Tiêm mắt cá chân và bàn chân: giới thiệu, biểu hiện và một số vấn đề

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết Tiêm mắt cá chân và bàn chân: giới thiệu, biểu hiện và một số vấn đề  của tác giả David Silver; được biên dịch bởi Bác sĩ Nguyễn Hoàng Chương.

1. Giới thiệu

Các rối loạn ở bàn chân và mắt cá chân ngày càng phổ biến trên thực tế nói chung, do sự phổ biến của các hoạt động thể thao và rèn luyện, đặc biệt là chạy bộ. Bong gân mắt cá chân, loại chấn thương phổ biến nhất trong thực hành nói chung, có tỷ lệ ước tính là 28 trên 2500 bệnh nhân mỗi năm.

2. Giải phẫu chức năng

Khớp cổ chân là khớp bản lề đơn giản, chỉ cho phép thực hiện động tác vùng gan chân và gấp mu bàn chân đơn giản. Khớp được hỗ trợ bởi một nang xơ, một dây chằng ngoài (dây chằng gót-mác), một dây chằng trong (deltoid), dây chằng trước và sau. Các cơ chày trước, được hỗ trợ bởi cơ duỗi dài các ngón và cơ duỗi dài ngón cái, chịu trách nhiệm gấp mu bàn chân. Động tác gấp gan chân được tạo ra bởi cơ bụng chân và cơ dép, được hỗ trợ bởi cơ gan chân, cơ chày sau, cơ gấp ngón cái dài và cơ gấp các ngón dài. Các chuyển động chủ yếu khác của bàn chân bao gồm chuyển vị và đảo ngược, diễn ra tại các khớp sên–gót, sên–ghe và gót–hộp. Hai khớp sau cùng tạo thành khớp giữa cổ chân. Bàn chân trước, liên quan đến đầu các xương bàn chân, là nơi được biết đến gây đau bàn chân.

3. Biểu hiện của một số vấn đề thường gặp

  • Bong gân dây chằng ngoài. Bong gân do chấn thương đảo ngược gây ra rách một phần của dây chằng ngoài. Đau và sưng có thể đáng kể, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chính xác mức độ tổn thương.
  • Gân Achilles. Rách vỡ được đặc trưng bởi cơn đau đột ngột và dữ dội ở bắp chân (như thể bị đá bất ngờ từ phía sau), trong trường hợp không có bất kỳ chấn thương rõ ràng nào. Có thể sờ thấy vết rách và bệnh nhân không thể đứng trên ngón chân của bàn chân bị ảnh hưởng. Chuyển khoa ngay lập tức để khâu hoặc cố định theo chỉ định. Viêm gân Achilles là do viêm gân tại vị trí bám gân ở xương gót hoặc dọc theo chiều dài của gân, hoặc ở túi hoạt dịch phân tách gân khỏi xương gót. Có thể cảm nhận được tiếng răng rắc, như trong bất kỳ trường hợp viêm gân bao hoạt dịch nào khác. Chạy bộ đã làm tăng tỷ lệ mắc các vấn đề này. Cần lưu ý rằng viêm gân và rách gân là một biến chứng được công nhận, nhưng hiếm khi xảy ra, trong quá trình điều trị với một số kháng sinh nhóm quinolone (ví dụ: ci- profloxacin). Lý do cho điều này cho được hiểu rõ, nhưng tác giả có thể xác nhận từ kinh nghiệm cá nhân về việc đứt hai gân chày sau và một gân Achilles sau khi dùng thuốc ciprofloxacin. Ở bất kỳ bệnh nhân nào được xem là dễ bị viêm gân hoặc các vấn đề viêm gân bao hoạt dịch tương tự, nên tránh sử dụng thuốc kháng sinh kê đơn như vậy.
  • Viêm cân gan chân. Tình trạng đau gót chân này đặc trưng bởi một điểm căng nề cực kỳ rõ ở giữa miếng đệm gót chân khi đứng hoặc đi bộ. Thường có một mảnh xương gót nhô ra, nhìn thấy được trên X quang gót chân. Tình trạng này có thể xảy ra trong các bệnh lý khớp huyết thanh âm tính và nên nghi ngờ nếu hình ảnh học cũng cho thấy sự xói mòn hoặc một mảnh nhô xương gót mịn hoặc không đều.

Trước đây, người ta đã chụp X quang để xác định sự hiện diện của gai gót chân, nhưng cũng có thể thấy rằng sự hiện diện hay vắng mặt của gai gót chân ít liên quan đến chẩn đoán viêm cân gan chân.

Trong các trường hợp tái diễn, siêu âm rất hữu ích trong việc xác định chẩn đoán khách quan dựa trên độ dày của cân gan chân; có thể có ích khi tiêm dưới hướng dẫn vào mô quanh gân, tránh nguy cơ rách vỡ do tiêm lặp lại vào lớp cân gan chân.

  • Hội chứng ống cổ chân. Đây là một tình trạng không thường gặp, do mắc kẹt thần kinh chày sau khi nó đi qua mạc gân gấp, tương tự như hội chứng ống cổ tay của cổ tay. Bệnh nhân sẽ phàn nàn về dị cảm yếu liệt, tê và đau dọc theo đường giữa của bàn chân, ngón chân cái và phần xa xương gót.
  • Khớp cổ chân và khớp giữa cổ chân. Mắt cá chân và khớp giữa cổ chân có thể bị ảnh hưởng trong viêm khớp dạng thấp, cùng với khớp dưới đòn thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Bệnh khớp huyết thanh (-), chẳng hạn như hội chứng Reiter, bệnh vẩy nến và viêm cột sống dính khớp, có thể ảnh hưởng đến các khớp giữa nhỏ giữa bàn chân.
  • Bàn chân trước. Điều này có liên quan đến nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau khớp bàn ngón, đặc biệt là bàn chân lõm, gãy xương March, cứng ngón cái và bệnh u xơ thần kinh Morton. Ngoài ra, ở người cao tuổi, lớp mỡ ở gót có thể bị thoái hóa, kh- iến bệnh nhân phàn nàn rằng nó giống như “đi bộ trên viên bi”. Viêm khớp dạng thấp và bệnh gút có thể ảnh hưởng đến bàn chân trước, tình trạng sau thường ảnh hưởng nhất đến khớp bàn đầu tiên của ngón chân cái. Biến dạng ngón chân như cứng ngón cái, biến dạng ngón chân hình búa, móng khoằm và vẹo ngón cái đều gây ra chứng đau khớp bàn ngón.

4. Kỹ thuật tiêm (xem hình 10.1)

4.1 Bong gân mắt cá chân

Những tình trạng này được xử trí tốt nhất theo tiêu chuẩn “RICE”: nghỉ ngơi, băng ép, và nâng cao. Cách này sẽ giúp giảm đau, giảm viêm và sưng. Chuyển khoa vật lý trị liệu là phù hợp.

Tiêm trong hoàn cảnh này không được thực hiện thường xuyên, vì steroid có thể gây tổn thương gân nhiều hơn nữa.

Các triệu chứng tái diễn cần sự xem xét của bác sĩ chuyên khoa, vì chấn thương dây chằng hoặc sụn khớp đáng kể có thể liên quan đến viêm xương khớp sớm nếu bị bỏ qua.

4.2 Gân Achilles

Mặc dù tiêm steroid trong điều trị bệnh viêm gân Achilles cần hết sức thận trọng, các bác sĩ đa khoa nên hạn chế điều trị này. Việc giảm đau thường chỉ là tạm thời và rất có khả năng rách gân ngón chân như cứng ngón cái, biến dạng ngón chân hình búa, móng khoằm và vẹo ngón cái đều gây ra chứng đau khớp bàn ngón.

Achilles, nên lời khuyên là chuyển tình trạng này tới chuyên gia. Thật không may, tỷ lệ kiện tụng rất cao, và bác sĩ đa khoa được khuyên nên chẩn đoán vấn đề gân Achilles thận trọng, không bao giờ tiêm steroid vào gân, và tốt nhất là tìm lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa trong những trường hợp này.

Hình 10.1 Khớp cổ chân
Hình 10.1 Khớp cổ chân

5. Viêm cân gan chân: Gót chân đau

Gót chân đau ở một điểm căng nhói, ở giữa đệm gót chân, có thể sờ thấy chính xác bằng lực mạnh. Cơn đau là do viêm cân gan chân, là một tổn thương của dây chằng gan chân dài ở phần bám vào xương gót. Tình trạng này có thể xảy ra đơn lẻ, hoặc trong các dạng viêm khớp khác, chẳng hạn như bệnh Reiter, và viêm cột sống dính khớp.

Kỹ thuật tiêm (xem hình 10.2)

Sử dụng 1 ml triamcino- lone acetonide trộn với lidocaine 1% trong ống tiêm 2 ml với kim 1 inch (2,5 cm).

Cho phép bệnh nhân nằm nghiêng trên giường khám với gót chân hướng lên trên. Đầu tiên lau khu vực được tiêm bằng cồn 70%.

Mặc dù da gót chân dày hơn và cứng hơn so với bề mặt gan chân, nhưng tốt hơn là nên tiêm từ trung tâm của đệm gót chân hơn là từ mặt bên của miếng đệm (nơi da mỏng hơn). Điều này sẽ đảm bảo khu trú chính xác vị trí tiêm. Tiêm vào da và vùng dưới da bằng lidocaine 1%, và tiêm lidocaine sâu vào gai xương gót, và sau đó thay đổi ống tiêm, để lại kim tiêm tại chỗ; đầu kim được đặt chính xác tại điểm căng nề tối đa, thường chạm vào màng xương, trước khi tiêm 0,5 – 1 ml steroid trộn với 1 ml dung dịch li- docaine 1%. Toàn bộ tổn thương tốt nhất nên được tiêm bằng cách di chuyển đầu kim đến từng điểm căng nề để che phủ toàn bộ vùng tổn thương – như trong khuỷu tay quần vợt.

Vì đây là một mũi tiêm gây đau, tốt nhất nên trộn dung dịch steroid với lidocaine và tiêm vào da càng nhiều càng tốt, đồng thời, đẩy kim về phía điểm căng nhất. Vì thời gian tác dụng của lido- caine chỉ trong khoảng từ 2 đến 4 giờ, bupivacaine 0,25% hay 0,5% có thể được sử dụng thay cho li- docaine trong các trường hợp tái phát. Vì thời gian tác dụng của bupivacaine có thể kéo dài tới 16 giờ, sẽ tốt hơn cho bệnh nhân khi tiêm thuốc tê vào cho đến khi tác dụng kháng viêm của steroid phát huy.

Hình 10.2 Viêm cân gan chân
Hình 10.2 Viêm cân gan chân

Giảm đau đơn giản, tránh đi trên gót chân bị ảnh hưởng vài ngày và, có lẽ, mang một miếng đệm cao su xốp trong ít ngày là lời khuyên sau khi tiêm.

6. Hội chứng cổ chân

Tình trạng này cũng có thể được điều trị bằng tiêm steroid, như đối với hội chứng ống cổ tay. Kim được tiêm vào phía sau mạc gân cơ gấp, phía sau mắt cá trong, nằm giữa vùng đó và xương gót của khớp cổ chân.

7. Khớp cổ chân

Cách tiếp cận trước hết để tiêm và chọc dích là cách tiếp cận đơn giản nhất và duy nhất mà bác sĩ đa khoa nên áp dụng. Các đợt bùng phát của bệnh lý khớp đáp ứng tốt khi tiêm khớp này. Chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng.

Kỹ thuật tiêm

Đặt kim vào khoảng trống giữa xương chày và vùng trước cổ chân, và nằm giữa gân chày trước và gân duỗi ngón cái dài; tiêm 1 ml steroid trộn với 1 ml li- docaine 1% bằng kim 1 inch (2,5 cm). Đối với khớp gối, bất kỳ chọc dịch nào cũng cần được gửi mẫu để soi kình hiển vi và phân tích. Các biện pháp vô trùng nghiêm ngặt phải được tuân thủ vì khớp mắt cá chân đặc biệt dễ bị nhiễm trùng.

Ngoài việc tiêm corticoste- roid cho viêm xương khớp ở mắt cá chân, bổ sung chất nhầyy, sử dụng natri hyaluronate, cho thấy là có hiệu quả. Loại thứ hai sẽ giúp giảm đau kéo dài và cải thiện chức năng mắt cá chân.

8. Viêm gân cơ chày sau

Chấn thương này là do viêm gân hoạt dịch của bao gân. Thông thường là do một chấn thương thể thao (ví dụ: trong các cầu thủ bóng đá), nó cũng có thể được gây ra bởi một sang chấn đơn giản, như làm việc trên thang và với trên gan chân gấp. Nó cũng có thể xảy ra trong viêm khớp dạng thấp. Cơn đau được tái hiện bằng cách đảo ngược bàn chân gấp. Có thể sờ thấy tiếng răng rắc dọc theo bao gân, đặc biệt là ở vùng sau và dưới mắt cá trong.

8.1 Giải phẫu chức năng

Cơ này nguyên ủy từ mặt ngoài của phần dưới xương chày, màng gian cốt và phần tiếp giáp của xương mác. Do đó, cơ bắp nằm sâu nhất ở bắp chân. Các gân sau đó đi nông hơn và tạo rãnh trên mặt sau của đầu dưới xương chày, nằm phía sau và ngay trực tiếp phía dưới mắt cá trong. Sau đó, nó đi ngay dưới mạc gân gấp gót chân. Nó bám lồi củ xương ghe và phân nhánh, đi đến xương gót, xương hộp, ba xương chêm và nền của các xương đốt bàn thứ hai, thứ ba và thứ tư.

Một chấn thương của gân này có thể gây đau mắt cá chân và bàn chân ở bất cứ đâu dọc theo đường gân hoặc ở bất kỳ vị trí bám nào của nó ở bàn chân.

Hình 10.3 Viêm gân cơ chày sau
Hình 10.3 Viêm gân cơ chày sau

8.2 Kỹ thuật tiêm (xem hình10.3)

Sử dụng một cây kim nhỏ 1,6 cm, với một ống tiêm 2 ml chứa 0,5 – 1,0 ml acetonide tri-amcino- lone trộn với 1 ml lidocaine 1%. Đặt các ngón của bàn tay trái lên bao gân ngay sau mắt cá trong để ổn định gân, và đâm kim thẳng theo gân bên dưới mắt cá trong. Như trong các mô tả trước đây về các hình thức tiêm viêm gân hoạt dịch khác, tốt nhất là đâm kim sâu vào sợi gân, khi đó bác sĩ sẽ thấy ngay lập tức kháng lực mũi tiêm. Sau đó, trong khi duy trì áp lực lên pít-tông, rút dần kim và ống tiêm cho đến khi không cảm thấy kháng lực; kim bây giờ trong khoang bao gân. Sau đó, tiêm 2 ml hỗn hợp.

Cần thiết cho bệnh nhân nghỉ chân và mắt cá trong một vài ngày sau khi tiêm và đeo một loại nẹp đàn hồi hỗ trợ mắt cá chân trong tối đa 6 tuần. Phương pháp vật lý trị liệu duy nhất có lợi sau điều trị là xoa bóp sâu hai lần mỗi tuần trong 3 hoặc 4 tuần.

9. Vật lý trị liệu: Mắt cá chân và bàn chân

9.1 Bong gân mắt cá chân

Cơn đau và sưng của chấn thương dây chằng bên cấp tính được điều trị hiệu quả theo tiêu chuẩn POLICE: bảo vệ, tải lực tối ưu, chườm lạnh, băng ép và nâng cao chân. Thuật ngữ tải lực tối ưu liên quan đến các chuyển động không đau, tăng dần khi phục hồi để bao gồm cả việc thêm tải lực và sức ép thông qua các cơ chế chữa bệnh. Giới thiệu bệnh nhân vật lý trị liệu là thích hợp trong tình trạng này.

9.2 Viêm cân gan chân

Các yếu tố ảnh hưởng đến viêm cân gan chân bao gồm chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, giày dép kém hoặc mòn, vòm bàn chân giảm hoặc tăng, và đứng hoặc tác động quá mức. Giải quyết các vấn đề này bằng chương trình giảm cân, liệu pháp chỉnh hình chung và đế giày giảm sốc có thể làm giảm nguy cơ tái phát.

Cân gan chân liên tục với gân gót Achilles, và cả hai có thể di động bằng cách co kéo bắp chân, được thực hiện bằng ngón chân cái ở vị trí gấp. Cấu trúc hỗ trợ được tạo ra bởi các vòm xương chân, có thể được tăng cường bằng cách làm mạnh các cơ chân nội tại bàn chân.

Trong trường hợp viêm cân mạc gây rối loạn giấc ngủ, sử dụng nẹp có thể đỡ bàn chân ở vị trí thoải mái hơn khi gập.

Các trường hợp mãn tính hoặc tái phát có thể cần tư vấn thêm từ bác sĩ điều trị chân hoặc vật lý trị liệu.

9.3 Ống cổ chân

Điều trị bảo tồn nhằm mục đích giải quyết tình trạng viêm và do đó, ngăn ngừa suy yếu kéo dài của dây thần kinh chày sau. Ngoài tiêm, lời khuyên về việc tránh các hoạt động khởi đau, trị liệu chườm lạnh, thuốc NSAID, bó chân và sử dụng giày dép hỗ trợ sẽ giải quyết kịp thời.

Xác định các nguyên nhân tiềm ẩn quan trọng trong một bệnh cảnh rõ ràng hơn. Biến dạng bàn chân, thứ phát sau viêm khớp hoặc bàn chân cực phẳng, có thể dẫn đến chèn ép thần kinh. Cải thiện tư thế chân với giày vừa vặn hoặc biện pháp chỉnh hình có thể giúp cải thiện triệu chứng.

9.4 Viêm khớp mắt cá chân

Các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bảo tồn viêm khớp mắt cá chân là giống hệt với những trường hợp ở đầu gối (xem Chương 9).

9.5 Viêm gân sau

Biểu hiện lâm sàng của một bệnh nhân bị viêm gân chày sau có thể từ viêm gân hoạt dịch cấp tính ở một vận động viên, cho đến một vết rách do thoái hóa mãn tính liên quan đến biến dạng bàn chân phẳng rõ.

Điều trị bệnh viêm gân cấp tính bao gồm tránh các hoạt động gây đau (với việc sử dụng nạng trong thời gian ngắn, nếu cần thiết), đóng đai, trị liệu chườm lạnh và giới thiệu dần dần các bài tập để khôi phục chuyển động bình thường, sức mạnh và sự cân bằng.

Trong trường hợp tái phát hoặc mãn tính, bác sĩ trị liệu chân hoặc vật lý trị liệu cũng sẽ giải quyết các yếu tố ảnh hưởng. Giày và/hoặc biện pháp chỉnh hình để hỗ trợ vòm trong bàn chân sẽ cải thiện tư thế chân khi chịu lực. Trong tất cả các trường hợp viêm gân, phục hồi chức năng để cải thiện khả năng tải lực của gân là tối quan trọng. Tăng cường, kéo dài và tập cân bằng cho mắt cá chân sẽ cải thiện chức năng của cơ chày sau trong việc kiểm soát giảm tốc độ sấp và gập khi đang đi hoặc đang chạy. Tập thể dục không mang trọng lượng sẽ dần dần tiến tới các công việc chịu trọng lượng chức năng, và cuối cùng là chỉnh tốc độ đa hướng và hoạt động quỹ đạo, với các triệu chứng không bị trầm trọng hơn.

10. Tài liệu tham khảo

1. Association of British Pharmaceutical Industry (1999) ABPI Compendium of Data Sheets and Summaries of Product Charac- teristics 1999–2000 with the Code of Practice for the Pharmaceutical Industry. Datapharm Publication, London, UK, p. 167.

2. Johal KS and Milner SA (2012) Plantar fasciitis and the calcaneal spur: fact or fiction? Foot Ankle Surgery. 18: 39–41.

3. Sellman JR (1994) Plan- tar fascia rupture associated with corticosteroid injection. Foot An-kle Int. 15: 376–381.

4. McMillan AM et al (2009) Diagnostic imaging for chronic plantar heel pain: a systematic re- view and meta-analysis. J Foot An- kle Res. 2: 32.

5. Gibbon WW and Long G (1999) Ultrasound of the plantar aponeurosis (fascia). Skeletal Ra- diol. 28 (1): 21.

6. Salk R et al (2005) Vis- cosupplementation (hyaluronans) in the treatment of ankle osteo- arthritis. Clin Podiatr Med Surg N Am. 22: 585–597.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây