Thuốc Sorbitol: Cơ chế tác dụng, tác dụng, kết quả thử nghiệm lâm sàng

5/5 - (1 bình chọn)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc gerneric có hoạt chất là Sorbitol tuy nhiên lại rất ít thông tin liên quan đến hoạt chất này. Ở bài này HealCentral.org xin được chia sẻ các thông tin như: Cơ chế tác dụng của Sorbitol là gì? Sorbitol có tác dụng gì? Tác dụng phụ của Sorbitol là gì?… Dưới đây là thông tin chi tiết.

Lịch sử nghiên cứu và phát triển

Sorbitol (tên khác: glucitol) là 1 chất làm ngọt dùng thay thế đường trong thực phẩm. Nó có nguồn gốc tự nhiên trong táo, đào, lê và mận khô. Nó là 1 đường alcol được điều chế bằng cách no hóa glucose để biến nhóm aldehyde (-CHO) thành nhóm hydroxyl (-OH). Nó là chất làm ngọt có năng lượng, 1 gam chất này cung cấp 2.6 kcal, ít hơn đường thông thường.

Công thức hóa học của Sorbitol
Hình ảnh: Công thức hóa học của Sorbitol

Quá trình khử glucose thành sorbitol nhờ aldehyde ruductase và NADH.
Hình ảnh: Quá trình khử glucose thành sorbitol nhờ aldehyde ruductase và NADH.

Chất tạo ngọt này được phát hiện bởi 1 nhà hóa học người Pháp năm 1872 trong quả mọng. Sau đó người ta phát hiện ra rằng nó có nhiều trong các sản phẩm tự nhiên như trái cây và quả mọng. Sản xuất thương mại được bắt đầu sau đó bằng cách hydro hóa glucose. Nó hiện tại có sẵn dưới dạng tinh thể hoặc chất lỏng và được sử dụng cho nhiều mục đích ẩm thực cũng như phi thực phẩm. Nó nắm trong danh mục GRAS (Generally Recognized As Safe – Thường được công nhận là an toàn) của Cơ quan Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và cũng được phê duyệt bởi nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia khác bao gồm Nhật Bản và Úc. Cargill Inc, Archer Daniels Midland và SPI Polycols là một số nhà sản xuất sorbitol nổi tiếng ở Hoa Kỳ.
Sorbitol được sử dụng như chất làm ngọt trong các đồ nướng, bánh kẹo, thực phẩm chế biến khác, kem, kẹo cao su không đường, đặc biệt nó được sử dụng để làm chất tạo ngọt trong những thực phẩm dành cho bệnh nhân đái tháo đường do nó làm tăng phản ứng của insulin. Trong y học, sorbitol được sử dụng làm thuốc nhuận tràng và chữa chứng khó tiêu. Nó được coi là 1 thuốc nhuận tràng an toàn ngay cả với người cao tuổi. Tuy nhiên dùng quá nhiều sorbitol trong chế độ ăn uống có thể gây ra đau bụng ở một số người.
Ưu điểm của sorbitol đó là nó giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho thực phẩm, rất ổn định hóa học ngay cả ở nhiệt độ cao, kết hợp rất tốt với các thành phần khác như đường, protein, chất béo và các thành phần keo. Hương vị cũng dễ chịu, đồng thời cung cấp ít calories hơn đường thông thường, hấp thu chậm, do đó nó thích hợp cho chế độ ăn giảm cân. Sorbitol cũng không gây sâu răng như các đường khác do các vi khuẩn ở miệng hầu như không thể chuyển hóa nó, do đó sorbitol được dùng trong nhiều loại kem đánh răng và nước súc miệng khác nhau.
Các ứng dụng khác của sorbitol bao gồm ứng dụng trong mỹ phẩm, các loại gel trong suốt, kết hợp với kali nitrate (KNO3) làm nhiên liệu tên lửa hoặc sử dụng trong điều chế các loại khí làm nhiên liệu sinh học.

Dược lực học

Sorbitol là 1 thuốc nhuận tràng tương đối an toàn. Khi uống hoặc thụt trực tràng, nó hầu như không hấp thu qua niêm mạc tiêu hóa. Ở đó, sorbitol bị phân hủy thành các acid béo chuỗi ngắn nhờ tác dụng của các vi sinh vật trong lòng ruột già. Các acid béo chuỗi ngắn này làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng đại tràng. Nước di chuyển từ nơi có áp lực thẩm thấu thấp đến nơi có áp lực thẩm thấu cao, do đó sorbitol có tác dụng kéo nước di chuyển từ trong tế bào vào lòng ruột già. Nước sẽ làm mềm phân và làm phân dễ đi ra ngoài hơn. Đồng thời các acid béo cũng sẽ kích thích sự vận động của đại tràng. Đó là cơ chế chống táo bón của sorbitol.

Cơ chế chống táo bón của sorbitol.
Hình ảnh: Cơ chế chống táo bón của sorbitol.

Ngoài ra sorbitol có là 1 polyalcol nên khi uống, nó có tác dụng tăng cường hydrate hóa các thành phần trong ruột non. Sự hydrate hóa này thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời do làm tăng nhu động ruột nên tăng đầy nhanh thức ăn theo hướng đi xuống, do đó thuốc làm giảm các triệu chứng khó tiêu.

Một số thử nghiệm lâm sàng

Ba thử nghiệm lâm sàng so sánh kẹo cao su chứa xylitol và sorbitol về tác dụng của chúng với sự tích tụ mảng bám dưới lợi.

So sánh xylitol và trident (xylitol+sorbitol)
Hình ảnh: So sánh xylitol và trident (xylitol+sorbitol)

Các tác giả: Cronin M, Gordon J, Reardon R và Balbo F từ TKL Research, Inc., Paramus, New Jersey, Hoa Kỳ.
Các nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của xylitol dùng trong nhai kẹo cao su, như một chất thay thế cho chế độ ăn uống chứa đường, trong kem đánh răng và nước súc miệng. 3 thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện để điều tra thêm về việc nhai kẹo cao su có chứa xylitol hoặc hỗn hợp xylitol/ sorbitol về khả năng giảm tích tụ mảng bám khi so sánh với kẹo cao su chứa sorbitol.
Các nghiên cứu này đều có 2 pha: dự phòng dưới lợi với đánh giá sự tích lũy mảng bám được sử dụng cho cân nhắc việc được phân công cho pha hai – đánh giá tái phát mảng bám sau dự phòng dưới lợi thứ hai và nhiều chế độ nhai kẹo cao su khác nhau.
Trong thử nghiệm đầu tiên của kẹo cao su chứa xylitol / sorbitol so với kẹo cao su chỉ chứa sorbitol, kẹo cao su kết hợp đã làm giảm đáng kể sự phát triển mảng bám. Trong thử nghiệm thứ hai, các chế độ khác nhau của việc nhai kẹo cao su chứa xylitol / sorbitol và sorbitol đơn thuần được so sánh. Trung bình kết hợp của điểm số tái phát mảng bám ở các đối tượng nhai kẹo cao su xylitol / sorbitol tốt hơn đáng kể so với chỉ nhai kẹo cao su sorbitol. Thử nghiệm cuối cùng đã đánh giá 2 chế độ ở 2 dạng (dạng que và dạng viên) của kẹo cao su xylitol so với kẹo cao su sorbitol. Cả 2 dạng kẹo cao su có chứa xylitol đều vượt trội về mặt thống kê so với kẹo cao su sorbitol trong làm chậm lại sự tái phát của mảng bám.

Dược động học

Hấp thu: Thời gian khởi phát tác dụng 0.25-1 giờ. Thuốc hấp thu rất ít.
Phân bố: Không rõ do thuốc hấp thu quá ít.
Chuyển hóa: Phần thuốc ít ỏi được hấp thu được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành fructose.

Chuyển hóa Sorbitol
Hình ảnh: Chuyển hóa Sorbitol

Thải trừ: Không rõ do thuốc hấp thu quá ít.

Chỉ định và liều dùng

Táo bón:
Đường uống: 30-50 mL dung dịch 70% 1 lần. Dùng lúc đói, tốt nhất là buổi sáng.
Thụt trực tràng: 120 mL dung dịch 25-30% 1 lần.

Táo bón
Hình ảnh: Táo bón

Khó tiêu:
Uống 5-15 g/ngày khi có triệu chứng khó tiêu hoặc trước bữa ăn.
Thủ tục phẫu thuật qua niệu đạo.
Thuốc sorbitol dạng uống
Hình ảnh: Thuốc sorbitol dạng uống

Thuốc sorbitol dạng thụt
Hình ảnh: Thuốc sorbitol dạng thụt

Tác dụng phụ

Rối loạn tiêu hóa: Ruột hoạt động quá mức (làm nặng thêm hội chứng ruột kích thích), tiêu chảy, khô miệng, buồn nôn, nôn, khó chịu ở bụng.
Phù, mất nước và điện giải.
Rối loạn chuyển hóa: Tăng đường huyết, nhiễm toan lactic,.

Lưu ý và thận trọng

Thận trọng với bệnh nhân bị bệnh tim phổi nặng hoặc suy thận.
Thận trọng với bệnh nhân mất nước, điện giải bất thường.
Thận trọng với bệnh nhân không thể chuyển hóa sorbitol.
Thận trọng với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
Phụ nữ mang thai: Chỉ sử dụng khi lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ. Phân loại thai kì: C.
Phụ nữ đang cho con bú: Sử dụng thận trọng.

Tương tác thuốc

Dùng cùng natri polystiren sulfonate: Nên tránh phối hợp hoặc thay thuốc khác vì phối hợp này có liên quan đến hoại tử đại tràng.
Dùng cùng lamivudine: Giảm nồng độ huyết tương và hiệu quả của lamivudine. Tránh phối họp hoặc sử dụng thuốc thay thế. Kết quả cho thấy tỉ lệ ức chế virus thấp hơn và phát triển virus đề kháng lamivudine.
Dùng cùng deflazacort: Cả 2 thuốc đều làm giảm kali huyết thanh. Sử dụng thận trọng.
Dùng cùng dichlorphenamide: Làm tăng độc tính thuốc dùng cùng. Sử dụng thận trọng. Cả 2 thuốc đều có thể gây nhiễm toan chuyển hóa.

Tương tác thuốc sorbitol và dichlorphenamide
Hình ảnh: Tương tác thuốc sorbitol và dichlorphenamide

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với sorbitol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bí đái.
Đau bụng cấp tính, đau bụng không được chẩn đoán.
Buồn nôn, nôn hoặc các triệu chứng khác của viêm ruột thừa.
Viêm ruột non thực thể.
Bệnh Crohn.
Viêm loét đại tràng.
Tắc ruột hay bán tắc ruột.
Bệnh nhân không dung nạp fructose di truyền.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4404067/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3758476/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2026423/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC197227/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5836851/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây