Bệnh tăng huyết áp: Nguyên nhân, Triệu chứng, Điều trị và Phòng tránh

5/5 - (1 bình chọn)

Khái niệm tăng huyết áp

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch. Huyết áp chia làm hai loại là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) và huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa). Huyết áp ở người bình thường sẽ nhỏ hơn 140/90mmHg.

Tăng huyết áptăng huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên hoặc tăng huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở đi. Đây là căn bệnh diễn biến rất thầm lặng qua thời gian, hầu hết là phát hiện một cách tình cờ hoặc chỉ khi người bệnh xuất hiện biến chứng mới phát hiện được. tăng huyết áp gây ra rất nhiều hậu quả nếu không sớm được phát hiện và điều trị kịp thời như: suy thận, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim.

Phân loại bệnh lý tăng huyết áp

Tăng huyết áp chia thành hai thể: tăng huyết áp tiên phát (còn gọi là tăng huyết áp vô căn) và tăng huyết áp thứ phát (còn gọi là tăng huyết áp có nguyên nhân). Loại tăng huyết áp thường gặp nhất là tăng huyết áp tiên phát (chiếm 90%) và không biết được nguyên nhân gây ra tăng huyết áp.

Cơn tăng huyết áp là hiện tượng đột ngột tăng huyết áp lên trên 180/120mmHg. Có hai loại cơn tăng huyết áp là tăng huyết áp khẩn cấp và tăng huyết áp cấp cứu. tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng huyết áp tăng trên 180/120mmHg và tổn thương cơ quan đích. tăng huyết áp cấp cứu gặp trong một số bệnh lý như nhồi máu cơ tim, bệnh não tăng huyết áp, suy thận cấp, lóc tách động mạch chủ). tăng huyết áp khẩn cấp xảy ra khi chưa xuất hiện tổn thương cơ quan đích. Cả hai loại cơn tăng huyết áp này đều cần phải được điều trị sớm.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp được chia làm hai nhóm:

Tăng huyết áp vô căn: chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Tăng huyết áp thứ phát: những nguyên nhân có thể gặp như:

  • Do các bệnh nội tiết: cushing, u tủy thượng thận, cường giáp, cường Aldosteron.
  • Do bệnh lý thuộc về thận: hẹp động mạch thận, viêm cầu thận cấp, sỏi thận, viêm cầu thận mạn.
  • Do thuốc: thuốc tránh thai, cam thảo, một số thuốc cường giao cảm.
  • Do bệnh lý thuộc về tim mạch: hẹp eo động mạch (gây ra tăng huyết áp chi trên), hở van động mạch chủ (gây ra tăng huyết áp tâm thu đơn độc), hẹp xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến động mạch thận.
  • Một số nguyên nhân khác: rối loạn thần kinh, ngộ độc thai nghén.
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp
Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp

Xem thêm: Bệnh rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân, Cách điều trị, Có nguy hiểm không?

Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

tăng huyết áp thường không mang triệu chứng đặc biệt, rõ ràng trong thời gian dài. Thỉnh thoảng bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn tức ngực, đau đầu, khó thở khi xuất hiện cơn tăng huyết áp.

Hoặc xuất hiện một số triệu chứng của tổn thương cơ quan đích như đau ngực dữ dội, nhìn mờ, liệt nửa người (đột quỵ não), tiểu máu,..nhưng khi đã xuất hiện triệu chứng này thường sẽ gây ra hậu quả vô cùng trầm trọng.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp

  • Nam giới.
  • Phụ nữ mãn kinh.
  • Gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Lối sống sinh hoạt lười hoạt động thể chất.
  • Hút thuốc lá.
  • Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều muối, ăn mặn.
  • Thường xuyên bị căng thẳng kéo dài, stress.
  • Lạm dụng rượu, bia.
  • Mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, bệnh thận mạn, hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

  • Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, lành mạnh: đồ ăn chứa ít muối, ăn nhiều rau xanh, không nên ăn nhiều mỡ động vật, nên thường xuyên thay thế bằng mỡ thực vật.
  • Thường xuyên luyện tập thể chất: nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần duy trì ít nhất 5 ngày.
  • Chú trọng kiểm soát trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
  • Duy trì vòng hai của cơ thể ở mức dưới 90cm đối với nam và 80cm đối với nữ.
  • Tránh lạm dụng bia rượu.
  • Duy trì lối sống lạc quan, tích cực; hạn chế tâm trạng lo âu, căng thẳng; chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng.

Biện pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán tăng huyết áp khá đơn giản, chỉ cần đo chỉ số huyết áp theo quy trình chuẩn ở phòng khám. Để tiện lợi khi tự đo huyết áp ở nhà, bạn có thể sử dụng Holter huyết áp (theo dõi huyết áp 24h).

  • Đối với đo huyết áp ở phòng khám: tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp trên 140/90mmHg.
  • Đối với đo huyết áp bằng máy Holter: tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp ban ngày trung bình trên 135/85 mmHg, chỉ số huyết áp trung bình ban đêm trên 120/70mmHg.
  • Đối với việc tự đo huyết áp ở nhà nhiều lần: tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp trên 135/85 mmHg.
Chẩn đoán tăng huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp
Chẩn đoán tăng huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp

Biện pháp điều trị bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp là căn bệnh cần phải được điều trị cả đời, không thể bỏ thuốc. người mắc bệnh tăng huyết áp phải duy trì uống thuốc đều đặn, hạn chế tình trạng đo huyết áp thấy cao mới bắt đầu đi uống thuốc.

Mục tiêu cuối cùng mà người bệnh cần hướng đến là giảm huyết áp xuống dưới  mức 140/90mmHg. Tuy nhiên, cũng có một số người đặc biệt có thể giảm huyết áp xuống 130/80mmHg. Việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số thuốc có tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp:

  • Nhóm chẹn beta giao cảm: bisoprolol, metoprolol,…cần phải bắt đầu dùng từ liều thấp rồi tăng dần.
  • Nhóm chẹn kênh calci: felodipine, amlodipine, nifedipine,… Tuy nhiên, thuốc thuộc nhóm này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhịp nhanh phản ứng, phù chân. Người dùng không được sử dụng Nifedipin nhỏ dưới lưỡi vì khi làm như vậy sẽ có nguy cơ gây tụt huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: thuốc hay được sử dụng nhiều nhất là thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc này có tác dụng phụ là gây ra rối loạn chuyển hóa và điện giải.
  • Nhóm ức chế thụ thể AT1/men chuyển: valsartan, lisinopril, losartan, captopril,… Nhóm thuốc này thường giảm huyết áp êm dịu, bên cạnh đó nhóm thuốc ức chế men chuyển có tác dụng phụ gây ho khan. Đối với nhóm thuốc ức chế thụ thể tuy không gây ho nhưng lại có giá thành cao. Mức độ hiệu quả của hai nhóm thuốc này được đánh giá là tương đương nhau.

Cách nhận biết tăng huyết áp đột ngột

Hầu như những trường hợp đến bệnh viện khi tăng huyết áp đột ngột đã tác động đến cơ quan đích gây ra tổn thương.

Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột
Triệu chứng tăng huyết áp đột ngột

Thông thường khi đến khám, người bệnh đã có biểu hiện miệng méo, ho ra máu, đột ngột yếu liệt nửa người, đau ngực, nhìn mờ, khó thở, chảy máu cam hay lơ mơ, chậm phản ứng. Đối với những trường hợp này thì tình trạng cơ quan tổn thương khó có thể khôi phục hoàn toàn như bình thường.

Một số rất ít người bệnh có biểu hiện nhạy cảm hơn, có thể có khả năng tự xác định huyết áp đang bị tăng cao khi thấy đau gáy, đau đầu,chóng mặt, cứng cổ, nôn ói, buồn nôn, lo lắng mơ hồ, cảm giác bứt rứt.

Cách xử lý khi bị tăng huyết áp đột ngột

Đầu tiên, cho người bệnh nằm hoặc ngồi nghỉ. Nếu đang làm việc ngoài đường, ngoài trời, nơi tụ tập đông người thì cần đưa người bệnh vào nơi mát mẻ, có bóng râm, yên tĩnh, thoáng khí và tránh ánh sáng, âm thanh mạnh. Hãy cởi bỏ bớt quần áo, nón mũ cho bệnh nhân được dễ chịu hơn. Tiếp theo hãy đo lại huyết áp cho bệnh nhân.

Nếu chỉ số huyết áp tâm thu vẫn trên 140mmHg nhưng thấp hơn 160mmHg thì có thể để bệnh nhân ở nhà để theo dõi thêm. Cần tránh đi lại, hoạt động mạnh, chú trọng nghỉ ngơi. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải được dùng thuốc điều trị huyết áp trong ngày theo chỉ định của toa điều trị. Bên cạnh đó bệnh nhân cần hạn chế đồ ăn quá mặn, tránh căng thẳng hay sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,.. để có thể điều chỉnh huyết áp về mức ổn định. Còn đối với trường hợp vẫn còn bất thường thì cần đưa người bệnh đi tái khám sớm để được bác sĩ chuyên khoa điều chỉnh lại toa thuốc cho hợp lý.

Nếu huyết áp tâm thu của bệnh nhân cao trên 160mmHg thì cần cho uống thuốc hạ áp đã được sự tham khảo của bác sĩ từ trước. Nếu huyết áp người bệnh vẫn còn cao hoặc ở nhà không có thuốc điều trị huyết áp thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

Tham khảo: Rối loạn lipid máu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Cách điều trị

Thực phẩm dành cho người cao huyết áp

Đối với việc kiểm soát chỉ số ha, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc thường xuyên dùng thuốc đt thì chế độ dinh dưỡng là biện pháp tốt nhất giúp giảm huyết áp hiệu quả.

Bệnh nhân tăng huyết áp cần có chế độ dinh dưỡng khoa học
Bệnh nhân tăng huyết áp cần có chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong bảng thực đơn dinh dưỡng nên hạn chế thức uống chứa cồn như bia rượu; giảm những loại thực phẩm giàu chất béo, natri. Những điều cần lưu ý trong thực đơn hàng ngày như:

  • Hàm lượng chất béo từ 25 đến 30g. Nên sử dụng dầu thực vật như dầu mè, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu đậu phộng.
  • Hàm lượng chất đạm từ 0.8 đến 1g protein đối với một kg cân nặng.
  • Hàm lượng bột đường trong khoảng từ 300 đến 320g.
  • Hàm lượng muối ăn (kể cả nước mắm, bột nêm,, bột ngọt, nước tương) phải dưới 6g.
  • Bổ sung nhiều chất xơ: có ở rau, củ, quả khoảng 30-40g (giao động từ 300 đến 500g rau).
  • Thực đơn chứa thịt nạc, cá, dầu thực vật và nhiều hạt, đậu, rau xanh, củ, quả là hợp lý, lành mạnh nhất. Những loại rau, củ nên dùng cho người cao huyết áp như: rau muống, cần tây, măng lau, cải cúc, cà chua, cà rốt, cà tím, mộc nhĩ, nấm hương, tỏi. Nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn; buổi sáng nên ăn nhiều và hạn chế ăn muối.
  • Nên cung cấp đầy đủ thực phẩm chứa nhiều canxi, magie và kali. Nên thường xuyên ăn đồ ăn chứa nhiều protein, nghèo chất béo, những loại trái cây, ngũ cốc và rau xanh

Một số thực phẩm tốt cho người cao huyết áp:

  • Rau lá màu xanh.
  • Các loại quả mọng: quả dâu tây, quả mâm xôi, đặc biệt là quả việt quất (chứa nhiều flavonoids-chất có khả năng ngăn ngừa hạ huyết áp và cao huyết áp).
  • Khoai tây: chứa nhiều magie và kali giúp hạ huyết áp hiệu quả.
  • Củ cải đường: nước ép củ cải đường vô cùng hiệu quả đối với việc cải thiện cao huyết áp. Bên cạnh đó, natri có trong củ cải đường có khả năng hạ huyết áp trong 24 giờ.
  • Sữa không đường: cung cấp nhiều canxi và chứa ít chất béo. Hoặc bạn có thể dùng sữa chua.
  • Cháo bột yến mạch: chứa nhiều chất xơ, hàm lượng natri và chất béo nhỏ. Nên ăn cháo bột yến mạch vào buổi sáng là hợp lý nhất. Lưu ý, không cho thêm đường, thay vào đó có thể  sử dụng những loại hoa quả tươi, lạnh ăn kèm.
  • Chuối: chứa nhiều kali.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây