[HƯỚNG DẪN] Chữa bệnh trĩ bằng lá Trầu Không đơn giản tại nhà

Đánh giá post

Trầu Không thường được biết đến với những miếng trầu được các cụ ngày xưa thường nhai để bảo vệ răng miệng. Tuy nhiên ít ai biết đến lá trầu không còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Bài viết này Heal Central xin giới thiệu tới bạn đọc các cách chữa trị bệnh trĩ bằng lá trầu không đơn giản mà ai cũng có thể làm được.

Tác dụng của lá trầu không lên bệnh trĩ

Một trong những phong tục cổ truyền góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tục ăn trầu gắn liền với câu chuyện cổ tích sự tích trầu cau. Hình ảnh lá trầu từ thời vua Hùng dựng nước đã ăn sâu vào trong tiềm thức của dân tộc, trở nên thật thân thuộc và gần gũi.

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết tới tác dụng chữa bệnh của lá trầu không và sử dụng lá trầu không trong các bài thuốc để chữa bệnh.

Lá trầu không chữa bệnh trĩ
Lá trầu không chữa bệnh
trĩ

Lá trầu không khi ăn cảm thấy nóng, mùi thơm do có chứa tinh dầu. Trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm lành vết thương hở. Vì vậy, lá trầu không được dân gian sử dụng để làm sạch các vết loét, chữa các bệnh về da như mẩn ngứa…từ nước lá trầu không đã được nấu sôi. Qua kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành cho thấy các hoạt chất trong lá trầu không có tác dụng với các loại vi khuẩn như: E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Streptococcus pneumoniae

Đối với bệnh trĩ, việc sử dụng lá trầu không để điều trị sẽ giúp làm se lại các búi trĩ từ đó làm giảm kích thước, khối lượng và diện tích của các búi trĩ đồng thời giúp cầm máu khi đi cầu.

Bệnh trĩ cấp độ nào nên dùng lá trầu không?

Dùng lá trầu không cho người bị trĩ cấp độ 1, 2 có hiệu quả cao
Dùng lá trầu không cho người bị trĩ cấp độ 1, 2 có hiệu quả cao

Hiệu quả khi sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trĩ là khác nhau đối với mỗi người, phụ thuộc vào cơ địa từng người, tình trạng của bệnh và nhiều yếu tố khác.

Đối với những người phát hiện sớm bệnh trĩ, khi còn ở cấp độ 1, 2 thì tác dụng chữa trĩ bằng lá trầu không khá cao, hiệu quả có thể cảm nhận được sau một thời gian ngắn sử dụng.

Ngược lại nếu tình trạng bệnh trĩ nặng, ở cấp độ 3, 4 thì phương pháp chữa trĩ bằng cách sử dụng lá trầu không sẽ chỉ mang tính chất hỗ trợ, hiệu quả đem lại không cao. Khi bệnh trĩ đã ở cấp độ nặng 3, 4, để chữa trị, bệnh nhân phải phối hợp nhiều phương pháp khác kết hợp cùng.

Dù bệnh trĩ đang ở cấp độ nào thì việc kiên trì áp dụng phương pháp này cũng sẽ đem lại hiệu quả nhất định. Vì vậy, cần tránh việc nôn nóng, vội vàng.

Tham khảo chi tiết: Cách chữa trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà bằng rau diếp cá

Các cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Có rất nhiều cách cùng sử dụng lá trầu không trị trĩ. Mỗi cách sẽ đem lại công hiệu đối với mức độ của bệnh khác nhau. Sau đây là một vài cách các bạn có thể tham khảo:

Xông hơi lá trầu không chữa bệnh trĩ

Cách làm khá đơn giản. Trong cách này chỉ sử dụng lá trầu không mà không kết hợp các nguyên liệu khác. Chọn 20 lá trầu không, nên lấy lá trưởng thành và lá già, không nên lựa chọn lá non, không nên lấy lá bị dập nát đem rửa sạch dưới vòi nước. Cho lá trầu không vào nồi cùng một lượng nước sạch vừa đủ, đem nấu sôi thì thêm một chút muối ăn vào, đun tiếp khoảng vài phút rồi bắc ra, đổ vào chậu và đem sử dụng.

Cách chọn lá trầu không chữa trĩ
Cách chọn lá trầu không chữa trĩ

Trước khi tiến hành xông hơi, hãy làm sạch vùng hậu môn bằng nước muối ấm loãng.

Tiến hành xông hậu môn bằng hơi nước lá trầu không. Vì nước lá trầu không đang sôi bắc ra rất nóng có thể bị bỏng hơi, nên khi xông cảm thấy nóng quá có thể để nguội bớt một chút. Việc xông hơi này sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu vùng hậu môn đồng thời giúp bạn thư giãn. Khi nước nguội bớt, lấy nước này cùng lá trầu không đem rửa nhẹ nhàng đồng thời massage vùng hậu môn. Các hoạt chất trong lá trầu không kết hợp cùng muối ăn giúp làm giảm viêm nhiễm vùng hậu môn cũng như làm se dần các búi trĩ.

Phương pháp này có thể tiến hành hàng ngày, thích hợp với các bệnh nhân mắc trĩ ở cấp độ 1, 2.

Chữa trĩ bằng lá trầu không và thảo dược

Trong cách này, lá trầu không được kết hợp cùng các nguyên liệu khác gồm: quả cau, hạt gấc, quả bồ kết.

Giã nát trầu không cùng bồ kết và hạt gấc để xông hơi búi trĩ
Giã nát trầu không cùng bồ kết và hạt gấc để xông hơi búi trĩ

Lấy 10g lá trầu không, 10g hạt gấc cùng 10g quả bồ kết đem rửa sạch rồi cho vào giã nát hoặc dùng máy say nát, đổ vào nồi rồi thêm 1 quả cau cắt thành 7 miếng cùng 3l nước sạch vào, đun sôi 10 phút, đổ ra chậu và sử dụng.

Trước khi tiến hành xông hơi, hãy làm sạch vùng hậu môn bằng nước muối ấm loãng.

Tiến hành xông hơi cho tới khi nước nguội đi, sờ vào nước còn ấm. Tiến hành gạn lấy bã trong hỗn hợp rồi đắp lên vùng hậu môn. Việc này không những kích thích  tuần hoàn máu vùng hậu môn mà còn giúp bạn thử giãn đồng thời hạn chế viêm nhiễm vùng hậu môn, se các búi trĩ.

Kiên trì áp dụng phương pháp này hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

Đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ

Cách tiến hành phương pháp này khá đơn giản, không mất nhiều thời gian và công sức. Chọn 15-20 lá trầu không, tránh những lá dập nát, không nên lựa chọn lá còn non, đem rửa sạch với nước để loại bỏ đi bụi bẩn rồi để ráo nước. Cho lá trầu không vào cối giã nát rồi thêm một chút muối ăn, tiếp tục giã để muối trộn đều vào hỗn hợp. Phần dịch chiết sau khi giã dùng bông sạch thấm rồi thoa lên các búi trĩ, phần bã đem đắp cố định lên vùng hậu môn trong 20 phút. Cuối cùng rửa sạch lại vùng hậu môn với nước ấm kết hợp massage.

Tiến hành phương pháp này từ 1-2 lần hàng ngày, kiên trì áp dùng sau khoảng nửa tháng sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ dệt.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không ngâm hậu môn

Với cách này, chúng ta sẽ thực hiện mỗi tối hàng ngày trước khi đi ngủ. Cách thực hiện cũng như chuẩn bị khá dễ dàng. Trước tiên, hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước muối loãng, ấm. Tiếp theo, tiến hành ngâm hậu môn trong chậu chứa nước lá trầu không.

Vệ sinh hậu môn bằng nước muối trước khi dùng lá trầu không
Vệ sinh hậu môn bằng nước muối trước khi dùng lá trầu không

Cách chuẩn bị nước lá trầu không: lấy khoảng 15-20 lá trầu không đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại đi bụi bặm, đất cát. Nên chọn những lá trầu không già, không dập nát. Tiếp theo, đem số lá trầu đã được rửa sạch ở trên nấu với 4 lít nước sạch cho tới sôi. Khi đã sôi, tiếp tục đun thêm 10 phút rồi bắc ra, đổ vào một chiếc chậu sạch đem sử dụng. Lúc này, nước sôi nên vẫn còn rất nóng, nếu lập tức ngâm thì bạn sẽ bị bỏng. Vì vậy, hãy để nguội vài phút, lấy tay sờ thử vào nước và cảm nhận nhiệt độ thích hợp để không bị bỏng. Tiến hành ngâm vùng hậu môn vào chậu chứa nước lá trầu không bằng cách ngồi vào đó cho tới khi nước nguội hẳn.

Phương pháp này sẽ làm giảm sự đau rát và ngứa ngày vùng hậu môn đồng thời thúc đẩy lưu thông máu.

Tham khảo chi tiết: [HƯỚNG DẪN CHI TIẾT] Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản tại nhà

Dùng lá trầu không có điều trị dứt điểm được bệnh trĩ không?

Sử dụng lá trầu không theo cách dân gian để điều trị bệnh trĩ được coi là phương pháp an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên: do tính chất công việc phải ngồi lâu một chỗ hay vận động nặng kéo dài, đi lại nhiều hay do lối sống, sinh hoạt… Khi những nguyên nhân này vẫn còn tồn tại, kéo dài thì bệnh trĩ sẽ chẳng thể điều trị dứt điểm chỉ với mẹo dân gian trị trĩ bằng lá trầu không. Tuy nhiên không thể phủ nhận hiệu quả của phương pháp trong việc hỗ trợ làm giảm những triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân trĩ gặp phải. Vì vậy, dù có điều trị trĩ bằng các mẹo dân gian như sử dụng lá trầu không, đu đủ, diếp cá, tỏi, quả sung, lá vông… hay uống thuốc, phẫu thuật cắt búi trĩ hiện đại thì việc thay đổi lối sống, sinh hoạt, công việc đóng vai trò hết sức quan trọng.

Dùng lá trầu không cho phụ nữ có thai có được không?

Phụ nữ có thai, người đang cho con bú là những đối tượng hết sức nhạy cảm và rất được chú trọng. Người phụ nữ khi đang mang thai, vùng kín rất dễ bị ngứa ngáy, khó chịu, cùng với đó là bệnh trĩ do một vài nguyên nhân như: thói quen ít vận động, chứng táo bón khi mang thai, giãn nở tính mạch…

Việc mắc trĩ trong thai kì khiến cho bà bầu cảm thấy khó chịu cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc đi cầu, nứt hậu môn đồng thời có thể bị viêm nhiễm vùng hậu môn. Rất nhiều bà bầu băn khoăn liệu có thể dùng lá trầu không để vệ sinh được không.

Câu trả lời là có. Bà bầu hoàn toàn có thể dùng lá trầu không để vệ sinh vùng kín nếu sử dụng đúng cách mà không cần lo lắng. Trong lá trầu không có chứa kháng sinh và tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn.

Tuy nhiên, nếu bà bầu sử dụng lá trầu không đúng cách có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Vì vậy, bà bầu cần lưu ý:

Chỉ sử dụng nước lá trầu không đã đun sôi, còn ấm để vệ vùng kín, không ngâm vùng kín. Khi rửa chỉ rửa ngoài âm đạo, lấy tay nhẹ nhàng rửa và massge, dội nước từ trước ra sau.

Khi lựa chọn lá trầu không cần đảm bảo lá không chứa thuốc trừ sâu hay những chất độc hại.

Nước lá trầu không để qua đêm thì không sử dụng, chỉ sử dụng trong ngày.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không?

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, dù lựa chọn điều trị theo cách nào thì bệnh nhân cũng cần lưu ý những điểm sau để đem lại hiệu quả cũng như hạn chế những điều không mong muốn.

Ăn nhiều chất xơ để đem lại hiệu quả tối ưu
Ăn nhiều chất xơ để đem lại hiệu quả tối ưu

Với chế độ ăn:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, cân đối.

Uống 2 lít nước mỗi ngày.

Tích cực ăn nhiều rau xanh, củ và quả chín có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất.

Hạn chế, tránh những thực phẩm cay nóng, khó tiêu.

Với chế độ luyện tập:

Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe.

Luyện tập những bài thể dục hỗ trợ trị trĩ.

Với lối sống:

Không nên thức khuya, đi đúng đúng giờ.

Tránh căng thẳng, tức giận, lo lắng…

Trường hợp bệnh tình nặng, cần đi khám bác sĩ để điều trị phù hợp.

Review tác dụng của lá trầu không trên bệnh nhân trĩ.

Review tác dụng của lá trầu không
Review tác dụng của lá trầu không

Chị Phạm Thị Thanh Nga – 27 tuổi – Hà Nội chia sẻ: “Tôi là nhân viên văn phòng, thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ. Có lẽ chính tính chất của công việc như vậy mà tôi đã mắc bệnh trĩ. Ban đầu chỉ là ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn nên tôi không quá lo lắng. Một thời gian sau, vùng hậu môn ngày càng đau rát. Những cơn đau rát ngày càng nặng hơn, tôi mệt mỏi, vất vả vô cùng. Sau đó tôi có đi khám ở bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán tôi mắc trĩ ngoại độ 2 và có cho thuốc về uống và dặn dò rất cẩn thận. Rồi có người họ hàng, trước đây cũng bị trĩ, mách tôi đun nước lá trầu không xông hơi hiệu quả lắm. Tôi bán tín bán nghi nhưng thấy cách làm cũng đơn giản lại an toàn nên tôi áp dụng thử. Ngày đầu còn bỡ ngỡ nhiều nhưng giờ tôi đã quen rồi. Ngày đầu thực hiện tôi thấy khá ưng ý. Lúc mới xông xong chẳng còn thấy ngứa ngáy hay đau rát. Nhưng chỉ được lúc đó, đau rát cùng ngứa ngáy vẫn tiếp tục nhưng đã không còn gay gắt như trước. Tôi kiên trì áp dụng phương pháp này ròng rã 2 tháng, ngày nào cũng xông như vậy. Tuy mất nhiều thời gian nhưng thấy nó an toàn và cũng đỡ nhiều nên tôi quyết không từ bỏ. Hiện nay, bệnh trĩ của tôi đã được cải thiện hơn rất nhiều.”

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.