Trong tháng 1/2020 cả thế giới đang lo lắng về dịch Viêm phổi cấp tính do virus Corona 2019 – nCov tại Vũ Hán Trung Quốc. Theo các nguồn tin tổng hợp, tính đến ngày 20/1/2020 đã có 291 ca đã xác nhận là có mắc bệnh Viêm phổi do chủng virus Corona gây ra trong đó có 6 ca tử vong. Trong bài viết này Heal Central sẽ cung cấp cho bạn đọc về các thông liên quan đến chủng virus Corona và cách phòng bệnh.
Có phải cơn ác mộng đã quay trở lại?
Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đã đặt ra trong những ngày gần đây khi mà chỉ trong vòng 10 ngày đầu năm 2020, đã có rất nhiều người tại thành phố Vũ Hán (1 siêu đô thị tại Trung Quốc) mắc phải bệnh viêm phổi do virus lạ. Sự bùng phát lần này đã làm sống lại ký ức của rất nhiều người về Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (Severe Acute Respiratory Syndrome – SARS) đã xảy ra hồi năm 2002 cũng tại Trung Quốc và đã khiến cho 8098 người tại 37 quốc gia mắc bệnh, trước khi nó được dập tắt vào mùa hè năm 2003.
Virus khác vi khuẩn
Vi khuẩn là vi sinh vật đơn bào phát triển mạnh trong nhiều loại môi trường khác nhau, một số có thể sống trong những môi trường đặc biệt như rất nóng hoặc rất lạnh. Một số sống cộng sinh trên cơ thể người như trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn và thậm chí giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hầu hết các vi khuẩn không gây hại cho con người, nhưng vẫn có một số ngoại lệ gây bệnh cho người như lao, viêm họng, đường ruột, tiết niệu,…
Trong khi đó, so với vi khuẩn, virus rất nhỏ, không phải là một tế bào có đầy đủ các bào quan để có thể sống độc lập trong môi trường mà đòi hỏi “phải có vật chủ để sống” – như tế bào người, thực vật hoặc động vật – để nhân lên và phát triển. Nếu không, chúng sẽ chết. Khi virus xâm nhập vào cơ thể bạn, nó xâm nhập vào trong một số tế bào của bạn và chiếm lấy bộ máy tế bào, chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác (Hình A).
Do vậy, “kháng sinh” là các chất có tác động lên sự sống của vi khuẩn như tác dụng lên sự hình thành màng tế bào vi khuẩn (Ampicillin, Penicillin, Amoxicillin,…) hoặc tấn công lên sự tổng hợp protein của vi khuẩn (Kanamycin, Streptomycin, Tetracycline),… sẽ KHÔNG có tác dụng lên sự sống của virus (vì virus không có những thứ đó!). Cho nên, khi bị bệnh bởi virus thì không nên tùy tiện dùng kháng sinh vì nó không hiệu quả mà lại ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn tự nhiên cộng sinh trong cơ thể bạn như vi khuẩn đường ruột!
Virus từ động vật “thỉnh thoảng” có thể lây sang người
Mình dùng từ “thỉnh thoảng” bởi vì virus thường có những vật chủ riêng và chúng thường chỉ ở trong vật chủ đó. Thông thường virus không thể tự ý vào tế bào mà không phải là vật chủ của nó. Các bạn có thể hình dung như một người cần vào nhà thì phải có chìa khóa, virus của dơi thì có chìa khóa vô tế bào của dơi, virus của người thì có chìa khóa vô tế bào của người. Chìa khóa mà virus dùng thường là các protein trên bề mặt của chúng, trong trường hợp Corona virus đó là các cấu trúc như hình vương miện hay trong khoa học gọi là “viral spike glycoprotein” (Hình A).
Thông thường các virus đối xử với vật chủ của nó “không tệ” dù rằng nó vô tế bào vật chủ là nó sẽ tùy tiện sử dụng các vật dụng trong nhà vật chủ để nhân bản chúng lên nhưng chỉ thường gây những bệnh nhẹ cho vật chủ. Các chủng Corona thuần chủng của người (types 229E, NL63, OC43, and HKU1) thường chỉ gây cảm sốt thông thường rồi qua nhanh. Cũng tương tự vậy đối với các virus có vật chủ là động vật như chim, dơi, chồn, rắn,v.v…
Tuy nhiên, hiện tượng “thỉnh thoảng” lây chéo của virus từ động vật sang người xảy ra khi các chủng virus của người và của động vật có “cơ hội” gặp nhau để “trao đổi” các chìa khóa cho nhau. Điều này xảy ra khi người ta ăn thịt những động vật có mang virus, nhất là khi ăn sống hoặc không nấu chín kỹ, hiện tượng này trong khoa học gọi là “tái tổ hợp” (recombination) để tạo chủng mới mang 2 loại chìa khóa (hoặc hơn) cả người và động vật… lúc này nó có thể nhiễm dễ dàng vào tế bào của người. Do chúng là một virus “lạ” đối với người và cách chúng hành xử thông thường trong tế bào động vật có thể là quá mức đối với người nên chúng ta thường sẽ bị mắc bệnh nặng hơn so với cùng loại virus thuần chủng của người.
(Do vậy, đừng ham của lạ nhe các bạn, đừng ăn những động vật hoang dã, xa lạ với con người để tạo cơ hội cho những chủng virus mới hình thành!!).
Virus Corona 2019 – nCoV Vũ Hán là gì?
Corona virus (2019-nCoV) là 1 positive sense RNA virus thuộc họ Coronaviridae. Virus họ này thường lây nhiễm động vật có vú, bao gồm con người. Anh em trong gia đình nCoV này rất nhiều, tuy là đa phần đều lây nhiễm gây bệnh nhẹ, tuy nhiên có 2 thành viên ‘khủng bố’ rất nổi tiếng là SARS-CoV (gây hội chứng hô hấp cấp) và MERS-CoV (hội chứng hô hấp trung đông). 2 người anh này lây nhiễm hơn 10 000 trường hợp trong thập kỷ qua, và tỉ lệ chết là 10% đối với SARS-CoV và 37% (!) đối với MERS-CoV (Tài liệu tham khảo ((Tài liệu tham khảo: Experts debunk fringe theory linking China’s coronavirus to weapons research https://www.washingtonpost.com/world/2020/01/29/experts-debunk-fringe-theory-linking-chinas-coronavirus-weapons-research/) ☠️. Tỉ lệ tử vong của nCoV ước tính tới giờ là 3% (Tài liệu tham khảo: Coronavirus outbreak: what’s next?) tuy nhiên vì nhiều bệnh nhân đang trong thời gian ủ bệnh, nên tất cả con số ước đoán về nCoV hiện giờ có thể nói chỉ là phần nổi của tảng băng.
Đổi tên Virus Corona Vũ Hán liên tục và điểm tối của WHO?
Thông thường, các bệnh phát sinh ở nơi nào sẽ được định danh gắn liền với khu vực đó. Ví dụ bệnh viêm não Nhật Bản tên gọi đó là do căn bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới ở Nhật Bản.
Tên gọi Virus Vũ Hán ban đầu được định danh cho Virus Corona chủng mới được phát hiện vào năm 2019 tại Vũ Hán.
Sau đó vào ngày 11-2-2020 virus này chính thức được tổ chức y tế thế giới WHO đổi tên lần 1 thành Virus 2019 – nCoV.
Ngay sau đó cũng trong ngày 11-2-2020 tổ chức y tế thế giới lại 1 lần nữa đổi tên cho virus Corona tại Vũ Hán thành SARS-CoV-2 và tên bệnh hô hấp do chủng virus này gây ra thành Covid – 19.
Điều này gây ra sự phẫn nộ trong người dân và đặc biệt là giới chuyên môn. Đã có nhiều cuộc tranh cãi xảy ra về tên gọi của virus Corona tại Vũ Hán, Trung Quốc. Nhiều quan điểm cho rằng Trung Quốc đang thao túng, đứng giật dây tổ chức y tế thế giới WHO. Nổi bật quan điểm này nhất là phát ngôn của tổng thống Mỹ Donal Trump, ông cho rằng virus phải được gọi là Virus Vũ Hán, Trung Quốc chứ không có thay đổi gì cả.
Về khía cạnh truyền thông cho người dân phòng tránh bệnh, việc đổi tên gọi 1 chủng virus liên tục thế gây sự hiểu nhầm, khó khăn tiếp cận thông tin cho người dân. Đã có hơn nửa triệu chữ ký trong ngày yêu cầu ông Tedros Adhanom giám đốc WHO từ chức.
Nguyên nhân gây bệnh Viêm phổi cấp ở Vũ Hán
Các nhà khoa học đã xác định được rằng nguyên nhân gây bệnh là một chủng virus Corona mới (2019 – nCoV) (đã loại trừ các nguyên nhân do cúm, cúm gia cầm, adenovirus, Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng CoronaVirus SARS-CoV, Hội chứng Hô Hấp Trung Đông MERS-CoV), rất có thể là có nguồn gốc từ động vật và có liên quan chặt chẽ với SARS. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa xác định được động vật nào chứa virus. Người ta chỉ biết rằng chúng rất có thể được bắt nguồn từ một lô động vật bị nhiễm bệnh tại Chợ buôn bán hải sản Huanan (ở đây cũng có bán chim, rắn và thịt thỏ). Chưa tìm thấy virus Corona ở cá.
Cảm ứng miễn dịch bẩm sinh với SARS-CoV
Đáp ứng miễn dịch bẩm sinh là một chuỗi các con đường truyền tín hiệu phối hợp trong các tế bào có nhân nhằm ngăn chặn sự nhân lên của mầm bệnh. Từ cảm ứng và bài tiết interferon (IFN) đến tập trung các đại thực bào và tế bào tua (DCs) đến các vị trí nhiễm trùng, chúng có chức năng hạn chế sự lan truyền virus, làm giảm sự nhân lên của virus và loại bỏ các tế bào đã bị nhiễm virus. Ngoài yếu tố điều biến IFN 3 (IRF3) trong con đường IFN, một protein tín hiệu quan trọng khác cho đáp ứng miễn dịch bẩm sinh là yếu tố nhân của vùng tăng cường gen polypeptide nhẹ kappa trong tế bào B (NF-κB). NF-κB được hoạt hóa trong nhiễm trùng virus từ việc cảm biến các sản phẩm sao chép của virus và thông qua bài tiết cytokine từ các đại thực bào và DCs. Điều này dẫn đến sự cảm ứng rộng của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh đồng thời tinh chỉnh đáp ứng để loại bỏ virus trong khi không gây hại cho các tế bào lành.
Sự điều chỉnh các con đường này rất quan trọng cho sự sống sót của virus, bằng chứng là nhiều loại virus biểu hiện protein ngăn chặn các protein tác hiệu quan trọng khác nhau trong các con đường này và từ mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên được ghi nhận ở nhiều động vật bị loại bỏ gen. Các sản phẩm protein từ nhiều loại virus bao gồm protein NSP1, ORF6 và N từ SARS-CoV, protein NS1 từ virus cúm, protein VP35 và VP24 từ virus Ebola, protein leader từ các picornavirus và các protein V từ các virus Nipah và Hendra từng được xác định là protein điều biến miễn dịch. Mỗi protein ngăn chặn một hoặc nhiều protein tín hiệu quan trọng trong con đường IFN và NF-κB để tăng cường sự nhân lên của virus. Protein NS1 của virus cúm ảnh hưởng đến con đường truyền tín hiệu IRF3 cũng như sự ổn định của mRNA. Ngược lại, VP35 từ virus Ebola và ORF6 từ SARS-CoV ngăn chặn nhập nhân, trong khi các protein V từ các virus Nipah và Hendra tạo ra bộ chuyển đổi tín hiệu và hoạt hóa sự thoái hóa protein phiên mã (STAT). Picornavirus ngăn chặn bằng cách liên kết với các vùng khởi đầu của gen IFN thông qua miền găng tay kẽm và ức chế phiên mã. Mỗi protein đối kháng với đáp ứng miễn dịch bẩm sinh đều sử dụng các công cụ và có các đích tác dụng khác nhau để đạt được các mục tiêu này. Sự hiểu biết về cách mỗi chất đối kháng ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch bẩm sinh làm sáng tỏ các tương tác chính giữa các thành phần trong con đường truyền tin của vật chủ và virus. Ngoài ra, các nghiên cứu này xác định chính xác các thành phần của tế bào chủ có chức năng điều chỉnh sinh bệnh học và sự nhân lên của virus, cung cấp các mục tiêu mới cho sự phát triển các hợp chất kháng virus.
Lây nhiễm Corona Virus
Tìm hiểu cách Corona Virus lây nhiễm qua người thông qua Video chia sẻ của TS. Nguyễn Hồng Vũ – Công tác tại Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA và là Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus đều nhẹ, vì vậy chúng có thể lây nhiễm cho rất nhiều người khác trước khi chúng ta phát hiện ra. Điều này cũng khiến cho các nhân viên y tế cũng có thể bị lây nhiễm mà không hề hay biết. Đã có bằng chứng cho thấy virus có thể lây từ người sang người. Có thể virus lây nhiễm thông qua các động tác ho, hắt hơi của người bệnh.
Khả năng lây lan của Virus Vũ Hán?
Ước tính của 1 nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc: trước ngày 31.01.20 đã có hơn 75 000 ca nhiễm tại Trung Quốc, nếu không có biện pháp phòng, trị, cách ly thì thời gian để số ca tăng lên gấp đôi là sau 6 ngày rưỡi (!). Hiện giờ nCoV đã có mặt ở rất nhiều nước, bao gồm Việt Nam, Mỹ, Canada, Pháp … WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp. 1 phần lý do mà nCoV lây nhiễm nhanh là vì chúng có thể truyền nhiễm trong giai đoạn ủ bệnh (bệnh nhân chưa có triệu chứng sốt, hay ho nhẹ).
Virus Vũ Hán Corona virus 2019-nCoV xuất phát từ đâu?
Phân tích gene từ nCoV đối chiếu với các loại Coronavirus khác cho thấy nó có tỉ lệ giống cao (88% – 96%) với 2 loại Coronavirus có xuất xứ từ LOÀI DƠI (Lu et al 2020, Paraskevis 2020). Mình gạch chân nghiên cứu của Paraskevis vì nó là nghiên cứu của 1 nhóm độc lập mới công bố ngoài Trung Quốc.
Virus Corona Vũ Hán có phải là vũ khí sinh học đang tạo của Trung Quốc?
Đến thời điểm này có thể nói 96,69% đây chỉ là tin đồn. Theo GS Ebright, vật liệu di truyền của Virus này cho thấy nó không có dấu hiệu của 1 virus được man-made (người làm ra) (Tài liệu tham khảo: Experts debunk fringe theory linking China’s coronavirus to weapons research https://www.washingtonpost.com/world/2020/01/29/experts-debunk-fringe-theory-linking-chinas-coronavirus-weapons-research/). Tất nhiên khả năng này không phải là không thể.
Đối tượng nào cần đề phòng virus Corona 2019-nCov?
Đây là dịch viêm phổi, nên TẤT CẢ mọi người cần đề phòng! Không chủ quan ở đây. Tuy nhiên theo 1 nghiên cứu mới nhất trên Lancet (99 bệnh nhân): có vẻ đối tượng dễ bị nhất là đàn ông lớn tuổi (Tài liệu tham khảo: Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study).
Tại sao cần tìm nguồn gốc động vật chứa virus gây bệnh ở người khi dịch xảy ra?
Mục đích của việc này là để “cách ly” các động vật này khỏi con người trong lúc dịch bệnh, càng xa càng tốt để hạn chế việc virus có thể sống trong chúng và truyền lại cho người. Trong kết quả nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rắn có thể là vật chủ của con virus 2019-nCoV và con này có thể đã tái tổ hợp với con virus có nguồn gốc từ dơi. Tuy nhiên nhiều ý kiến của các nhà khoa học khác vẫn cho là chưa thuyết phục và họ nghi ngờ động vật khác thuộc loài có vú hoặc chim. Do vậy, cho đến hiện giờ thì việc tốt nhất là nên cấm đánh bắt và buôn bán các động vật hoang dã, ít nhất là rắn và dơi để hạn chế nguồn chứa virus tối đa.
Triệu chứng nhiễm Virus Corona và cách phòng tránh
Khuyến cáo mọi người hãy bỏ ra 51 giây xem hết video dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và những người xung quanh:
Cách phòng ngừa lây nhiễm:
- Tránh đến chỗ đông người.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà bông (Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn).
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch.
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào (Ánh nắng mặt trời cũng là một nguồn năng lượng tốt để diệt các virus trong môi trường).
- Ăn đồ nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.
- Giữ gìn sức khỏe để nếu cần chiến đấu với virus.
Nói chung, trong tình hình dịch bệnh của virus Corona 2019-nCoV thì việc “CÁCH LY” là rất quan trọng! Việc ngưng các chuyến bay, chuyến du lịch của người Trung Quốc, đặc biệt từ Vũ Hán trong thời gian này là rất cần thiết để kiểm soát dịch tại chỗ và các nước lân cận. Thời gian ủ bệnh của virus này được cho là từ khoảng 2-14 ngày. Trong giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng rõ ràng và rất dễ bị lọt qua các trạm kiểm soát dịch!
Cơ chế tấn công tế bào của virus Corona 2019-nCoV mới
Cách giảm tình trạng dịch bệnh
Bệnh do nhiễm virus Corona thường sẽ tự hết khi tế bào miễn dịch của cơ thể nhận biết sự hiện diện của chúng trong cơ thể và tấn công các tế bào bị nhiễm. Mình có để một hình minh họa quá trình nhiễm của virus SARS và phản ứng các tế bào miễn dịch (Hình B). Các bạn có thể thấy phần màu tím là biểu hiện bệnh viêm phổi (pneumonitis) và màu vàng là số lượng virus trong cơ thể tăng trong giai đoạn đầu và giảm dần khi cơ thể có những đáp ứng của các tế bào miễn dịch (các đường màu đỏ, xanh lá, xanh dương). Virus sẽ bị TIÊU DIỆT HẾT bởi tế bào miễn dịch cho đến lúc cuối kỳ bệnh. Do vậy, cách để ngăn chặn dịch hiệu quả nhất mà các nước đang làm với loại virus này là “cô lập” người/nhóm người mắc bệnh để hỗ trợ điều trị, không cho virus có cơ hội nhiễm tiếp sang người khác. Do không có khả năng tự sinh sống ngoài môi trường và không còn ở được trong cơ thể người bệnh (do hệ miễn dịch đã nhận ra) nên virus sẽ bị tiêu diệt hết trong không gian bị cô lập này khi những người bệnh hồi phục.
Vì thế, trong tình trạng hiện nay, có một số bằng chứng cho thấy virus này có khả năng lây từ người sang người, khi bạn bị nhiễm bệnh không nên dấu mà nên đến trung tâm Y Tế đã được chỉ định để được kiểm tra và cách ly nếu cần thiết. Việc này vừa bảo đảm cho bạn có sự trợ giúp Y tế thích hợp để vượt qua cơn bệnh một cách tốt nhất vừa có thể giúp bảo vệ cộng đồng để dịch bệnh không tiếp tục bùng phát.
Xem thêm: Xử lý lâm sàng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng nghi ngờ do nhiễm trủng Virus Corona 2019-nCoV mới của WHO.
WHO họp khẩn về dịch Viêm phổi cấp do Corona Virus tại Trung Quốc
Liệu dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới gây ra đã có thể được tuyên bố là tình trạng y tế cộng đồng toàn cầu hay chưa? Ngày 22/1/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để quyết định về nội dung này.
WHO cũng đang hối thúc các quốc gia cần phải chủ động trong các biện pháp nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh và tránh lây lan. Đặc biệt là nếu tình trạng này được công nhận là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng thì WHO sẽ đưa ra những đề xuất chính thức cho từng quốc gia và khu vực, với mục tiêu là ngăn chặn và xử lý dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy sự phối hợp của cộng đồng quốc tế.
Trước đó, trong 10 năm qua, WHO đã có tới 4 lần phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, đó là dịch cúm A/H1N1 từ lợn năm 2009, bệnh bại liệt và Ebola năm 2014, virus Zika năm 2016 và chủng dịch Ebola mới năm 2019.
Link bài viết mới nhất liên quan đến vụ việc của WHO: https://www.who.int/dg/speec