảm giảm đi.

Liệu pháp can thiệp tâm lý (CBT) hiệu quả cho bệnh nhân trầm cảm
Liệu pháp can thiệp tâm lý (CBT) hiệu quả cho bệnh nhân trầm cảm

Kể từ khi được giới thiệu vào những năm 1970, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) cho chứng trầm cảm đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trị liệu cho bệnh trầm cảm (DeRubeis & Crits-Christoph, 1998). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về cơ chế thay đổi trong CBT, đó là, làm thế nào CBT làm giảm trầm cảm? Ban đầu, Beck, Rush, Shaw, và Emery (1979) đề xuất rằng CBT làm giảm các triệu chứng trầm cảm bằng cách sửa đổi quá trình nhận thức của bệnh nhân. Mặc dù giả thuyết hòa giải nhận thức đã từng thống trị lĩnh vực này trong lịch sử (xem Whisman, 1993), một số tác giả khác cũng đã đề xuất rằng phối hợp trị liệu và các yếu tố không đặc hiệu khác đóng vai trò quan trọng trong cơ chế của CBT (ví dụ: Burns & Nolen-Hoeksema, 1992). Sau khi xem xét các nghiên cứu thực nghiệm điều tra các giả thuyết này, Whisman (1993) đã kết luận rằng, mặc dù hầu hết các kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết hòa giải nhận thức, giả thuyết này vẫn chỉ “nên được xem là dự phòng.”

Có bằng chứng cho thấy CBT có tác dụng lâu dài kéo dài sau khi kết thúc điều trị. Các nghiên cứu cho thấy rằng ở những bệnh nhân được điều trị CBT và ngưng sử dụng thuốc chống trầm cảm đột ngột, tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn rất nhiều so với bệnh nhân sử dụng liệu pháp điều trị trầm cảm bằng thuốc đơn độc.

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có hiệu quả trong điều trị trầm cảm cấp tính và có thể thay thế cho thuốc chống trầm cảm (ADM) cho những bệnh nhân đơn trị liệu bị trầm cảm nặng hơn. Theo hướng dẫn điều trị của mới nhất của NICE được cập nhật vào tháng 10 năm 2019, CBT được coi như trọng tâm của việc điều trị chứng trầm cảm.

Tuy nhiên, sự kết hợp của việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp hành vi nhận thức vẫn cho thấy những hiệu quả tích cực và ưu thế so với các phác đồ điều trị khác.

Xét nghiệm chẩn đoán.

Không giống như các bệnh thực thể, hay bệnh sinh lý khác, Trầm cảm là căn bệnh không thể dùng các test sinh hóa để chẩn đoán. Điều này đặt ra thách thức khá lớn cho các chuyên gia trong việc chẩn đoán chính xác căn bệnh. Tuy nhiên, bằng việc quan sát và để tâm đến những thay đổi về tâm lý cũng như cơ thể của đối tượng trong một khoảng thời gian đủ dài, bác sĩ hoặc người nhà bệnh nhân, (đôi khi là chính bệnh nhân) có thể đưa ra những nhận định và chẩn đoán chính xác hơn.

Bạn có thể xem các tiêu chuẩn chẩn đoán bên trên, so sánh với tình trạng của bệnh nhân để đưa ra những nhận định ban đầu. Tuy nhiên bạn cần gặp chuyên gia để có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Bạn tuyệt đối không nên làm những bài test không uy tín trên mạng để đánh giá và tự giác mua thuốc uống. Điều này có thể khiến bệnh của bạn trầm trọng hơn, do một trong những tác dụng không mong muốn của thuốc chống trầm cảm là gây trầm cảm.

Hậu quả của bệnh trầm cảm

Hậu quả thật sự rất nghiên trọng của căn bệnh trầm cảm này cho bản thân bệnh nhân và mọi người xung quanh
Hậu quả thật sự rất nghiên trọng của căn bệnh trầm cảm này cho bản thân bệnh nhân và mọi người xung quanh

Câu hỏi thường thấy chính là: Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Hậu quả của chứng trầm cảm là khác nhau với từng cá thể. Bệnh nhân có thể gặp những rối loạn về tất cả lĩnh vực trong đời sống.

Dễ nhận thấy đầu tiên, ngay từ khi triệu chứng của bệnh là nhẹ, bệnh nhân đã chịu những ảnh hưởng về kinh tế cũng như xã hội. Sự tập trung giảm, khả năng suy nghĩ giảm cùng sự buồn chán về tinh thần khiến năng lực làm việc của bệnh nhân giảm sút. Các mối quan hệ xã hội cũng mất dần đi.

Nếu bệnh tiếp tục tiến triển nặng hơn, những ảnh hưởng đến cơ thể bệnh nhân là nhìn thấy được. Ban đầu là chất lượng cuộc sống giảm sút do rối loạn trong giấc ngủ và ăn uống. Sau đó là những bệnh thứ phát, những bệnh về tâm thần kinh. Trầm trọng hơn là chứng hoang tưởng ảo giác, mất vận động.

Nguy hiểm nhất là bệnh nhân có thể tự sát, đôi khi là gây hại cho người khác.

Chính vì thế, hậu quả của chứng trầm cảm là không thể lường trước. Việc kiểm soát chứng  bệnh này là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Lối sống và những thực phẩm tốt cho trầm cảm

Trầm cảm được cho là một chứng bệnh xã hội, do ngoài các yếu tố liên quan đến cơ thể, yếu tố xã hội chiếm một vai trò quan trọng trong phát bệnh và kể cả khỏi bệnh.

Chi phí điều trị bệnh trầm cảm là bao nhiêu?

Bệnh trầm cảm là một trong những rối loạn phổ biến nhất có liên quan đến tỷ lệ cao khuyết tật và suy giảm chức năng khác. Những triệu chứng lâm sàng cũng những khó khăn trong tiếp cận bệnh nhân làm cho trầm cảm rất khác biệt để sàng lọc trong xã hội; thực tế, chỉ một nửa bệnh nhân trầm cảm được chẩn đoán chính xác.

Trước đây, khi những thuốc chống trầm cảm chưa được nghiên cứu và sản xuất, chi phí để điều trị cho chứng trầm cảm là vô cùng lớn, khi bệnh nhân chỉ có thể dùng liệu pháp sốc điện hoặc liệu pháp tâm lý.  Bệnh nhân trầm cảm cũng được cho là sử dụng nhiều dịch vụ y tế, trong đó có cả chuyên khoa tâm thần và các chuyên khoa y học cơ sở khác. Một khảo sát đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh trầm cảm tiêu thụ hai đến bốn lần tài nguyên y tế so với bệnh nhân không mắc bệnh tâm thần.

Chi phí điều trị trầm cảm phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người
Chi phí điều trị trầm cảm phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người

Tuy nhiên, sự phát triển của y học trong những năm vừa qua với các nhóm thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế thu hồi Serotonin đã mở ra một lộ trình điều trị trầm cảm kinh tế hơn.

Vậy, thực sưt điều trị trầm cảm có chi phí là bao nhiêu? Câu trả lời đó là: Chi phí phụ thuộc vào quan điểm của một người.

Trong điều trị một giai đoạn không biến chứng của bệnh trầm cảm chi phí điều trị trung bình khoảng 2000 đô la tương đương khoảng, 50 triệu đồng (điều trị theo lộ trình phổ biến có chi phí nhỏ nhất). Tuy nhiên, thực tế có nhiều bệnh nhân ngoài mặc những rối loạn về tâm thần thì còn có cả những bệnh mắc kèm hoặc các biến chứng liên quan đến bệnh thực thể khác. Do đó, bệnh nhân trầm cảm phải sử dụng dịch vụ y tế không tương xứng: trung bình gần 8.000 đô la trong một năm (tương đương 200 triệu đồng). Rõ ràng, điều trị trầm cảm rất tốn kém, nhưng chi phí liên quan đến chứng bệnh này chỉ chiếm khoảng một phần tư trong tổng số tiền chi ra. Các nghiên cứu cho kết quả rằng việc những chỉ định được đưa ra chứng minh chi phí điều trị, nhưng hiệu quả về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân vẫn chưa được thể hiện rõ.

Do đó, khi điều trị trầm cảm, điều quan trọng giúp hạn chế biến chứng cho bệnh nhân và tiết kiệm chi phí điều trị đó chính là việc phát hiện và điều trị sớm, ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh.

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Như đã phân tích ở trên, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tỉ lệ nguy cơ mắc trầm cảm ở những người có tiền sử trầm cảm trong gia đình cao hơn so với những người khác (tỷ lệ cao gấp 3 lần). Hiện tại cũng có những tài liệu đề cập đến mối liên quan đến các yếu tố di truyền trong nguyên nhân của trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Một nghiên cứu về các cặp sinh đôi, cho phép định lượng đồng thời các ảnh hưởng di truyền và môi trường, cho thấy trầm cảm có thể di truyền với tần suất trung bình. Cụ thể, các nghiên cứu về các cặp sinh đôi đã ước tính rằng khoảng 40% biến thể trong nguy cơ trầm cảm là do biến đổi gen. Điều đó cho thấy, di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trầm cảm.

Trong những năm gần đây, rất nhiều các nghiên cứu về biến đổi gen và trầm cảm. Các nghiên cứu này thường kiểm tra xem các alen cụ thể (ví dụ, các dạng trình tự DNA thay thế ở một locus cụ thể) hoặc kiểu gen (ví dụ: sự kết hợp của các alen tại một locus nhất định) có liên quan đến kiểu hình mà nghiên cứu quan tâm hay không. Cho đến gần đây, các nghiên cứu di truyền về trầm cảm tập trung chủ yếu vào các gen định trước, hoặc các gen được đưa ra giả thuyết có liên quan đến sinh học thần kinh của trầm cảm. Một số gen được nghiên cứu phổ biến nhất là những gen điều hòa dẫn truyền thần kinh serotonin (5-HT) và dopamine (DA). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu gen này đã được chứng minh là thiếu hoạt tính và việc sao chép các phát hiện rất hiếm.

Những loại thực phẩm đẩy lùi trầm cảm

Trầm cảm là  một căn bệnh không ai muốn mắc phải và cũng khá rắc rối trong chữa trị.Vậy câu hỏi đặt ra là, có cách nào để dự phòng và đẩy lùi căn bệnh này không? Liệu trầm cảm có thể điều trị dự phòng bằng thuốc như một số căn bệnh khác hay không? Câu trả lời chính là: Lối sống tốt chính là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và người thân của bạn khỏi căn bệnh này.

Những loại thực phẩm giúp đẩy lùi bệnh tầm cảm một cách hiệu quả
Những loại thực phẩm giúp đẩy lùi bệnh tầm cảm một cách hiệu quả

Những khảo sát nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tỷ lệ phụ nữ gặp rắc rối với căn bệnh trầm cảm nhiều gấp 2 lần đàn ông. Lý do chính xác vẫn chưa được đưa ra tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia đều đồng ý với giả thuyết sự thay đổi nội tiết tố và sự giảm biểu hiện của polyphenol (một trong những nhóm chất chống oxy hóa tự nhiên). Từ giả thuyết này, người ta đã làm rất nhiều các cuộc nghiên cứu để đưa ra các thực phẩm giúp giảm nguy cơ bị trầm cảm.

Cà phê ( Coffea arabica L.) là một loại đồ uống gặp nhiều tranh cãi về tác dụng có hại hay có lợi cho việc sử dụng thường xuyên. Cà phê giàu polyphenol, thể hiện khả năng nhặt các gốc tự do trong cơ thể. Đây là một cơ chế quan trọng giúp cà phê giảm bớt các chất oxy hóa trong cơ thể, có liên quan đến sự giảm nguy cơ của một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như rối loạn tâm thần kinh. Gần đây, trong nhiều tổng quan phân tích hệ thống và tổng hợp, cà phê được cho là một thực uống giúp giảm nguy cơ trầm cảm.

Ngoài cà phê, bông cải xanh cũng là một thực phẩm nổi tiếng về khả năng dọn các gốc oxy hóa tự do trong cơ thể. Bông cải xanh chứa sulforaphane, một hợp chất có khả năng làm giảm tình trạng viêm thần kinh trong trầm cảm mãn tính và tái phát. Bông cải xanh còn chứa nhiều tryptophan, một loại axit amin thiết yếu, tiền chất duy nhất của serotonin (5-hydroxytryptamine, 5-HT). Sự cân bằng giữa lượng tryptophan được nạp vào trong chế độ ăn uống và việc thải trừ khỏi huyết tương quyết định ảnh hưởng của nó đối với não. Lượng tryptophan và các vi chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như Magie, Vitamin B và Vitamin D liên quan đến quá trình tổng hợp 5-HT là rất cần thiết để ngăn ngừa sự suy giảm của serotonin. Có bằng chứng cho thấy một số vi chất dinh dưỡng thậm chí có thể tăng cường tác dụng của các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) – có tác dụng hiệp đồng với dòng điều trị dược lý đầu tiên cho trầm cảm.

Vitamin A (axit retinoic) và vitamin C (axit ascorbic) là những chất chống oxy hóa đã được công nhận và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng từ trước đến nay. Có nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tình trạng thiếu Vitamin C ở tỷ lệ lớn bệnh nhân rối loạn trầm cảm (được báo cáo bởi Bajpai et al.). Pullar et al. đã chứng minh rằng hàm lượng vitamin C cao trong huyết tương có liên quan đến việc cải thiện tâm trạng chung ở học sinh cấp ba từ 18 đến 35 tuổi. Hơn nữa, trong nghiên cứu được thực hiện bởi Gautam và cộng sự, bổ sung vitamin C, A và E (α-tocopherol) trong khoảng thời gian 6 tuần giúp giảm đáng kể độ trầm cảm (đánh giá theo thang điểm), cùng với sự cải thiện khả năng kiểm soát lo âu ở người lớn. Các thực phẩm giàu vitamin A, C, E như các loại hoa quả, các dầu thực vật, dầu cá là những thực phẩm tốt đã được chứng minh giảm nguy cơ và giảm trầm trọng căn bệnh trầm cảm.

Chúng ta đã biết Vitamin B6 có tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương đặc biệt là các trường hợp viêm dây thần kinh. Nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng, lượng vitamin này thấp hơn ở những phụ nữ bị trầm cảm. Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng việc bổ sung các vitamin B, đặc biệt là B6, có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm thấp hơn ở tuổi vị thành niên. Kim và cộng sự. cũng báo cáo mối tương quan giữa lượng vitamin B6, C và ß-carotene (tiền vitamin A) và trầm cảm ở trẻ gái vị thành niên.

Như vậy có thể thấy rằng, một lối sống lành mạnh với việc bổ sung các vitamin thiết yếu và các chất chống oxy hóa đem lại những tác dụng có lợi với việc ngăn ngừa căn bệnh trầm cảm này và còn có tác dụng trong việc đẩy lùi hững căn bệnh khác.

Test bệnh trầm cảm

Như đã phân tích ở trên để chẩn đoán chính xác chứng trầm cảm cần phải có sự xem xét và đánh giá của các chuyên gia. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đánh gia 1 cách sơ bộ bằng một số tiêu chí đánh giá để xem xét tình trạng của người thân hoặc chính bản thân mình. Bài test nhanh dưới đây được xây dựng trên các triệu chứng chủ yếu và triệu chứng phổ biến để chẩn đoán bệnh trầm cảm.

https://psychcentral.com/quizzes/depression-test/

Tài liệu tham khảo

  1. PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc(2018). Bài giảng Tâm bệnh học đại cương, p.100
  2. PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc(2013). Bài giảng Tâm bệnh học đại cương, p.100
  3. Kathleen Panula Hockey (2012). Giúp con không bị trầm cảm. Người dịch: Phạm Thảo Uyên – Khôi Nguyên. NXB Từ điển Bách Khoa.
  4. Nguyễn Thị Minh Hẳng (Chủ biên), Đặng Hoàng Ngân (2019). Phật giáo và Sức khỏe tâm lí. NXB Đại học quốc gia
  5. Dana Castro (chủ biên). Tâm lí học lâm sàng. NXB Tri thức.
  6. VandenBos, G. R. (2019). APA Dictionary of Psychology, p. 298.
  7. David B. Cohen (2009). Depression
  8. Arthur S. R., Emily S. R. (2001). Dictionary of Psychology. Penguin Reference, New Delhi, p. 189.
  9. Joanna Saisan, Melinda Smith (2009). Understanding Depression, Signs, Symptoms, Causes and Help. www.helpguide.org
  10. Paul bennett (2003). Tâm lí học dị thường và lâm sàng. Biên dịch: Nguyễn Sinh Phúc, p.170 – p.180
  11. Th.S Hoàng Minh Phú (2016). Phật pháp và tâm lí trị liệu. NXB Phương Đông
  12. https://psychcentral.com/quizzes/depression-test/
  13. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3181668/

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây