Thuốc Flamipio là thuốc gì? Có dùng được cho bà bầu không? Giá thuốc

5/5 - (1 bình chọn)

Flamipio là thuốc gì?

Flamipio là một chế phẩm thuốc trị tiêu chảy được bào chế dưới dạng viên nang cứng chứa thành phần hoạt chất chính là Loperamide hydrocloride với hàm lượng 2 mg. Thuốc được đóng gói dưới dạng hộp chứa 10 vỉ thuốc, mỗi vỉ có 10 viên. Flamipio được sản xuất bởi công ty  Flamingo Pharmaceuticals Limited của Ấn Độ.

Thuốc Flamipio có tác dụng gì?

Hoạt chất chính Loperamide là một chất có tác dụng chống tiêu chảy tổng hợp dùng để kiểm soát các dấu hiệu của bệnh lý tiêu chảy mãn tính và tiêu chảy cấp không đặc hiệu có liên quan đến tình trạng viêm ruột. Cơ chế tác dụng của Loperamide là làm kéo dài thời gian di chuyển của khối chất trong đường ruột. Bên cạnh đó thuốc cũng có tác dụng giảm đi khối lượng phân hàng ngày, tăng độ nhớt và giảm nguy cơ mất nước và điện giải của cơ thể. Ngoài ra Loperamide còn là một chất chủ vận thụ thể opioid và hoạt động trên các thụ thể opioid ở ruột già. Khác với các chất chủ vận opioid khác như morphin, codein, … Loperamide không gây tác dụng lên hệ thần kinh trung ương do đó tránh được các tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh. Cơ chế cụ thể của thuốc đó là làm giảm hoạt động của đám rối cơ ở ruột già, làm giảm nhu động của các cơ vòng và cơ dọc của thành ruột dẫn đến kéo dài thời gian lưu của khối chất ở trong ruột. Một cơ chế khác của Loperamide là ức chế phản xạ dạ dày- ruột.

Tham khảo thêm: THUỐC TIÊU CHẢY HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN NHẤT HIỆN NAY [BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG]

Chỉ định của Flamipio

  • Thuốc được dùng như một thuốc bổ trợ trong việc làm giảm đi các triệu chứng của tiêu chảy cấp có liên quan đến tình trạng kích thích nhu động ruột ở người trưởng thành.
  • Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lý tiêu chảy cấp tính không đặc hiệu và tiêu chảy mạn tính trong bệnh lý viêm ruột.
  • Viên nang Flamipio được chỉ định trong việc bổ trợ cho liệu pháp điều trị tiêu chảy cả cấp tính lẫn mãn tính cho người trưởng thành và thanh thiếu niên trên 12 tuổi
  • Ngoài ra viên nang Flamipio cũng được dùng trong phẫu thuật với mục đích làm giảm lượng phân đào thải.

Cách sử dụng thuốc Flamipio

Cách dùng

Bạn nên nuốt cả viên nang với một ly nước lọc. Đối với trẻ em hoặc người bị khó nuốt, có thể tách vỏ nang và phân tán bột trong một ly nước lọc rồi uống. Hoặc có thể làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Hình ảnh: Hộp thuốc Flamipio
Hình ảnh: Hộp thuốc Flamipio

Liều dùng

Với mục đích điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp tính:

  • Đối tượng người trưởng thành và thanh thiếu niên trên 12 tuổi nên dùng chế độ liều như sau: bắt đầu với liều 2 viên nang 2mg, tiếp theo dùng duy trì 1 viên nang mỗi lần sau khi đi đại tiện phân lỏng. Mỗi ngày không được dùng quá 8 viên thuốc Flamipio để tránh nguy cơ gặp các tác dụng bất lợi do quá liều.
  • Đối với đối tượng trẻ em trong khoảng 6- 8 tuổi: liều sử dụng ban đầu là 1 viên mỗi lần và ngày uống 2 lần. Còn với trẻ trong độ tuổi từ 8 – 12 thì khởi đầu với liều 1 viên mỗi lần, mỗi ngày uống thuốc ba lần (tức 3 viên Flamipio). Sau đó tiếp tục dùng thuốc với liều duy trì được tính theo cân nặng của trẻ: 1mg Loperamide/10 kg cân nặng sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng. Chú ý liều tối đa hàng ngày không được cao hơn liều khởi đầu đã nêu trên.

Với mục đích điều trị bệnh lý tiêu chảy mạn tính:

  • Người trưởng thành và thanh thiếu niên trên 12 tuổi chế độ liều dùng thuốc là 2 đến 4 viên Flamipio (tương đương với 4 đến 8mg Loperamide) mỗi ngày, có thể dùng trong 1 lần hoặc có thể uống nhiều lần thích hợp tại nhiều thời điểm trong ngày.
  • Hiệu quả điều trị tiêu chảy mạn tính trên trẻ dưới 12 tuổi vẫn chưa đủ nghiên cứu tin cậy để chứng minh do đó không khuyến cáo dùng Flamipio trong trường hợp này.
  • Liều dùng có thể thay đổi tùy theo đơn của bác sĩ để phù hợp với tình trạng bệnh lý cũng như phù hợp với đáp ứng của bệnh nhân.

Chú ý: không dùng quá liều nếu như không có chỉ dẫn của bác sĩ

Tham khảo thêm: Thuốc Eldoper có công dụng gì? Giá bao nhiêu? Hướng dẫn sử dụng thuốc

Tác dụng phụ của thuốc Flamipio

  • Trong quá trình điều trị tiêu chảy bằng Flamipio, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng không mong muốn trên hệ miễn dịch như các phản ứng quá mẫn, bao gồm cả sốc phản vệ tuy nhiên hiếm khi gặp.
  • Trên hệ tiêu hóa, thuốc có thể gây ra các triệu chứng bất thường như táo bón, buồn nôn, đầy hơi với tần suất thường gặp; khô miệng, đau bụng, nôn mửa với tần suất ít gặp; hoặc hiếm gặp tình trạng liệt ruột.
  • Bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ trên hệ thần kinh với tần suất khác nhau như thường gặp triệu chứng đau đầu; ít gặp chóng mặt, và hiếm gặp các triệu chứng mất ý thức, rối loạn vận động.
  • Ngoài ra thuốc cũng gây ra triệu chứng phát ban (ít gặp), hiếm gặp ngứa, mày đay, phù mạch, hội chứng Steven Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, bí tiểu, …

Chống chỉ định của Flamipio

  • Người bệnh bị viêm đại tràng giả mạc mà nguyên nhân có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh phổ rộng trước đó cũng cần tránh sử dụng Flamipio.
Công thức hóa học của Loperamide
Công thức hóa học của Loperamide
  • Không dùng thuốc này cho những đối tượng bệnh nhân bị viêm ruột do vi khuẩn gây ra bao gồm Salmonella và Shigella.
  • Bệnh nhân bị kiết lỵ cấp tính (biểu hiện có máu trong phân và sốt cao) cũng không được dùng Flamipio
  • Viên nang Flamipio không được sử dụng cho những người có tiền sử quá mẫn với Loperamide hydrochloride hoặc với bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
  • Chống chỉ định dùng cho người bệnh bị viêm loét đại tràng cấp tính.
  • Bệnh nhân bị ức chế nhu động ruột nếu như dùng thuốc này sẽ có nguy cơ xảy ra các tác dụng bất lượi nguy hiểm như tắc ruột, megacolon độc, … Vì vậy những người bị táo bón, đầy bụng hay tắc ruột cần tránh dùng Loperamide
  • Chống chỉ định dùng thuốc đối với trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy gan nặng.

Tương tác của Flamipio với các thuốc khác

  • Itraconazole là một thuốc chống nấm có tác dụng ức chế đồng thời cả Cytocrom 3A4 lẫn P-glycoprotein. Vì thế nếu dùng đồng thời với thuốc này thì nồng độ trong huyết tương của Loperamid sẽ tăng gấp 3- 4 lần so với khi dùng đơn độc. Đặc biệt nếu như dùng đồng thời thêm cả Gemfibrozil thì nồng độ đỉnh của Loperamide trong máu gấp 4 lần, cùng với đó tổng lượng phơi nhiễm toàn thân cũng tăng lên 13 lần.
  • Một chất chống nấm khác là Ketoconazol cũng tương tác với Loperamid theo cơ chế tương tự Itraconazol tuy nhiên mức độ  mạnh hơn. Nó làm tăng nồng độ trong huyết tương của Loperamid đến 5 lần.
  • Quinidine và ritonavir  là các chất có tác dụng ức chế P-glycoprotein. Do vậy khi dùng đồng thời hai thuốc trên với Loperamide sẽ xảy ra tương tác dẫn đến tăng nồng độ của Loperamide trong máu gấp 2- 3 lần so với khi dùng đơn độc. Do vậy cần hiệu chỉnh liều phù hợp để tránh nguy cơ xảy ra quá liều hoặc tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn.
  • Các thuốc làm tăng tốc độ di chuyển của khối thức ăn trong tiêu hóa tác dụng đối kháng với Loperamide dẫn đến làm giảm hiệu quả điều trị của Flamipio.
  • Loperamide bên cạnh đó cũng tương tác làm thay đổi nồng độ của thuốc dùng cùng nó. Ví dụ làm tăng nồng độ của Desmopressin trong huyết tương lên 3 lần, có thể giải thích điều này do Loperamide làm giảm nhu động đường ruột.

Tham khảo thêm: Thuốc Bioflora: Công dụng, Liều dùng, Có được dùng cho trẻ sơ sinh không?

Thuốc Flamipio có dùng được cho bà bầu?

Mặc dù các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng Loperamide không gây ra bất kỳ đặc tính gây quái thai hay gây tác dụng bất lợi hoặc gây độc cho phôi thai nhưng tính an toàn trên phụ nữ trong thai kỳ vẫn chưa được chứng minh. Vì thế tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc trong thời gian mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thuốc Flamipio giá bao nhiêu?

Thuốc nang cứng Flamipio hiện được bán trên thị trường với giá là 70.000 VND/hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc Flamipio mua ở đâu?

Hiện nay, rất nhiều nhà thuốc tại Việt Nam đều sẵn có Flamipio. Tuy nhiên không phải nhà thuốc nào cũng cung cấp thuốc với chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Do đó, bạn nên tìm mua các nhà thuốc uy tín như nhà thuốc Ngọc Anh, Lưu Anh, nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội, nhà thuốc bệnh viện Từ Dũ tại Sài Gòn, … Hoặc bạn có thể trực tiếp nhắn tin vào page để có thêm thông tin chi tiết.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây