[Chia sẻ] Dấu hiệu-cách điều trị, chăm sóc trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

3.7/5 - (4 bình chọn)

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Theo bệnh viện nhi đồng 1, Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng trẻ bị nôn trớ thức ăn và sữa ra ngoài, có thể xảy ra ngay sau khi ăn hay bú sữa mẹ hoặc xảy ra trong quá trình bú mẹ. Trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên và ở đa số trẻ sơ sinh, đây là hiện tượng thông thường và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, không cần phải thăm khám hay làm xét nghiệm

Tuy nhiên tình trạng nôn trớ thường xuyên, quá nhiều khiến cho trẻ giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ, khiến cho trẻ nghèo dinh dưỡng để phát triển. Hơn nữa nôn trớ nhiều có thể làm cho trẻ trở nên mệt mỏi và cảm thấy khó chịu, cáu gắt.

Phân loại trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng hay gặp trào ngược nhất. Dựa trên các đặc điểm trào ngược trên trẻ sơ sinh, người ta chia trào ngược thành:

  • Trào ngược sinh lí: đây là loại trào ngược thường gặp ở trẻ em, còn là hiện tượng sinh lí bình thường, hay xảy ra sau ăn và có thể giải thích rõ ràng bằng đặc điểm sinh lí đường tiêu hóa ở trẻ. Khoảng 70 – 85% trẻ trong vòng 2 tháng tuổi bị nôn trớ và sau đó tự hết mà không cần can thiệp. Trào ngược sinh lí thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, tuy nhiên sau khi trào ngược trẻ vẫn nô đùa và ăn uống bình thường, không có dấu hiệu về các bệnh lí tiêu hóa hay hô hấp, không quấy khóc, không sút cân.
  • Trào ngược bệnh lí: tương tự như trào ngược sinh lí, trào ngược bệnh lí cũng có những triệu chứng tương tự như trào ngược sinh lí. Tuy nhiên trào ngược bệnh lí có thể để lại những hậu quả khác nhau mức độ từ nhẹ đến nặng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thiếu dinh dưỡng, cơ thể kém phát triển, còi xương, chậm lớn, biếng ăn. Thậm chí còn gây ra những biến chứng về hô hấp như rối loạn hô hấp, viêm thực quản, ngưng thở hay sặc đường thở đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Theo bộ y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kì, trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có rất nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau. Nhưng dấu hiệu điển hình mà chúng ta thường thấy đó là tình trạng nôn trớ. Bên cạnh đó, chúng ta có thể để ý hơn ở trẻ nếu trẻ có thêm 1 hoặc 1 số dấu hiệu khác sau:

  • Trong hoặc ngay sau khi bú, trẻ có tư thế cong lưng, đây là tư thế khi trẻ đang cảm thấy khó chịu vì sữa và các chất trong dạ dày đi ngược ra bên ngoài
  • Trẻ nôn trớ và khó nuốt, trẻ thể hiện khó chịu, quấy khóc khi cho trẻ ăn
  • Trẻ bú kém, thậm chí bỏ bú
  • Khó thở, thở khò khè, viêm phổi, trẻ ho vào ban đêm
  • Tăng cân kém thậm chí sút cân, suy dinh dưỡng

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Khi trào ngược dạ dày, sữa, và dịch dạ dày sẽ bị lôi cuốn theo chuyển động ngược chiều bình thường từ dạ dày lên thực quản và đưa ra miệng và ra ngoài. Đây là hiện tượng sinh lí thông thường ở. Trẻ em là đối tượng dễ bị trào ngược nhất. Theo như giải thích của bệnh viện Vinmec, nguyên nhân sinh lí của hiện tượng này là do trương lực cơ vòng thực quản và cơ thắt môn vị chưa hoạt động hiệu quả. Ở trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa mới ở giai đoạn làm quen với thức ăn, do đó chúng chưa được phát triển hoàn toàn cũng như chưa phối hợp một cách ăn ý.

Khi thức ăn (sữa đối với trẻ) đi xuống thực quản từ miệng, chúng sẽ phải đi qua phần nối giữa thực quản và dạ dày, phần này được gọi là tâm vị. Vùng tâm vị có 1 cơ thắt gọi là cơ thắt môn vị có trương lực tương đối, có khả năng co giãn để cho phép thức ăn đi xuống từ miệng vào dạ dày và ngăn chặn thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên trên và đi ra ngoài trong 1 số trường hợp như tư thế nằm, chạy nhảy, nô đùa, hoặc dạ dày chứa lượng lớn thức ăn.

Giữa dạ dày và tá tràng có 1 điểm nối là môn vị, hay chính là cơ thắt môn vị. Cơ thắt này được điều khiển bằng nồng độ acid dịch vị và cũng có trương lực lớn. Khi nhận thấy nồng độ acid thấp, cơ môn vị thường hé mở. Ngược lại, cơ thắt môn vị đóng rất chặt khi nhận thấy nồng độ acid dạ dày cao, tức là khi dạ dày có thức ăn.

Ở trẻ, cơ thắt môn vị đóng chặt quá mức cần thiết nên không thể tạo điều kiện cho lượng sữa và chất dinh dưỡng đi bớt xuống tá tràng. Đồng thời cơ vòng tâm vị lại yếu hơn so với lứa tuổi lớn hơn nên chúng thường xuyên mở để thức ăn trong dạ dày tự do “đi lại” giữa thực quản và dạ dày. Trẻ em hay được bế nằm nên tư thế này rất dễ gây trào sữa ngược ra ngoài.

Trên đây là cơ chế sinh lí bình thường của trẻ. Trong một số trường hợp trào ngược bệnh lí, nguyên nhân gây bệnh thường chưa được xác định rõ ràng, có thể do nguyên nhân thần kinh hoặc nguyên nhân do chính đặc điểm sinh lí của trẻ quyết định.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên nên hạn chế trào ngược càng nhiều thì càng tốt. Trong trường hợp trào ngược bệnh lí, thì nó có thể gây ra 1 số hậu quả cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Thông thường trẻ thường bị trào ngược trong vòng 6 tháng tuổi, tần suất trào ngược cũng giảm dần theo thời gian. Triệu chứng trào ngược của trẻ cũng tự hết dần dần mà không cần phải điều trị.

Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Trào ngược bệnh lí có thể gây ra những biến chứng sau:

  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc, suy dinh dưỡng, còi xương chậm lớn, sút cân nặng
  • Đường hô hấp cũng bị ảnh hưởng cho trào ngược đem theo sữa và dịch vị đi lên phía trên và đôi khi vô tình đi vào ống thở ở ngã ba miệng – thực quản – thanh quản, gây ra hiện tượng sặc. Sặc sữa ở trẻ em là rất nguy hiểm bởi chúng chưa phát triển hoàn thiện phản xạ ho, có thể dẫn đến ngưng thở
  • Viêm thực quản: dịch vị chứa đầy acid thường xuyên tiếp xúc với niêm mạc thực quản – loại niêm mạc không có cơ chế phòng vệ đối với acid. Từ đó trào ngược nhiều dẫn đến ăn mòn thực quản, tổn thương thực quản và để lại nhiều di chứng về sau.
  • Tương tự như thực quản thì dịch vị lên răng miệng của trẻ cũng khiến cho răng và niêm mạc miệng bị hao mòn và tổn thương
  • Ngoài ra trẻ có thể bị viêm xoang, viêm tai, viêm mũi nếu trào ngược quá nhiều, trào ngược lên cả những vùng này.

Tuy nhiên các ông bố bà mẹ đừng quá lo lắng vì những bệnh lí trên thường xảy ra trong trường hợp trẻ trào ngược liên tục, kéo dài. Nhưng tránh trào ngược ở trẻ sơ sinh là 1 biện pháp tốt nhất để nuôi dưỡng trẻ và cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Đưa bé đi khám bác sĩ
Đưa bé đi khám bác sĩ
  • Trẻ bị nôn liên tục, nôn tất cả các lần cho trẻ ăn trong ngày. Ngay cả khi bế trẻ ở tư thế đứng trẻ vẫn nôn trớ không thể kiểm soát
  • Trẻ có các dấu hiệu bất thường khi nôn: nôn ra chất lỏng màu xanh hoặc vàng, có màu như bã cà phê, chất nôn có máu, khó hở, mặt tím tái
  • Từ chối ăn, có dấu hiệu sút cân, còi xương, suy dinh dưỡng
  • Trẻ quấy khóc từ 3 tiếng trở lên mỗi ngày, cáu kỉnh, khó chịu trong người kết hợp với nôn trớ nhiều

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

Đối với trẻ bị trào ngược sinh lí

Trào ngược sinh lí là hiện tượng sinh lí bình thường ở trẻ sơ sinh, không cần các biện pháp điều trị đặc hiệu. Nếu như các bà mẹ biết cách chăm sóc sẽ giúp cho trẻ tránh được trào ngược thôi. Khi trẻ bị trào ngược, nên để trẻ ở tư thế tĩnh đồng thời nâng cao phần phía đầu cao hơn phần phía trên. Điều này sẽ ngăn chặn dòng sữa trào ngược lên phía thực quản và để lượng sữa xuống dần phía tá tràng để dạ dày giảm sức chứa.

Nếu trẻ không bú mẹ, nên lựa chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị của trẻ, lựa chọn bình sữa có núm cao su mềm, dài, lượng sữa ra vừa đủ với miệng trẻ để trẻ dễ bú và không bị sặc sữa.

Đối với trẻ bị trào ngược bệnh lí

Nếu trẻ nôn trớ kết hợp với những dấu hiệu bất thường như trẻ ho liên tục, nôn ra dịch vàng, xanh, dịch màu bã cà phê,.. trẻ mệt mỏi, khó chịu vì nôn trớ nhiều lần, trẻ không thể ăn vì nôn trớ,… Bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để biết được tình trạng gặp phải của con mình là gì và có biện pháp xử trí kịp thời, đúng cách.

Nên chăm sóc trẻ như thế nào khi bị trào ngược dạ dày

Sau khi trẻ bị trào ngược, nếu trẻ đang ở tư thế nằm, nên nâng phần trên của trẻ lên và ngừng rung lắc hay chuyển động cơ thể trẻ. Đồng thời có thể vệ sinh miệng cho trẻ nếu cần bằng gạc y tế thấm ướt và lau miệng cho trẻ. Kéo dài khoảng cách cho trẻ bú lần sau.

Một số biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ

Trào ngược sinh lí không gây nguy hiểm cho trẻ, tuy nhiên nếu cứ nôn trớ liên tục, nôn trớ quá nhiều sẽ khiến cho trẻ gặp trở ngại trong việc hấp thu dinh dưỡng, đồng thời khiến cho trẻ khó chịu, quấy khóc. Vậy nên bạn nên áp dụng một số biện pháp sau đây để hạn chế nôn trớ của trẻ sơ sinh:

  • Nâng phía đầu của trẻ lên trong quá trình bú mẹ hoặc cho trẻ bú bình nhưng vẫn phải nâng phần trên của trẻ lên. Làm như vậy vừa giúp trẻ bú sữa dễ dàng, có cảm giác ngon miệng, vừa tránh được trào sữa ngược ra ngoài
  • Mỗi lần cho bú nên cho trẻ bú vừa đủ cữ bú của trẻ. Không để trẻ bú quá nhiều sữa trong cùng 1 lần. Điều này sẽ làm cho trẻ dễ bị trào lượng sữa thừa ra ngoài vì dạ dày của trẻ đã hết sức chứa
  • Khoảng cách giữa các lần bú nên dao động từ 2 giờ đến 2 giờ rưỡi trong trường hợp lần bú trước trẻ bú no.  Khoảng thời gian này giúp cho lượng sữa trong dạ dày được tiêu hết, vừa cho trẻ ngon miệng hơn khi bú lần sau, vừa tăng cường hấp thu dinh dưỡng, giảm thiểu các vấn đề về tiêu hóa ở trẻ.
  • Sau khi cho trẻ bú xong, nên đặt trẻ ở tư thế nâng cao phần trên hơn, khoảng 20 phút đến 30 phút để tránh trào ngược.
  • Tránh tác động bất kì động tác nào lên vùng bụng của trẻ sau khi trẻ đã bú xong.
  • Không bế trẻ chuyển động, rung lắc liên tục, đặc biệt là sau khi bú
  • Không để cho trẻ cười lâu, cười nhiều, há miệng liên tục.

Tìm hiểu thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây