Tiêm chủng trước khi mang thai bao lâu để có hiệu quả tốt nhất?

5/5 - (1 bình chọn)

Tại sao cần tiêm chủng trước khi mang thai?

Thai nhi và bà bầu thuộc nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm: hệ thống miễn dịch của cơ thể khi mang thai hoạt động không hiệu quả so bình thường, vì vậy người mẹ có nguy cơ nhiễm bệnh lớn hơn. Một trong các phương pháp hữu hiệu nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho cả mẹ và bé trong thai kỳ là tiêm chủng trước khi mang thai.

Tại sao cần tiêm chủng trước khi mang thai
Tại sao cần tiêm chủng trước khi mang thai

Nếu mẹ bầu mắc các bệnh truyền nhiễm trong thời gian thai kỳ thì sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng: nguy cơ bào thai bị ảnh hưởng xấu khi người mẹ mắc bệnh truyền nhiễm là rất cao, có rất nhiều trường hợp khiến thai nhi không phát triển được nữa. Thai nhi có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng nếu sản phụ bị mắc bệnh nguy hiểm như:

  • Bệnh sởi: thai nhi thường sẽ bị chết lưu, dị dạng, sinh non hoặc sảy thai.
  • Bệnh rubella: nếu người mẹ bị nhiễm virus rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị dị tật tim, não, mắt, tai hoặc ngừng phát triển.
  • Bệnh quai bị: người mẹ nếu bị mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ thì nguy cơ thai nhị bị dị tật bẩm sinh hoặc chết lưu-sinh non là rất cao.
  • Bệnh cúm: đối với cơ thể người mẹ thì bệnh cúm không xuất hiện các tai biến nguy hiểm nhưng thai nhi có thể bị mắc các dị tật bẩm sinh. Nếu người mẹ bị cảm cúm vào 3 tháng đầu thai kỳ thì càng nguy hiểm hơn cho thai nhi.
  • Bệnh thủy đậu: thai nhĩ sẽ rất dễ bị các dị tật bẩm sinh nếu thai phụ mắc bệnh thủy đậu ở giai đoạn sớm của thai kỳ (từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 20). Trẻ có thể bị mắc thủy đậu bẩm sinh hoặc tử vong nếu người mẹ bị thủy đậu sau hoặc ngay trước khi sinh.
  • Bệnh viêm gan B: trong quá trình sinh nở, nếu người mẹ nhiễm virus viêm gan B thì đứa bé sẽ có nguy cơ rất cao bị lây nhiễm. Trẻ bị nhiễm virus viêm gan đến khi trưởng thành sẽ có nguy cơ cao bị xơ gan hoặc ung thư gan.

Nếu bà bầu có tiêm phòng thì thai nhi sẽ được thừa hưởng miễn dịch từ người mẹ: người mẹ nếu được tiêm vacxin đầy đủ sẽ giúp bé sau khi sinh có được hệ miễn dịch thụ động từ mẹ. Ngay cả khi đang ở trong bụng mẹ và những tháng đầu tiên sau khi sinh, một số vacxin có thể giúp tăng sức đề kháng của thai nhi trước các căn bệnh nguy hiểm.

Các khuyến cáo cho thấy tiêm vacxin cho phụ nữ trước khi mang thai vô cùng an toàn:

  • Nhiều phụ nữ trước và trong khi mang thai lo sợ tiêm vacxin có thể gây hại đến cơ thể và bé. Tuy nhiên quan điểm này là sai lầm. Theo bộ y tế, tiêm vacxin trước khi mang thai rất an toàn nếu được tuân thủ đúng những quy định an toàn tiêm chủng.
  • Nguồn gốc của các loại vacxin được cho phép và khuyến cáo trong thời kỳ mang thai đều là vacxin bất hoạt hoặc vaccine tái tổ hợp. Những vacxin này rất an toàn cho cả mẹ và bé vì không có nguồn gốc từ vi khuẩn sống. Một số loại vacxin an toàn như vaccin phòng uốn ván, vacxin phòng cúm và vaccin ngừa viêm gan B.
  • Để chủ động bảo vệ mẹ và bé trước các căn bệnh truyền nhiễm, phụ nữ nên lựa chọn tiêm vacxin trước khi mang thai.

Trước khi mang thai mà không tiêm phòng có nguy hiểm không?

Tiêm phòng trước khi mang thai là việc không bắt buộc. Mặc dù vậy, phụ nữ vẫn nên tiêm phòng trước để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra nếu sản phụ mắc các bệnh truyền nhiễm như bé bị dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc sinh non.

Nếu trước khi mang thai, người mẹ được tiêm phòng trước thì có thể truyền các kháng thể sang cho con một cách thụ động qua sữa mẹ hoặc qua nhau thai. Nhờ kháng thể này mà bé được bảo vệ trước các yếu tố gây bệnh khi chưa đến tuổi tiêm vacxin.

Trước khi mang thai cần tiêm phòng những loại vacxin nào?

Trước khi mang thai, chị em phụ nữ nên tiêm một số vacxin cần thiết như:

  • Vacxin influvac 0.5ml: đây là loại vaccin phòng bệnh cúm và được sản xuất tại Hà Lan. Thời điểm tiêm thước là trước 1 tháng trước khi có thai.
  • Vacxin MMR II: đây là loại vacxin 3 trong 1, nhằm ngăn ngừa bệnh sởi, rubella và quai bị. Vacxin MMR II được sản xuất tại Mỹ. Thời điểm tiêm thuốc là trước khi mang thai 3 tháng.
  • Vacxin Varivax: vaccine có tác dụng phòng ngừa bệnh thủy đậu và cũng được sản xuất tại Mỹ. Thời điểm tiêm vacxin là trước khi mang thai 3 tháng.
  • Vacxin adacel: đây cũng là một loại vacxin 3 trong 1 nhằm phòng ngừa bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván. Vacxin được sản xuất tại Canada.
Vacxin adacel
Vacxin adacel
  • Vaccin engerix B 1ml: vaccin nàz có tác dụng phòng ngừa virus viêm gan B và được sản xuất tại Bỉ. Quá trình tiêm vaccine gồm 3 mũi, trước khi có thai 7 tháng thì tiêm mũi thứ nhất. Sau đó 1 tháng thì tiêm mũi 2, mũi thứ 2 và thứ 3 cũng cách nhau một tháng.
  • Vaccin VAT: vaccine na có tác dụng phòng ngừa uốn ván và được sản xuất tại Việt Nam. vaccin VAT gồm 6 mũi tiêm.

Ngoài 6 loại vacxin trên thì đối với chị em dưới 26 tuổi nên tiêm thêm vacxin HPV (vaccine ngăn ngừa ung thư cổ tử cung). Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại vacxin HPV là vacxin cervarix của Bỉ và vacxin gardasil của Mỹ.

Một số đặc trưng khác nhau cơ bản của 2 loại vacxin nào là đối tượng tiêm, số lượng chủng virus HPV, lịch tiêm và tác dụng phòng ngừa. Cả hai loại vacxin nào đều bảo vệ bạn trước virus HPV chủng 16, chủng 18.

Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, phụ nữ cũng nên tiêm phòng vacxin viêm gan A, vacxin ngừa uốn ván, vacxin viêm phổi do phế cầu.

Tác dụng của vacxin tồn tại trong bao lâu?

Theo Phó giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC- ThS.BS Nguzeexn Hiền Minh:

  • Vacxin phòng ho gà-bạch hầu-uốn ván có tác dụng trong khoảng 10 năm. Sau 10 năm cần tiêm nhắc lại.
  • Vacxin phòng cúm chỉ có công dụng trong vòng 1 năm vì vậy đây là loại vacxin cần được tiêm nhắc lại hàng năm.
  • Vaccin viêm gan B: đax là loại vaccin gần như tạo ra miễn dịch suốt đời nếu bạn đã được tiêm đủ 3 mũi liên tục và sau một năm được tiêm nhắc lại mũi thứ 4.
  • Vacxin thủy đậu: trung bình tác dụng phòng bệnh của vacxin thủy đậu tồn tại được trong khoảng 15 năm. Để phòng bệnh được hiệu quả hơn, chị em phụ nữ có thể đi tiêm mũi tăng cường.
  • Vacxin ung thư cổ tử cung: thời gian bảo vệ của vaccin ung thư cổ tử cung khá dài (lên đến 30 năm).
  • Vaccin uốn ván: công dụng của vacxin nào thường kéo dài trong khoảng 10 năm.

Khi tiêm phòng thì biết mình đang mang thai thì cần xử lý như thế nào?

Trước khi mang thai cần tiêm các loại vacxin cần thiết như vaccin ngừa viêm gan B, vacxin ngừa cúm, vaccin quai bị-sởi-rubella, vaccine thuỷ đậu. Những loại vacxin nào được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng.

Lưu ý khi tiêm chủng trước khi mang thai
Lưu ý khi tiêm chủng trước khi mang thai

Tuy nhiên, nếu phụ nữ chưa kịp tiêm vacxin ngừa viêm gan B và vacxin ngừa cúm thì có thể tiêm bù trước khi có thai. Đối vơis chị em phụ nữ đã biết mình làm mẹ thì tuyệt đối không được tiêm vacxin ngừa sởi-rubella-quai bị và vacxin thủy đậu.

Nếu phát hiện mình đã mang thai sau khi lỡ tiêm 2 loại vacxin trên (từ lúc tiêm vacxin đến lúc mang thai chưa được 1 tháng) thì sản phụ cần thông báo cho bác sĩ để bác sĩ tư vấn phương pháp chăm sóc thai kỳ phù hợp nhất. Thường xuyên khám thai để có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách chặt chẽ. Lưu ý rằng không có trường hợp lỡ tiêm vacxin khi mang thai mà có chỉ định chấm dứt thai kỳ.

Những tác dụng phụ của tiêm phòng trước khi mang thai

Hầu hết việc tiêm vacxin cần được hoàn thiện trước khi mang bầu từ 1 đến 3 tháng. Vì vậy, chị em phụ nữ nên sắp xếp thời gian tiêm vacxin đảm bảo an toàn và hợp lý nếu có ý định mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai ít khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và thường tương đối an toàn. Tác dụng phụ xảy ra thường ở mức độ nhẹ như vị trí tiêm sưng đau, cơ thể mệt mỏi, hắt hơi, sốt nhẹ, sổ mũi,..Các biểu hiện này sẽ giảm và biến mất chỉ sau một vài ngày.

Nếu sau khi tiêm phòng chị em phụ nữ thấy xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao không thuyên giảm, ngủ li bì,..thì cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây