Thuốc Stomex 20mg: Công dụng – Liều dùng – Tác dụng phụ – Bán ở đâu?

Đánh giá post

Stomex là thuốc gì?

Thuốc Stomex là một thuốc thuộc nhóm điều trị đường tiêu hóa, điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison.
– Nhà sản xuất: Young Poong Pharmaceutical Co., Ltd- Hàn Quốc.
– Công ty đăng ký: Công ty cổ phần tập đoàn Merap.
– Số đăng ký: VN- 20420- 17.
– Thành phần và hàm lượng: Omeprazol với hàm lượng 20 mg.
– Dạng bào chế: Stomex được bào chế dạng vi hạt bao tan trong ruột. Ngoài ra còn có một số tá dược khác với hàm lượng vừa đủ như : Anhydrous lactose, Hypromellose, Hydroxypropyl cellulose, Natri lauryl sulfat, Dinatri hydrogen phosphat dodecahydrat, Hypromellose Phthalat, Diethyl phthalat, Sugar spheres, vỏ nang cứng màu nâu nhạt/ vàng nhạt.
– Quy cách đóng gói: Mỗi hộp gồm có 2 vỉ, mỗi vỉ gồm 8 viên.

Hình ảnh hộp thuốc Stomex 20mg
Hình ảnh hộp thuốc Stomex 20mg

Thuốc Stomex 20mg có tác dụng gì?

Omeprazol có bản chất hóa học là một dẫn chất của benzimidazole, có tác dụng ức chế bơm proton nhằm giảm tiết dịch acid ở dạ dày.
Cơ chế hoạt động của omeprazole: Hoạt chất ức chế hoạt động của bơm proton thông qua việc ức chế hệ thống enzyme H+/K+ATPase, làm giảm quá trình bài tiết acid dạ dày.
Ngoài ra Omeprazol còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, là một loại vi khuẩn gây viêm loét đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
Xem thêm: Thuốc Porarac: Chỉ định – Liều dùng – Tác dụng phụ – Giá bao nhiêu?

Công dụng của thuốc Stomex

Stomex có công dụng làm giảm các yếu tố bất lợi chính là làm giảm sự tiết acid ở trong dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn H.pylori để bảo vệ dạ dày, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan dạ dày.

Chỉ định sử dụng thuốc Stomex 20mg

  • Bệnh nhân gặp tình trạng viêm loét đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản
  • Bệnh nhân bị viêm dạ dày nặng
  • Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison
  • Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loét dạ dày ở bệnh nhân điều trị bằng NSAID.

Cách sử dụng thuốc Stomex

Hướng dẫn sử dụng thuốc Stomex:
Stomex được bào chế dạng viên nên sử dụng đường uống là tốt nhất. Để tránh làm ảnh hưởng tới các quá trình hoạt động của thuốc, bệnh nhân nên uống thuốc nguyên viên, không nên bẻ gãy, nhai vỡ thuốc khi uống. Tốt nhất nên uống thuốc bằng nước lọc, không nên dùng cùng sữa hay nước trái cây.

Thuốc Stomex vỉ 8 viên nang
Thuốc Stomex vỉ 8 viên nang

Sử dụng thuốc đều đặn và liên tục trong suốt liệu trình điều trị.
Liều dùng điều trị của thuốc Stomex

  • Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản: mỗi ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 1 viên tương đương với 20mg Omeprazol. Thời gian dùng thuốc tối thiểu là 2 tuần, có thể kéo dài thời gian dùng thuốc thành 4 tuần.
  • Đối với bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa nặng: mỗi ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 2 viên tương đương với 40 mg Omeprazol. Thời gian dùng thuốc tối thiểu là từ 4 cho đến 8 tuần.
  • Đối với bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison: Liều khởi đầu tối thiểu là 3 viên/ lần/ngày, tương đương với việc sử dụng 60 mg Omeprazol. Tùy theo đáp ứng điều trị của cơ thể mà có thể hiệu chỉnh liều. Trong trường hợp liều điều trị từ 80kg trở lên, nên chia thành 2 lần sử dụng mỗi ngày để cơ thể đáp ứng thuốc tốt hơn.
  • Hỗ trợ và dự phòng điều trị loét dạ dày do NSAIDs: mỗi ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 1 viên tương đương với 20mg Omeprazol. Thời gian dùng thuốc tối thiểu là từ 4 cho đến 8 tuần.
  • Hỗ trợ điều trị trên bệnh nhân nhiễm H.pylori: Phối hợp Stomex cùng với các kháng sinh khác tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan: Tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không cần hiệu chỉnh trên bệnh nhân suy thận và người cao tuổi.
  • Sử dụng thuốc vào bữa ăn sáng, sử dụng trong vòng 30 phút kể từ lúc mở bao viên.

Thuốc Stomex chống chỉ định trong trường hợp nào?

  • Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thành phần Omeprazol của thuốc.
  • Chống chỉ định dùng Stomex cùng Nelfinavir và Atazanavir.
Thuốc Stomex điều trị loét dạ dày - tá tràng
Thuốc Stomex điều trị loét dạ dày – tá tràng

Thuốc Stomex có tác dụng không mong muốn không?

Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp trong quá trình sử dụng Stomex:

  • Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi.
  • Tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn vị giác.

Trên đây là một số tác dụng không mong muốn thường gặp trên bệnh nhân. Tuy xác suất là rất thấp nhưng bệnh nhân cũng có thể có các biểu hiện sau khi dùng Stomex: mệt mỏi, phù, chứng to ở nam giới, suy giảm chức năng gan thận, đau nhức cơ xương khớp, dị ứng, tăng men gan, nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa, ảo giác, rối loạn tạo máu…
Các triệu chứng thường biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc. Nếu bệnh nhân cảm thấy lo lắng về bất kì điều gì trong quá trình sử dụng thuốc thì hãy liên lạc ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.

Thuốc dạ dày Stomex
Thuốc dạ dày Stomex

Chú ý và Thận trọng

Trong quá trình sử dụng Stomex cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận.
  • Thuốc gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh nên không sử dụng cho người đang lái xe và vận hành máy móc nặng.
  • Bệnh nhân bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn và đồ uống có chứa nhiều acid.
  • Để xa khu vực nô đùa của trẻ nhỏ.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ từ 25 tới 30 độ C. Tránh để thuốc ở nơi ẩm thấp, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Tương tác của thuốc Stomex với các thuốc khác

Sử dụng thuốc cùng một số chế phẩm khác cũng có thể xảy ra tương tác thuốc:

  • Các thuốc Ketoconazole, Ampicillin, và muối sắt bị giảm tác dụng nếu sử dụng cùng Omeprazol.
  • Các thuốc Diazepam, Warfarin Và Phenytoin bị tăng tích lũy trong cơ thể nếu sử dụng cùng Omeprazol.
  • Kết hợp Omeprazol cùng Voriconazole cho tác dụng hiệp đồng, làm tăng tác dụng ở cả 2 thuốc, tăng hiệu quả điều trị.
  • Các thuốc Nelfinavir, Atazanavir bị mất tác dụng khi sử dụng cùng Omeprazol.
  • Thuốc Tacrolimus làm tăng nồng độ của Omeprazol trong máu, có thể gây tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.

Ảnh hưởng của thuốc Stomex lên phụ nữ có thai và cho con bú

Theo nghiên cứu cho thấy, thuốc không gây ảnh hưởng xấu cho phụ nữ có thai và cho con bú, do vậy có thể sử dụng thuốc để điều trị cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách xử trí quá liều, quên liều

  • Đối với trường hợp bệnh nhân dùng quá liều: Theo các báo cáo trường hợp quá liều của Omeprazol lên tới 2400 mg, tức vượt quá liều khuyến cáo 120 lần, điều này khiến cho bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, tiêu chảy. Trong trường hợp này, đưa bệnh nhân tới bệnh viện là việc làm cần thiết. Có thể tiến hành rửa ruột hoặc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
Thuốc Stomex điều trào ngược dạ dày - thực quản
Thuốc Stomex điều trào ngược dạ dày – thực quản
  • Đối với trường hợp bệnh nhân quên liều: Nếu thời điểm bệnh nhân phát hiện quên liều cách xa liều tiếp theo thì nên uống bổ sung ngay. Nếu thời điểm bệnh nhân phát hiện quên liều gần với liều tiếp theo thì không nên uống bổ sung và sử dụng liều tiếp theo như bình thường. Sử dụng 2 liều gần nhau quá mức có thể làm tăng mức độ của các phản ứng phụ.

Tham khảo: Thuốc Maalox Sanofi 400mg: Tác dụng, chỉ định và hướng dẫn sử dụng

Thuốc Stomex 20mg giá bao nhiêu?

Thuốc Stomex có giá 75.000 đồng/ hộp.
Đây là mức giá dao động mà Healcentral đã tham khảo tại các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên mức giá có thể được điều chỉnh ở các nhà thuốc và khu vực khác nhau.

Thuốc Stomex vỉ 7 viên nang
Thuốc Stomex vỉ 7 viên nang

Thuốc Stomex mua ở đâu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh?

Thuốc Stomex được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên Việt Nam. Người dùng có thể dễ dàng tìm mua ở nhiều nhà thuốc khác nhau như Nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Bimufa.
Hiện nay trên thị trường thuốc có sự trà trộn của thuốc giả, thuốc làm nhái sản phẩm Stomex, do vậy nên cẩn trọng trong việc mua thuốc. Kiểm tra bao bì sản phẩm, mã vạch sản phẩm khi nhận hàng.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây