Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Lịch tính chu kỳ kinh nguyệt trong 30 ngày

Hiện nay có rất nhiều cách để các chị em có thể tính toán được tương đối cũng như chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình. Đây cũng là điều mà các cặp vợ chồng tìm hiểu rất nhiều để lên kế hoạch cho việc mang thai, muốn có con trai hay con gái.
Ngoài ra việc giám sát chu kỳ kinh nguyệt của mình sẽ giúp các chị em biết được chu kỳ có đều đặn không, phòng tránh hoặc kịp thời phát hiện được các bệnh lý khác gây rối loạn chu kỳ kinh, tránh được tình huống xấu hổ khi bất ngờ “cô bé” ra máu không đúng thời điểm, địa điểm,…
Trong bài viết này, HealCentral xin gửi tới độc giả những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về chu kỳ kinh nguyệt và cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng sẽ có. Nó diễn ra theo một chu kỳ hàng tháng nhất định và xảy ra trong buồng trứng, tử cung. Hay cũng có thể hiểu, kinh nguyệt là thay đổi sinh lý có tính chu kỳ lặp lại ở cơ thể phụ nữ và bị chi phối bởi sự thay đổi hàm lượng của các hormone sinh dục như Estrogen, LH, Progesterone trong cơ thể và đây cũng là quá trình cần thiết cho mang thai và sinh sản.

  • Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường diễn ra khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, khoảng 12 – 17 tuổi. Đây được gọi là hành kinh lần đầu. Tuy nhiên cũng có một số bé gái kinh nguyệt có thể diễn ra sớm hơn, khoảng 8 – 10 tuổi, nhưng đây vẫn được coi là bình thường.
  • Chu kỳ sẽ kết thúc khi các chị em đến tuổi mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55.
  • Thời gian giữa hai kỳ kinh nguyệt thường là từ 21 đến 45 ngày đối với những người khoảng dưới 18 tuổi và từ 21 đến 31 ngày đối với những chị em trên 18 tuổi do lúc này chu kỳ kinh nguyệt đã ổn định và đều đặn hơn. Trung bình thời gian giữa hai kỳ kinh là 28 ngày.
  • Thời gian hành kinh xuất hiện thường xảy ra trong khoảng từ 2 đến 7 ngày.
  • Tùy từng cơ địa của mỗi người mà thời gian của một vòng chu kỳ kinh nguyệt kinh nguyệt, và thời gian chảy máu cũng khác nhau.
Chu kỳ kinh nguyệt là quá trinh thay đổi sinh lý tự nhiên ở nữ giới
Chu kỳ kinh nguyệt là quá trinh thay đổi sinh lý tự nhiên ở nữ giới

Quá trình diễn ra của chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được chia làm 2 chu kỳ nhỏ, đó là chu kỳ buồng trứng là những thay đổi xảy ra trong buồng trứng và chu kỳ tử cung tử cung là những thay đổi xảy ra ở tử cung. Ngoài ra mỗi chu kỳ nhỏ sẽ được chia làm 3 giai đoạn nữa. Kinh nguyệt là giai đoạn thuộc chu kỳ tử cung.
Chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bởi sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể. Chu kỳ này hỗ trợ cho việc sản sinh trứng và chuẩn bị môi trường trong tử cung để đón trứng đã thụ tinh và mang thai. Chính vì thế quá trình này có thể can thiệp bằng cách sử dụng các phương pháp tránh thai bằng hormone để ngừa thai.

  • Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt là ngày ra máu đầu tiên. Sự suy giảm hormone làm cho lớp nội mạc tử cung bong ra, lúc này các chị em sẽ bị chảy máu thực chất là loại bỏ lớp nội mạc, gọi là kinh nguyệt.
  • Sau khi kết thúc hành kinh, hàm lượng hormone Estrogen tăng dần giúp làm dày lớp nội mạc tử cung và kích thích phát triển nang trứng.
  • Nang trứng phát triển và sẽ có một hoặc hai nang trứng phát triển vượt trội, các nang còn lại sẽ teo lại và mất đi. Hormone LH tăng lên đột biến, nang trứng vượt trội sẽ phóng thích một trứng và sự rụng trứng diễn ra.
  • Sau khi rụng, trong khoảng 24 giờ, lượng lớn hormone Progesterone được sản sinh làm biến đổi nội mạc tử cung để giúp phôi thai làm tổ, lúc đó người phụ nữ sẽ mang thai.
  • Nếu sự thụ tinh không xảy ra hoặc phôi thai không thể làm tổ ở lớp nội mạc tử cung, thể vàng bị thoái hóa làm hormone Progesterone và Estrogen giảm mạnh. Lúc này sẽ chuẩn bị cho giai đoạn hành kinh. Đây cũng là ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bởi sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể
Chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bởi sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể

Có kinh nguyệt là dấu hiệu người phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên, thực tế đã có những báo cáo về trường hợp đã có thai nhưng vẫn thấy có hiện tượng chảy máu. Điều này được các bác sĩ lý giải là đổi khi các chị em sẽ có hiện tượng chảy máu trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Việc trễ kinh là khi kinh nguyệt không xảy ra dù đã đến hoặc quá ngày, lúc này người phụ nữ có thể đã thụ thai.
Vì vậy, dựa vào cách tính chu kỳ kinh nguyệt, tính toán đúng ngày thì các chị em có thể lên kế hoạch có em bé theo ý muốn hoặc có thể tránh thai an toàn mà không cần dùng đến thuốc hoặc biện pháp khác.
Quá trình diễn ra trong một chu kỳ kinh nguyệt
Quá trình diễn ra trong một chu kỳ kinh nguyệt

Các biểu hiện trong chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ của kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các chị em. Việc rối loạn kinh nguyệt có thể do các nguyên nhân bệnh lý khác. Vì vậy các chị em nên để ý tới kinh nguyệt của mình. Các biểu hiện bình thường của chu kỳ kinh nguyệt:

  • Thường các chị em sẽ đau bụng kinh, tùy từng cơ địa mà có người đau nhẹ cũng có người đau dữ dội. Ngoài ra còn kèm theo đau lưng, cảm giác khó chịu ở lưng.
  • Có thể xuất hiện mụn trứng cá, da nhờn hơn, cảm giác đau tức ngực, căng ngực,
  • Cảm giác mệt mỏi, tính khí thất thường, dễ nổi nóng, cáu giận.
  • Có thể thèm ăn các đồ ăn chua, đồ ăn mát.
  • Khi diễn ra kinh nguyệt, cuộc sống bình thường, sinh hoạt của các chị em sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
  • Do mất máu, cơ thể cũng sẽ mất sắt. Tuy nhiên lượng sắt bị mất trong chất lỏng kinh nguyệt tương đối nhỏ so với hầu hết phụ nữ. Nhưng nếu chảy máu quá nhiều, kéo dài hàng tháng thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu ở phụ nữ.
Các triệu chứng khi đến ngày "đèn đỏ" thường gặp của các chị em
Các triệu chứng khi đến ngày “đèn đỏ” thường gặp của các chị em

Tìm hiểu về cách tính chu kỳ kinh nguyệt dựa vào chu kỳ kinh nguyệt

Thời điểm rụng trứng vẫn được ví von là “vàng” đối với những ai đang mong có con. Đơn giản bởi vì chính lúc này khả năng trứng gặp tinh trùng và kết đôi là khả thi nhất.

Thời kỳ rụng trứng là khi nào?

Rụng trứng là một giai đoạn thuộc chu kỳ buồng trứng. Đây là quá trình diễn ra hàng tháng trong cơ thể người phụ nữ.

  • Khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt trước, sau khi hành kinh kết thúc, hormone Estrogen sẽ tăng lên kích thích phát triển nang trứng và làm dày lớp nội mạc tử cung để tạo điều kiện cho phôi thai làm tổ. Nhưng chỉ có một hoặc hai nang trứng phát triển vượt trội.
  • Trong lúc này, những tác động của hormon estrogen, progesteron, FSH làm cho trứng căng phồng, thành nang trứng mỏng lại khiến cho nang trứng dễ vỡ ra. Khi hormone LH tăng đột biến tạo điều kiện cho việc phóng noãn, có thể hiểu là nang trứng vượt trội sẽ phóng thích trứng để di chuyển đến cổ tử cung, chờ tinh trùng đến để thụ tinh. Đây là sự rụng trứng.
  • Hormone Estrogen tăng cũng tạo ra một môi trường thân thiện với các tinh trùng để di chuyển sâu và tiến hành thụ tinh.
  • Thời gian diễn ra giai đoạn rụng trứng là khi nồng độ estrogen đã tăng cao sau giai đoạn nang noãn và ở khoảng giữa chu kỳ, lượng hormone LH tăng lên đột biến. Sự gia tăng này kích thích nang trứng vượt trội phóng thích quả trứng đã chín trong vòng 24 đến 36 giờ sau đó.
  • Một chu kỳ rụng trứng bình thường kéo dài khoảng 24 – 48 giờ mỗi tháng.
  • Với những phụ nữ có kinh nguyệt ổn định, chu kỳ kinh nguyệt trung bình 28 ngày, thời kỳ rụng trứng sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 12-16 của chu kỳ.
  • Với những phụ nữ có chu kỳ dài hơn, ngày rụng trứng sẽ nằm trong khoảng ngày thứ 15-20 của chu kỳ hoặc có thể trễ hơn.
Sự gia tăng hormone kích thích nang trứng vượt trội phóng thích quả trứng đã chín trong vòng 24 đến 36 giờ
Sự gia tăng hormone kích thích nang trứng vượt trội phóng thích một trứng đã chín trong vòng 24 – 36 giờ

Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có kinh?

Tùy thể trạng của từng người, một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trung bình là 28 ngày, một số trường hợp đặc biệt sẽ kéo dài đến 40 ngày.
Hiện nay khoa học kỹ thuật đã phát triển, hiện đại và cũng đã phát minh ra nhiều công cụ máy móc hỗ trợ cho việc tính chính xác thời điểm rụng trứng. Nhưng theo các chuyên gia thì việc tính ngày kinh nguyệt một cách chính xác không hề dễ dàng, các thiết bị máy móc hiện đại sẽ hỗ trợ tính toán chính xác hơn cách tính thông thường nhưng cũng chỉ mang tính tương đối và có sai số nhất định.
Hiện tượng rụng trứng thường xảy ra trước kinh nguyệt khoảng 13-14 ngày.
Thời gian rụng trứng là khoảng thời gian tốt nhất, dễ thành công nhất nếu muốn có con.

Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có hành kinh?
Rụng trứng bao nhiêu ngày thì có hành kinh?

Cách tính ngày rụng trứng chính xác với từng chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Tính một chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu là từ ngày kết thúc ra máu của chu kỳ trước đến ngày kết thúc “đèn đỏ” của chu kỳ sau.
Bạn có thể nhẩm tính các khoảng thời gian ứng với từng giai đoạn, thời kỳ bằng cách sau:

  • Từ ngày bạn thấy sẽ là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo, bạn đếm lùi 12 ngày, đây là mốc dưới của ngày trứng rụng. Sau đó tiếp tục đếm lùi lại thêm 5 ngày, đây là mốc trên của ngày trứng rụng. Khoảng thời gian 5 ngày này, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra.
  • Ngày rụng trứng cao nhất có thể tính bằng cách: lấy ngày đầu của chu kỳ kinh tiếp trừ đi 15 ngày.
  • Còn thời gian trước đó sẽ là giai đoạn nang noãn. Còn khoảng thời gian 12 ngày cuối trước khi kết thúc kỳ kinh nguyệt là chu kỳ tử cung (xuất hiện hành kinh, giai đoạn tăng sinh và tiết chế). Ra máu thường xảy ra trong khoảng từ 2 đến 7 ngày.

Dựa vào ngày “đèn đỏ” mà chu kỳ hành kinh được chia làm 3 thời điểm khác nhau là ngày an toàn, ngày an toàn tương đối và ngày dễ thụ thai. Dựa vào 3 thời điểm này, các chị em có thể xác định được khoảng thời gian nào an toàn và không an toàn để có tránh thai hoặc có thể thụ thai theo ý muốn.
Nhưng cần lưu ý, công thức này chỉ áp dụng được đối với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mà thôi. Nếu có dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, mỗi tháng mỗi khác thì không thể tính được chính xác ngày rụng trứng do không xác định được vòng kinh.

Quá trình hình thành và phát triển nang trứng cho đến khi trứng rụng
Quá trình hình thành và phát triển nang trứng cho đến khi trứng rụng

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt từ 26

Theo cách tính trên, với những bạn gái có chu kỳ ngắn 26 ngày thì:

  • Điểm cuối của thời kỳ rụng trứng là ngày 26 -12 = 14.
  • Điểm trên của thời kỳ rụng trứng là ngày 14 – 5 = 9.
  • Vậy thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ.
  • Ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 12 của chu kỳ.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày

Tương tự ta cũng tính được ngày rụng trứng đối với các bạn nữ có chu kỳ kinh nguyệt đủ 30 ngày:

  • Điểm cuối của thời kỳ rụng trứng là ngày 30 -12 = 18.
  • Điểm trên của thời kỳ rụng trứng là ngày 18 – 5 = 13.
  • Vậy thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 13 đến ngày thứ 18 của chu kỳ.
  • Ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 15 của chu kỳ.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày

Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt đến 32 ngày:

  • Điểm cuối của thời kỳ rụng trứng là ngày 32 -12 = 20.
  • Điểm trên của thời kỳ rụng trứng là ngày 20 – 5 = 15.
  • Vậy thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 15 đến ngày thứ 20 của chu kỳ.
  • Ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 18 của chu kỳ.

Nếu chu kỳ hoàn toàn không chuẩn, thường xuyên bị rối loạn thì không thể đoán trước được ngày rụng trứng. Chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều cần đi khám để kiểm tra nguyên nhân không rụng trứng trước đã và có biện pháp để điều hòa kinh nguyệt ổn định.

Nếu có dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, mỗi tháng mỗi khác thì không thể tính được chính xác ngày rụng trứng do không xác định được vòng kinh
Nếu có dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, mỗi tháng mỗi khác thì không thể tính được chính xác ngày rụng trứng do không xác định được vòng kinh

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày có bình thường không?

Đối với các chị em có chu kỳ kinh nguyệt dài 35 – 40 ngày thì cũng đừng quá lo lắng vì thật ra điều này hoàn toàn bình thường.
Tùy vào cơ địa và thể trạng môi người, hơn nữa còn phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thêm nên mỗi người sẽ có sự chênh lệch khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi chu kỳ kinh trên 35 ngày, đó được gọi là chu kỳ kinh dài, còn dưới 22 ngày thì là chu kỳ kinh ngắn.
Nhưng nếu chu kỳ kinh của bạn không đều đặn, lúc dài lúc ngắn, thay đổi thất thường thì bạn nên đi khám ngay, vì có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Đặc biệt, với vòng kinh dài thì thời điểm trứng rụng cũng sẽ thưa hơn, nên chị em sẽ có khả năng thụ thai thấp hơn vòng kinh bình thường.

Nhưng nếu chu kỳ kinh của bạn không đều đặn, lúc dài lúc ngắn, thay đổi thất thường thì bạn nên đi khám ngay
Nhưng nếu chu kỳ kinh của bạn không đều đặn, lúc dài lúc ngắn, thay đổi thất thường thì bạn nên đi khám ngay

Xem thêm: Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tức thì tại nhà [BÁC SĨ TƯ VẤN]

Một số cách tính chu kỳ kinh nguyệt khác

Ngoài cách tính ngày rụng trứng trên thì bạn cũng có thể áp dụng một số các khác dưới đây.