Thuốc Daivobet: Công dụng, Cách dùng, Tác dụng phụ, Giá bán

4.2/5 - (4 bình chọn)

Daivobet là thuốc gì?

Daivobet là một thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị các triệu chứng, bệnh lý về da liễu, thường được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ với 2 thành phần chính có tác dụng dược lý là Betamethason và Calcipotriol. Thuốc được đóng trong 1 tuýp chứa 15 g hoặc 30 g thuốc. Mỗi 1 g thuốc mỡ Daivobet chứa:

  • Calcipotriol có hàm lượng là 50 μg ( tương đương với 52,2 μg Calcipotriol hydrat )
  • Betamethason có hàm lượng là 0,5 mg ( tương đương với 0,643 mg Bethamethason dipropionat ).

Một số tá dược như:

  • Paraffin trắng mềm có chứa thành phần chống oxy hóa, là tá dược bảo vệ dược chất khỏi các tác nhân oxy hóa.
  • Polyxyproprylen – 11 – stearyl ether là tá dược chống oxy hóa.
  • Ngoài ra còn một số thành phần tá dược khác như Paraffin lỏng, alpha tocopherol sao cho vừa đủ 1 gam.

Thuốc được sản xuất bởi công ty Leo Laboratories Limited của Ai-len.

Thuốc được đăng ký bởi công ty Zuellig Pharma Pte., Ltd của Singapore.

Thuốc Daivobet có số đăng ký là: VN – 20354 – 17.

Tham khảo thêm: Thuốc Xamiol gel 15g: Tác dụng, Chỉ định, Lưu ý tác dụng phụ, SĐK thuốc

Thuốc Daivobet có tác dụng gì?

Tuýp thuốc Daivobet
Tuýp thuốc Daivobet

Thuốc Daivobet được bào chế bởi 2 thành phần chính là Calcipotriol và Betamethason, trong đó Calcipotriol là chất có cấu trúc tương tự với Vitamin D, còn Betamethason là chất thuốc nhóm corticosteroid.

  • Calcipotriol là một chất thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh vảy nến do nó có khả năng biệt hóa và ngăn chặn sự gia tăng của tế bào sừng.
  • Còn Betamethason là một chất có tác dụng kháng viêm như các Corticosteroid khác. Nó có khả năng chống viêm, chống ngứa, và ức chế miễn dịch nên được sử dụng kết hợp với Calcipotriol để điều trị bệnh vảy nến. Thành phần này sẽ được tăng hấp thu toàn thân nếu bôi thuốc trong một thời gian dài và băng chặt vị trí bôi thuốc, từ đó tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ của thuốc có thể tăng lên.

Dược động học:

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi ngoài da nên thuốc rất ít được hấp thu vào vòng tuần hoàn. Các nghiên cứu cho thấy mức độ hấp thu thuốc toàn thân là dưới 1% khi bôi bình thường ngoài da. Nếu bôi thuốc ở vùng da bị thương thì con số này có thể tăng lên đến 24%.

Betamethason được hấp thu sẽ được chuyển hóa ở gan và đào thải qua khỏi cơ thể bằng phân và nước tiểu ở dạng chất chuyển hóa.

Chỉ định của thuốc Daivobet

Thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị ở giai đoạn đầu của bệnh vẩy nến màng mạn tính.

Cách sử dụng thuốc Daivobet

Cách dùng

  • Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ dùng để bôi ngoài da.
  • Cần vệ sinh tay và vùng da cần điều trị trước khi bôi thuốc. Sau khi bôi xong cần vệ sinh tay lại một lần nữa để tránh thuốc bị dính sang vùng da khác.
  • Tránh để thuốc dính vào vùng da mặt, mồm, mắt trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Thuốc được khuyến cáo là không nên bôi quá 30% diện tích bề mặt cơ thể.
  • Không nên bôi ở các vết thương hở hay băng kín vùng da bôi thuốc do điều này có thể làm tăng hấp thu toàn thân của Corticosteroid.
  • Không nên bôi thuốc ở vùng da đầu.

Liều dùng

  • Mỗi ngày bôi 1 lần ở vùng da cần điều trị.
  • Thời gian điều trị nên kéo dài trong vòng 4 tuần. Nếu sau 4 tuần mà vẫn chưa khỏi thì cần phải được điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Liều dùng tối đa cho 1 ngày là 15g, liều dùng tối đa cho 1 tuần là 100g.

Tác dụng phụ của thuốc Daivobet

Tác dụng phụ của thuốc Daivobet
Tác dụng phụ của thuốc Daivobet

Đã có các thử nghiêm lâm sàng ở hơn 2500 bệnh nhân sử dụng thuốc và có khoảng 10% bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ không nghiêm trọng.

  • Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của thuốc là ngứa, phát ban, cảm giác bỏng rát ở da.
  • Một số tác dụng không mong muốn ít gặp của thuốc là: đau da, kích ứng, viêm da, ban đỏ, viêm nang lông, thay đổi sắc tố da ở vị trí bôi thuốc.
  • Tác dụng không mong muốn hiếm gặp của thuốc là bệnh vảy nến mụn mủ.

Dưới đây là một số tác dụng không mong muốn của Calcipotriol và Betamethason.

Tác dụng phụ của thuốc liên quan đến thành phần Calcipotriol:

  • Rối loạn da và mô dưới da: ngứa, kích ứng da, da khô, ban đỏ, viêm da, eczema, vảy nến gia tăng, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Rối loạn toàn thân: tăng Calci huyết, tăng Calci niệu.

Tác dụng phụ của thuốc liên quan đến thành phần Betamethason.

  • Rối loạn da và mô dưới da: teo da, vằn da, viêm nang, rậm lông, viêm da quang miệng, mất sắc tố da, vảy nến mụn mủ toàn thân.
  • Nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể bị một số tác dụng phụ nghiêm trọng của Betamethason như đục thủy tinh thể, nhiếm trùng, tăng áp lực nội sọ.

Nếu trong quá tình sử dụng thuốc bạn gặp phải bất kỳ tình trạng nào nếu trên thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý.

Chống chỉ định của thuốc Daivobet

  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị dị ứng với Betamethason, Calcipotriol hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa Calci do trong thuốc có chứa Calcipotriol.
  • Không được bôi thuốc lên vùng da mặt do có thể làm tăng Calci máu, gây nhiễm độc Vitamin D.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc để điều trị các tổn thương ở da do virus như bệnh Herpes, thủy đậu.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn da.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc để điều trị tình trạng nhiễm ký sinh trùng ở da.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị giang mai, trứng cá đỏ, viêm da quanh miệng, teo da, bệnh vảy cá, các vết loét, bệnh ngứa quanh hậu môn và vùng sinh dục.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc để điều trị bệnh vẩy nến lốm đốm, bệnh vảy nến bong vẩy.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân bị mụn mủ, thể dỏ da.

Tương tác của Daivobet với các thuốc khác

Hiện nay chưa phát hiện bất kỳ tương tác nào với Daivobet khi bôi thuốc ngoài da.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Daivobet được không?

Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc Daivobet
Phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc Daivobet

Phụ nữ có thai

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn, hiệu quả của thuốc mỡ Daivobet ở phụ nữ mang thai. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy các glucocorticoid có khả năng gây ra các độc tính cho bào thai, tuy nhiên một số nghiên cứu dịch tễ ở người không thấy có sự dị tật bẩm sinh ở các trẻ sơ sinh ở các bà mẹ sử dụng Corticosteroid trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên điều đó vẫn không khẳng định được rằng liệu Corticosteroid có gây độc tính ở các bà mẹ đang mang thai hay không. Vì vậy các bà mẹ không nên sử dụng sản phẩm này trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích điều trị mà nó mang lại lớn hơn rất nhiều các nguy cơ tiềm ẩn mà nó có thể gây ra.

Phụ nữ cho con bú

Calcipotriol chưa xác định được liệu nó có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Betamethason có thể được bài tiết vào sữa mẹ tuy nhiên khả năng gây ra độc tính đối với trẻ sơ sinh ở liều điều trị là rất thấp. Tuy nhiên vẫn có thể có các nguy cơ tiềm ẩn đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy các bà mẹ không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ đang cho con bú. Trong trường hợp thiết và bắt buộc phải sử dụng thì nên ngừng cho trẻ bú sữa mẹ và cung cấp cho trẻ bằng sữa mẹ.

Thuốc Daivobet giá bao nhiêu?

Thuốc Daivobet tuýp 15 gam hiện nay trên thị trường có giá là 279000 VND/ tuýp.

Thuốc Daivobet mua ở đâu?

Bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở các nhà thuốc trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên để mua được sản phẩm tốt với giá tốt không phải một điều dễ dạng. Page xin giới thiệu đến bạn một số nhà thuốc uy tín trên pham vị Hà Nội như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Lưu Anh,…

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline chăm sóc khách hàng hoặc inbox trực tiếp với Page để được giải đáp.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây