Thuốc dạ dày Sucralfate 1g: Tác dụng phụ – Giá bao nhiêu – SĐK?

4/5 - (1 bình chọn)

Sucralfat là thuốc gì?

Thuốc Sucralfat là một thuốc thuộc nhóm hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, có tác dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp tính và mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản và trong một số trường hợp cũng được sử dụng để dự phòng các bệnh lý trên.
– Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương Vidipha Bình Dương.
– Nhà đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm trung ương VIDIPHA.
Số đăng ký thuốc Sucralfat: VD-29187-18.
– Thành phần và hàm lượng: Thành phần chính của thuốc là Sucralfat với hàm lượng 1g. Ngoài ra có thêm tá dược vừa đủ mỗi viên: Tinh bột ngô, P.V.P K30, Starch 1500, bột talc, magnesi stearate, Avicel 102, polyolasdon.
– Dạng bào chế: Sucralfat được bào chế dạng viên nén dài.
– Quy cách đóng gói: Mỗi hộp Sucralfat đóng gói hộp 2 vỉ hoặc hộp 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén dài.

Hình ảnh hộp thuốc Sucralfat
Hình ảnh hộp thuốc Sucralfat

Thuốc Sucralfat có tác dụng gì?

Sucralfat là muối nhôm của sulfated disaccharide, có tác dụng tại chỗ. Khi dạ dày tăng bài tiết acid dịch vị thì Sucralfat tạo phức với albumin và fribinogen và trở thành một lớp bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương, ngăn cản các yếu tố tấn công tiếp xúc với vùng loét dạ dày.
Sucralfat còn có tác dụng kích thích quá trình sản xuất prostaglandin E2 và bài tiết dịch nhầy, tăng yếu tố bảo vệ dạ dày.

Công dụng của thuốc Sucralfat

Thuốc Sucralfat có tác dụng hỗ trợ điều trị loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản.

Chỉ định sử dụng thuốc Sucralfat

Thuốc Sucralfat được chỉ định sử dụng cho:

  • Bệnh nhân gặp tình trạng viêm loét dạ dày lành tính, viêm dạ dày mạn tính.
  • Bệnh nhân gặp tình trạng loét tá tràng.
  • Hỗ trợ điều trị cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc phù hợp sử dụng với người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên.

Xem thêm: Thuốc Hadugast: Tác dụng – Cách uống – Lưu ý tác dụng phụ & SĐK

Cách sử dụng thuốc Sucralfat

Hướng dẫn cách dùng của thuốc Sucralfat:
Thuốc Sucralfat được bào chế dạng viên nén dài nên sử dụng đường uống mang lại hiệu quả tối ưu.
Khuyến cáo sử dụng thuốc nguyên viên, không bẻ đôi viên thuốc khi uống tránh làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của dược chất, ảnh hưởng tới sinh khả dụng của thuốc.
Khuyến cáo uống thuốc cùng với nước lọc, không sử dụng cùng nước trái cây hoặc sữa.
Quá trình hấp thu của dược chất Sucralfat bị chậm lại bởi lượng thức ăn có mặt trong dạ dày, do đó nên uống thuốc lúc đói, trước bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc ngay trước khi đi ngủ. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để thuốc được hấp thu triệt để.
Sử dụng thuốc liên tục và đều đặn để đạt hiệu quả tối ưu.

Thuốc Sucralfat điều trị các bệnh dạ dày
Thuốc Sucralfat điều trị các bệnh dạ dày

Liều dùng điều trị của thuốc Sucralfat:
 

  • Liều dùng điều trị đối với người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên: Mỗi ngày sử dụng 4g Sucralfat ( tương đương với 4 viên thuốc), chia làm 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 viên hoặc chia làm 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên.
  • Liều tối đa được phép sử dụng khi điều trị là 8 g mỗi ngày.
  • Liều dùng điều trị đối với người cao tuổi: Sử dụng như bình thường, liều khởi đầu nên sử dụng ở mức thấp nhất có thể.
  • Liều dùng điều trị cho bệnh nhân suy thận: Hiệu chỉnh liều phù hợp tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị
  • Thời gian điều trị kéo dài tối thiểu là từ 4 cho đến 6 tuần.

Thuốc Sucralfat chống chỉ định trong trường hợp nào?

  • Không sử dụng thuốc này cho người có tiền sử mẫn cảm với Sucralfat
  • Không sử dụng thuốc này cho trẻ em dưới 14 tuổi.

Thuốc Sucralfat có tác dụng không mong muốn không?

Trong quá trình sử dụng thuốc Sucralfat để điều trị có thể gặp một số phản ứng phụ trên cơ thể:

  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng.
  • Tác dụng không mong muốn trên da: hồng ban đa dạng, ngứa, mề đay.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, mệt mỏi.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ cơ xương khớp: đau nhức cơ xương khớp, loạn dưỡng xương, loãng xương.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ hô hấp: khó thở, co thắt thanh quản, viêm mũi.

Thuốc Sucralfat giảm các triệu chứng của loét dạ dày - tá tràng
Thuốc Sucralfat giảm các triệu chứng của loét dạ dày – tá tràng

Các triệu chứng trên hiếm gặp và nếu có chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng tới tính mạng người sử dụng, thường biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc.
Trong quá trình sử dụng thuốc Sucralfat, nếu bệnh nhân thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị để có phương hướng điều trị tốt nhất.

Chú ý và Thận trọng

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng Sucralfat:

  • Thuốc có ảnh hưởng tới hệ thần kinh cho nên không thích hợp sử dụng cho người đang lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, đặc biệt là bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân từng làm quá trình lọc máu.
  • Hiện nay chưa có đầy đủ thông tin đảm bảo an toàn khi sử dụng cho trẻ em dưới 14 tuổi nên khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em dưới 14 tuổi.

Tương tác của thuốc Sucralfat với các thuốc khác

Sử dụng thuốc Sucralfat cùng với thuốc hay sản phẩm khác có thể làm xảy ra các tương tác thuốc:

  • Thuốc kháng acid làm giảm hoạt động của thuốc Sucralfat trên niêm mạc dạ dày. Nên sử dụng thuốc antacid trước hoặc sau khi uống Sucralfat khoảng 30 phút.
  • Sucralfat làm giảm hấp thu của một số thuốc như:
  • Thuốc chống đông máu Wafarin.
  • Thuốc kháng sinh: Tetracyclin, Ofloxacin, Ciprofloxacin, Norfloxacin.
  • Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Cimetidine, ranitidine.
  • Thuốc chống động kinh: Phenytoin.

Do vậy nên sử dụng các nhóm thuốc trên trước hoặc sau khi uống Sucralfat khoảng 2 giờ.

  • Nhóm thuốc citrate làm tăng nồng độ của Sucralfat trong máu, có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc
Thuốc Sucralfat điều trị trào ngược dạ dày - thực quản
Thuốc Sucralfat điều trị trào ngược dạ dày – thực quản

Ảnh hưởng của thuốc Sucralfat lên phụ nữ có thai và cho con bú

Hiện nay chưa có đầy đủ thông tin liên quan tới việc sử dụng thuốc Sucralfat cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Khuyến cáo chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú khi thực sự cần thiết.

Cách xử trí quá liều, quên liều

  • Đối với trường hợp bệnh nhân dùng quá liều: Trong quá trình sử dụng Sucralfat có thể bị quá liều nếu sử dụng vượt quá liều tối đa, lúc đó bệnh nhân xuất hiện một số triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau bụng. Người thân cần đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành loại lượng thuốc dư thừa ra khỏi cơ thể.
  • Đối với trường hợp bệnh nhân quên liều: Nếu bệnh nhân phát hiện quên liều thì nên sử dụng càng sớm càng tốt. Nhưng nếu thời điểm phát hiện gần với thời điểm sử dụng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều tiếp theo như bình thường. Khuyến cáo không tăng liều để bù cho liều đã quên.

Thuốc Sucralfat giá bao nhiêu?

Thuốc Sucralfat có giá 20.000 đồng/ hộp 20 viên hoặc 100.000 đồng/ hộp 100 viên.
Đây là mức giá Healcentral đã tham khảo tại một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên giá cả có thể được điều chỉnh ở các nhà thuốc và khu vực khác nhau.

Thuốc Sucralfat được bào chế dưới dạng viên nén
Thuốc Sucralfat được bào chế dưới dạng viên nén

Thuốc Sucralfat mua ở đâu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh?

Hiện nay Sucralfat được phân phối và bày bán tại nhiều hệ thống nhà thuốc, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua ở bất cứ đâu. Theo kiểm tra thị trường thì thanh tra đã phát hiện ra trường hợp nhà thuốc bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng của thuốc Sucralfat, gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Độc giả có như cầu sử dụng Sucralfat nên tìm mua tại hệ thống các nhà thuốc uy tín như Nhà thuốc Lưu Anh, Nhà thuốc Bimufa, Nhà thuốc Ngọc Anh,… Nếu bạn không có điều kiện đến nhà thuốc trực tiếp thì có thể gọi điện thoại trực tiếp đến hotline 08.535.49.696 để được nghe tư vấn và được giải đáp bất kỳ vấn đề nào có liên quan.
Khi nhận sản phẩm nên kiểm tra kỹ bao bì thuốc cũng như mã vạch để nhận diện hàng chính hãng.
Tham khảo: Thuốc Dotium: Tác dụng – Cách sử dụng & lưu ý – Giá bao nhiêu?

6 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây