[HƯỚNG DẪN CHI TIẾT] Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản tại nhà

Đánh giá post

Tỏi là nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình người Việt. Không chỉ là thành phần trong bữa ăn mà tỏi từ lâu cũng được biết đến là nguyên liệu quan trọng trong điều trị trĩ nhờ đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và nâng cao đề kháng. Bài viết dưới đây Heal Central gửi tới bạn đọc các phương pháp chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản tại nhà.

Công dụng của tỏi trong điều trị bệnh trĩ

Tỏi có tác dụng lưu thông khí huyết
Tỏi có tác dụng lưu thông khí huyết

Tỏi từ lâu được biết là thành phần có trong nhiều món ăn của người Việt. Tỏi được tin dùng không chỉ bởi đặc tính thơm ngon mà tỏi còn chứa nhiều thành phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh trĩ.

Thành phần chính trong tỏi là allicin có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và nâng cao sức đề kháng bên trong cho cơ thể người bệnh. Vì thế việc sử dụng tỏi từ bên trong hay sử dụng trực tiếp từ bên ngoài có thể giúp nâng cao đề kháng hiệu quả.

Ngoài ra, thành phần của tỏi có tác dụng lưu thông khí huyết, làm giảm tình trạng ứ trệ máu vùng tĩnh mạch trĩ và giảm áp lực lên tĩnh mạch búi trĩ. Từ đó, hỗ trợ làm co búi trĩ.

Ngoài ra, allicin cùng các thành phần khác có tác dụng ngăn ngừa sự oxy hóa của các gốc tự do và đẩy nhanh tốc độ làm lành da vùng hậu môn.

Tham khảo thêm: [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG] Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh đơn giản tại nhà

Cách chế biến tỏi trong điều trị trĩ

Có rất nhiều cách chế biến tỏi để dùng hàng ngày nhưng cách nào mới đem lại hiệu quả điều trị trĩ. Bạn đọc tham khảo 4 cách điều trị trĩ hiệu quả nhất bằng tỏi dưới đây.

Dùng nước cốt tỏi để điều trị bệnh trĩ

Nước ép tỏi
Nước ép tỏi

Nước cốt tỏi có hàm lượng thành phần allicin cao. Dùng trực tiếp bôi lên vùng búi trĩ có khả năng sát khuẩn và làm lành vết thương nhanh.

Cách tiến hành:

Bước 1: Dùng 1 đến 2 củ tỏi giã và lọc lấy nước cốt.

Bước 2: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối sinh lý. Dùng khăn bông để thấm khô.

Bước 3: Lấy bông y tế thấm nước cốt tỏi rồi đắp lên vùng búi trĩ. Để yên 15 phút cho tinh chất tỏi thấm sâu vào trong búi trĩ để có hiệu quả tốt nhất.

Thực hiện ngày 1 đến 2 lần sau khi đi vệ sinh. Sau 1 tuần kiên trì thực hiện sẽ giúp giảm đáng kể kích thước búi trĩ và kháng khuẩn làm sạch vùng hậu môn.

Dùng tỏi nướng đắp lên hậu môn để trị bệnh trĩ

Tỏi nướng đắp lên hậu môn có tác dụng rất tốt cho người bệnh trĩ
Tỏi nướng đắp lên hậu môn có tác dụng rất tốt cho người bệnh trĩ

Phương pháp này được đánh giá là an toàn, đơn giản và dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao.

Nguyên liệu: 1 củ tỏi chưa bóc vỏ, vải gạc vô khuẩn.

Cách tiến hành:

Bước 1: Nước củ tỏi trên bếp than đến khi vỏ ngoài chuyển sang màu nâu đen thì dừng.

Bước 2: Bóc lớp vỏ lụa bên ngoài đã nước đen, dập dập tép tỏi bên trong để giải phóng các thành phần trong tép tỏi.

Bước 3: Bọc lại bằng vải gạc sạch vô khuẩn, kiểm tra lại nhiệt độ không quá nóng cũng không quá nguội rồi chườm lên hậu môn cho thành phần trong tỏi thấm đều vào bên trong.

Thực hiện sau khi đi đại tiện ngày thực hiện 1 đến 2 lần. Sau 1 tuần thực hiện triệu chứng của bệnh trĩ giảm đáng kể. Tỏi nướng không chỉ có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và tiêu viêm. Việc dùng tỏi nướng còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng chảy máu hậu môn trong bệnh trĩ.

Uống rượu tỏi trị bệnh trĩ

Rượu tỏi giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Rượu tỏi giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Rượu tỏi là phương pháp điều trị trĩ hiệu quả. Rượu tỏi không chỉ nâng cao đề kháng từ bên trong mà còn có thể sử dụng để sát khuẩn từ bên ngoài.

Nguyên liệu: 50g tỏi, 20ml rượu 40-45o vào bình đựng thủy tinh có nắp đậy.

Cách tiến hành: Tỏi giã nát hoặc thái lát mỏng được ngâm trong rượu. Sau 2 tuần thì có thể đem ra uống hoặc đắp hậu môn.

Dùng rượu tỏi để đắp hậu môn:

Bước 1: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối sinh lý.

Bước 2: Lấy 1 bông vô khuẩn thấm rượu tỏi sau đó đắp lên vùng búi trĩ đang sưng viêm. Để yên cho hoạt chất trong tỏi và rượu thấm sâu vào trong niêm mạc.

Thực hiện ngày 2 lần sau khi đi đại tiện. Sau 1 tuần có thể thấy búi trĩ giảm kích thước và không còn sưng và chảy máu nữa.

Dùng rượu tỏi để uống: Mỗi ngày có thể uống 1 chén 10ml rượu tỏi chia làm 2 lần. Dùng trong giai đoạn nhất định để điều trị tùy theo giai đoạn của trĩ. Tuy nhiên không được quá lạm dụng do rượu có tính nhiệt có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón và xuất huyết.

Sử dụng tỏi và hoàng liên để chữa bệnh trĩ

Vị thuốc tỏi và hoàng liên là phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả khi kết hợp cả 2 phương thuốc có tính sát khuẩn mạnh. Hoàng liên với thành phần berberin và palmatin có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus, ngăn ngừa bội nhiễm, nhiễm trùng búi trĩ. Ngoài ra, hoàng liên còn là vị thuốc có vị đắng tính hàn có tác dụng làm se, làm co búi trĩ. Đồng thời, nó còn có tác dụng cầm máu, ngăn chặn tình trạng xuất huyết vùng búi trĩ.  Tính hàn của hoàng liên có tác dụng thanh lọc độc tố, thanh huyết nhiệt điều trị triệu chứng của bệnh trĩ từ bên trong.

Thành phần sử dụng: 1 củ tỏi và 12g bột hoàng liên.

Cách tiến hành: Nghiền nát tỏi cùng với 12g bột hoàng liên. Khi nghiền nhuyễn thì vê tròn thành từng viên hoàn nhỏ bằng đầu ngón tay cho dễ sử dụng.

Mỗi ngày sử dụng từ 4 đến 5 viên. Cải thiện triệu chứng ngay sau 5 ngày sử dụng.

Tham khảo thêm: [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG] Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá và hoa thiên lý

Tỏi đen có chữa được bệnh trĩ không?

Tỏi đen bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể
Tỏi đen bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Tỏi đen là dạng bào chế của tỏi trắng trải qua quá trình lên men và kiểm soát nhiệt độ. Tỏi đen có tác dụng ức chế quá trình chuyển dạng của enzyme alliin thành allicin. Cùng với các thành phần khác bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Mặc dù được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa. Tuy nhiên trong điều trị trĩ thì tỏi đen không được đánh giá cao. Vì thế việc sử dụng tỏi tươi trong các phương pháp kể  trên vẫn đem lại hiệu quả hơn cả.

Ăn nhiều tỏi có tốt không?

Việc sử dụng tỏi đường uống và kết hợp với đường dùng ngoài đem lại hiệu quả cao trong điều trị trĩ, Tuy nhiên liều lượng như thế nào để tốt cho điều trị bệnh mà không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh phải cân nhắc.

Tỏi có vị cay tính ấm nếu ăn nhiều quá liều lượng cho phép có thể làm mất cân bằng khí huyết. Có thể gây nên tình trạng tiêu chảy, viêm dạ dày, chán ăn và sụt cân.

Ngoài ra, tỏi nên được hạn chế ở những đối tượng sau đây:

Người đang có vấn đề về thị lực.

Những người thể trạng suy yếu, đang mắc các vấn đề về gan và tiêu chảy.

Không ăn tỏi khi bụng đói gây kích ứng dạ dày.

Bà bầu có ăn được tỏi hay không?

Bà bầu có thể ăn tỏi để điều trị trĩ
Bà bầu có thể ăn tỏi để điều trị trĩ

Tỏi có nhiều tác dụng trong điều trị trĩ nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khi sử dụng cho bà bầu.

Nếu sử dụng tỏi thường xuyên có thể dẫn tới xuất huyết khi mang thai và ảnh hưởng đến tiêu hóa của bà bầu. Ngoài ra sử dụng thường xuyên gây nhiệt cho các mẹ đang mang thai có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bà bầu nên sử dụng tỏi điều trị trĩ bằng phương pháp dùng ngoài như đắp nước cốt tỏi lên búi trĩ hoặc đắp tỏi nướng lên búi trĩ.

Lưu ý khi sử dụng tỏi điều trị trĩ

Điều trị trĩ bằng tỏi là phương pháp yêu cầu tính kiên trì của người sử dụng và chỉ áp dụng cho người đang ở trị độ 1 và trĩ độ 2.

Đối với trĩ độ 3, độ 4 thì nên có sự can thiệp của các phương pháp đông tây khác. Không được sử dụng tỏi để điều trị do không đạt được hiệu quả.

Tỏi không nên sử dụng trên bệnh nhân trĩ có nền là người bị tiêu chảy, viêm gan hay có tổn thương về mắt.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.