Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tức thì tại nhà [BÁC SĨ TƯ VẤN]

Kinh nguyệt – là quá trình tự nhiên mà chị em phụ nữ nào cũng sẽ trải qua khi bước vào tuổi dậy thì cho đến thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên đây cũng chẳng phải điều dễ chịu gì vì mỗi lần đến ngày đèn đỏ là các chị em phụ nữ phải đối mặt với nỗi ám ảnh – Đau bụng kinh. Các cơn đau kéo dài, quằn quại ở vùng bụng dưới, cảm giác khó chịu ở lưng, có thể đau tức ngực, nổi mụn,… khiến bản thân trở nên cáu gắt, khó tính.
Trong bài viết này, HealCentral xin gửi tới độc giả những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về Đau bụng kinh và cách giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Đau bụng kinh là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là một quá trình tự nhiên xảy ra ở tất cả chị em phụ nữ theo một chu kỳ hàng tháng nhất định, mỗi tháng 1 lần và thường kéo dài 5 – 7 ngày đến khi hết hẳn.
Kinh nguyệt xảy ra trong buồng trứng và tử cung cần thiết cho quá trình mang thai và sinh sản. Nó được điều khiển bởi sự thay đổi hàm lượng hormone Estrogen, LH, Progesterone trong cơ thể.
Trước lúc bắt đầu mỗi kỳ kinh, nội mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng rụng. Nếu diễn ra sự thụ tinh, sẽ hình thành phôi thai và đậu ở tử cung. Còn nếu không có sự thụ tinh diễn ra, sự suy giảm hormone sẽ làm cho lớp nội mạc tử cung bong ra, gọi là kinh nguyệt.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là những cơn đau diễn ra trước, trong và sau thời kỳ kinh nguyệt. Đa số khi các chị em đến tháng thì trước đó 2 – 3 ngày họ sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu trong người và cơn đau sẽ kéo dài ít nhất 3 ngày. Đau bụng kinh có thể không giống nhau giữa các lần kinh nguyệt.

Mỗi lần đến ngày đèn đỏ là các chị em phụ nữ phải đối mặt với nỗi ám ảnh - Đau bụng kinh
Mỗi lần đến ngày đèn đỏ là các chị em phụ nữ phải đối mặt với nỗi ám ảnh – Đau bụng kinh

Cảm giác đau bụng kinh như thế nào?

Những cơn đau trong suốt 5 – 7 ngày đèn đỏ, cảm giác ấy chính là nỗi ám ảnh, ác mộng đối với hầu hết các chị em phụ nữ.
Bụng có thể sôi lên, khó chịu, không muốn ăn, những cơn đau âm ỉ kéo dài, lúc ngồi cũng không thoải mái, lưng cảm giác mỏi, có thể đau. Còn khi trong kỳ kinh nguyệt thì cơn đau sẽ dữ dội hơn, cơn co thắt liên hồi ở phần bụng dưới, phần lưng thì mỏi, đau.
Cả cơ thể dường như cũng đau theo, cảm giác đau và khó chịu cũng lan tỏa khắp người làm cho tính cách họ trong những ngày này rất thất thường, rất khó chịu và hay cáu gắt. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Còn đối với một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ cảm giác hơi khó chịu chứ không quá đau hoặc có những người họ còn không có cảm giác gì khi đến ngày đèn đỏ.
Theo các số liệu nghiên cứu thì tình trạng này thường sẽ cải thiện theo tuổi và sau khi sinh.
Đau bụng kinh là một hiện tượng rất bình thường, nhưng nếu như bạn cảm thấy cơn đau bụng dữ dội, quằn quại, ra quá nhiều máu, thậm chí là bị ngất đi thì bạn cần phải được đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được kiểm tra cẩn thận, kỹ càng hơn vì rất có thể đây là dấu hiệu phản ánh tình trạng bệnh lý nguy hiểm nào khác.

Cảm giác đau bụng kinh như thế nào?
Cảm giác đau bụng kinh như thế nào?

Phân loại đau bụng kinh

Phân loại đau bụng kinh theo nguyên nhân: đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát

  • Chiếm phần lớn.
  • Là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ khi đến tuổi dậy thì, không liên quan đến tình trạng bệnh lý khác.
  • Cơn đau xảy ra do sự co bóp của tử cung. Khi co bóp, các mạch máu sẽ bị chèn ép làm giảm lượng máu lưu thông đến, dẫn đến tình trạng giảm oxy. Sự thiếu oxy này kích thích các tế bào tiết ra các chất hóa học gây đau.
  • Ngoài ra, các hormone cũng đc kích thích tiết trong giai đoạn này như PG (Prostaglanding) làm tử cung co thắt nhiều hơn.
  • Có nhiều người sẽ xuất hiện cơn đau ngay trong lần đầu có kinh nguyệt, còn có những người lại xuất hiện cơn đau muộn hơn, tầm 3 – 6 tháng từ khi bắt đầu có kinh nguyệt.
  • Cơn đau thường sẽ dần giảm đi khi tuổi càng lớn hoặc sau sinh con.
Phân loại đau bụng kinh
Phân loại đau bụng kinh

Đau bụng kinh thứ phát

  • Chỉ chiếm phần ít ( khoảng 10%).
  • Thường liên quan đến tuổi tác, thường gặp ở phụ nữ sau 30 tuổi.
  • Cơn đau có thể xuất hiện trước vài ngày khi sắp đến ngày đèn đỏ, và cơn đau thường có xu hướng tăng dần, cơn đau đỉnh điểm thường vào ngày thứ 2 hoặc 3. Và kéo dài đến vài ngày sau đó.
  • So với nguyên phát thì thời gian đau sẽ kéo dài hơn và mức độ đau cũng đau nhiều hơn.
  • Có thể kèm với một số triệu chứng khác như hiện tượng rong kinh, xuất huyết bất thường giữa các lần hành kinh, đau khi quan hệ, khí hư nhiều hoặc có mùi hôi,…
  • Đau bụng kinh thứ phát có thể là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh lý phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung; u xơ cổ tử cung; lạc tuyến nội mạc tử cung, do dụng cụ tránh thai (IUD), polyp cổ tử cung; u nang buồng trứng… Trong đó, Lạc nội mạc tử cung rất dễ gây nhầm lẫn với đau bụng kinh do cơn đau cũng xuất hiện dữ dội ở vùng bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt.

Hãy đi khám ngay nếu bạn có các triệu chứng được nêu trên vì có thể bạn đang gặp phải bệnh lý nào đó nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Đau bụng kinh do nguyên nhân thứ phát

Cách giảm đau bụng kinh nhanh nhất

“Các cách giảm đau bụng kinh tức thì tại nhà?”,  “Đau bụng kinh nên làm gì?”. Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm.
Trên thực tế, tình trạng đau bụng kinh luôn là vấn đề khiến cho các bạn gái lo lắng mỗi khi ngày đèn đỏ đến cận kề. Bởi nó ít nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng tới công việc, làm thay đổi cảm xúc, tính cách của bạn gái trong thời gian này.
Đặc biệt nếu những cơn đau dữ dội là triệu chứng của bệnh lý phụ khoa thì nó có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này nếu không kịp thời điều trị. Tùy từng mức độ cơn đau của người bệnh hoặc nguyên nhân gây bệnh thì sẽ có những phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng đó.
Dưới đây là một số cách giảm đau bụng kinh hiệu quả và đơn giản mà được rất nhiều chị em áp dụng tại nhà.
Trước hết bạn cần phải:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên, lâu nhất là 6 tiếng/lần, trước khi thay bạn nên rửa sạch vùng kín bằng nước, nếu có nước ấm thì sẽ tốt hơn, để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh.
  • Không nên tắm bằng nước lạnh: Bạn cần giữ ấm cho cơ thể, để máu được lưu thông dễ dàng, đồng thời các cơ trong cơ thể cũng được thư giãn hơn.

Chườm nóng

Chườm nóng rất hiệu quả để làm giảm các cơn co thắt
Chườm nóng rất hiệu quả để làm giảm các cơn co thắt

Tại sao lại như vậy? Do các cơn đau bụng kinh xuất phát từ tử cung co bóp để đào thải nội mạc tử cung, khiến các mạch máu ở đây kém lưu thông gây giảm oxy nên gây ra cảm giác đau. Tử cung càng co bóp mạnh thì cơn đau càng dữ dội.
Chính vì vậy cách giải quyết hiệu quả nhất chính là làm sao để tăng việc lưu thông máu ở tử cung, giảm sự co bóp của tử cung.
Khi đến kỳ kinh nguyệt, chườm nóng bụng, lưng chính là phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm đau bụng kinh và cũng được các chị em áp dụng rất nhiều. Phương pháp này sẽ giúp cho máu được lưu thông đến vùng tử cung tốt hơn, oxy được cung cấp nhiều hơn, làm giảm lượng hormone PG (Prostaglanding) được tiết ra. Hơn nữa giúp các tế bào nội mạc tự cung cũng được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn khiến cho những cơn đau được giảm đi đáng kể.
Cách thực hiện:

  • Các bạn có thể sử dụng túi giữ nhiệt, túi chườm có thể mua được dễ dàng ở các quầy thuốc hoặc những shop, siêu thị.
  • Bạn chỉ việc cắm điện và chờ từ 6 – 8 phút là nước trong túi sẽ nóng lên rất nhanh.
  • Rút điện và áp sát chúng vào phần bụng dưới của mình.
  • Nếu quá nóng bạn có thể đắp một lớp chăn lên bụng hoặc mặc thêm một lớp áo để tránh bị bỏng.

Nếu bạn không có túi chườm nóng thì có thể sử dụng một số cách sau đây:

  • Bình nước và đổ nước nóng vào.
  • Dùng miếng dán nóng như Ecosip nóng, salonpas nóng,…
  • Ngâm mình trong bồn tắm nóng.
  • Dùng một chiếc khăn và bỏ cơm nóng vào, lăn đều lên bụng.
  • Ngoài ra, bạn không nên tắm nước lạnh, uống thật nhiều nước ấm.

Massage vùng bụng giảm đau

Đây là một phương pháp cũng rất hiệu quả. Nên áp dụng đồng thời với khi chường nóng. Nghĩa là khi bạn chướng vùng bụng, bạn nên xoa vùng lưng và ngược lại. Cách này sẽ giúp làm dịu cơn đau rất nhiều.

Massage bụng theo chiều kim đồng hồ
Massage bụng theo chiều kim đồng hồ

Cách thực hiện:

  • Trước hết bạn làm ấm hai tay, có thể để trong chăn hoặc ma sát hai tay vào nhau.
  • Sau đó bạn có thể đặt tay ấm của mình lên vùng bụng dưới và tiến hành massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ.
  • Có thể bôi thêm dầu để cơn đau giảm nhanh hơn.
  • Những động tác xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng dưới khiến cơ bụng giãn ra, giảm co thắt đột ngột.

Mẹo giảm đau bụng kinh bằng gừng tươi

Như các bạn đã biết, Gừng là một trong những loại nguyên liệu có công dụng rất lớn trong việc chữa bệnh, và cũng được sử dụng rất nhiều để làm thuốc.
Đối với đau bụng kinh, tính nóng của gừng có tác dụng làm giảm đau bụng kinh nhanh chóng.

Gừng có công dụng rất hiệu nghiêm trong giảm đau bụng kinh

Cách thực hiện:

  • Làm sạch gừng, gọt vỏ. Sau đó cắt nhỏ và bỏ vào cối để giã nát.
  • Sau đó đắp lên vùng bụng.
  • Ngoài ra bạn cũng có thể pha nước gừng để uống, rất tốt cho sức khỏe và cung làm giảm cơn đau hiệu quả.

Dùng ngải cứu giảm đau bụng kinh

Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh hiệu quả, và được các bác sĩ đông y khuyên dùng.
Cách tiến hành:

  • Rửa sạch lá ngải cứu.
  • Dùng tay vò nát hoặc dùng cối để nghiền nát lá ngải cứu.
  • Cho một ít nước vào và bỏ toàn bộ vào một chiếc khăn, vắt lấy nước.
  • Uống mỗi ngày 2 lần.
  • Ngoài ra bạn có thể rán trứng ngải cứu hoặc hấp cách thủy để ăn. Những hạn chế chiên rán.
Ngải cứu rất tốt cho sức khỏe và giảm đau bụng kinh hiệu quả
Ngải cứu rất tốt cho sức khỏe và giảm đau bụng kinh hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

  • Có một chế độ ăn uống hợp lý không những tốt cho sức khỏe mà còn là một trong những cách rất hiệu quả để giảm đau bụng kinh. Vậy chế độ ăn như thế nào là hợp lý khi ngày đèn đỏ đến?
  • Uống thật nhiều nước ấm, đặc biệt là vào mỗi sáng, để tránh mất nước và để cho quá trình tuần hoàn được diễn ra ổn định nhất.
  • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6,…
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung thêm chất xơ, các khoáng chất và chất dinh dưỡng khác.
  • Bổ sung sắt: Điều này sẽ giúp cho cơ thể tăng cường sản sinh hồng cầu, tăng lượng máu lưu thông, giúp kinh nguyệt điều hòa. Nguồn lương thực thực phẩm có chứa sắt như: thịt bò, cá, trứng, hải sản, các loại ngũ cốc…
  • Bổ sung Magie: Ngoài ra, chị em cũng cần tăng cường magie vì trong chu kỳ vì hàm lượng hormone Estrogen tăng trong những ngày đầu dẫn đến giảm lượng magie trong cơ thể. Có thể bổ sung magie thông qua các loại thức ăn như các loại rau xanh, cá, các loại đậu, sữa, quả bơ…Điều này sẽ giúp bạn cân bằng dưỡng chất, điều hòa  kinh nguyệt.
  • Cần phải hạn chế ăn những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, nhiều những chất cay, nóng. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh đau bụng kinh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh đau bụng kinh

Chế độ luyện tập sức khỏe khoa học, nghỉ ngơi hợp lý

  • Giải tỏa căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress và áp lực không những ảnh hưởng đến tinh thần mà còn gây ra rối loạn nội tiết tố. Trong những ngày này bạn cần nghỉ ngơi hợp lý. Không nên thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế làm việc quá sức làm gia tăng áp lực, căng thẳng.
  • Cần thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc, chăm sóc cây hoặc ngâm mình trong bồn tắm hoặc sử dụng các tinh dầu với mùi hương dịu nhẹ để tinh thần thoải mái. Hoặc bạn có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành, có thể đi bộ, đạp xe để các cơ được thả lỏng, giảm bớt căng thẳng tâm lý và giảm cảm giác khó chịu của các cơn đau.
  • Tập thể dục thường xuyên: Cơn đau bụng kinh có thể thuyên giảm khi bạn tập các bài tập nhẹ nhàng, giãn gân cơ như tập yoga, thiền định, đi bộ… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, giữ cho cơ thể được thoải mái nhất, tâm lý ổn định, tráng mọi áp lực và căng thẳng, stress trong cuộc sống.
  • Tập yoga là phương pháp được các chị em sử dụng rất nhiều vì hiệu quả củ nó mang lại rất rõ rệt. Các động tác đơn giản mà các bạn nữ có thể dễ dàng tập luyện như áp sát hai chân lên tường, thở đều và thư giãn tuyệt đối hay cuộn người hình vòng cung sẽ giúp cơn đau thuyên giảm.
  • Tập thói quen vận động, rèn luyện thể chất: Luyện tập thể dục – thể thao đều đặn sẽ mang lại vô số lợi ích tích cực. Đặc biệt đối với phái nữ, vận động thể chất giúp giữ cân nặng hợp lý và thậm chí là điều hòa kinh nguyệt, giải vây tình huống kinh nguyệt không ra được.

Tập yoga và ngồi thiền giúp tinh thần thoải mái, giảm đau bụng kinh
Tập yoga và ngồi thiền giúp tinh thần thoải mái, giảm đau bụng kinh

Nếu sau khi bạn đã áp dụng những phương pháp trên nhưng vẫn không thấy đỡ thì hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ để kiểm tra nhé.
Xem thêm: [Review] Phụ Huyết Khang điều hòa kinh nguyệt uống trong bao lâu?