Thuốc Mydocalm 50mg & 150mg: Tác dụng, Chỉ định, SĐK, Giá thuốc

5/5 - (1 bình chọn)

Mydocalm là thuốc gì?

Mydocalm là một thuốc giãn cơ trung ương được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần dược chất là Tolperison Hydrochlorid. Thuốc được sản xuất bởi công ty Gedeon Richter Plc. của Hungary và được nhập khẩu vào Việt Nam. Thành phần tá dược của thuốc bao gồm cellulose vi tinh thể, lactose monohydrat, tinh bột ngô, acid citric monohydrat, colloidal anhydrous silica, acid stearic, talc. Thành phần dịch bao phim gồm có colloidal anhydrous silica, lactose monohydrat, titan dioxid (chất cản quang), macrogol 6000, HPC.

Số đăng ký thuốc Mydocalm

Số đăng ký của Mydocalm có sự thay đổi qua các năm, cụ thể như sau:

  • Năm 2010, Mydocalm được cấp SĐK lưu hành là VN-8705-09
  • Năm 2012-2013, số đăng ký của Mydocalm là VN-5556-08
  • Từ năm 2014 đến nay, Mydocalm lưu hành với số đăng ký  VN-17953-14

Các dạng hàm lượng Mydocalm trên thị trường

Mydocalm 50mg

Mydocalm 50mg là dạng thuốc viên nén bao phim chứa hàm lượng dược chất Tolperison Hydrochlorid là 50mg, được đóng gói dạng hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Mydocalm 50mg
Mydocalm 50mg

Mydocalm 150mg

Mydocalm 150mg là dạng thuốc chứa hàm lượng dược chất Tolperison Hydroclorid là 150mg. Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim được đóng gói dạng vỉ 10 viên, mỗi hộp chứa 3 vỉ.

Mydocalm 150mg
Mydocalm 150mg

Thuốc Mydocalm có tác dụng gì?

Tolperisone là một loại thuốc giãn cơ trung ương đường uống. Tolperison có ái lực cao với mô tế bào thần kinh, đạt nồng độ cao nhất ở thân não, tủy sống và dây thần kinh ngoại biên. Cơ chế giãn cơ của nó vẫn chưa rõ ràng tuy nhiên có thể hiểu theo hai cơ chế sau. Cơ chế thứ nhất là ức chế ức chế sự dẫn truyền tín hiệu trong các nơron vận động và các sợi thần kinh nguyên phát từ đó ức chế các phản xạ đa synap và đơn synap. Cơ chế thứ hai là Tolperisone chặn kênh canxi ức chế dòng Ca2+ đi vào trong synap do đó ức chế giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh. Tolperison đạt nồng độ đỉnh trong thân não gây ức chế phản xạ lưới tủy sống. Ngoài ra thuốc có thể tác động lên thần kinh ngoại biên gây tác dụng chống co thắt và kháng adrenergic. Theo các dữ liệu lâm sàng hiện có, Tolperison không gây ngủ và không tương tác với rượu.

Chỉ định của Mydocalm

Mydocalm có tác dụng giãn cơ trung ương được dùng cho người trưởng thành trong điều trị co cứng cơ sau đột quỵ.

Cách sử dụng thuốc Mydocalm

Cách dùng: Nên uống cả viên thuốc với một ly nước vào thời điểm trong hoặc sau bữa ăn. Chú ý không nên nhai hoặc bẻ viên để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất

Liều dùng:

  • Liều sử dụng thông thường là 150-450 mg/ngày chia làm 3 lần uống, tức là mỗi lần dùng 1-3 viên nén 50mg hay mỗi ngày 1-3 viên 150mg. CUống 150 -450 mg/ ngày, chia thành 3 lần, tùy thuộc vào nhu cầu và độ dung nạp của bệnh nhân. Chế độ liều cụ thể nên được xem xét với các yếu tố như khả năng dung nạp thuốc, nhu cầu của bệnh nhân và mức độ nặng của bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận: cần hiệu chỉnh liều kết hợp giám sát chặt chẽ tình trạng bệnh đối với người bị suy gan hoặc suy thận ở mức trung binh. Không nên sử dụng Mydocalm cho bênh nhân suy gan hoặc suy thận nặng.
Cách sử dụng thuốc Mydocalm        
Cách sử dụng thuốc Mydocalm

Tác dụng phụ của thuốc Mydocalm

Khi sử dụng thuốc Mydocalm, có thể gặp một số tác dụng phụ chủ yếu trên hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, da và mô dưới da. Trong đó được báo cáo nhiều nhất là các phản ứng quá mẫn, hầu hết đều là các phản ứng nhẹ trên da có thể tự hồi phục, các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ rất hiếm khi gặp phải. Nguy cơ quá mẫn ở nữ giới cao hơn nam giới, đặc biệt là các đối tượng có tiền sử dị ứng hay quá mẫn với thuốc khác cùng nhóm dẫn xuất piperidin. Ngoài ra có thể ít gặp các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, yếu cơ, buồn nôn, khó chịu ở bụng, mệt mỏi, hạ huyết áp nhẹ. Khi giảm liều hoặc ngừng thuốc, các tác dụng này thường được cải thiện và biến mất. Một số trường hợp hiếm gặp như triệu chứng ngứa, phát ban, phù mạch, sốc phần vệ, khó thở, lú lẫn và tăng tiết mồ hôi cũng được ghi nhận.

Nếu như gặp phải một trong những tác dụng bất thường kể trên hoặc một triệu chứng lạ nào khác thì hãy lập tức đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Thuốc giãn cơ vân Myonal 50mg: SĐK, Tác dụng, hướng dẫn sử dụng

Chống chỉ định của thuốc Mydocalm

  • Mydocalm chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc đã nêu ở trên hoặc có tiền sử mẫn cảm với các thuốc khác có cấu trúc tương tự
  • Không sử dụng Mydocalm cho bệnh nhân bị nhược cơ nặng.

Tương tác của Mydocalm với các thuốc khác

Isoenzym chuyển hóa CYP2D6: Nghiên cứu về tác động của Tolperison đến đặc tính dược động học của dextromethorphan thông qua isoenzyme chuyển hóa CYP2D6 cho thấy việc sử dụng đồng thời tolperison với thuốc chuyển hóa chủ yếu qua isoenzyme này như metoprolol, nebivolol, thioridazin, dextromethorphan, desipramin, tolterodin, venlafaxin, atomoxetin, … có thể dẫn đến làm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc này do Tolperisone có khả năng ức chế CYP2D6. Nồng độ Tolperison không bị thay đổi khi đồng thời sử dụng với các thuốc chuyển hóa qua CYP2D6 đã nêu trên do nó có còn con đường chuyển hóa khác.

Hình ảnh: Vỉ thuốc Mydocalm 150mg
Hình ảnh: Vỉ thuốc Mydocalm 150mg

Với các isoenzyme CYP khác như CYP3A4, CYP2C9, CYP2C8, CYP2C19, CYP2B6, … : theo một nghiên cứu in vitro trên tế bào gan và tiểu thùy gan người không thấy được Tolperison có tác động cảm ứng hay ức chế các isoenzyme này.

Tương tác với thức ăn: việc không sử dụng thuốc cùng bữa ăn có thể làm giảm hiệu quả điều trị của Tolperison. Do đó khuyến cáo nên uống viên nén Mydocam trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.

Với các thuốc giãn cơ trung ương khác như eperison, datrium, … : Sử dụng đồng thời Tolperison với các thuốc này có thể gây tác dụng giãn cơ quá mức. Do đó cần giám sát chặt chẽ trong quá trình sử dụng và nếu cần có thể cân nhắc giảm liều của Mydocalm..

Acid niflumic: Khi dùng Tolperison cùng với acid niflumic có thể làm tăng tác dụng của acid này nguy cơ làm tăng các tác dụng phụ và độc tính của thuốc. Vì vậy có thể cần giảm liều acid niflumic hay các NSAID khác khi dùng đồng thời với Mydocalm.

Để tránh các tương tác thuốc gây hại có thể xảy ra, hãy nói với bác sĩ tất cả các thuốc mà bạn hiện đang sử dụng.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Mydocalm được không?

Dùng thuốc cho phụ nữ có thai: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Tolperison không gây dị tật, quái thai khi dùng trong thai kỳ, độc tính trên phôi có thể xảy ra ở liều cao hơn liều thông thường nhiều lần. Nghiên cứu lâm sàng chưa đủ bằng chứng về tính an toàn của thuốc trên thai nhi. Do đó không thể loại trừ được các nguy cơ bất lợi có thể gặp phải. Người mẹ cần cân nhắc đến lợi ích nguy cơ khi sử dụng Mydocalm. Nếu cần thiết phải sử dụng (khi xác định lợi ích vượt trội nguy cơ) thì bệnh nhân cần thực hiện chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Phụ nữ có thai, sử dụng Mydocalm được không?
Phụ nữ có thai, sử dụng Mydocalm được không?

Dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Chưa biết được liệu rằng Tolperison có tiết vào sữa mẹ không, cũng chưa có dữ liệu về an toàn của thuốc trên trẻ bú mẹ. Do đó người mẹ cho con bú không nên uống Mydocalm nếu không thực sự cần thiết.

Giá thuốc Mydocalm 150mg & 50mg

  • Thuốc Mydocalm dạng viên nén bao phim hàm lượng 50mg được bán với giá trên thị trường là 72000VND cho một hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Mydocalm dạng viên nén bao phim hàm lượng 150mg được bán với giá trên thị trường là 103000VND cho một hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc Mydocalm mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua thuốc Mydocalm tại các nhà thuốc Lưu Anh tại số 748 Kim Giang Hà Nội, nhà thuốc Ngọc Anh tại số 627 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là các nhà thuốc uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc tốt và giá cả hợp lý. Ngoài ra bạn cũng có thể đến các nhà thuốc bệnh viện lớn như bệnh viện 108, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Chợ Rẫy, … hoặc nhắn tin trực tiếp với page để biết thêm thông tin chi tiết về các nhà thuốc.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây