Bệnh mất ngủ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách khắc phục & Điều trị

Đánh giá post

Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 7 giờ đồng hồ để ngủ. Thiếu ngủ hay mất ngủ lâu dài đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Heal Central tìm hiểu về căn bệnh này.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ (insomnia) là một chứng về rối loạn giấc ngủ thường gặp. Giấc ngủ của người mắc bệnh thường bị suy giảm về cả số lượng (ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ) và chất lượng (giấc ngủ không sâu, gặp nhiều ác mộng làm tỉnh giấc, khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần). Mất ngủ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như giảm thiểu năng lượng, giảm tập trung và gây ra rất nhiều hệ lụy sức khỏe khác như giảm trí nhớ, rối loạn tâm sinh lý, bệnh tim mạch.

Những chuyên gia thần khoa thần kinh đã thống kê được rằng số lượng những người bệnh đến thăm khám vì mắc chứng mất ngủ đang tăng dần và tồi tệ là mất ngủ đang có xu hướng bị trẻ hóa (chiếm khoảng 25% là những người từ độ tuổi 18 đến 30). Mất ngủ là chứng bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bất cứ ai, không phân biệt địa vị xã hội, tuổi tác hay không phân biệt giới tính.

Tỉ lệ người mắc bệnh mất ngủ chiếm khoảng 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị mắc một trong những triệu chứng của mất ngủ, chiếm 15% số người bị ngủ gật trong ban ngày, 18% người  không được hài lòng với giấc ngủ của mình, 30% người mắc bệnh mất ngủ có liên quan đến căn bệnh tâm thần.

Trên thực tế, nam giới ít bị mất ngủ hơn nữ giới, nhất là ở phụ nữ gần độ tuổi tiền mãn kinh. Càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh mất ngủ càng cao.

Mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Phân loại mất ngủ

Mất ngủ được chia thành hai loại là mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát.

Mất ngủ nguyên phát (Primary insomnia)

Bao gồm 3 đạng:

  • Không được xác định rõ nguyên nhân: có thể xuất được phát từ thời thơ ấu không được biết đến lý do chính xác.
  • Tâm sinh lý: do những bất thường xảy ra trong khả năng thích ứng với hoàn cảnh.
  • Nghịch lý: cho dù kết quả thử nghiệm được nhận định là bệnh nhân ngủ ngon nhưng khi người bệnh thức dậy thì vẫn có cảm giác thấy mình mệt mỏi như bị mất ngủ.

Mất ngủ thứ phát (Secondary)

  • Mất ngủ thuộc loại này thường được bắt nguồn từ những lý do bên ngoài tác động gây ra.
  • Giảm hoặc thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang là vấn đề làm lo nghĩ.
  • Do thói quen sinh hoạt: ăn khuya, chà răng trước khi ngủ, hay làm đêm, nghe nhạc ồn khi đang ngủ, sử dụng chất kích thích, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, ăn nhiều hoặc ăn đồ ăn khó tiêu.
  • Mắc bệnh tâm thần (trầm cảm).
  • Mắc bệnh về thể chất: cảm thấy đau, mỏi, tê, ngứa ngáy,…gây khó ngủ, mất ngủ.
  • Lạm dụng thuốc hay hóa chất kích thích: cà phê, thuốc ngủ, trà.

Dấu hiệu của bệnh mất ngủ

Những dấu hiệu của căn bệnh mất ngủ được biểu hiện nhờ các triệu chứng lâm sàng đặc trưng như:

  • Thao thức, trằn trọc mãi không ngủ được, khó có thể đi vào giấc ngủ ban đêm.
  • Giấc ngủ thường xuyên ngắt quãng, đứt đoạn, chập chờn, không được ngủ sâu.
  • Thường tỉnh dậy nhiều lần vào nửa đêm và rất khó để có thể ngủ lại được.
  • Tỉnh dậy từ rất sớm mà không cần tác nhân bên ngoài như có tiếng người gọi hay báo thức,
  • Sau khi ngủ dậy thì có cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
  • Hay bị tiểu đêm, tiểu nhiều lần làm chất lượng giấc ngủ giảm đi rất nhiều.

Nguyên nhân gây mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của giấc ngủ gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ:

Nguyên nhân gây mất ngủ
Nguyên nhân gây mất ngủ
  • Gặp nhiều stress trong cuộc sống và công việc: mệt mỏi, suy nghĩ nhiều về công việc, gia đình, chuyện tình cảm, những mối quan hệ xã hội, lo âu,..là nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ phổ biến nhất. Những người trẻ tuổi là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích: làm dụng các chất hóa học, chất kích thích như cà phê, rượu, trè, bia,…trước khi đi ngủ dẫn đến hưng phấn hệ thần kinh trung ương làm giấc ngủ trở lên khó khăn.
  • Môi trường bị ô nhiễm, ồn ào: đèn sáng, tiếng ồn,.. nguyên nhân phá hủy không gian ngủ thoải mái của mọi người.
  • Lệch múi giờ: do di chuyển giữa các vùng địa lý có múi giờ chênh lệch nhau. Chuyến đi dài làm rối loạn chu trình thức-ngủ tự nhiên ở trong cơ thể,những người không thích ứng được sẽ bị khó ngủ nhưng khi đã thích ứng thì cơ thể sẽ được điều chỉnh để có giấc ngủ ngon, sâu cho cơ thể.
  • Thói quen sinh hoạt: nhiều người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hợp lý như ăn quá no trước khi đi ngủ, lạm dụng thiết bị điện tử hay tập thể dụng muộn, vận động mạnh trước khi ngủ,.. những thói quen này cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó có thể đi vào giấc ngủ thoải mái.
  • Lạm dụng thuốc: việc sử dụng trong thời gian dài, dùng nhiều thuốc như thuốc chống trầm cảm, corticoid, thuốc hạ huyết áp,.. cũng có thể gây mất ngủ.
  • Mắc các bệnh lý mãn tính: những bệnh lý như tiểu đường, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, viêm khớp,… thường mang đến những triệu chứng dai dẳng, khó chịu vào ban đêm làm cho người bệnh cảm thấy rất khó để có thể đi vào giấc ngủ sâu. Những người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao trong nhóm nguyên nhân này.

Toàn bộ những yếu tố nguyên nhân trên sẽ khiến cơ thể sản sinh ra rất nhiều gốc tự do tấn công vào mạch máu não. Tiếp theo sẽ thúc đẩy quá trình hình thành những mảng xơ vữa và cục huyết khối làm cản trở dòng máu mang oxy lên não. Khi thiếu oxy do mạch máu cung cấp sẽ gây ra các rối loạn cho cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ.

Triệu chứng của mất ngủ

Những triệu chứng mất ngủ có biểu hiện không được rõ ràng và cũng khó phát hiện. Chính vì thế mà người bệnh thường có xu hướng chủ quan với các triệu chứng của bệnh mất ngủ. Những biến chứng của bệnh mất ngủ lại đem đến rất nhiều ảnh hưởng và tai hại như chỉ ngồi vật vờ, không làm được gì nếu tối hôm trước bị mất ngủ.

Triệu chứng của mất ngủ
Triệu chứng của mất ngủ

Những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ có nhiều biểu hiện khác nhau mà mọi người có thể sẽ gặp phải như:

  • Stress trong thời gian dài: điều này thường được xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh nhân.
  • Hay quên, người bệnh có những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ hay những biểu hiện trầm cảm nhẹ.
  • Đối với những người đã bị mất ngủ trong một thời gian thì người bệnh thường khó có thể đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Khi mất ngủ hoặc đang ngủ mà bị đánh thức thì sẽ rất khó có thể ngủ trở lại và thường có xu hướng sẽ tỉnh dậy sớm.
  • Những người bị mất ngủ sẽ thường đi kèm với các triệu chứng như ê ẩm đau nhức toàn thân, mệt mỏi, uể oải.
  • Thị giác bị ảnh hưởng: người bệnh xuất hiện với những cảm giác chóng mặt, tầm nhìn bị hạn chế trong một thời gian dài, đôi khi có cảm giác hoa mắt.
  • Khả năng lao động bị giảm sút: mất ngủ gây mệt mỏi làm cho mất hào hứng với các hoạt động vui chơi và làm việc, hiệu quả của công việc cũng vì thế mà giảm sút không ít.
  • Có biểu hiện chán ăn hoặc cảm thấy ăn không được ngon miệng, có cảm giác như thức ăn ăn vào không tiêu nên không có cảm giác thèm ăn và ăn cũng rất ít.

Cách điều trị mất ngủ hiệu quả

Để có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, mọi người nên kết hợp những giải pháp khác nhau, bao gồm:

Vệ sinh giấc ngủ

Là việc điều chỉnh các hành động, thói quen, môi trường lý tưởng để thúc đẩy giấc ngủ đạt được chất lượng hiệu quả hơn. Có một số phương pháp giúp vệ sinh giấc ngủ như:

  • Thiết lập cho bản thân một lịch ngủ khoa học, hợp lý: phương pháp là tạo cho cơ thể một thói quen, một khung giờ đi ngủ lặp đi lặp lại vào một giờ nhất định. Thời gian được cho là lý tưởng khi đi ngủ trước 23h và thức dậy vào lúc 5-6h sáng.
  • Không gian ngủ: đây là điều vô cùng quan trọng. Không gian ngủ nên được đảm bảo rằng yên tình nhất có thể, sạch sẽ, tối và mát mẻ. Mức nhiệt độ được cho là lý tưởng trong phòng ngủ rơi vào khoảng 19-22 độ. Lưu ý rằng trước khi ngủ 2 tiếng cần giảm cường độ ánh sáng như dùng đèn bàn thay thế cho đèn trần, bật đèn mờ.
  • Chú trọng đến thực phẩm: các chất gây rối loạn giấc ngủ như trà, cà phê, nước tăng lực, rượu bia,… cần được hạn chế tối đa trước khi đi ngủ. Trước khi đi ngủ trong vòng 3 4 tiếng cũng cần tránh ăn quá no và những thực phẩm khó tiêu.
  • Vận động nhẹ nhàng: Để giảm sự kích thích sinh lý trước khi đi ngủ có thể thực hiện các hoạt động như thiền, nghe nhạc, tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc,.. Nếu vẫn rơi vào trạng thái khó ngủ thì có thể thử đổi sang phòng khác hoặc làm một thứ gì đó như đọc sách. Trong trường hợp này cần tuyệt đối không nên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi vì những thiết bị này sẽ làm cho tình trạng khó ngủ diễn ra nặng nề hơn lúc trước.
Bệnh nhân mất ngủ nên tránh sử dụng nước uống tăng lực
Bệnh nhân mất ngủ nên tránh sử dụng nước uống tăng lực

Đến gặp bác sĩ để được thăm khám

Bác sĩ chuyện khoa sẽ tư vấn tốt hơn về tình trạng mất ngủ của bản thân và đưa ra những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả và phù hợp.

Thuốc chữa bệnh mất ngủ

Những loại thuốc chữa mất ngủ có thể kể đến như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần,..các loại thuốc này thường được dùng để điều trị cho những người mắc bệnh mất ngủ mãn tính. Khi sử dụng thuốc, không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ vì những loại thuốc này có thể gây ra những hậu quả khó lường như gây nghiện và các nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.

Sử dụng thảo dược dân gian

Thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ chữa mất ngủ như lạc tiên, hoa cúc, đinh lăng, tâm sen,… người dùng có thể tham khảo, tìm hiểu để chế biến thành các loại nước uống, món ăn, trà giúp ngủ ngon hơn.

Thảo dược dân gian hỗ trợ tốt cho bệnh nhân mất ngủ
Thảo dược dân gian hỗ trợ tốt cho bệnh nhân mất ngủ

Tránh stress kéo dài

Cố gắng duy trì bản thân có lối suy nghĩ tích cực, lạc quan trước những vấn đề tồi tệ xảy ra là điều vô cùng quan trọng để có giấc ngủ sâu và thoải mái.

Trong những trường hợp khó có thể kiểm soát được nên tìm hiểu và sử dụng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ phụ trách để tránh tác dụng phụ có hại lên cơ thể.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây