Thuốc SUROTADINA là gì? Mua ở đâu? Giá thuốc bao nhiêu?

Đánh giá post

Hiện nay trên thị trường, thuốc điều trị mỡ máu dưới dạng hoạt chất Rosuvastatin rất đa dạng và SUROTADINA là một trong số đó. Để giúp tìm hiểu rõ hơn về thuốc này Trung tâm tư vấn sức khỏe Việt Nam Heal Central xin gửi đến các bạn những thông tin dưới đây.

1, Vậy thuốc SUROTADINA là thuốc gì?

Surotadina thuộc nhóm thuốc về tim mạch. Đây là thuốc kê đơn tức là chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ thì mới được sử dụng và thuốc được sử dụng cho các trường hợp tăng cholesterol xấu hoặc tăng cả đồng thời cả cholesterol xấu LDL và tốt HDL trong máu và các trường hợp rối loạn lipid máu. Thuốc được công ty Pharmaceutical Works Adamed Pharma Joint Stock Company sản xuất, đây là một trong những thương hiệu thuốc điều trị nổi tiếng của Ba Lan. Thuốc được phân phối ở Việt Nam do công ty Polfa Ltd với số đăng ký VN-17567-13. Surotadina bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được đóng gói với 3 hàm lượng khác nhau là 5mg, 10mg và 20mg. Tại Việt Nam thì thuốc Surotadina hàm lượng rosuvastatin 10mg là phổ biến nhất tại các quầy thuốc. Thuốc trình bày dưới các dạng như sau:

  • Surotadina 10mg hộp 28 viên nén bao phim chia đều 4 vỉ mỗi vỉ 7 viên màu vàng nhạt, hình tròn, lồi 2 mặt viên thuốc.
  • Surotadina 5mg hộp 28 viên nén bao phim chia đều 4 vỉ mỗi vỉ 7 viên màu vàng nhạt, hình tròn, lồi 2 mặt viên thuốc.
  • Surotadina 20mg hộp 28 viên nén bao phim chia đều 4 vỉ mỗi vỉ 7 viên màu vàng nhạt, hình tròn, lồi 2 mặt viên thuốc.
Hình ảnh đóng gói của SUROTADIN 10mg
Hình ảnh đóng gói của SUROTADINA 10mg

2, Công dụng của thuốc SUROTADINA

Surotadina điều trị rối loạn lipid máu hỗn  hợp và điều trị tăng cholesterol trong máu cao bất thường: tăng cholesterol xấu LDL hoặc tăng đồng thời cả cholesterol xấu LDL và cholesterol tốt HDL và công dụng của thuốc đạt hiệu quả cao khi kết hợp với việc ăn kiêng sinh hoạt dành cho người mỡ máu cao.

3, Chỉ định của thuốc

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Rối loạn lipid máu dạng hỗn hợp là dạng rối loạn lipid IIB khi cơ thể không đáp ứng chế độ ăn hay sử dụng thuốc khác.
  • Tăng cholesterol trong huyết tương gia đình đồng hợp tử.
  • Điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát type IIA.
  • Điều trị tăng cholesterol máu dạng dị hợp tử theo gia đình.
  • Các trường hợp người bệnh có nguy cơ tai biến tim mạch lần đầu tiên sử dụng thuốc như là một biện pháp dự phòng mọi biến chứng ở trên tim mạch như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tái thông mạch máu động mạch vành,…

4, Thành phần Rosuvastatin trong thuốc SUROTADINA có tác dụng là gì?

4.1, Tác dụng

Rosuvastatin làm tăng cholesterol HDL là cho cholesterol tốt cho cơ thể đồng thời làm giảm đi cholesterol LDL là cholesterol độc hại và các chất béo triglyceride khi kết hợp với một chế độ ăn kiêng, chế độ sinh hoạt cho người bệnh nhiễm mỡ máu cao. Từ đó, thuốc còn có tác dụng giảm các nguy cơ biến chứng của các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau tim, đột quỵ. Hoạt động làm giảm cholesterol xấu của thuốc xuất phát từ gan.

Trong quá trình sử dụng thuốc việc kết hợp chế độ ăn kiêng giảm cho cholesterol, chất béo cùng với tập thể dục, hạn chế sử dụng thuốc lá sẽ làm tăng khả năng tác dụng của thuốc tác động lên cơ thể người bệnh.

4.2, Cơ chế tác dụng

Gan-cơ quan đích làm giảm cholesterol là vị trí tác động chính của Rosuvastatin. Rosuvastatin cạnh tranh và ức chế men HMG-CoA reductase một cách chọn lọc. Đây là enzym xúc tác cho phản ứng chuyển hóa chất 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A thành mevalonate và đó là một tiền chất của cholesterol.

Rosuvastatin làm tăng khả năng dị hóa và mức độ hấp thụ LDL nhờ vào việc làm tăng số lượng thụ thể LDL trên bề mặt tế bào gan.

Thuốc làm giảm các thành phần VLDL và LDL khi tác động lên gan bằng việc ức chế sự tổng hợp VLDL trên cơ quan đó.

Bên cạnh việc làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể qua việc tác động lên gan thì thuốc còn làm giảm các chất béo dư thừa và làm tăng cholesterol tốt HDL; giảm ApoB, non-HDL-C, VLDL-C, VDLD-TG, làm tăng ApoA-I; làm giảm tỷ lệ LDL-C/HDL-C, toàn phần C/HDL-C, ApoB/ApoA-I.

Hình ảnh vỉ thuốc
Hình ảnh vỉ thuốc

5, Cách sử dụng thuốc SUROTADINA

5.1, Liều dùng

Tùy theo độ tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe, bệnh tình của người sử dụng, những thuốc đang sử dụng mà bác sĩ sẽ kê liều lượng sao cho an toàn nhất vì đây là thuốc kê đơn và liều dùng được chia như sau:

Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ đúng quy chuẩn ăn kiêng giảm cholesterol và chất béo và cần phải duy trì chế độ này trong suốt thời gian điều trị.

  • Đối với điều trị tăng cholesterol máu: Khởi đầu uống từ 5mg đến 10mg 1 lần và ngày chỉ uống 1 lần. Sau 4 tuần theo dõi tình trạng bệnh nếu cần thiết có thể điều chỉnh liều ở liều sau. Trong các trường hợp cholesterol trong máu quá cao bệnh tiến triển nặng hay nguy cơ về bệnh tim mạch cao không đạt được mục tiêu khi sử dụng liều 20mg 1 lần thì mới được sử dụng liều 40mg trong 1 lần ngày sử dụng 1 lần. Những bệnh nhân này cần phải theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.
  • Khi sử dụng phối hợp với thuốc ức chế protease thì khuyến cáo chỉ sử dụng 10mg 1 lần và uống 1 lần duy nhất trong 1 ngày.
  • Đối với ngăn ngừa biến cố bệnh tim mạch: sử dụng liều 10mg 1 lần ngày 1 liều duy nhất.
  • Trẻ em trên 10 tuổi: Liều khởi đầu từ 5mg cho  1 lần uống ngày uống 1 lần duy nhất. Liều duy trì giữ nguyên 5mg 1 lần ngày 1 lần uống.
  • Người cao tuổi trên 70 tuổi: không cần điều chỉnh liều.
  • Bệnh nhân suy thận: Các trường hợp suy thận nhẹ và vừa thì không cần điều chỉnh liều. Chống chỉ định liều 40 mg trong 1 lần uống đối với suy thận mức độ vừa và chống chỉ định Rosuvastatin với bệnh nhân suy thận nặng.
  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cơ thì liều dùng khởi đầu là 5mg 1 lần uống ngày uống 1 lần. Sau 4 tuần có thể thay đổi liều uống tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Trong một số trường hợp nguy cơ mắc bệnh về cơ thì chống chỉ định với liều 40mg.

5.2, Cách dùng

  • Thuốc được dùng theo đường uống, uống bằng nước đun sôi để nguội.
  • Thuốc có thể dùng bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng phải uống đều nếu ngày đầu bạn uống vào giờ nào thì những ngày sau bạn cũng uống vào những giờ đấy.
  • Uống trong bữa ăn hoặc xa bữa ăn đều được.
  • Sử dụng đúng liều mà bác sĩ kê để đạt hiệu quả điều trị cao.

6, Thuốc SUROTADINA  có dùng được cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú không?

Rosuvastatin chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.

Nếu bạn có thắc mắc gì về tính an toàn của thuốc trong quá trình mang thai và đang cho con bú thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và trẻ.

Hình ảnh đóng gói thuốc SUROTADIN 5mg
Hình ảnh đóng gói thuốc SUROTADINA 5mg

7, Thuốc SUROTADINA có giá bao nhiêu?

Tùy vào hàm lượng của thuốc và địa chỉ bán thuốc mà giá sẽ khác nhau tuy nhiên sẽ không chênh lệch giá quá nhiều. Đây là giá thuốc Surotadina mà bạn có thể tham khảo:

  • Surotadina 5mg hộp 4 vỉ mỗi vỉ 7 viên hàm lượng rosuvastatin 5mg giá khoảng 180.000 đồng một hộp.
  • Surotadina 10mg hộp 4 vỉ mỗi vỉ 7 viên hàm lượng rosuvastatin 10mg giá khoảng 340.000 đồng một hộp.
  • Surotadina 20mg hộp 4 vỉ mỗi vỉ 7 viên hàm lượng rosuvastatin 20mg giá khoảng 550.000 đồng một hộp. 

8, Có thể mua SUROTADINA ở đâu?

Hiện thuốc đã được phân phối khắp cả nước vì vậy bạn cũng có thể tìm mua được ở hiệu thuốc của bệnh viện, các quầy thuốc tư nhân, các trung tâm mua sắm thuốc hay các cửa hàng thuốc online uy tín. Dưới đây là những nơi mua thuốc uy tín mà Heal Central xin giới thiệu đến các bạn độc giả để giúp các bạn có thể tìm mua thuốc chính hãng với giá tốt nhất: Nhà thuốc Pharmacity, Siêu thị thuốc Việt, trung tâm thuốc Central Pharmacy,…

9, Chống chỉ định của thuốc

Các trường hợp sau đây được bác sĩ, dược sĩ bà các chuyên gia y tế được khuyến cáo không nên sử dụng Surotadina:

  • Người quá mẫn cảm với bất kì các thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và người đang trong quá trình cho con bú.
  • Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi người bệnh bao gồm các trường hợp khó có khả năng thụ thai và khi đã được thông báo về các tác hại vì cholesterol và các chất sinh tổng hợp của cholesterol là một trong những thành phần thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi liên quan đến tổng hợp steroid và cấu thành lên màng tế bào. Cũng vì vậy mà khi bệnh nhân biết mình có thai cần ngừng ngay việc sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ điều trị.
  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cơ.
  • Bệnh nhân suy gan, đang mắc các bệnh về gan đang phát triển, bệnh gan cấp tính hoặc các trường hợp gia tăng tăng kéo dài bất thường nồng độ transaminase trong huyết tương gấp 3 lần mức giới hạn bình thường.

Các trường hợp sau đây chống chỉ định với liều 40mg rosuvastatin:

  • Suy gan nặng.
  • Suy thận nặng (CrCl < 30ml /phút/1,3 m2)
  • Suy tuyến giáp.
  • Nghiện rượu.
  • Bệnh nhân Châu Á.
  • Tránh dùng đồng thời với fibrat và niacin.
  • Bệnh nhân có nguy cơ hay yếu tố bệnh cơ, tiêu cơ vân hoặc gia đình có tiền sử rối loạn cơ bắp di truyền, tiền sử độc tính cơ bắp với chất ức chế men HMG-CoA-reductase.
Hình ảnh đóng gói thuốc SUROTADIN 20mg
Hình ảnh đóng gói thuốc SUROTADINA 20mg

10, Tác dụng phụ

Các biểu hiện phản ứng ngoại khi sử dụng thuốc thường nhẹ và thoáng qua.

Tác dụng phụ thường gặp như:

  • Rối loạn về hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn cơ xương các liên kết xương: đau cơ.
  • Rối loạn về đường tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón.

Tác dụng phụ ít gặp như:

  • Rối loạn về da và mô dưới da: mẩn ngứa. phát ban, nổi mề đay.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Rối loạn hệ miễn dịch: phù mạch, phản ứng quá mẫn.
  • Rối loạn cơ: tiêu cơ vân, bệnh cơ.

Các rối loạn tổng quát: Thường gặp có suy nhược cơ thể, tăng nồng độ CK nếu nồng độ CK tăng < 5xULN thì ngưng điều trị, tác động lên gan làm tăng transaminase.

11, Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em, không cho trẻ nghịch tránh trường hợp trẻ nuốt gây hóc, nghẹn hoặc trẻ có thể uống nhầm.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ bảo quản không quá 30°C.
  • Nên kiểm tra hạn sử dụng, tình trạng thuốc trước khi sử dụng.
  • Khi sử dụng thuốc không được uống rượu bia đồ uống có cồn, thuốc lá.
  • Các trường hợp suy gan suy thận cần thận trọng với thuốc.
  • Không dùng thuốc khi có nhiễm khuẩn huyết, tụt huyết áp,chấn thương, rối loạn điện giải, rối loạn nội tiết, co giật không kiểm soát được, đại phẫu.

12, Dược động học của Rosuvastatin

12.1, Hấp thu

Rosuvastatin được hấp thụ nhanh sau khi uống, sau 3 đến 5 giờ nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đến đỉnh điểm. Liều rosuvastatin tăng dần tỉ lệ thuận với diện tích đường cong dưới nồng độ thuốc ở trong huyết tương theo thời gian và hai nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương Cmax. Thuốc không tích tụ trong cơ thể khi dùng liều nhắc lại và sinh khả dụng tuyệt đối của rosuvastatin đạt đến xấp xỉ 20%. Mức độ hấp thu và tác dụng làm giảm LDL cholesterol của rosuvastatin không hề bị ảnh hưởng bởi thời gian uống thuốc dù người bệnh sử dụng thuốc vào buổi sáng hay buổi tối thì khả năng hoạt động của thuốc vẫn không đổi. Thuốc có thể dùng cùng thức ăn hay sau ăn đều được.

12.2, Phân bố

Vì rosuvastatin tác động lên gan là nơi chủ yếu tổng hợp cholesterol và thanh thải LDL cholesterol nên mật độ phân bố lớn của thuốc là ở gan. 905 liều rosuvastatin mà cơ thể hấp thụ được sẽ đi vào máu kết hợp với protein huyết tương và chủ yếu kết hợp với protein dạng albumin. Thể tích phân bố của thuốc vào khoảng 134 lít.

12.3, Chuyển hóa

Chỉ có 10% lượng rosuvastatin bị chuyển hóa ở trong cơ thể người. Rosuvastatin đã được nghiên cứu in vitro trên tế bào gan: rosuvastatin là một chất nền yếu chuyển hóa qua Cytochrom P450. Enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa là enzyme CYP2C9 bên cạnh đó còn có cách enzyme xúc tác phụ gồm có 2C19, 3A4, 2D6 tham gia với mức độ thấp hơn. Chất chuyển hóa chính của rosuvastatin là hai chất N-desmethyl và lactone. Về tác dụng của hai chất chuyển hóa thì lactone không có tác dụng về mặt lâm sàng còn N-desmethyl có hoạt tính yếu hơn rosuvastatin lên đến 50%. Lượng rosuvastatin sau khi hấp thụ bị chuyển hóa 10% còn 90% còn lại là có hoạt tính chính là ức chế  men HMG-CoA-reductase trong tuần hoàn.

12.4, Đào thải

Thuốc được đào thải qua 2 đường là đường nước tiểu và đường phân. 90% lượng rosuvastatin được thải trừ qua đường phân ở dạng không bị chuyển hóa gồm lượng đã được hấp thu và lượng chưa được hấp thu phần còn lại có cả chất đã chuyển hóa sẽ được đào thải qua đường nước tiểu, 5% thuốc được thải trừ qua đường nước tiểu dưới dạng không đổi. 19 giờ là thời gian bán thải của thuốc trong trường hợp bệnh nhân dùng liều cao hơn thì thời gian bán thải vẫn là 19 giờ. Độ thanh thải trong máu hay trong huyết tương trung bình sẽ là 50 lít 1 giờ. Rosuvastatin đào thải được đào thải ra khỏi gan nhờ vào chất vận chuyển qua màng OATP cholesterol.

12.5, Tính tuyến tính

Không có bất kỳ thay đổi nào về thông số dược động học khi sử dụng thuốc sau nhiều lần uống hàng ngày.

Đối với các trường hợp đặc biệt

  • Bệnh nhân suy thận

Đối với bệnh nhân suy thận nặng (mức độ thanh thải creatinin thấp hơn hoặc bằng 30 ml 1 phút) thấy được nồng độ rosuvastatin trong huyết tương cao gấp 3 lần và chất chuyển hóa tăng gấp 9 lần so với bình thường. Còn trong trường hợp suy thận từ nhẹ đến vừa thì nồng độ thuốc hay chất chuyển hóa trong máu không bị thay đổi. Ở bệnh nhân đang thẩm phân máu thì mức độ ổn định nồng độ thuốc trong huyết tương cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Hình ảnh đóng gói thuốc SUROTADIN 10mg và 20mg
Hình ảnh đóng gói thuốc SUROTADINA 10mg và 20mg

13, Tương tác thuốc

Khi sử dụng chung với các thuốc khác hay thức ăn đồ uống Surotadina có thể gây hiện tượng tác dụng chéo từ đó có thể xảy ra tình trạng như quá liều, giảm hay mất khả năng điều trị, tác dụng phụ của thuốc. Để tránh việc tương tác thuốc thì người bệnh nên báo cho bác sĩ nhưng thuốc đang sử dụng kể cả thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng, thuốc đông y. Đây là những thuốc gây nên hiện tượng tương tác thuốc:

  • Dùng với kháng sinh erythromycin làm giảm 20% AUC diện tích đường cong dưới nồng độ thuốc ở trong huyết tương theo thời gian và 30% nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương Cmax của rosuvastatin.
  • Dùng đồng thời với Colchicin sẽ làm tăng tổn thương cơ và xương.
  • Dùng cùng với Ezetimibe làm thay đổi AUC và  Cmax của cả 2 thuốc.
  • Thuốc chứa Antacid làm giảm nồng độ rosuvastatin trong huyết tương đến 50%.

14, Xử trí quá liều và quên liều thuốc

14.1, Trong trường hợp quá liều thì bạn nên làm gì?

Trong trường hợp sử dụng quá liều hoặc xuất hiện các biểu hiện quá liều nêu trên cần gọi ngay đến trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

14.2, Nếu bạn quên một liều uống thì bạn nên làm như thế nào?

Bạn không nên để quên 2 liều liền nhau vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.

Trong quá trình sử dụng thuốc mà bạn lỡ quên một liều thì bạn nên uống liều đó ngay sau khi nhớ ra. Trong trường hợp lần quên liều gần với thời điểm uống của liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua và uống tiếp liều tiếp theo đó.

Tuyệt đối không được uống 2 liều quá gần nhau hay uống gấp đôi liều quy định.

Trên đây là những thông tin, cách sử dụng, lưu ý của thuốc SUROTADINA mà Heal Central gửi đến các bạn độc giả.

Xem thêm:

[Vạch trần] Mạch Nhất Khang hạ mỡ máu có tốt không? Giá bao nhiêu?

Thuốc mỡ máu Lipanthy 200M uống lúc nào? Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây