Thuốc Lorabay 10mg là thuốc gì? Giá bao nhiêu, Có tác dụng gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Tình trạng dị ứng diễn ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau gây nên phiền toái cho người bệnh, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chống dị ứng, trong đó phải kể đến là thuốc Lorabay. Dưới đây là một số thông tin tham khảo, Healcentral sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thuốc này.

 1, Thuốc Lorabay là thuốc gì?

Thuốc Lorabay là thuốc chống bị dị ứng thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 3 và chỉ có tác dụng trên receptor H1 ngoại vi mà không có tác dụng trên thần kinh trung ương do đó ít gây ra các tác dụng phụ liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Thuốc được sử dụng để điều trị cho các trường hợp cụ thể như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, viêm da, mẩn ngứa, mề đay.

Thuốc được sản xuất bởi Windlas Biotech Ltd. – ẤN ĐỘ và được đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa – VIỆT NAM với số đăn ký là VN-19830-16. Thuốc có dạng bào chế là viên nén và đóng gói dưới dạng hộp, mỗi hộp Lorabay có chứa 10 vỉ x 10 viên nén.

Thành phần có trong một viên nén thuốc Lorabay bao gồm:

  • Hoạt chất chính: Loratadin 10mg
  • Tá dược: Lactose, Microcrystalline cellulose, Tinh bột, Talc, Natri benzoat, Magnesi stearat vừa đủ 1 viên nén.

Ngày sản xuất, hạn sử dụng có thể xem trên bao bì.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.

Thuốc Lorabay là thuốc gì?
Thuốc Lorabay là thuốc gì?

2, Thuốc Lorabay có tác dụng gì?

Thuốc Lorabay có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi do viêm mũi dị ứng. Thuốc cũng có khả năng tình trạng ngứa và nóng mắt do viêm kết mạc, viêm bờ mi. Ngoài ra còn làm giảm nhanh hiện tượng mẩn ngứa, nóng rát, khó chịu do dị ứng trên da.

3, Thuốc Lorabay 10mg được chỉ định trong những trường hợp nào?

Với những tác dụng trên, thuốc được chỉ định cho một số trường hợp cụ thể như:

  • Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng.
  • Bệnh nhân bị viêm kết mạc.
  • Bệnh nhân bị dị ứng ngoài da, viêm da cơ địa, viêm da ứng, nổi mẩn ngoài da, mề đay.
  • Các trường hợp dị ứng thông thường khác.
Thuốc Lorabay 10mg được chỉ định trong những trường hợp nào?
Thuốc Lorabay 10mg được chỉ định trong những trường hợp nào?

4, Thành phần Loratadine 10mg trong thuốc Lorabay có tác dụng gì?

Thuốc có thành phần chính là loratadine. Đây là một chất có tác dụng kháng histamin H1. Histamin được biết đến như là một chất trung gian hóa học của cơ thể. Chất này tham gia vào rất nhiều quá trình sinh học của cơ thể hàng ngày như các phản ứng viêm, các phản ứng dị ứng hay tham gia vào quá trình tăng tiết dịch vị dạ dày do có khả năng tương tác với các thụ thể histamin. Histamin được chia ra thành 4 nhóm là : histamin H1, histamin H2, histamin H3­ và histamin H4. Histamine H1 được cho là liên quan đến các phản ứng dị ứng.­ Hoạt chất Loratadin là một hoạt chất có khả năng kháng histamin tại thụ thể H1 và được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng. Thuốc có tác dụng chống dị ứng nhờ hoạt tính chủ vận ngược thụ thể H1, nhờ đó giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến dị ứng.

Ngoài ra, thuốc Lorabay còn có chứa một số tá dược đi kèm như Lactose, Microcrystalline cellulose, Tinh bột, Talc, Natri benzoat, Magnesi stearat giúp tăng độ bền chắc, tăng độ bóng đẹp, chống nấm mốc và đảm bảo khối lượng viên.

5, Cách dùng, liều dùng của thuốc dị ứng Lorabay như thế nào?

Cách dùng: Thuốc được sử dụng theo đường uống, có thể sử dụng trước hoặc sau bữa ăn.

Liều dùng: Liều dùng thuốc phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng, dưới đây là liều dùng tham khảo cụ thể:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 1 – 2 lần.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi:
    • Trên 30kg: mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 1 lần.
    • Dưới 30kg: mỗi lần uống ½ viên, ngày uống 1 lần.

Đối với các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, thận cần tiến hành xét nghiệm để kiểm tra các chỉ số sinh hóa nhằm hiệu chỉnh liều cho phù hợp.

Cách dùng, liều dùng của thuốc dị ứng Lorabay như thế nào?
Cách dùng, liều dùng của thuốc dị ứng Lorabay như thế nào?

6, Thuốc Lorabay có sử dụng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú không?

Việc sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú luôn là mối quan tâm hàng đầu. Do phụ nữ trong thời kỳ này rất nhạy cảm với việc dùng thuốc và có khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé.

Thuốc Lorabay được khuyến cáo là khôn gneen sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Trong các trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ để có liệu trình điều trị tối ưu nhất. Khi đó cần cân nhắc đến mức lợi ích của việc dùng thuốc cho mẹ và nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh để đưa ra biện pháp phù hợp.

7, Thuốc Lorabay hộp 10 vỉ x 10 viên có giá bao nhiêu?

Hiện tại, thuốc Lorabay đang được bán trên thị trường với giá khoảng 45.000 – 50.000 vnđ.

Ở những thời điểm khác nhau hoặc từng khu vực khác nhau, giá thuốc Lorabay có thể có sự chênh lệch không đáng kể. Giá thuốc bán lẻ sẽ cao hơn do phát sinh một vài chi phí đi kèm.

8, Bạn có thể mua thuốc Lorabay ở đâu?

Thuốc Lorabay có bán rộng rãi tại khắp các cơ sở và nhà thuốc trên cả nước.

Hiện tại, thuốc Lorabay cũng được bán tại các website nhà thuốc, khách hàng có thể tìm kiếm thông tin trên các website và được tư vấn bởi các dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh đang mắc phải.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn các cơ sở nhà thuốc uy tín là vô cùng quan trọng. Khách hàng nên lựa chọn, tìm mua thuốc tại các cơ sở uy tín để mua được thuốc tốt và chất lượng, đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

9, Tác dụng phụ

Bệnh nhân sử dụng thuốc Lorabay có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, người mệt mỏi, đau đầu.
  • Tác dụng phụ ít gặp: tăng cảm giác thèm ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: tóc dụng, sốc phản vệ, tim đập nhanh, mạch nhanh thậm chí bệnh nhân có thể bị ngất xỉu.
Hình ảnh của vỉ thuốc Lorabay 10mg
Hình ảnh của vỉ thuốc Lorabay 10mg

10, Thuốc Lorabay có chống chỉ định trong trường hợp nào?

Một số trường hợp không nên sử dụng thuốc Lorabay:

  • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Người bị suy gan thận nặng.

11, Dược động học

Hấp thu: thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Loratadin đạt được sau 1,5 – 2 giờ. Chất chuyển hoá có hoạt tính của loratadin đạt được sau 3,5 – 4 giờ. Thuốc có thể có tác dụng kéo dài đến 24 giờ.

Phân bố: thuốc được phân bố chủ yếu trong protein huyết tương (tỷ lệ liên kết của thuốc với Protein huyết tương là 97%). Thể tích phân bố của Loratadine trong cơ thể là khoảng 80 – 120 l/kg.

Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chủ yếu qua gan thành dạng có hoạt tính là descarboethoxyloratadin  bởi hệ enzym microsom cytocrom P450.

Thải trừ: thuốc lorabay thải trừ qua nước tiểu và qua phân dưới dạng chất chuyển hoá còn hoạt tính (khoảng 80%).

12, Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Lorabay?

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng.
  • Bảo quản thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Thuốc chỉ có tá dụng điều trị triệu chứng, không có khả năng điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, khi sử dụng thuốc nên kết hợp với một số thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

13, Tương tác của thuốc Lorabay với thức ăn, đồ uống và với các thuốc khác là gì?

Chưa ghi nhận các trường hợp tương tác với thức ăn hoặc đồ uống khi sử dụng thuốc Lorabay. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, đồ uống có gas để tăng hiệu quả điều trị của thuốc.

Một số tương tác có thể xảy ra khi sử dụng thuốc cùng với một số thuốc khác như: thuốc kháng histamin H2 Cimetidine trongđiều trị các bệnh lý tăng tiết acid dịch vị, các kháng sinh nhóm erythromycin, thuốc chống nấm ketoconazole, thuốc chữa loạn nhịp tim quinidine và một số thuốc khác có thể khiến nồng độ loratadine trong máu tăng cao.

Do đó, bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ điều trị về những thuốc đang sử dụng để được tư vấn, tránh việc xảy ra tương tác khi sử dụng chung nhiều loại thuốc. Cần cân nhắc và tạm ngưng sử dụng một số thuốc không thực sự cần thiết.

14, Quá liều, quên liều và cách xử trí

Đối với trường hợp quá liều khi sử dụng thuốc Lorabay: hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp nào sử dụng quá liều thuốc Lorabay. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bất cứ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng thuốc nghi ngờ do quá liều, bệnh nhân cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Đối với các trường hợp quên liều khi sử dụng thuốc Lorabay: Bệnh nhân cần uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp thời điểm đó đã gần với thời điểm uống liều tiếp theo, bệnh nhân có thể bỏ qua liều đã quên và uống tiếp liều kế tiếp theo đúng liệu trình. Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc quá liều quy định để bù liều. Tình trạng uống bù liều có thể dẫn đến quá liều.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây