Thuốc Meteospasmyl 300mg viên nang: Công dụng & hướng dẫn sử dụng

3/5 - (1 bình chọn)

Như chúng ta đều biết, trong đường tiêu hóa, cơ quan quan trọng nhất để hấp thu thức ăn là ruột, đặc biệt là ruột non. Các nhà khoa học đã chứng minh có tới 92% chất dinh dưỡng được hấp thu tại ruột non, 6 đến 7% được hấp thu ở ruột già và chỉ có xấp xỉ 1% được hấp thu tại các cơ quan khác trên đường tiêu hóa. Như vậy, có thể nhận thấy ngay rằng, nếu như dạ dày bị rối loạn chức năng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của toàn bộ cơ thể. Các rối loạn mà chúng ta thường gặp là rối loạn nhu động như tiêu chảy và táo bón. Giải quyết vấn đề này, một trong số những loại thuốc có tác dụng khá tốt là Meteospasmyl đang được khá nhiều người ưa chuộng. Dưới đây Heal Central xin giới thiệu về loại thuốc này.

Meteospasmyl là thuốc gì?

Như đã giới thiệu ở trên, Meteospasmyl là thuốc điều trị các rối loạn đường ruột.
Thuốc có 2 thành phần chính là Alverin (hàm lượng 300mg) và Simethicone (hàm lượng 60mg).
Meteospasmyl là thuốc do công ty Laboratoires Mayoly Spindler – PHÁP sản xuất. Ngoài thị trường Việt Nam, thuốc còn được phân phối rộng rãi đến nhiều thị trường khó tính như Anh, Mỹ, Nhật và được ghi nhận có tác dụng rất tốt.
Tham khảo thêm: Thuốc Yumangel 1g/15ml của Yuhan: Tác dụng, chỉ định & cách dùng

Số đăng ký thuốc Meteospasmyl viên nang

Tại Việt Nam, thuốc Meteospasmyl được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép được lưu hành trên thị trường với số đăng ký chính thức là VN-15643-12.
Với số đăng ký này, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết thuốc mình mua có đạt tiêu chuẩn lưu hành không, các thành phần trong thuốc có an toàn không.

Vỉ thuốc Meteospasmtl
Hình ảnh: Vỉ thuốc Meteospasmtl

Các tên gọi khác nhau của Meteospasmyl

Thuốc Meteospasmyl 300mg

Meteospasmyl có hàm lượng hoạt chất chính có tác dụng ở đây là Alverine với hàm lượng 300mg, do vậy Meteospasmyl còn có tên là Meteospasmyl 300mg.

Hộp thuốc Meteospasmyl
Hình ảnh: Hộp thuốc Meteospasmyl

Thuốc Meteospasmyl Capsulas 60mg/300mg

Ngoài thành phần Alverine, Meteospasmyl còn có thêm thành phần Simethicone hàm lượng 60mg. Hai thành phần này được kết hợp với nhau trong Meteospasmyl dưới dạng viên nang (tiếng anh dạng viên nang có tên là Capsule).
Do vậy, tên gọi thứ 2 mà bạn có thể dùng để gọi Meteospasmyl là Meteospasmyl Capsulas 60mg/300mg.

Thuốc Meteospasmyl Capsulas
Hình ảnh: Thuốc Meteospasmyl Capsulas

Thuốc Meteospasmyl Simethicone 60mg (Alverine citrate 300mg)

Một cách cụ thể, Meteospasmyl có hoạt chất Alverine ở dưới dạng Alverine citrate. Do vậy bệnh nhân cũng có thể tìm mua Meteospasmyl bằng cách gọi tên các hoạt chất trên cùng hàm lượng của nó: Simethicone 60mg, Alverine citrate 300mg.

Thuốc Meteospasmyl Simethicon
Hình ảnh: Thuốc Meteospasmyl Simethicon

Thuốc Meteospasmyl có tác dụng gì?

Tác dụng của Meteospasmyl là nhờ tác dụng tổng hợp của 2 thành phần chính trong thuốc:
Thành phần thứ nhất là Alverin dưới dạng Alverin citrat.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh thành phần này có khả năng ngăn ngừa co thắt các cơ trơn ở đường tiêu hóa và cơ trơn ở tử cung phụ nữ.
Sau khi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, Alverin citrat được hấp thu vào cơ thể qua ruột, tới gan và được chuyển hóa nhanh chóng thành các dẫn chất có hoạt tính. Nồng độ của Alverin citrat đạt cao nhất trong huyết tương là sau khoảng 1 đến 1,5 giờ hoạt chất này vào cơ thể.
Cơ chế tác dụng của Alverin citrat nằm ở cách thức chúng tác động vào kênh calci, khiến cho ruột giảm tính nhạy cảm với các kích thích từ thức ăn, thuốc và các tác động cơ học cũng như hóa học khác, đồng thời ức chế thụ thể của serotonin có tên 5HT1A. Nhờ các tác dụng này mà Alverin citrat khiến cho nhu động ruột giảm đi, nhờ đó giảm tình trạng khó tiêu hay tiêu chảy.
Sau khi thực hiện chức năng , thuốc được chuyển hóa tiếp tục thành dạng không có hoạt tính và nhanh chóng được bài tiết nhờ thận thông qua cơ chế lọc tích cực.
Thành phần thứ 2 tuy chiếm tỉ lệ hàm lượng nhỏ hơn nhưng cũng góp phần không nhỏ vào công dụng chung của thuốc là Simethicone.
Bản chất Simethicone về tính chất vật lý thì là một chất lỏng khá nhớt, sánh hơn nước, có màu đặc trưng màu xám nhạt, không có mùi và vị rõ ràng. Ngoài ra chất này còn có bản chất trơ về sinh lý, không được cơ thể hấp thu nên đương nhiên cũng không được chuyển hóa, được thải trừ ở dạng nguyên vẹn theo phân.
Tác động chính của Simethicone trong cơ thể là làm giảm sức căng ở ngoài bề mặt các bong bóng hơi có trong các dịch sinh học của cơ thể (bạn có thể tưởng tượng giống như trong bất kì loại chất lỏng nào cũng có thể có các bọt hơi nằm bên trong). Các bong bóng hơi này vốn được sinh ra trong quá trình nuốt thức ăn, trong quá trình nhào trộn thức ăn với dịch vị và các loại dịch tiêu hóa khác, trong quá trình phân hủy của các loại thức ăn trong đường tiêu hóa dưới các loại enzym khác nhau. Các bong bóng này khiến cho người bệnh có cảm giác đầy bụng, no, khó tiêu và khó mà ăn thêm được, chán ăn và mệt mỏi.
Simethicone có tác dụng làm cho các bọt hơi này nhanh chóng hợp lại với nhau, giảm thời gian di chuyển qua đường tiêu hóa và nhờ đó, nhanh chóng được loại trừ khỏi cơ thể.
Tác dụng này ngoài khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu mà trong một số xét nghiệm như chụp X quang hay nội soi dạ dày, đại tràng, nó còn khiến cho hình ảnh rõ nét hơn, thuận lợi cho việc chẩn đoán.
Tham khảo thêm: Thuốc Varogel 10ml ShinPoong: SĐK, Công dụng & Cách sử dụng

Công dụng thuốc Meteospasmyl

Thuốc Meteospasmyl điều trị rối loạn tiêu hóa
Thuốc Meteospasmyl điều trị rối loạn tiêu hóa

Với các tác dụng trên, Meteospasmyl viên nang được chỉ định dùng trong những trường hợp cụ thể sau:
Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa liên quan đến rối loạn chức năng ruột như đau thắt cơ trơn dạ dày, tiêu chảy, táo bón.
Bệnh nhân chướng bụng do một số nguyên nhân như: Sử dụng nhiều thực phẩm tái sống, uống nhiều thức uống có ga, ăn đồ hải sản sống, ăn tiết canh, sử dụng thức ăn ôi thiu, sử dụng kháng sinh làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột ….

Cách sử dụng thuốc Meteospasmyl

Cách dùng thuốc Meteospasmyl

Với dạng viên nang chứa thành phần Simethicone và Alverin citrat, người bệnh nên sử dụng thuốc theo những lưu ý sau:

  • Thứ nhất: Thuốc cần phải được bảo quản trong khoảng nhiệt độ cho phép, trong bao bì kín và ở nơi thoáng mát trước khi sử dụng.
  • Thứ hai: Thuốc Meteospasmyl cần được sử dụng bằng cách uống cả viên với nửa cốc nước lọc hoặc nước đun sôi. Tránh nhai nghiền nát thuốc trước khi uống hay uống thuốc với các loại nước ngọt, nước có ga khác vì có thể càng làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Thứ ba: Bệnh nhân cần uống đúng đủ liều quy định, nên uống thuốc trước bữa ăn để phát huy được tốt nhất tác dụng của các thành phần trong thuốc.

Liều dùng thuốc Meteospasmyl

Liều dùng cho đối tượng người lớn (tức bệnh nhân trên 18 tuổi) là từ 2 đến 3 lần mỗi ngày (tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân), mỗi lần sử dụng 1 viên nang duy nhất.

Chống chỉ định của thuốc Meteospasmyl

Bệnh nhân có tiền sử sử dụng alverine hay Simethicone mà xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì không nên sử dụng thuốc Meteospasmyl.
Các tá dược của thuốc cũng cần chú ý khi bệnh nhân sử dụng thuốc vì các thành phần này cũng có thể là nguyên nhân gây sốc phản vệ và dị ứng. Bệnh nhân cần cung cấp về các thành phần, các thuốc cũng như thực phẩm mà mình dị ứng để được dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Meteospasmyl

Cũng giống như các loại tân dược khác, Meteospasmyl cũng có thể gây một số tác dụng phụ được liệt kê dưới đây:
Thành phần Alverine nói riêng và các thuốc chứa thành phần này nói chung có các tác dụng phụ:

  • Một số bệnh nhân gặp triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến nặng gồm: Nổi mẩn ngứa mề đay trên da, thanh quản bị phù dẫn đến khó thở, khó nói, mất tiếng thậm chí có thể sốc và tử vong nếu phù che kín đường thở.
  • Ghi nhận một số bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan sau khi sử dụng thuốc chứa thành phần Alverine, có thể lý giải điều này bởi thuốc có trải qua sự chuyển hóa tại gan. Biểu hiện suy giảm chức năng gan thể hiện ở nồng độ men gan tăng, vàng da, vàng niêm mạc, vàng mắt.
  • Một số bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

Riêng thành phần Simethicone gần như không được hấp thu và chuyển hóa, do vậy gần như không gây tác dụng phụ nào.
Nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng cấp tính nào kể trên thì cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Meteospasmyl

Bệnh nhân suy gan thận nặng không nên sử dụng Meteospasmyl vì có chứa thành phần Alverine đã ghi nhận có khả năng làm giảm chức năng gan và thận.
Bệnh nhân là người điều khiển phương tiện giao thông và các thiết bị máy móc khác nên chú ý cẩn trọng khi dùng thuốc vì thuốc có thể ảnh hưởng đến thần kinh và thị giác dẫn đến tai nạn khi lao động.

Ảnh hưởng của thuốc Meteospasmyl lên phụ nữ có thai và cho con bú

Tính tới hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh tác hại hay tính an toàn của thuốc với nhóm đối tượng đặc biệt này. Bệnh nhân là phụ nữ mang thai và cho con bú cần cân nhắc, tốt nhất không nên sử dụng thuốc trong thời kì này, tránh tác hại xấu cho em bé và thai nhi.

Tương tác của thuốc Meteospasmyl với các thuốc khác

Chưa ghi nhận tương tác nào của Meteospasmyl với các thuốc khác, kể cả thuốc tân dược hay thuốc Y học cổ truyền. Nếu bệnh nhân nhận thấy có dấu hiệu tương tác bất thường nào, cần liên lạc với các bác sĩ của mình để được tư vấn kịp thời.

Thuốc Meteospasmyl uống lâu dài có được không?

Với cơ chế tác dụng của mình Meteospasmyl có thể được chỉ định dùng trong khoảng 2 tuần. Lý do như sau:

  • Thứ nhất: Thuốc có thể phát huy tác dụng ngay trong 2 ngày đầu tiên sau khi sử dụng thuốc.
  • Thứ hai: Cảm giác đầy bụng sẽ biến mất dần nếu bệnh nhân sử dụng thuốc thường xuyên kết hợp với chế độ ăn hợp lý. Sau 2 tuần các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa.
  • Thứ ba: Tuy chưa có báo cáo nhưng để hạn chế tối đa nguy cơ có thể bị phụ thuộc vào thuốc hoặc gặp các tác dụng phụ nào khác, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng thời gian quy định, không nên kéo dài quá 2 tuần.

Cách xử trí quá liều Meteospasmyl

Trường hợp quá liều ghi nhận bệnh nhân có thể hạ huyết áp, có các triệu chứng tương tự như nhiễm độc atropin.
Do vậy, ngay khi bệnh nhân có triệu chứng như hồi hộp đánh trống ngực, thở dốc, hoa mắt chóng mặt, chân tay lạnh sau khi uống liều cao Meteospasmyl thì cần điều trị ngay tại các cơ sở y tế gần nhất hoặc dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Thuốc Meteospasmyl giá bao nhiêu?

Hiện nay, Meteospasmyl đang được nhiều hiệu thuốc kinh doanh trên thị trường với giá dao động khoảng 2.500 đồng 1 viên, tức khoảng 50.000 đồng 1 hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên thuốc.

Viên nang Meteospasmyl
Hình ảnh: Viên nang Meteospasmyl

Thuốc Meteospasmyl mua ở đâu?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc Meteospasmyl để điều trị các triệu chứng rối loạn đường ruột nói riêng và điều trị bệnh đường tiêu hóa nói chung đang dần phổ biến. Hiểu được điều đó, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc của người tiêu dùng và các cán bộ y tế một cách nhanh chóng và kịp thời, rất nhiều các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc đều đang có bán sản phẩm thuốc Meteospasmyl. Có thể kể đến như nhà thuốc Ngọc Anh, nhà thuốc Bimufa, nhà thuốc An Khang, nhà thuốc tại các bệnh viện lớn,… Ngoài ra, khách hàng còn có thể đặt mua thuốc Meteospasmyl bằng cách liên hệ trực tiếp với trang web của chúng tôi để được đảm bảo về chất lượng và giá cả một cách tối ưu.

Simacon và thuốc Meteospasmyl thuốc nào tốt hơn?

Simacon là thuốc cũng chứa thành phần Simethicone 60 mg và Alverin citrat 300 mg, do vậy thuốc cũng được chỉ định trong các trường hợp tương tự như Meteospasmyl. Tuy nhiên đây lại là thuốc do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco – VIỆT NAM sản xuất.
Khó có thể phân biệt được thuốc nào trong 2 loại thuốc này tốt hơn bởi thực tế chúng có thể được dùng thay thế nhau.
Giá của 2 loại thuốc này cũng gần như tương đương nhau, chênh lệch không quá 10.000 đồng, do vậy bệnh nhân có thể tìm mua 1 trong 2 loại thuốc này mà không cần quá quan tâm đến sản phẩm nào tốt hơn.

Ngày viết:
Tôi là dược sĩ Quang, hiện đang theo học tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Ngôi trường đào tạo dược sĩ hàng đầu Việt Nam. Tôi viết những bài này nhằm cung cấp tới các bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất về sức khỏe.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây