Hiện nay tỷ lệ người béo phì ngày càng gia tăng, theo đó tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến mỡ thừa cũng tăng đáng kể. Lượng cholesterol và các chất béo quan trọng trong cơ thể bị dư thừa sẽ dẫn đến các bệnh như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ,… trong đó bệnh mỡ máu là một căn bệnh rất phổ biến. Bài viết này Heal Central sẽ chia sẻ tới các bạn thuốc hạ mỡ máu hay được ứng dụng trên lâm sàng nhiều nhất hiện nay đồng thời sẽ trả lời cho các bạn một số câu hỏi liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ.
Mỡ máu là gì?
Trong cơ thể, chất béo có vai trò rất quan trọng giúp cho các hoạt động, với việc cung cấp năng lượng và giúp vận chuyển các vitamin cần thiết đến các cơ quan, chất béo giúp duy trì các hoạt động của tế bào. Tuy nhiên khi lượng chất béo trong cơ thể ở mức bất ổn, lượng chất béo trong cơ thể bị dư thừa do rối loạn trong quá trình biến đổi chất béo nhưng các loại chất béo này lại không có chỗ tích trữ, không được lưu trữ lại dưới các mô mỡ sẽ dẫn đến các chất béo nhiễm vào các cơ quan, các tế bào cách quá tải. Hiện tượng rối loạn chuyển hóa chất béo hoặc chất béo dư thừa tích tụ vào các tế bào dẫn đến hàm lượng chất béo trong máu tăng cao gây nên bệnh máu nhiễm mỡ.
Cơ thể con người có cấu tạo nhiều loại chất béo khác nhau, tuy nhiên ít ai biết loại chất béo nào ảnh hưởng chủ yếu đến căn bệnh máu nhiễm mỡ này mà hầu hết mọi người chỉ hiểu rằng có chất béo dư thừa trong máu. Ta cần hiểu loại chất béo nào chủ yếu gây nên bệnh mỡ máu để trong quá trình điều trị có được phương pháp hợp lý.
Hai loại chất béo chủ yếu thường ảnh hưởng đến bệnh máu nhiễm mỡ đó là Cholesterol và Triglyceride. Ở cơ thể người, Cholesterol vận chuyển dưới dạng lipoprotein và được chia làm 2 loại là cholesterol xấu và cholesterol tốt. Trong đó bệnh mỡ máu tăng cao là do ảnh hưởng của cholesterol xấu tăng. Còn loại chất béo Triglyceride bình thường sẽ được tích trữ dưới các mô mỡ và khi cần thiết, loại chất béo này được giải phóng để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Triglyceride cũng là loại chất béo cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên khi bạn ăn thức ăn có chứa quá nhiều chất béo cùng lúc, cơ thể bạn sẽ không kịp đốt cháy lượng chất béo đó và sẽ chuyển về dạng Triglyceride tích tụ dưới mô mỡ dẫn đến nồng độ Triglyceride tăng cao, song song làm nồng độ Cholesterol cũng tăng cao dẫn đến hàm lượng mỡ trong máu tăng cao gây nên bệnh máu nhiễm mỡ.
Chỉ số mỡ máu
Thông thường khi kiểm tra sức khỏe về các chỉ số mỡ máu, người ta lưu ý điển hình kiểm tra các loại chỉ số sau:
Cholesterol toàn phần: an toàn ở mức dưới 200 ml/dL tương đương dưới 5,2 mmol/L và đạt mức báo động gây hại cho sức khỏe ở ngưỡng trên 240 ml/dL tương đương lớn hơn 6,2 mmol/L
LDL Cholesterol hay còn gọi là cholesterol xấu: an toàn ở mức dưới 130 ml/dL tương đương dưới 3,3 mmol/L và đạt ngưỡng báo động gây hại cho sức khỏe ở mức trên 160 ml/dL tương đương hơn 4,1 mmol/L. Khi chỉ số LDL Cholesterol quá cao sẽ tạo thành các mảng bám vào thành mạch máu gây nên xơ vữa động mạch và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch.
HDL Cholesterol hay còn gọi là cholesterol tốt: an toàn ở mức trên 50 ml/dL tương đương trên 1,3 mmol/L và ở mức báo động gây hại cho sức khỏe tại ngưỡng dưới 40 ml/dL tương đương 1 mmol/L. Chỉ số HDL Cholesterol càng cao càng giảm được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Triglyceride: an toàn ở mức dưới 120 ml/dL tương đương 2,2 mmol/L và đạt mức báo động gây hại cho sức khỏe ở mức dưới 200 ml/dL tương đương 2,2 mmol/L. Chỉ số triglyceride thường tăng khi bạn không kiểm soát được cân nặng, hay hút thuốc lá, lười vận động, thường xuyên dùng bia rượu và sử dụng các loại thuốc làm hàm lượng triglyceride tăng cao dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh máu nhiễm mỡ
Lượng mỡ bình ổn trong máu sẽ giúp cung cấp năng lượng cho cơ quan hoạt động bình thường, tuy nhiên việc mỡ máu cao sẽ gây ra rất nhiều loại bệnh như các bệnh liên quan đến tim mạch, gây béo phì hoặc đái tháo đường
Bệnh tim mạch
Mỡ máu tăng sẽ gây biến chứng nguy hiểm nhất là các bệnh tim mạch, hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao là nguyên nhân chính làm xơ vữa động mạch dẫn đến thiếu máu cung cấp cho tim, nghiêm trọng hơn dẫn đến nhồi máu cơ tim và có thể đột quỵ ngay tại chỗ. Theo WHO 90% các ca nhồi máu cơ tim trên thế giới và 56% ca thiếu máu cơ tim đều cùng một nguyên nhân do rối loạn lượng mỡ trong máu quá cao.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Mỡ máu cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Khi bạn ăn quá nhiều thức ăn có chứa dầu mỡ, toàn bộ lượng chất béo hầu hết đều được chuyển hóa qua gan nhưng do cơ thể bạn đang bị máu nhiễm mỡ nên hầu như lượng chất béo không thể tiêu thụ mà sẽ tích lũy tại gan, lượng mỡ tích lại trong gan vượt quá 5% khối lượng của gan sẽ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ gây xơ gan, suy giảm các chức năng gan dẫn đến suy giảm tình trạng sức khỏe của chính bạn. Bệnh gan nhiễm mỡ thường rất khó phát hiện do không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt nên người bệnh thường chủ quan không để ý.
Đột quỵ
Ngoài ra lượng mỡ máu quá cao còn có thể dẫn đến đột quỵ não, khi mỡ máu cao gây xơ vữa động mạch, cách mảng xơ vữa di chuyển đến mạch máu não gây hẹp thành mạch dẫn đến thiếu máu lên não hoặc nguy hiểm hơn là tắc nghẽn mạch máu não gây nên đột quỵ não. Có đến 93 % các ca đột quỵ não đều do rối loạn mỡ máu.
Cao huyết áp
Bệnh máu nhiễm mỡ cũng là một những kẻ thù của bệnh huyết áp cao. Mỡ máu tăng tạo nên các mảng xơ vữa động mạch làm thành mạch đàn hồi kém và lòng mạch hẹp lại. Để cung cấp đủ lượng máu đi nuôi cơ thể, tim buộc phải hoạt động mạnh hơn để đủ áp lực tống máu đi toàn bộ cơ quan dẫn đến tăng nhịp tim, sức co bóp tim tăng dẫn đến tăng huyết áp. Mỡ máu tăng cũng làm giảm đi độ nhớt của máu dẫn đến huyết áp cũng tăng theo làm tổn thương các nội mô và mạch máu, gây nguy cơ các bệnh tim mạch nguy hiểm và tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân gây nên mỡ máu
Bệnh mỡ máu tưởng chừng chỉ có người béo phì mới mắc phải. Nhưng không, chính hoạt động sống hằng ngày của chúng ta cũng có thể dẫn đến việc mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến căn bệnh máu nhiễm mỡ phổ biến này.
Chế độ ăn
Một nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống hằng ngày: việc thường xuyên dùng thực phẩm có chứa quá nhiều chất béo bão hòa như thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa,… và các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như đồ ăn, đồ uống có chứa dầu dừa, cọ, bơ, ca cao,… sẽ dẫn đến dư thừa lượng chất béo trong cơ thể gây nên bệnh máu nhiễm mỡ.
Không tập thể dục, hoạt động thể thao
Song song việc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo nhưng lười vận động thể dục, thể thao sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu tăng lên cao và làm cholesterol tốt giảm xuống. Khả năng mắc bệnh mỡ máu càng tăng cao khi bạn thường xuyên phải ngồi nhiều hoặc nằm nhiều, ít được vận động.
Bệnh mỡ máu hiện đang là căn bệnh phổ biến, không kiêng nể bất kì ai, bao gồm cả nữ giới và nam giới, kể cả người già hay trẻ. Thông thường người ta bắt gặp bệnh mỡ máu ở những người thuộc độ tuổi khoảng từ 15 đến 45 tuổi. Theo thống kê thì nam giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh mỡ máu cao hơn nữ giới gấp nhiều lần. Nhưng đối với phụ nữ chuẩn bị bước vào thời kì mãn kinh, nồng độ hormon Estrogen suy giảm làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo, làm nồng độ cholesterol và triglycerid tăng cao gây nên bệnh máu nhiễm mỡ. Ở độ tuổi 20 là độ tuổi trung bình phát triển của thanh thiếu niên, để đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể phát triển, hàm lượng cholesterol cũng tăng theo dẫn đến việc cholesterol xấu cũng tăng đáng kể là một nguyên nhân dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ.
Béo phì
Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh mỡ máu. Người bị béo phì thường thấy mỡ tích tụ ở bụng thay vì tập trung ở đùi hay hông, lượng chất béo dư thừa đó dễ nhiễm vào máu gây nên bệnh máu nhiễm mỡ. Bên cạnh đó , người béo phì sẽ có hàm lượng cholesterol xấu lớn còn hàm lượng cholesterol tốt thấp nên khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ càng cao hơn so với người bình thường.
Yếu tố di truyền
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh mỡ máu có thể là do yếu tố di truyền theo đời. Nếu người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ bạn đã từng mắc bệnh mỡ máu thì bạn cũng có khả năng bị hàm lượng mỡ trong máu cao hơn so với người bình thường.
Áp lực cuộc sống
Việc thường xuyên bị stress, căng thẳng cũng dễ mắc phải bệnh mỡ máu. Khi áp lực công việc, học tập cao, người ta dễ mệt mỏi, buồn chán và thông thường chọn cách ăn uống, nhậu nhẹt để giải tỏa. Con người thường có xu hướng ăn nhiều hơn khi mệt mỏi và đa số chọn loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo thay vì chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bởi lẽ những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ dễ ăn, ngon miệng, giúp con người thoải mái, ăn ngon, dễ giúp làm giảm stress, căng thẳng. Bên cạnh đó khi buồn thì con người lại thường có thói quen nhậu nhẹt, sử dụng các loại rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá,… làm cho nồng độ cholesterol xấu trong máu tăng cao kèm theo khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ cũng tăng theo. Khi bị áp lực, căng thẳng con người không chỉ chọn cách ăn nhiều mà còn thêm vào đó là lười vận động, do bạn cảm thấy mình cần được nghỉ ngơi thì sẽ giải tỏa được căng thẳng nên cơ thể bạn dường như chỉ nằm nghỉ, không muốn hoạt động thể dục thể thao. Điều đó làm lượng chất béo bạn vừa nạp vào sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng và được giải phóng đi, nó sẽ lại tích tụ lại và có thể dẫn đến bệnh mỡ máu.
Ngoài ra một số bệnh lý của cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh mỡ máu như: tiểu đường, tuyến giáp giảm hoạt động, ….
Triệu chứng máu nhiễm mỡ
Những người mắc bệnh mỡ máu thường có các biểu hiện dưới đây:
Người bị máu nhiễm mỡ thường thấy xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, đau bụng, khó tiêu, béo bụng.
Để dễ phân biệt mức độ nặng nhẹ của bệnh dựa theo triệu chứng, người ta chia thành 3 giai đoạn.
Máu nhiễm mỡ độ 1
Ở giai đoạn mới tăng nhẹ thì thường không thấy biểu hiện lâm sàng gì nghiêm trọng, biểu hiện nhẹ như: người hơi mệt mỏi, đau đầu nhẹ, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên gặp các vấn để về tiêu hóa, cân nặng tăng nhanh kèm theo số đo vòng 2 cũng tăng theo,…. Khi xét nghiệm các chỉ số mỡ máu như cholesterol toàn phần, triglycerid, cholesterol xấu cũng chỉ mới chớm tăng nhẹ so với bình thường nhưng vẫn nằm trong khoảng an toàn nên thường không được mọi người chú ý. Tuy nhiên cần phải lưu ý ngay từ giai đoạn này và có chế độ điều trị phù hợp ngay từ đầu để giảm thiểu hàm lượng mỡ trong máu tăng lên. Ở giai đoạn này cần có chế độ ăn hợp lý kết hợp cùng tập luyện thể thao đầy đủ dựa theo lời khuyên và nguyên tắc điều trị của bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng trở về trạng thái mỡ máu bình thường.
Máu nhiễm mỡ độ 2
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tăng cao: Người bệnh sẽ có các biểu hiện rõ rệt hơn như tức ngực, khó thở, chân tay tê bì, đau đầu, đôi khi mắt không nhìn rõ, hay bị đau nhói ở ngực và khi làm việc nặng nhọc thì rất nhanh mệt hoặc làm việc trí óc lại hay bị mất tập trung,…
Khi xét nghiệm các chỉ số liên quan đến mỡ máu thì các chỉ số ở giai đoạn này tăng cao rất nhiều so với mức an toàn. Để điều trị ở giai đoạn này thường gặp rất nhiều khó khăn, cần sự kết hợp chặt chẽ giữa người bệnh và phác đồ trị liệu, người bệnh cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc của bác sĩ, liên kết chế độ ăn lành mạnh với vận động thể dục thể thao đều đặn và dùng các sản phẩm thuốc hợp lý để tránh tình trạng mỡ trong máu tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Máu nhiễm mỡ độ 3
Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn tăng mạnh: giai đoạn này thường thấy các triệu chứng rõ rệt, nghiêm trọng như hay gặp các cơn đau co thắt ngực, nhịp tim rối loạn, chóng mặt, khó thở, chướng bụng, đau tức,…. song song đó cũng là những triệu chứng của các bệnh liên quan đến tim mạch như xơ vữa động mạch, tắc mạch máu do cục máu đông, suy tim, hoặc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, …khi hàm lượng chất béo trong máu quá cao sẽ dễ dẫn đến các bệnh nguy hiểm này, và đặc biệt khi các bệnh cùng lúc xảy ra trong cơ thể sẽ đe dọa đến tính mạng bất cứ lúc nào.
Hầu hết các loại thực phẩm chức năng điều trị mỡ máu trên thị trường hiện nay đều được tạo ra từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên ít gây tác dụng phụ với con người và hạn chế được khả năng tương tác với các loại thuốc khác nên thường được nhiều người tin dùng và sử dụng lâu dài như một loại thực phẩm thông dụng hằng ngày.
5 thuốc hạ mỡ máu tốt nhất
Khi kiểm tra các chỉ số mỡ máu sẽ thấy rõ hàm lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và triglycerid trong máu tăng cao gấp rất nhiều nhiều lần so với mức an toàn bình thường. Bởi vậy đây là giai đoạn vô cùng nghiêm trọng, người bệnh không chỉ phải điều trị theo hướng dẫn và nguyên tắc của bác sĩ để hạ các chỉ số mỡ trong máu giảm xuống mà còn phải kiểm soát và điều trị những bệnh là hệ quả của việc mỡ máu tăng quá cao.
Do đây là một căn bệnh vô cùng phổ biến và hậu quả của căn bệnh này dẫn đến rất nhiều loại bệnh nghiêm trọng khác, nên rất nhiều công ty thuốc sản xuất ra các loại thực phẩm chức năng để điều trị bệnh mỡ máu.
Theo thống kê cho thấy mỗi năm có khoảng hơn 28 triệu người tử vong do các bệnh hậu quả của việc máu nhiễm mỡ như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…. do đó các công ty thuốc hiện đang cho ra mắt rất nhiều sản phẩm điều trị mỡ máu rất tốt. Các thuốc có tên dưới đây được rất nhiều các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu. Các thuốc này chủ yếu thuộc nhiều nhóm thuốc như nhóm thuốc statin, nhóm thuốc fibrat, nhóm thuốc ức chế tái hấp thu.
Thuốc Crestor 10mg
Thuốc hạ mỡ máu Crestor do công ty IPR Pharm Inc – MỸ sản xuất và được hãng dược phẩm AstraZeneca Singapore Pte., Ltd phân phối tại Việt Nam.
Thuốc Crestor 10mg có hoạt chất chính là Rosuvastatin với hàm lượng 10mg. Thuốc được đóng dạng viên nén bao phim, mỗi hộp 2 vỉ mỗi vỉ 14 viên.
Hoạt chất Rosuvastatin thuộc nhóm thuốc ức chế men HMG-CoA reductase hay còn gọi là nhóm thuốc statin. Nhóm thuốc này giúp hạ mỡ máu bằng cách làm giảm các cholesterol xấu trong máu và làm tăng HDL (Cholesterol tốt).
Thuốc Crestor được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị tăng mỡ máu nguyên phát hoặc các bệnh nhân bị tăng mỡ máu mức độ IIB.
Thuốc Crestor 10mg hiện đang được bán với giá 480.000 VNĐ/ Hộp
Thuốc Crestor khi sử dụng bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như đau khớp, đau cơ, viêm họng. Ngoài ra bạn cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Thuốc Nasrix
Thuốc Nasrix do Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú sản xuất. Thuốc được đóng gói với một hộp 6 vỉ mỗi vỉ 10 viên nén. Thuốc Nasrix có số đăng ký: SĐK: VD-28475-17
Thuốc Nasrix có thành phần chính là:
- Simvastatin hàm lượng 20mg
- Ezetimibe hàm lượng 10mg
Simvastatin là hoạt chất thuộc nhóm thuốc statin có tác dụng giảm các cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Ngoài ra thuốc còn có sự kết hợp của Ezetimibe là một hoạt chất ức chế hấp thu cholesterol trong thức ăn.
Ngoài ra bạn cần phải thay đổi chế độ ăn uống khi sử dụng thuốc để tác dụng của thuốc đạt tối đa.
Tuy nhiên bạn không nên tự đi mua thuốc ngoài các hiệu thuốc về sử dụng mà cần phải thông qua hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện tại Thuốc Nasrix đang được bán với giá 238.000 VNĐ / Hộp
Thuốc Lipitor
Thuốc Lipitor do hãng Pfizer Pharmaceuticals LLC – PUERTO RICO sản xuất. Hiện tại thuốc cũng được hãng Pfizer kinh doanh độc quyền. Thuốc hiện đang được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Thuốc Lipitor có hoạt chất chính là Atorvastatin – hoạt chất thuộc nhóm thuốc statin.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hàm lượng thuốc Lipitor và giá bán cũng khác nhau.
Thuốc Lipitor 10mg có giá 501.000 VNĐ/ Hộp. Một hộp thuốc có 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên
Thuốc Lipitor 20mg có giá 491.000 VNĐ/ Hộp. Một hộp thuốc có 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
Thuốc Lipitor 40mg có giá 739.000 VNĐ/ Hộp. Một hộp thuốc có 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
Thuốc Lipitor được các bác sĩ chỉ định cho các bệnh nhân bị:
Tăng cholesterol toàn phần, tăng cholesterol xấu LDL-C, tăng triglycerid đồng thời thuốc giúp bệnh nhân tăng cholesterol tốt HDL-C.
Tăng mỡ máu ở mức độ IIa và IIb theo phân loại của Fredrickson mà không đáp đáp ứng với chế độ ăn.
Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để điều trị tăng mỡ máu nguyên phát do tiền xử gia đình hoặc không có tiền xử gia đình.
Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc. Theo một báo cáo nghiên cứu tác dụng phụ của Atorvastatin thì thu được kết quả sau:
Có tổng cộng 16066 tham gia nghiên cứu trong đó chia ra hai nhóm. Một nhóm gồm 7311 người dùng giả dược và nhóm còn lại gồm 8755 dùng thuốc Lipitor. Nghiên cứu diễn ra khoảng 53 tuần thì có tới 5.2% bệnh nhân trong nhóm dùng thuốc Lipitor ngừng thuốc vì các tác dụng phụ của chúng so với nhóm dùng giả dược chỉ là 4%.
Một số tác dụng phụ hay gặp nhất là tăng đường huyết, viêm mũi họng, rối loạn tiêu hóa, đau xương khớp, chức năng gan bất thường.
Thuốc Lipanthyl 200mg
Thuốc Lipanthyl là thuốc điều trị máu nhiễm mỡ của hãng dược phẩm Abbott (Mỹ) sản xuất tại Pháp và được nhập khẩu về Việt Nam.
Hiện thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, một hộp 2 vỉ x 15 viên.
Hiện tại thuốc đang được bán với giá 211.000 VNĐ/ Hộp
Thuốc Lipanthyl 200mg có hoạt chất chính là Fenofibrate với hàm lượng 200mg.
Thuốc Lipanthyl được các bác sĩ dùng cho trường hợp bệnh nhân bị tăng cả cholesterol và triglyceride máu đơn thuần hoặc phối hợp.
Trong bảng phân loại mức độ máu nhiễm mở của Fredrickson thì thuốc Lipanthyl được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị mỡ máu mức độ IIa, IIb, III, IV và V mà không đáp ứng với chế độ ăn.
Ngoài ra thuốc Lipanthyl cũng được sử dụng điều trị tăng mỡ máu thứ phát nếu sự bất thường của lipoprotein máu ở trạng thái không ổn định (ví dụ như bệnh nhân bị đái tháo đường)
Các tác dụng không mong muốn của thuốc thường gặp là rối loạn tiêu hóa và tăng transaminase. Ngoài ra bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, giảm bạch cầu.
Thuốc Ezetrol 10mg
Thuốc Ezetrol 10mg do công ty Schering-Plough sản xuất và được hãng dược phẩm Merck Sharp & Dohme (I.A) Corp đăng ký. Thuốc có hoạt chất chính là Ezetimibe với hàm lượng 10mg.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, một hộp thuốc chứa 3 vỉ x 10 viên. Hiện tại thuốc Ezetrol 10mg đang có giá là 450.000 VNĐ/ Hộp
Thuốc Ezetrol 10mg thuộc nhóm thuốc ức chế hấp thu cholesterol từ thức ăn vào cơ thể.
Thuốc Ezetrol được các bác sĩ chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân bị tăng cholesterol nguyên phát (có tính gia đình)
Thuốc Ezetrol có thể sử dụng bất kỳ lúc nào và có thể cùng hoặc không cùng thức ăn.
Một số tác dụng phụ của thuốc là đau đầu, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi.
6 thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị mỡ máu tốt nhất
Các thuốc kể trên đều do các hãng lớn kinh doanh và sản xuất nên tác dụng hoàn toàn vượt trội. Tuy nhiên các thuốc hóa dược nói chung đều có một điểm yếu là gây ra nhiều tác dụng phụ. Nắm bắt được tâm lý sợ tác dụng phụ của người bệnh, các chuyên gia đã chuyển qua nghiên cứu các dược liệu từ tự nhiên cũng có tác dụng như thuốc tây để thay thế trong điều trị bệnh. Kết quả là có rất nhiều thực phẩm chức năng hạ mỡ máu ra đời. Dưới đây là 6 sản phẩm hay dùng nhất hiện nay.
Hạ mỡ máu Kyoman
Trước hết cần biết đến là Kyoman- một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ kiểm soát mỡ máu do TS, Lương y Nguyễn Hoàng, giảng viên trường đại học Dược Hà Nội nghiên cứu hơn 40 năm.
Thành phần
Kyoman có chứa các thành phần chính gồm:
- Chiết xuất Nần nghệ chuẩn hóa với hàm lượng 300mg
- Chiết xuất cam Bergamot với hàm lượng khoảng 50mg
- Kết hợp cùng 10mg Hesperidin, 10mg Rutin và các phụ liệu khác vừa đủ để tạo thành 1 viên.
Tác dụng
Trong thành phần một viên thuốc Kyoman chứa chiết suất nần nghệ chuẩn hóa có tác dụng làm chỉ số chất béo trong máu trở về mức an toàn bình thường, làm giảm hàm lượng mỡ xấu, tăng tỷ lệ mỡ tốt và đặc biệt làm giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu của người bệnh xuống mức an toàn, ngoài ra còn làm hạ huyết áp của bệnh nhân về mức ổn định. Trong đó thành phần chiết suất cam Bergamot cũng giúp kiểm soát lượng mỡ máu và huyết áp về mức bình thường, giúp duy trì cân nặng của cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa xơ vữa động mạnh. Ngoài ra 2 chiết suất trên kết hợp cùng thành phần Hesperidein và Rutin giúp chống oxy hóa và làm vững thành mạch, ngăn cản mỡ máu bám vào thành mạch gây xơ vữa từ đó làm giảm nguy cơ tai biến, đột quỵ và các bệnh tim mạch.
Đối tượng sử dụng
Kyoman không chỉ được dùng để điều trị cho người mắc bệnh mỡ máu tăng cao mà còn được dùng cho người bị gan nhiễm mỡ; những người bị rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là chuyển hóa chất béo; người có khả năng mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, huyết áp cao đều có thể sử dụng thực phẩm này.
Cách sử dụng
Để phát huy tác dụng tốt nhất của sản phẩm Kyoman cần sử dụng đúng liều lượng mỗi ngày 1 đến 2 lần, mỗi lần 2 viên dùng với nước đun sôi để nguội.
Giá bán
Hiện nay một hộp thực phẩm chức năng Kyoman hiện đang được bán tại các trung tâm thuốc trên toàn quốc với giá dao động khoảng 320000 đồng. Bạn nên mua sản phẩm tại các trung tâm thuốc uy tín, chất lượng để tránh dùng phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hisamitsu – Giảm mỡ máu của Nhật Bản
Thành phần
Hisamitsu có chứa các thành phần gồm:
- Pantethine với hàm lượng khoảng 375mg
- Unsaponifiables đậu tương với hàm lượng khoảng 600mg
- D-α-tocopherol acetate (vitamin E tự nhiên) với hàm lượng khoảng 100mg kết hợp cùng một số phụ liệu khác vừa đủ để tạp thành viên uống.
Tác dụng
Trong thành phần 1 viên thuốc Hisamitsu chứa Pantethine có tác dụng làm giảm cholesterol dư thừa trong máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, cholesterol trong gan, làm giảm sự lắng đọng thành mạch. Bên cạnh đó thành phần Unsaponnifiables đậu tương có nguồn gốc từ đậu nành giúp giảm sự hấp thu cholesterol từ ruột và tăng sự bài tiết chất béo ra ngoài từ đó làm giảm lượng chất béo dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra thuốc còn chứa D-α-tocopherol acetate là một loại vitamin E tự nhiên giúp cơ thể chống oxy hóa, làm giảm sự hình thành của peroxy lipid và cải thiện rối loạn tuần hoàn ngoại vi.
Đối tượng sử dụng
Hisamitsu là một loại thực phẩm chức năng thường dùng để hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như đề phòng bệnh mỡ máu, sản phẩm dùng không cần kê đơn và không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 15 tuổi.
Liều dùng
Để có được hiệu quả tốt, cần dùng sản phầm này đúng liều, đủ lượng, theo đúng hướng dẫn sử dụng đã được ghi trên bao bì, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 2 viên, dùng thuốc với nước đun sôi để nguội, để ấm khoảng 400C.
Giá bán
Trên thị trường hiện nay, giá bán Hisamitsu của Nhật Bản dao động khoảng 350000 đồng một hộp gồm 84 viên. Tùy theo thời điểm và trung tâm bán thuốc mà giá của sản phẩm có thể tăng giảm khác nhau. Bạn cần liên hệ các trung tâm thuốc uy tín, có giấy phép kinh doanh để mua thuốc đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt, hỗ trợ tốt cho sức khỏe của bạn.
Lipidcleanz
Một viên thuốc Lipidcleanz bao gồm các thành phần như
- Cao lá sen với hàm lượng 50mg
- Cao hoàng bá hàm lượng khoảng 100mg
- Chiết suất tỏi khoảng 60mg
- Alphalipoic acid hàm lượng khoảng 25mg
- Curcuma phospholipid hàm lượng khoảng 10mg
- Vitamin B5 với hàm lượng khoảng 20mg
Kết hợp cùng các phụ liệu khác như Magnesium stearate, Talc, Lactose, … vừa đủ.
Tác dụng
Với việc kết hợp các thành phần trên với nhau, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu xuống mức bình thường do đó làm giảm nguy cơ mỡ máu tăng cao, giảm khả năng xơ vữa động mạch.
Đối tượng sử dụng
Lipidcleanz là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe giúp cho quá trình điều trị bệnh mỡ máu dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Liều dùng
Tùy theo mức độ tuổi và khả năng mắc bệnh mà người ta chia liều dùng phù hợp. Đối với người đang điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ cần dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên. Với người sau khi đã ổn định mỡ máu và chỉ dùng lipidcleanz để tăng cường sức khỏe thì cần dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đến 4 viên. Với trẻ nhỏ tùy theo độ tuổi của trẻ mà cần liều phù hợp theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì và nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Nên dùng lipidcleanz với nước đun sôi để nguội, uống sau khi ăn 1 giờ hoặc trước bữa ăn 30 phút. Nên dùng thuốc liên tục theo đúng liều và lộ trình sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Khi bị mỡ máu cao do rối loạn chuyển hóa lipid cần dùng thuốc liên tục 1 đến 3 tháng. Sau khi hàm lượng lipid máu trở về mức an toàn bình thường thì cần dùng thuốc nhắc lại 1 đến 2 lần sau mỗi năm để tránh tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid tái phát.
Trong quá trình sử dụng thực phẩm Lipidcleanz cần kết hợp với chế độ ăn hợp lý, lành mạnh, phối hợp với thể dục thể thao điều độ để nhanh chóng điều hòa được hàm lượng chất béo trong máu về mức bình thường, đạt được hiệu quả nhanh nhất có thể.
Giá bán
Lipidcleanz hiện đang được đăng bán trên các trang mua bán thuốc online và các nhà thuốc trên toàn quốc với giá bán 1 hộp khoảng 210.000 đồng. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn nên tìm hiểu kĩ nơi sản xuất và các trung tâm bán thuốc trước khi mua sản phẩm.