Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày ở trẻ em và cách điều trị tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Tình trạng đau dạ dày ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến. Chúng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bài viết sẽ giúp bạn nhận thấy những dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em. Từ đó có hướng xử trí kịp thời.

Đau dạ dày ở trẻ em
Đau dạ dày ở trẻ em

Đau dạ dày ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Đau dạ dày đôi khi chỉ bắt đầu bằng những dấu hiệu thường gặp ở trẻ như đau bụng, mệt mỏi, … Vì thế đôi khi chúng ta thường chủ quan và bỏ qua nó. Đau dạ dày ở trẻ em được xác định và điều trị sớm thường phục hồi rất tốt. Tuy nhiên cơn đau dạ dày không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Đối với trẻ bị đau dạ dày nặng, hãy đến Khoa Cấp cứu gần nhất nếu trẻ sốt cao, tiêu chảy hoặc nôn lâu hơn 24 giờ. Trong những tình trạng nghiêm trọng, việc điều trị có thể bao gồm nhập viện và phẫu thuật. Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để đảm bảo trẻ được điều trị thích hợp.

Tham khảo thêm: [Chia sẻ] Những loại hoa quả bạn nên và không nên ăn khi bị đau dạ dày

Một số dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em

Cha mẹ hoặc người chăm sóc thường có thể nhận thấy cơn đau ở bụng của trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể khóc, biểu hiện đau trên khuôn mặt và cuộn tròn. Trẻ nhỏ thường nhanh chóng nói với bố mẹ, người thân tình trạng đau bụng của mình. Một số thanh thiếu niên có thể chỉ miễn cưỡng báo cáo cơn đau của chúng. Người lớn phải chú ý đến những dấu hiệu sau đây:

Trẻ chán ăn, hay bỏ bữa

Đau dạ dày khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đặc biệt tình trạng nôn ói khiến trẻ trở nên biếng ăn. Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng trẻ đang kiếm cớ để không phải ăn. Vì thế họ lại càng thúc ép con ăn, điều này lại càng làm trầm trọng hơn tình trạng của trẻ.

Trẻ thường xuyên đau bụng

Trẻ thường xuyên đau bụng
Trẻ thường xuyên đau bụng

Đây là dấu hiệu rất thường gặp và xuất hiện từ sớm ở những trẻ đau dạ dày. Tuy nhiên dấu hiệu này thường bị bỏ qua vì cha mẹ thường cho rằng đau bụng có thể do đồ ăn, giun sán, … gây nên.

Cơn đau bụng ở những trẻ đau dạ dày thường không kéo dài. Trẻ thường xuyên than phiền đau bụng quanh rốn. Nếu trẻ kêu đau ở vị trí thấp xuống dưới, bên phải bụng thì lại nghĩ ngay đến đau ruột thừa.

Trẻ thường xuyên đầy hơi, ợ chua và khó tiêu

Trẻ thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua nhưng rất khó để miêu tả triệu chứng này cho bố mẹ, hoặc là trẻ vẫn chưa ý thức được những triệu chứng đó bất thường. Đau dạ dày làm acid dịch vị tăng lên, dễ gây trào ngược gây khó chịu. Đồng thời trẻ luôn có cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ rất dễ bị viêm loét và chảy máu dạ dày.

Trẻ mệt mỏi, xanh xao

Nếu đứa trẻ trông có vẻ ốm yếu kèm theo đau đớn thì nên đi đến cơ sở y tế. Thông thường, cha mẹ “chỉ biết” trẻ khi tình trạng đã xấu.

Các bậc cha mẹ phải luôn để ý đến thể trạng của trẻ. Khi bị đau bụng trẻ có bao gồm ngoại hình xanh xao, đổ mồ hôi , buồn ngủ hoặc bơ phờ không.

Nôn ói

Kèm theo đau bụng thì trẻ đau dạ dày thường buồn nôn và nôn ói. Tình trạng này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ thường xuyên nôn ói, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, khiến trẻ chậm tăng cân. Nếu tình trạng tiến triển xấu thì trẻ có thể bị viêm loét và nôn ra máu, nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ đi ngoài phân đen hoặc máu tươi

Cha mẹ thường không để ý đến những dấu hiệu ban đầu, chỉ khi bệnh nặng mới phát hiện. Theo thống kê cho thấy có hơn 50% trẻ em đau dạ dày nhập viện với tình trạng xuất huyết dạ dày, đi ngoài phân đen hoặc máu đỏ tươi.

Đó là những dấu hiệu thường gặp để cha mẹ cũng như người chăm sóc trẻ có thể nhận biết là đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.

Đau dạ dày ở trẻ nguyên nhân từ đâu?

Do nhiễm trùng vi rút hoặc vi khuẩn

Vi khuẩn Helicobacter pylori
Hình ảnh: Vi khuẩn Helicobacter pylori

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đa dạ dày. Chúng là một trong số ít những loại vi khuẩn có khả năng sống sót trong niêm mạc dạ dày của bệnh nhân. Sự phát triển của vi khuẩn HP gây ra đau bụng.

Nhiễm trùng do vi rút có xu hướng biến mất nhanh chóng, trong khi nhiễm trùng do vi khuẩn có thể cần thuốc kháng sinh để khỏi bệnh.

Liên quan đến thực phẩm

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đường ruột của trẻ. Nếu niêm mạc dạ dày trẻ bị tiếp xúc với đồ ăn cay nóng trong một thời gian dài sẽ rất dễ gây loét, đau dạ dày.

Ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm cũng có thể dẫn đến đau dạ dày.

Ngoài ra nếu trẻ ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi và khó chịu tạm thời. Thường khởi phát nhanh sau khi ăn. Tình trạng này kéo dài cũng sẽ dẫn đến những tổn thương đường ruột trong đó có đau dạ dày.

Lo lắng, căng thẳng kéo dài

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng loét dạ dày ở người lớn. Ở trẻ em cũng vậy, việc chúng thường xuyên bị áp lực học hành, thi cử khiến cơn đau dạ dày xuất hiện.

Ngộ độc

Tình trạng này có thể bao gồm từ các vấn đề đơn giản (chẳng hạn như ăn xà phòng) đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như nuốt phải viên sắt, nam châm, đồng xu, hoặc sử dụng quá liều thuốc (chẳng hạn như ngộ độc paracetamol. Hay một số thuốc dùng để điều trị các bệnh không phù hợp có thể gây ra đau dạ dày.

Một số nguyên nhân bệnh lý khác

Chúng bao gồm viêm ruột thừa hoặc tắc nghẽn ruột ở trẻ.

Một số cách điều trị đau dạ dày tại nhà cho trẻ

Nghỉ ngơi hợp lý

Trẻ bị đau bụng thường xuyên sẽ có lợi khi được nghỉ ngơi. Nằm úp mặt xuống có thể giúp giảm đau do khí. Nhưng lưu ý rằng tư thế nào giúp trẻ thoải mái nhất sẽ được lựa chọn.

Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý
Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý

Ngoài ra nghỉ ngơi còn giúp trẻ giảm căng thẳng, stress giúp tình trạng bệnh không tiến triển xấu đi, nhanh chóng phục hồi. Điều này rất quan trọng, giúp loại bỏ được nguyên nhân gây ra đau dạ dày ở trẻ em.

Chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung đủ nước là điều quan trọng đầu tiên. Con người có thể tồn tại trong một thời gian dài mà không cần thức ăn nhưng cần phải ăn uống chất lỏng. Ở một số trẻ đau dạ dày có thể kèm theo nôn trớ, khiến trẻ dễ bị mất nước. Các bác sẽ có thể truyền nước hoặc kê oresol cho trẻ.

Tránh các đồ uống  có ga, chứa caffein, chất béo, hoặc quá mặn hoặc có đường (chẳng hạn như cola đậm, trà, cà phê, sữa và nước trái cây). Những thức uống này thường làm kích thích dạ dày, gây ra các cơn đau. Chúng cũng là yếu tố nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.

Tránh ăn thức ăn cay nóng, chua để hạn chế tiết acid dịch vị, tránh hình thành các vết loét.

Khi trẻ bị đau dạ dày nên cho trẻ ăn những đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa đề giảm áp lực lên đường tiêu hóa. Nếu bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn rắn phải bắt đầu từ từ. Đầu tiên bạn có thể thử bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn sau đó chuyển sang thức ăn thông thường khi trẻ không có gì bất thường. Các loại thực phẩm nên bắt đầu bổ sung như: chuối, nước sốt táo, bánh mì nướng hoặc cơm trắng, … sau khi ăn lỏng hoàn toàn.

Sử dụng Thuốc

Một số trường hợp trẻ bị đau dạ dày kèm theo sốt. Bên cạnh bổ sung nước đầy đủ thì có thể sử dụng thêm một số thuốc kiểm soát cơn sốt.

Tránh dùng kháng sinh ở trẻ em trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh cũng như các loại thuốc khác tại nhà. Chúng bao gồm cả thuốc thảo dược. Nếu đã sử dụng hãy báo cáo với bác sĩ khi đưa trẻ thăm khám. Vì một số loại thuốc thảo dược có thể ảnh hưởng tới tác dụng của phương pháp điều trị.

Cách phòng tránh đau dạ dày ở trẻ

Để phòng tránh đau dạ dày ở trẻ cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ cũng như nguyên nhân có thể gây bệnh:

  • Tránh bị nhiễm vi khuẩn: Luôn nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Không để trẻ chơi đùa nơi vũng bùn, bãi rác bẩn, những môi trường này tồn tại rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Giáo dục trẻ luôn giữ gìn đồ vệ sinh cá nhân của mình, không dùng chung đồ với người khác.
  • Luôn tạo tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng: Điều này rất quan trọng, hãy để con bạn luyện tập thể thao, giải trí bằng các trò chơi ngoài trời.
  • Luôn ăn uống lành mạnh, thức ăn phải được nấu chín và đảm bảo vệ sinh
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ tăng cường đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trẻ đau dạ dày nên ăn gì?

Một số thực phẩm trẻ nên ăn khi đau dạ dày
Một số thực phẩm trẻ nên ăn khi đau dạ dày

Để có một chế độ ăn khoa học và hợp lý có thể bạn sẽ cần đến lời khuyên của các chuyên gia y tế. Dưới đây sẽ là một số thực phẩm tốt cho trẻ bị đau dạ dày mà bạn có thể lựa chọn khi xây dựng chế độ ăn của trẻ.

  • Thực phẩm giúp làm giảm tiết acid dịch vị như mật ong, dầu thực vật… Mật ong còn chứa nhiều vitamin và dinh dưỡng, giúp giảm cơn co thắt dạ dày.
  • Thực phẩm có thể trung hòa acid dạ dày như trứng, sữa.
  • Thực phẩm giúp cải thiện niêm mạc dạ dày như khoai lang, bánh mỳ, gạo nếp, … Chúng thường được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em bị viêm loét dạ dày.
  • Thực phẩm chứa ít chất xơ sợi như rau củ non.

Cách chăm sóc trẻ khi bị đau dạ dày

Khi chăm sóc trẻ bị đau dạ dày thì việc xây dựng chế độ ăn hợp lý rất quan trọng. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn của trẻ để đảm bảo hấp thu và không gây áp lực nên dạ dày. Điều này phòng ngừa được các cơn đau do dạ dày bị kích thích co bóp. Trong giai đoạn trẻ cơ cơn đau phải cho trẻ dùng đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa.

Thiết lập cho trẻ chế độ sinh hoạt hợp lý. Nếu có chế độ sinh hoạt do bác sĩ đề ra thì phải nhắc nhở và quản lý đảm bảo trẻ tuân thủ.

Nhận biết một số dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ em bị đau dạ dày. Nếu thấy các triệu chứng nặng lên, trẻ sốt cao hoặc nôn mửa liên tục phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. Ngoài ra còn phải quan sát phân của trẻ, phòng trường hợp trẻ bị đi ngoài ra máu, xuất huyết dạ dày.

Đau dạ dày ở trẻ có chữa khỏi được không?

Cũng giống như người lớn thì đau dạ dày ở trẻ em  hoàn toàn có thể chữa khỏi. Quan trọng là trẻ phải được loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh, tái phát bệnh.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây