Acid trichloacetic: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán

5/5 - (1 bình chọn)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Acid trichloacetic tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này healcentral.org xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Acid trichloacetic là thuốc gì? Thuốc Acid trichloacetic có tác dụng gì? Thuốc Acid trichloacetic  giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Acid trichloacetic là thuốc gì?

Hộp thuốc Acid trichloacetic
Hình ảnh: Hộp thuốc Acid trichloacetic

Acid trichloacetic là thuốc trị các tình trạng mụn cóc, sần sùi, sủi mào gà,…, là 1 dẫn xuất của acid acetic
Acid trichloacetic được pha chế bởi Bệnh viện da liễu Thành phố Hồ Chí Minh dưới dạng dung dịch thoa da chứa trong lọ tối màu
Thuốc có thành phần chính là Acid trichloacetic với hàm lượng 80%
Cùng với tá dược vừa đủ 1 lọ dung dịch

Acid trichloacetic mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Acid trichloacetic hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc. Tuy nhiên người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.
Acid trichloacetic được cung cấp bởi nhà thuốc chúng tôi với giá 239000đ/lọ.
Chúng tôi có giao hàng toàn quốc.

Tác dụng của thuốc

Thuốc có thành phần chính là Acid trichloacetic
Trong đó Acid trichloacetic có khả năng hoạt động bề mặt, làm bóc tách dần các lớp da để loại trừ các tế bào chết và lớp mụn cóc trên da theo thời gian, làm tăng độ ẩm cho vùng da cần điều trị, hạ pH cho vết bôi trên da, hòa tan các mảng bám, bong tróc các tế bào sừng, hòa tan các chất kết dính tế bào, làm mất nơi trú ngụ của các tế bào nấm gây bệnh, ngăn ngừa tình trạng nấm da, như vậy thuốc có tác dụng sát khuẩn nhẹ và bong tróc mạnh lớp sừng khỏi lớp biểu bì da, ngoài ra thuốc còn tác động lên quá trình keratin hóa, giảm hình thành lớp sừng, làm mòn các mô keratotic của mụn cóc và virus gây bệnh, đồng thời có tác dụng sát khuẩn, làm sạch bề mặt da.
Thuốc còn có khả năng tẩy được các tế bào bình thường và hòa tan mực của các hình xăm.
Như vậy, thuốc có tác dụng tẩy các mụn cóc, và lớp sừng, các lớp tế bào chết trên da, sát khuẩn nhẹ, giảm thiểu sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh qua da.

Công dụng và chỉ định

Với công dụng làm sạch bề mặt da, bong tróc lớp tế bào chết, lớp sừng, dần loại bỏ các loại mụn cóc trên da, thuốc được chỉ định chủ yếu trong điều trị các loại mụn cơm, mụn cám, mụn cóc thông thường, mụn cóc sinh dục, mắt cá chân bị chai lại do ngồi khoanh chân nhiều, các vết chai sần ở chân tay do HPV, xóa hình xăm ở một số người có hình xăm nghệ thuật.

Cách dùng và liều dùng

Hộp và lọ thuốc Acid trichloacetic
Hình ảnh: Hộp và lọ thuốc Acid trichloacetic

Cách dùng: vệ sinh bằng cách rửa tay và rửa sạch vị trí bôi, lau khô, sau đó lấy tay thoa đều thuốc lên vị trí cần bôi tạo thành lớp mỏng đều phủ kín vị trí cần bôi,thường bôi 1 lần trong ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ
Liều dùng: tùy vào kích thước của vị trí cần bôi mà sẽ có các liều bôi khác nhau, tuy nhiên không nên bôi quá liều vì có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn
Sau bôi khoảng 1 đến 2 ngày, lớp mụn sẽ se lại, sau đó 2 đến 3 ngày sẽ thể hiện tác dụng rõ rệt. sau đợt điều trị kéo dài khoảng 1 đến  tuần, các lớp chai sần, mụn cóc sẽ được loại bỏ.

Tác dụng phụ

Thuốc bôi ngoài da, sử dụng với tác dụng tại chỗ nên rất ít khi gây ra các tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể ở tại vị trí bôi hoặc là các tác dụng toàn thân do khả năng hấp thu 1 phần của thuốc qua da
Các tác dụng phụ tại chỗ gồm: kích ứng tại chỗ bôi thuốc, đau ngứa ở vết bôi, nổi ban đỏ, da khô và đóng vảy, lột da, cảm giác nóng rát tại nơi bôi thuốc trên da, da đổi màu, viêm da dị ứng, phản ứng dị ứng sưng mặt, họng, khó thở,…
Các tác dụng toàn thân bao gồm kích ứng các bề mặt niêm mạc, kích ứng thành mạch, phản ứng dị ứng toàn thân, có cảm giác khó thở, sưng mặt và họng, ban da đỏ toàn thân, mẩn ngứa,…
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.

Chống chỉ định

Đối với những bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược
Đối với trẻ em dưới 2 tuổi
Đối với các vùng có vết loét rộng
Đối với các vết thương dưới băng, gạc
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Đối với tình trạng vết thương hở hoặc đang có dị ứng tiến triển
Không bôi thuốc trên các vùng da khỏe mạnh bình thường
Đối với vết thương trên da do nhiễm khuẩn, hoặc có tình trạng viêm, biến đổi màu sắc bất thường
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.

Chú ý, thận trọng khi dùng thuốc

Chú ý: đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân thủ liều lượng khi bôi, không lạm dụng thuốc, không bôi vào mắt hoặc niêm mạc, không uống thuốc này
Thận trọng:
Đối với trẻ em
Đối với các vết thương chưa lành hẳn
Đối với người có cơ địa dị ứng
Đối với các tình trạng sần sùi da do nấm và virus
Đối với bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có loét dạ dày tá tràng tiến triển
Đối với các bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao
Đối với người có bề mặt da dễ bị kích ứng
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến nên thuốc có khả năng có  mặt với lượng nhỏ trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp bắt buộc cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho con trong việc sử dụng thuốc

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
Tránh dùng phối hợp với các thuốc bôi khác trên cùng 1 vùng da do tăng khả năng hấp thu thuốc qua da
Không dùng cùng với các kháng sinh dạng bôi do có khả năng hòa tan làm mất tác dụng của kháng sinh
Không phối hợp với các thuốc điều trị dạng miếng dán như thuốc hạ sốt hay phòng đau thắt ngực
Không bôi cùng với các loại kem dưỡng da hoặc mĩ phẩm
Để tìm hiểu thêm về các tương tác thuốc thường gặp có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ
Cần liệt kê những thuốc đang sử dụng cung cấp cho bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Quá liều: quá liều ít xảy ra, thường gặp ở những bệnh nhân kém dung nạp thuốc gây ra phản ứng dị ứng với các dấu hiệu ba đỏ trên da, ngứa, rối loạn tiêu hóa, hoặc có thể gây ra đau bụng, xuất huyết nhẹ, tuy nhiên quá liều ít gặp khi bôi ngoài da…nếu trong trường hợp thuốc tiếp xúc hoặc bôi vào mắt, da niêm mac, hoặc uống lượng lớn thuốc cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời
Quên liều: bôi sớm nhất có thể sau quên, nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó bôi liều kế tiếp như bình thường, không bôi thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.
Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc.

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây