Thuốc Hidem 15g có tác dụng gì? Có dùng được cho trẻ sơ sinh không?

5/5 - (1 bình chọn)

1, Thuốc Hidem là thuốc gì?

Thuốc Hidem là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị các bệnh da liễu. Thuốc có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng như viêm, sưng, mẩn ngứa, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, ngứa có bội nhiễm do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp bị nấm da, lang ben.

Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, quy cách đóng gói ở dạng tuýp, có tuýp 10mg và tuýp 15g. Bao bì ngoài là hộp giấy.

Thuốc Hidem là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Myung-In Pharma Co., Ltd – HÀN QUỐC với số đăng ký lưu hành sản phẩm là VN-19720-16.

Hình ảnh tuýp thuốc Hidem cream 15g
Hình ảnh tuýp thuốc Hidem cream 15g

Thành phần có trong một tuýp kem bôi ngoài da Hidem bao gồm:

Gentamycin (ở dạng gentamycin sulfat): 1mg/g

Betamethason dipropionat: 0,64mg/g

  • Tá dược bổ sung: stearyl alcohol, dầu khoáng trắng, cetanol, paraffin lỏng, octyldodecyl myristate, isopropyl myristate, sorbitan stearate, polyethylene glycol 400, natri pyrosulfite, glycerin, silicone resin, polysorbate 20, natri benzoat và nước tinh khiết vừa đủ.

Ngày sản xuất và hạn sử dụng của thuốc được in trên bao bì sản phẩm.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp.

2, Thuốc bôi da Hidem 15g có công dụng gì?

  • Thuốc Hidem có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng dị ứng, ngứa, hăm, da mẩn đỏ, sưng tấy.
  • Thuốc có khả năng làm dịu da, giảm kích ứng da.
  • Thuốc giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm da.
  • Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi nấm gây các bệnh ngoài da.

3, Kem bôi da Hidem có chỉ định trong những trường hợp nào?

Thuốc Hidem thường được sử dụng để điều trị trong các trường hợp sau:

  • Các trường hợp bị ngứa do côn trùng cắn, bỏng mức độ nhẹ.
  • Bệnh nhân bị các bệnh da dị ứng như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng.
  • Các trường hợp da bị hăm, bị vảy nến, ghẻ lở, lang ben, hắc lào.
  • Người có khả năng có đáp ứng tốt với corticoid khi trên da có biến chứng nhiễm trùng thứ phát do nhiều nguyên nhân.

4, Thành phần trong thuốc Hidem có tác dụng gì?

Thuốc Hidem có 3 hoạt chất chính tạo nên tác dụng dược lý là Gentamycin, Betamethasone và Clotrimazole.

  • Gentamycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn với phổ kháng khuẩn rộng. Gentamycin tác động chủ yếu lên các vi khuẩn ưa khí, các vi khuẩn gram âm cùng một số ít vi khuẩn gram dương. Nhờ hệ thống vận chuyển phụ thuộc oxy mà thuốc có khả năng thấm qua lớp vỏ của tế bào vi khuẩn. Sau đó gắn vào đơn vị 30S của tế bào vi khuẩn làm thay đổi trình tự sắp xếp các acid amin khiến cho các protein của tế bào vi khuẩn được tạo ra không có hoạt tính. Nhờ đó mà Gentamycin có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, điều trị tình trạng viêm da hiệu quả.
  • Betamethasone là thuộc nhóm thuốc kháng viêm steroid, là dẫn xuất của prednisolon. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm nhờ khả năng ức chế sự di chuyển của bạch cầu về ổ viêm, hạn chế sự hình thành các chất trung gian gây phản ứng viêm, ức chế sự hoạt động của các tế bào thực bào và bạch cầu đa nhân. Không chỉ vậy, betamethasone còn có khả năng ức chế phospholipase C, ngăn cản quá trình truyền tin đến bào tương, hạn chế giải phóng ra histamin, serotonin, chống lại các phản ứng dị ứng của cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất betamethasone cũng có tác dụng ức chế sự tăng sinh và làm giảm hoạt tính của các tế bào lympho T, ức chế sản sinh interleukin 1 và 2 của đại thực bào và tế bào lympho T8, giúp chống viêm hiệu quả.
  • Clotrimazole là thuốc kháng nấm phổ rộng dẫn xuất imidazole, có khả năng ức chế sự phát triển của hầu hết các loại vi nấm như dermatophytes, nấm men hay Malassezia furfur. Thuốc gây tác dụng bằng cách tác động trực tiếp đến khả năng thẩm thấu của lớp lipid tại màng của vách tế bào vi nấm. Hoạt chất này gây ức chế sự tổng hợp ergosterol, ngăn cản sự tạo thành vách tế bào vi khuẩn. Thuốc cũng có thể gây ức chế tổng hợp acid nhân và làm rối loạn quá trình chuyển hóa lipid. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng gây hủy hoại màng tế bào mà không cần tác dụng đến sự tổng hợp nhân sterol.

Thuốc Hidem cũng có một số thành phần tá dược khác như: stearyl alcohol, dầu khoáng trắng, cetanol, paraffin lỏng, octyldodecyl myristate, isopropyl myristate, sorbitan stearate, polyethylene glycol 400, natri pyrosulfite, glycerin, silicone resin, polysorbate 20, natri benzoat và nước tinh khiết. Các tá dược này có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, giúp cho các hoạt chất có trong kem bôi được thấm sâu và lưu trên da trong thời gian lâu, làm mềm, dịu da và bảo quản chế phẩm.

Hình ảnh mặt dưới của hộp thuốc Hidem
Hình ảnh mặt dưới của hộp thuốc Hidem

5, Cách dùng, liều dùng của thuốc Hidem là gì?

Cách dùng: Thuốc được dùng theo đường bôi ngoài da, tránh tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, không được uống. Vệ sinh vùng da bị tổn thương trước khi dùng thuốc. Thoa 1 lượng kem bôi da Hidem vừa đủ lên vùng da bị tổn thương, kết hợp massage nhẹ nhàng cho các hoạt chất thấm sâu vào trong da, và góp phần tăng hiệu quả điều trị.

Liều lượng: có thể sử dụng 1 – 2 lần trong ngày tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của vùng da tổn thương. Bôi đều đặn vào thời điểm cố định, tránh tình trạng quên liều, bỏ liều gây kháng thuốc.

6, Thuốc Hidem có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú không?

Phụ nữ ở thời kỳ có thai: Hiện tại, chưa có bằng chứng rõ ràng về sự an toàn của thuốc Hidem khi sử dụng trên đối tượng bệnh nhân là phụ nữ có thai. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc và phải theo dõi trong suốt quá trình điều trị để tránh gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp cần thiết, cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng thuốc đối với mẹ và tác hại của thuốc với bé.

Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú: Sử dụng thuốc Hidem trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng các hoạt chất trong thuốc – đặc biệt là betamethasone và gentamycin bị thấm vào hệ tuần hoàn, gây tác dụng toàn thân. Do đó, cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho đối tượng là phụ nữ có thai, tránh tình trạng thuốc đi vào sữa mẹ, gây tác động đến bé. Các mẹ nên ngưng cho con bú trong

thời gian điều trị bằng thuốc Hidem.

7, kem bôi da Hidem chính hãng có giá bao nhiêu?

Theo Healcentral (healcentral.org), trên thị trường đang bán thuốc Hidem với giá dao động từ 25.000 – 30.000 vnd.

Giá thuốc cũng có thể có sự chênh lệch không đáng kể ở các cơ sở, khu vực khác nhau. Từng thời điểm khác nhau, giá thuốc cũng sẽ có sự thay đổi.

8, Bạn có thể mua thuốc Hidem ở đâu?

Thuốc Hidem được bán rộng rãi tại khắp các cơ sở, các chuỗi nhà thuốc trên toàn quốc. Khách hàng cũng có thể tìm kiếm thông tin, đặt mua thuốc tại các website nhà thuốc online và được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn cao.

Hình ảnh mặt trước của hộp thuốc Hidem 15g
Hình ảnh mặt trước của hộp thuốc Hidem 15g

9, Thuốc Hidem có tác dụng phụ gì?

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi bệnh nhân sử dụng thuốc Hidem:

  • Tác dụng phụ thường gặp: bệnh nhân có thể gặp tình trạng khô da, bong tróc da, viêm nang lông hoặc nổi mụn nước li ti tại vùng da sử dụng thuốc.
  • Tác dụng phụ ít gặp: gây kích ứng da, nóng, ban da, da vảy cá, nổi mề đay, thậm chí có thể gặp tình trạng rậm lông.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: các tác dụng như viêm da bội nhiễm, giảm sắc tố, teo da, hạt kê, vạch da có thể gặp do sử dụng thuốc hidem trên diện rộng trong thời gian kéo dài kết hợp băng ép.

10, Thuốc Hidem chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Một số trường hợp không nên sử dụng thuốc Hidem:

  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Các trường hợp tổn thương tại vùng da bị trầy xước, lở loét hoặc có các vết thương hở.
  • Người bị viêm tai ngoài có kết hợp thủng màng nhĩ.

11, Dược động học

Dược động học của thuốc Hidem:

  • Gentamicin: Ngoài gây tác dụng tại chỗ, thuốc còn có khả năng hấp thu vào hệ tuần hoàn. Gentamicin và các kháng sinh nhóm aminoglycosid có thể khuếch tán qua dịch ngoại bào, đi vào hệ tuần hoàn và gây tác dụng toàn thân. Thuốc cũng có thể khuếch tán qua dịch não tuỷ nếu màng não bị viêm. Khi vào cơ thể, thuốc được gắn với albumin huyết tương. Chuyển hoá chủ yếu qua gan và thải trừ qua thận. Thời gian bán thải của thuốc có thể kéo dài từ 2 – 3 giờ tuỳ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ và cơ địa bệnh nhân.
  • Clotrimazole hiếm khi được hấp thu vào hệ tuần hoàn khi sử dụng theo đường  ngoài da. Ngoại trừ trường hợp da bị xây xước. Hoạt chất Clotrimazole nếu hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa qua gan thành dạng không hoạt tính rồi bị đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
  • Betamethason là một trong những chất có khả năng thấm vào hệ tuần hoàn, gây tác dụng toàn thân rất cao khi dùng tại chỗ. Việc băng ép và sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hấp thu thuốc vào hệ tuần hoàn khi sử dụng bôi ngoài da. Khi được hấp thu qua da, betamethasone liên kết với protein huyết tương rồi được chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu.
Hình ảnh hộp và tuýp kem bôi da Hidem 15g
Hình ảnh hộp và tuýp kem bôi da Hidem 15g

12, Khi sử dụng thuốc Hidem cần lưu ý những gì?

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Hidem:

  • Không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng, kem bôi bị tách lớp, chảy lỏng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc hoặc các vùng da có vết thương hở.
  • Không sử dụng trong thời gian kéo dài, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không băng ép vùng da điều trị trong quá trình sử dụng thuốc Hidem.

13, Tương tác của thuốc

Tương tác của thuốc Hidem với thức ăn, đồ uống: Chưa ghi nhận trường hợp nào sử dụng thuốc Hidem tương tác với đồ ăn, thức uống.

Tương tác của thuốc Hidem với các loại thuốc khác: Thuốc có khả năng làm giảm hoạt tính của một số thuốc khi sử dụng phối hợp như:

  • Các khoáng chất Ca, Mg.
  • Thuốc trị ho loại acetylcystein
  • Thuốc chống đông heparin.
  • Các loại kháng sinh như sulfafurazol, sulfacetamid, clindamycin, cloramphenicol.
  • Các thuốc kháng ung thư như doxorubicin actinomycin.

14, Quá liều, quên liều và cách xử trí khi sử dụng thuốc Hidem là gì?

Các trường hợp quên liều khi sử dụng thuốc Hidem: Bổ sung liều đã quên vào thời điểm gần nhất. Có thể bỏ qua nếu thời điểm này gần với thời điểm sử dụng liều tiếp theo. Nên bôi thuốc vào một khung giờ nhất định để tránh tình trạng quên liều.

Các trường hợp quá liều và cách xử trí: nếu phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ do quá liều, cần liên hệ ngay cho bác sĩ chỉ định để được tư vấn và giải đáp.

15, Hidem Cream có dùng được cho trẻ sơ sinh không?

Trẻ sơ sinh là đối tượng sử dụng thuốc đáng được lưu ý, đặc biệt phải có sự chỉ định, theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Chính vì vậy, cần thận trọng và cân nhắc thật kĩ trước khi sử dụng Hidem đối với trẻ sơ sinh.

Xem thêm:

Thuốc Korcin: Tác dụng, liều dùng, giá bán, những chú ý trong khi sử dụng

Thuốc Cortibion: Tác dụng, liều dùng, những chú ý trong khi sử dụng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây