Thuốc Laevolac 10g/15ml có tác dụng gì? Cách sử dụng & Giá bán

2.7/5 - (27 bình chọn)

Laevolac là thuốc gì?

Thuốc Laevolac là một thuốc nhóm đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị tình trạng táo bón, điều hòa lại nhu động của đại tràng. Đối với liều cao, Laevolac còn điều trị tình trạng não gan và hôn mê gan do tăng NH3 trong máu.
Thuốc Laevolac lưu hành tại Việt Nam với số đăng ký là: VN – 19613 – 16
Thuốc Laevolac được sản xuất bởi Công ty Fresenius Kabi Austria GmbH
Thành phần chính và hàm lượng của thuốc Laevolac:

  • Lactulose có hàm lượng 10g.

Ngoài ra thuốc Laevolac còn có nước và các tá dược khác vừa đủ một gói.
Thuốc Laevolac có dạng bào chế là dung dịch uống và đóng gói dưới dạng hộp, mỗi hộp có 20 gói × 15ml.

Hình ảnh hộp thuốc Laevolac
Hình ảnh hộp thuốc Laevolac

Thuốc Laevolac 670mg/ml có tác dụng gì?

Tác dụng của Lactulose: Lactulose là một Disacchrid tổng hợp từ Fructose và  D –  galactose. Ở đại tràng, các vi khuẩn sẽ phân hủy Lactulose thành các acid hữu cơ phân tử thấp. Do sự có mặt của các acid này, pH trong đại tràng sẽ bị giảm xuống, đồng thời tác dụng thẩm thấu tốt sẽ dẫn đến thể tích khối chất trong lòng đại tràng tăng lên. Các tác dụng trên sẽ kích thích lại nhu động của đại tràng, tạo khuôn cho phân và loại trừ được tình trạng táo bón.
Đối với Lactulose liều cao còn điều trị được bệnh hôn mê gan do tăng NH3 trong máu. Lactulose sẽ làm giảm pH trong lòng đại tràng. Mà sự hấp thụ NH3 tỷ lệ thuận với độ pH, do đó pH thấp sẽ giảm được sự hấp thu NH3 vào máu, NH3 sẽ chuyển thành dạng NH4+ không hấp thu và đào thải ra ngoài. Các số liệu khi điều trị đã chỉ ra rằng bệnh nhân não gan điều trị bằng Lactulose, nồng độ NH3 trong máu giảm từ 25 đến 50%.
Dược động học: Do thuốc Laevolac hầu như không được hấp thu vào máu nên không có các thông số về hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ.
Xem thêm: Thuốc dạ dày Pantogut 40mg có tác dụng phụ không? Cách dùng, Giá bán

Chỉ định của thuốc Laevolac

Thuốc Laevolac được sử dụng trong các trường hợp

  • Bệnh nhân táo bón do rối loạn nhu động ruột hay chế độ ăn ít chất xơ.
  • Dự phòng cho bệnh nhân não gan, tiền hôn mê gan.

Cách sử dụng thuốc Laevolac 15ml

Cách dùng: Do thuốc Laevolac được bào chế dưới dạng dung dịch nên bệnh nhân sử dụng bằng cách uống trực tiếp.
Liều dùng điều trị tình trạng táo bón:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em từ 28 ngày tuổi đến 23 tháng tuổi: Dùng liều 5ml mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Dùng liều từ 5 đến 10ml mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi: Mỗi ngày dùng 15ml (Tương đương với một gói dung dịch).
  • Đối với trẻ em trên 14 tuổi và người lớn: Mỗi ngày sử dụng từ 1 đến 3 gói, tùy thuộc vào mức độ táo bón của bệnh nhân.

Bệnh nhân nên sử dụng liều hàng ngày vào mỗi buổi sáng, sử dụng theo liều bác sĩ đã chỉ định.

Thuốc Laevolac có thành phần Lactulose
Thuốc Laevolac có thành phần Lactulose

Liều dùng sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh não gan (Bệnh lý liên quan đến hệ tĩnh mạch cửa):

  • Trẻ em: Liều sử dụng từ 3 đến 9ml (Tương đương 2 đến 6g) mỗi ngày, chia thành nhiều lần dùng mỗi ngày.
  • Người lớn: Dùng liều khởi đầu 1 gói 15ml, dùng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày, sau đó tăng liều lên 2 đến 3 gói, dùng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Nếu trong quá trình điều trị, bệnh nhân có hiện tượng tiêu chảy thì cần giảm liều hoặc thậm chí nặng hơn cần ngừng thuốc.
Khi bệnh nhân tiền hôn mê hoặc hôn mê gan: Dùng đường trực tràng, pha 300ml Laevolac với khoảng 700ml nước hay nước muối sinh lý 0,9%, giữ trong vòng 30 đến 60 phút, sử dụng mỗi 4 đến 6 giờ một lần. Thời gian điều trị tùy thuộc vào tình trạng và triệu chứng của bệnh nhân.

Chống chỉ định của thuốc Laevolac

Không được sử dụng thuốc Laevolac đối với các trường hợp:

  • Bệnh nhân bị quá mẫn, dị ứng với Lactulose.
  • Bệnh nhân không dung nạp được Fructose hay hội chứng kém hấp thu Fructose/Galactose.
  • Bệnh nhân thiếu enzym Lactase hay bị Galactose huyết.
  • Bệnh nhân bị tắc ruột.
  • Bệnh nhân có triệu chứng dạ dày – tim.
Mỗi hộp Laevolac có 20 gói
Mỗi hộp Laevolac có 20 gói

Tác dụng phụ của thuốc Laevolac 670mg/ml

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Tác dụng không mong muốn trên hệ cơ quan: Phổ biến nhất là tình trạng chướng bụng, đau bụng, vùng bụng khó chịu. Một số trường hợp có thể buồn nôn, nôn, rối loạn điện giải và tiêu chảy.
  • Bệnh nhân có thể bị rối loạn dạ dày – ruột, rối loạn chuyển hóa và rối loạn dinh dưỡng, tăng kali máu, nhưng tác dụng không mong muốn này hiếm.

Khi gặp phải các triệu chứng trên bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Laevolac 15ml

Trong quá trình sử dụng thuốc Laevolac, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:

  • Bệnh nhân cần sử dụng theo liều và chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều đã cho phép vì có thể sẽ dẫn đến những tác dụng phụ, gây rủi ro cho bệnh nhân.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường hay bị rối loạn khi sử dụng Carbohydrat như đã nói ở trên thì cần xem xét lại lượng Carbohydrat (Fructose, Galactose, Lactose).
  • Trong quá trình điều trị bằng thuốc Laevolac, bệnh nhân cố gánh tránh những đồ uống có carbonat và các đồ ăn có thể sinh hơi.
  • Đối với một số trường hợp, hiệu quả của Laevolac trong điều trị táo bón có thể cần đến vài ngày, tuy nhiên chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 ngày. Nếu sau đó tình trạng táo bón vẫn không được cải thiện thì bệnh nhân nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Thuốc Laevolac không ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng lái xe cũng như vận hành máy móc.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời và để xa tầm tay của trẻ em.

Tương tác của thuốc Laevolac với các thuốc khác

Trong quá trình điều trị, thuốc Laevolac có thể xảy ra tương tác hay cạnh tranh với các thuốc hay thực phẩm chức năng khác như:

  • Lactulose có trong Laevolac có thể làm gia tăng thêm sự mất kali máu, nếu bệnh nhân có đang sử dụng các thuốc gây hạ kali huyết như thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc điều trị sốt rét Amphotericin B, hay các steroid.
  • Khi tăng liều, pH ruột kết sẽ giảm mạnh hơn, do đó các thuốc có tỷ lệ hấp thu phụ thuộc pH ở ruột kết (như 5-ASA) có thể bị bất hoạt và mất tác dụng.

Vì vậy nếu bệnh nhân đang sử dụng các thuốc trên hay bất kỳ thuốc nào khác cần thông báo với bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.

Thuốc Laevolac - điều trị táo bón
Thuốc Laevolac – điều trị táo bón

Ảnh hưởng của thuốc Laevolac lên phụ nữ có thai và cho con bú

Laevolac có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Tuy nhiên cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ trước khi dùng.

Cách xử trí quá liều, quên liều

Quá liều: Khi dùng quá liều Laevolac có thể gây mất điện giải và tiêu chảy cho bệnh nhân, lạm dụng thuốc có thể gây mất điện giải nhiều hơn (đặc biệt là kali).
Xử trí: Bệnh nhân cần được bác sĩ cân nhắc giảm liều hay thậm chí cần ngừng thuộc vào mức độ quá liều của bệnh nhân.
Khi quên liều, bệnh nhân có thể uống ngay khi nhớ ra.
Tham khảo: Thuốc Dogastrol 40mg: Cách sử dụng, Uống trước hay sau ăn, Giá bán

Thuốc Laevolac 15ml có giá bao nhiêu

Healcentral đã tham khảo được thuốc Laevolac có giá khoảng 150.000 đồng/hộp 20 gói.
Tuy nhiên từng nơi giá bán có thể khác nhau và có thể cao hơn hay thấp hơn mức giá trên. Độc giả không nên ham rẻ vì có thể mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng không đem lại hiệu quả điều trị.

Thuốc Laevolac - điều trị tình trạng NH3 trong máu tăng
Thuốc Laevolac – điều trị tình trạng NH3 trong máu tăng

Thuốc Laevolac mua ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?

Thuốc Laevolac hiện được bán tại các nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc, độc giả có thể đến mua thuốc tại trung tâm tư vấn sức khỏe Việt Nam – Heal Central bằng cách inbox đến fanpage hoặc gọi đến số điện thoại ở góc dưới bên trái màn hình. Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

10 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây