Tăng acid dạ dày là gì? 10+ cách giảm acid dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Đánh giá post

Tăng acid dịch vị dạ dày đang là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đi kèm. Việc tìm hiểu hiểu nguyên nhân và một số phương pháp làm giảm acid dạ dày là một điều không thể bỏ qua. Bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến tăng acid dạ dày

Acid clohydric hay còn gọi là acid dịch vị dạ dày. Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Trung Bình ở người khỏe mạnh bình thường nồng độ HCl nằm trong khoảng 0.0001 – 0.001 mol/l và khoảng pH nằm trong khoảng 3 – 4. Nồng độ này luôn được giữ ổn định.

HCl vừa đóng vai trò là chất hòa tan các muối khó tan trong dịch vị, vừa là xúc tác thủy phân glucosid, chất đạm trong cơ thể thành các chất dễ hấp thu hơn. Khi nồng độ HCl thay đổi, đều dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng. Trong đó tăng acid dịch vị dạ dày là nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày hành tá tràng. Vậy nguyên nhân gây ra tăng acid dịch vị dạ dày là gì?.

Các chuyên gia tiêu hóa đã chỉ ra một số nguyên nhân làm tăng acid dịch vị dưới đây:

  • Sử dụng rượu, bia vượt quá ngưỡng cho phép. Rượu, bia, các chất kích thích làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời ức chế tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Người uống quá nhiều rượu bia, sẽ tích lũy  lượng axit dạ dày cao, làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có thể gây biến chứng là loét, thủng dạ dày.
  • Ăn uống thất thường. Khi đói, cơ thể tiết ra rất nhiều acid. Vì vậy việc ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa, thường xuyên hay ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, một số thực phẩm chứa nhiều acid hữu cơ cũng là nguyên nhân gây tăng tiết axit dạ dày.
  • Căng thẳng thần kinh: Khiến dạ dày phải co bóp, đồng thời kích thích thần kinh trung ương, dẫn tới tăng tiết axit dạ dày
  • Hút thuốc lá: trong thuốc lá có chứa nicotin, là một chất kích thích có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, nhất là vi khuẩn Helicobacter Pylori gây tăng tiết axit dạ dày;
  • Thiếu ngủ: Thức quá khuya, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân tăng tiết axit dạ dày.

Cách làm giảm acid dịch vị dạ dày bằng thuốc

Thuốc kháng Histamin H2

Thuốc kháng histamin H2
Thuốc kháng histamin H2

Histamin là chất trung gian hóa học, có vai trò trong việc kích thích tế bào viền tiết ra HCl. Các thuốc kháng Histamin làm giảm acid dựa trên cơ chế ức chế Histamin, ức chế sản sinh HCl ở tế bào viền.

Hiện nay một số thuốc kháng Histamin H2 đang được lưu hành là Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin.

Chỉ định của nhóm thuốc kháng Histamin H2:

  • Phòng và điều trị loét dạ dày, tá tràng.
  • Phòng và điều trị chứng ợ nóng, ăn khó tiêu do tăng acid dạ dày.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison; bệnh tăng tiết acid.
  • Điều trị bệnh hồi lưu thực quản dạ dày.

Một số tác dụng phụ của thuốc kháng Histamin mà bệnh nhân cần lưu ý:

Thay đổi trạng thái tâm thần, tiêu chảy, phát ban, sốt, đau cơ, giảm tiểu cầu, nhịp chậm xoang và hạ huyết áp sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh.

Thuốc ức chế bơm proton – PPI

Bước cuối cùng để đưa acid vào lòng dạ dày được thực hiện bởi enzym H+/K+ ATPase (bơm proton) qua cơ chế vận chuyển tích cực. Thuốc có tác dụng ức chế enzym này có tác dụng chống tiết acid. Hiện có 5  chất dùng trong điều trị là Omeprazol; Lansoprazol; Pantoprazol; Rabeprazol và Esomeprazol . Các chất này ức chế bất thuận nghịch enzym nên có tác dụng kéo dài (mạc dù thời gian bán thải chỉ khoảng 1,5-3 giờ); tác dụng mạnh nhất là lúc đói. Vì vậy, ngày chỉ uống 1 lần, trước bữa ăn sáng.

Chỉ định:

  • Điều trị loét dạ dày, tá tràng. Ngoài tác dụng chống tiết acid, các hợp chất này còn có tác dụng diệt H.pylori.
  • Dùng trong tất cả các trường hợp cần giảm tiết acid.

Thuốc trung hòa acid dịch vị dạ dày

Thuốc trung hòa acid dịch vị hay còn gọi là nhóm thuốc kháng acid dịch vị. Đây là những thuốc có khả năng trung hòa HCl ở dạ dày.

Các thuốc hay dùng là các nhôm hydroxyd, Magnesi hydroxyd hoặc hỗn hợp chứa cả 2 chất này.

Hiện nay, do có nhiều thuốc chống tiết acid tốt nên các antacid chỉ dùng giảm đau tạm thời khi quá đau do loét.

Một số thuốc:  Nhôm hydroxyd gel, Magnesi hydroxyd, Maalox (Nhôm hydroxyd gel + Magnesi hydroxyd)

Các dược sĩ chuyên khoa đã tư vấn nên sử dụng 2 nhóm thuốc khác nhau trong 3 nhóm thuốc trên để tăng hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu thêm: [Bật mí] Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ tại nhà đơn giản nhất

Cách làm giảm acid dịch vị tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc nội khoa để chữa bệnh, người có acid dịch vị tăng cao phải kết hợp với các pháp hỗ trợ để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Một số biện pháp bệnh nhân được yêu cầu thực hiện gồm:

  • Hạn chế sử dụng bia rượu đến mức tối thiểu

Rượu bia là nguyên nhân làm tổn thương tế bào niêm mạc dạ dày, nguy cơ gây viêm loét rất cao. Vì vậy, việc hạn chế bia rượu hay bỏ bia rượu được xếp vào danh sách hàng đầu để điều trị bệnh. Ngoài ra, việc hạn chế bia rượu còn làm cho con người ở trạng thái tinh thần thoải mái nhất, làm giảm tiết acid.

  • Giảm stress

Stress hay căng thẳng thần kinh kích thích tế bào viền sản sinh ra nhiều HCl, nguy cơ làm bỏng dạ dày. Do đó, trạng thái tinh thần thoải mái đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tiết acid dịch vị. Tùy vào sở thích hay đặc thù công việc mà sẽ có phương pháp làm giảm stress khác nhau như nghe nhạc, đọc sách, đi bộ,…

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

Khi ăn một lượng thức ăn lớn, dạ dày sẽ phải hoạt động mạnh, tiết ra một lượng acid nhiều. Trong khi cơ thể đã có sẵn acid với nồng độ lớn, dạ dày còn tăng tiết thì khả năng nguy cơ dẫn đến bỏng dạ dày. Vì vậy, nên chia bữa ăn thành nhiều khẩu phần nhỏ, để lượng acid tiết ra không vượt giới hạn gây loét.

  • Bỏ thuốc lá

Nicotin trong thuốc lá là nguyên nhân làm kích thích tế bào viền tăng sản sinh acid. Bỏ thuốc lá, bệnh nhân đã loại bỏ được một yếu tố nguy cơ gây ra tăng acid dịch vị.

Bỏ thuốc lá
Bỏ thuốc lá
  • Ăn chậm nhai kĩ

Nếu bệnh nhân ăn nhanh, nhai không kĩ, thức ăn trôi xuống dạ dày với kích thước lớn. Vì vậy, dạ dày phải tăng co bóp để chia nhỏ thức ăn, làm tăng acid dịch vị. Việc ăn chậm, nhai kĩ sẽ giảm hoạt động cho dạ dày làm giảm tiết acid dạ dày.

  • Tránh thức khuya

Việc thức khuya làm căng thẳng, ức chế thần kinh trung ưng gây ra kích thích tế bào viền tăng tiết acid. Vì vậy, bệnh nhân không nên thức khuya, điều này sẽ hạn chế lượng acid tiết ra.

Tìm hiểu thêm: Viêm Loét dạ dày – Tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Mẹo giảm acid dịch vị từ nguyên liệu thiên nhiên

Mật ong

Trong mật ong có chứa các vitamin B, vitamin C,… có khả năng kháng viêm, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, Các trong mật ong có các khoáng chất như : calci, phospho, magie, đồng, sắt, mangan, kali, kẽm,… có tác dụng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày. Đặc biệt, trong mật ong có chứa acid phenolic và dẫn chất flavonoid, là nguồn chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Nghệ

Trong nghệ có tinh chất curcumin, có tác dụng Kháng viêm; làm lành và bao các vết viêm loét ở dạ dày. Đồng thời, khi acid dạ dày tăng quá cao, xuất hiện tình trạng ợ nóng, ợ chua. Curcumin trong nghệ sẽ kiểm soát được tình trạng này. Đặc biệt, trong tinh bột nghệ có chứa chất oxy hóa cao. Giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các tác nhân gây ung thư trong quá trình sinh hoạt, ăn uống,…

Chuối

Từ lâu, chuối đã trở thành loại hoa quả được ưa chuộng của đông đảo mọi người. Với bệnh nhân tăng acid dạ dày, nên thường xuyên ăn chuối. Vì chuối rất giàu vitamin C, chất xơ và đường lành mạnh có tác dụng trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày,

Nên ăn chuối thường xuyên
Nên ăn chuối thường xuyên

cải thiện đáng kể các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng do dư thừa axit gây ra, đồng thề kích thích tiêu hóa.

Gừng

Trong dịch chiết củ gừng có chứa một số thành phần có hoạt tính kháng viêm, làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Các thành phần này còn làm ấm dạ dày, kích thích tiêu hóa. Vì vậy, gừng rất phù hợp để làm giảm acid dịch vị.

Trên đây là một số gợi ý, mách nhỏ cho bạn về cách làm giảm acid dịch vị. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn đọc những biện pháp hay, hữu hiệu để bạn đọc có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Tìm hiểu thêm: 10 THUỐC CHỮA DẠ DÀY NHANH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây