Thuốc Tienam: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

3.5/5 - (2 bình chọn)

Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Tienam, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, Heal Central xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Tienam như: Tienam là thuốc gì? Thuốc Tienam có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Tienam để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Tienam được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết.

Thuốc Tienam là thuốc gì?

Hộp thuốc Tienam
Hình ảnh: Hộp thuốc Tienam

Tienam là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, vi khuẩn, ức chế virus và kháng nấm.
Thuốc được bào chế dưới dạng một lọ thuốc tiêm.
Thuốc có thành phần dược chất chính là Imipenem hàm lượng là 500mg, Cilastatin với hàm lượng 500mg các tá dược khác vừa đủ 1 lọ thuốc tiêm.

Tác dụng của thuốc Tienam

Tienam có 2 thành phần chính là Imipenem và Cilastatin.
Imipenem là kháng sinh Carbapenem bán tổng hợp trong kháng sinh Betalactam. Chúng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gắn vào PBPs (penicilline binding proteins) làm ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Mỗi carbapenem có ái lực đặc hiệu với một phân nhóm PBPs khác nhau, dó đó hiệu lực của mỗi loại là khác nhau và khác với các β-lactam khác. Phổ kháng khuẩn của imipenem rất rộng bao gồm cả Gram (-) và Gram (+) cả vi khuẩn kị khí và hiếu khí đặc biệt đáp ứng tốt hơn với vi khuẩn Gram (+).
Cilastatin là một hợp chất hóa học có tác dụng ức chế enzym dehydropeptidaza ở người Dehydropeptidaza có trong thận và có vai trò phân hủy thuốc kháng sinh Imipenem.
Thuốc là sự kết hợp Cilastatin với Imipenem truyền theo đường tĩnh mạch nhằm bảo vệ Imipenem khỏi tác động chuyển hóa của Dehydropeptidaza ở trong thận giúp Imipenem giữ được nồng độ mong muốn trong huyết tương và đáp ứng điều trị được tốt nhất.

Chỉ định

Hiện nay thuốc được các bác sĩ chỉ định cho các trường hợp điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc trong các trường hợp như nhiễm trùng ổ bụng, đường hô hấp dưới, viêm nhiễm phụ khoa, tiết niệu sinh dục. Thuốc cũng được điều trị cho các trường hợp nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn xương khớp, da mô mềm và viêm nội tâm mạc.

Cách dùng – liều dùng

Lọ thuốc Tienam
Hình ảnh: Lọ thuốc Tienam

Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm được dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp nên yêu cầu cần có dụng cụ y tế, chuyên môn kỹ thuật pha tiêm và phải đảm bảo vệ sinh an toàn khi tiêm truyền phòng bội nhiễm. Nên đến các cơ sở y tế để tiêm và tư vấn điều trị. 
Liều dùng: Các đối tượng khác nhau thì liều dùng sẽ khác nhau phụ thuộc vào triệu chứng, tình trạng nặng nhẹ của bệnh và độ tuổi, cân nặng của bệnh nhân.
Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra, tiêm truyền tĩnh mạch ở người lớn, truyền mỗi lần ½ lọ, chia làm từ 3-4 lần.
Liều điều trị trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn giảm nhạy cảm gây ra, sử dụng 50mg/kg trong một ngày, dùng tối đa 4g/ ngày.
Đối với trẻ em trên 3 tháng tuổi, ngày dùng 4 lần, mỗi lần dùng 15mg/kg trọng lượng của trẻ.
Đối với trẻ em nặng trên 40 kg thì dùng liều cho người lớn.
Đối với các trường hợp phòng ngừa nhiễm khuẩn: tiêm truyền IV 1 lọ thuốc khi bắt đầu gây mê và dùng 1 lọ vào 3 giờ sau đó.
Chú ý: Đối với các bệnh nhân suy thận thì liều dùng không được dùng quá 2g/ ngày.

Trường hợp không được sử dụng thuốc

Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm đối với bất kì thành phần nào có trong thuốc kể cả tá dược.
Bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh betalactam.
Đối với các trường hợp tiêm bắp, thuốc pha dung dịch tiêm chứa Lidocain hydroclorid chống chỉ định với bệnh nhân dị ứng, sốc với thuốc gây tê amid, hoặc bệnh nhân block tim.

Tác dụng phụ

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm nên khi sử dụng thuốc sẽ gây đau ngay tại vị trí tiêm.
Trong quá trình sử dụng thuốc sẽ có thể gặp rất nhiều tác dụng phụ tùy theo khả năng dung nạp thuốc và cơ địa mỗi người. Đã có những nghiên cứu báo cáo về tác dụng không mong muốn mà bệnh nhân gặp phải như rối loạn tiêu hóa ( buồn nôn, nôn, tiêu chảy…), đau chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch nơi tiêm, hoặc nặng hơn là xuất hiện những cơn động kinh, rối loạn công thức máu, vàng da và có thể xuất hiện co giật khi sử dụng liều cao ở bệnh nhân bị tổn thương thần kinh hoặc bệnh nhân suy thận.
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng nhẹ như buồn nôn, nôn cần điều chỉnh tốc độ truyền trong trường hợp tiêm truyền tĩnh mạch và theo dõi nếu không cải thiện thì nên dừng thuốc và báo cáo với bác sĩ.
Nếu bệnh nhân co giật, lên cơn động kinh và các biểu hiện cấp tính cần dừng ngay và thông báo bác sĩ kịp thời.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Hãy thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng của bản thân để bác sĩ cân nhắc việc sử dụng thuốc cho bạn.
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu xuất hiện phản ứng dị ứng với tienam, phải ngừng thuốc và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp.
Hiện nay chưa có một nghiên cứu báo cáo nào về ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú vì thế những bệnh nhân này cần phải chú trọng theo dõi tình trạng sức khỏe của mình trong quá trình điều trị.
Bạn chỉ nên dùng thuốc khi đảm bảo nó đảm bảo chất lượng, bạn không nên dùng khi nó bị thay đổi màu sắc.
Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ 250C, tránh xa tầm tay của trẻ em, tránh ánh sáng.

Tương tác khi sử dụng chung với thuốc khác

Khi dùng thuốc phối hợp với các thuốc chứa Ganciclovir dễ gây nguy cơ bị động kinh toàn thể ở bệnh nhân.
Khi dùng thuốc với các thuốc chứa acid valproic khiến cho nồng độ acid valproic có thể giảm dưới mức điều trị tăng nguy cơ bộc phát các cơn co giật, động kinh do nó ức chế quá trình thủy phân chất chuyển hóa glucoronide của acid valproic.

Cách xử trí quá liều, quên liều

Quên liều: quên liều sẽ làm giảm khả năng điều trị, trong các trường hợp này phải bù lại sớm nhất tránh dùng những liều gấp đôi sau đó.
Quá liều: hiện nay chưa có thông tin cho việc điều trị đặc hiệu các trường hợp sử dụng Tienam quá liều. Tuy nhiên trong các trường hợp quá liều nên đến các cơ sở y tế sớm nhất để được xử trí kịp thời.

Thuốc Tienam giá bao nhiêu?

Tienam là thuốc nhập ngoại, được sản xuất và đăng kí bởi Merck & Co. Inc – MỸ.
Hiện nay các nhà thuốc trên toàn quốc đều có bán Tienam vì vậy mà người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua thuốc với giá cả khác nhau tại các nhà thuốc.
Giá thị trường sẽ khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc, giá thị trường hiện nay của thuốc khoảng 450.000đ/ 1 lọ thuốc tiêm .
Tuy nhiên hãy tìm cho mình một cơ sở bán thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm tránh không mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây