Thuốc Velasof: Tác dụng, Chỉ định, Lưu ý tác dụng phụ

5/5 - (6 bình chọn)

Viêm gan C là bệnh lý ở gan gây nên bởi virus HCV (Virus Hepatitis C), nếu không điều trị cho bệnh nhân có thể dẫn đến xơ gan. Hiện nay các thuốc kháng virus được nghiên cứu và được sử dụng trong điều trị viêm gan C như Velasof. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các thông tin về thuốc này.

Velasof là thuốc gì?

Velasof thuộc nhóm thuốc kháng virus được sử dụng cho bệnh nhân trong điều trị viêm gan C mạn tính. Thuốc có sự kết hợp của 2 hoạt chất có khả năng chống lại sự phát triển của HCV như Sofosbuvir hàm lượng 400mg/viên và Velpatasvir hàm lượng 100mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được đóng gói vào một lọ gồm 28 viên. Thuốc do công ty Hetero Healthcare Limited.

Thuốc Velasof có tác dụng gì?

Tác dụng của Velpatasvir

Velpatasvir có tác dụng làm ức chế quá trình sao chép và lắp ráp nên virus HCV. Cơ chế của thuốc được giải thích thông qua việc ức chế protein cần thiết cho hoạt động sao chép và nhân lên của chúng (NS5A). Khi thuốc gắn vào miền I của protein này dẫn đến hoạt động của protein này bị ức chế kéo theo hoạt động sao chép và nhân lên của virus bị ngừng lại. Như vậy thuốc tác động trực tiếp vào virus HCV làm ngăn cản hoạt động nhân lên của virus này

Tác dụng của Sofosbuvir

Sofosbuvir là một tiền chất khi đi vào cơ thể được hấp thu và được chuyển hóa thành dạng có hoạt tính. Ban đầu Sofosbuvir dưới tác động của một số enzyme thực hiện phản ứng phosphoryl hóa chuyển hóa thành Sofosbuvir monophosphat, sau đó tiếp tục được thực hiện phản ứng phosphoryl hóa tạo Sofosbuvir diphosphat cuối cùng chuyển hóa thành dạng có hoạt tính là Sofosbuvir triphosphat. Sofosbuvir triphosphat có cấu trúc tương tự như uridine được một nucleotit giả chúng có khả năng gắn vào chuỗi RNA đang nhân lên của virus dưới tác động của NS5B polymerase làm cho chuỗi RNA đang được nhân lên dừng lại từ đó làm ức chế sự nhân lên của virus.

Việc phối hợp 2 thuốc có cơ chế khác nhau có thể giúp tăng hiệu quả ức chế hoạt động và sự nhân lên của virus trong cơ thể đồng thời có thể giảm sự đề kháng thuốc của virus.

Công thức hóa học của Sofosbuvir
Công thức hóa học của Sofosbuvir

Chỉ định của Velasof

Với tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HCV nên thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân trong điều trị viêm gan C mạn tính ở đối tượng người lớn.

Cách sử dụng thuốc Velasof

Cách dùng

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén được sử dụng cho đường uống, bạn có thể uống thuốc với một lượng nước đun sôi để nguội vừa đủ thuốc có thể uống cùng với thức ăn, bạn nên uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn. Chú ý khi sử dụng thuốc không nên nhai hay nghiền viên thuốc nếu không có chỉ dẫn kèm theo của bác sĩ đưa ra.

Liều dùng

  • Khi sử dụng thuốc để điều trị cho những bệnh nhân không xơ gan thì liều dùng được khuyến cáo cho đối tượng này là uống ngày 1 viên, thuốc được uống vào buổi sáng. Thời gian cho đợt điều trị là 12 tuần.
  • Đối với những bệnh nhân có xơ gan còn bù thì thuốc được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân với liều dùng là uống ngày 1 viên, thuốc được uống vào buổi sáng. Thời gian cho đợt điều trị là 12 tuần.
  • Đối với những bệnh nhân xơ gan còn bù có nhiễm  HCV mạn tính genotype 3 có thể xem xét việc bổ sung thêm  Ribavirin.
  • Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn xơ gan mất bù thì bệnh nhân được khuyến cáo sử dụng với liều dùng là uống ngày 1 viên và có bổ sung thêm Ribavirin. Bệnh nhân được sử dụng thuốc điều trị trong vòng 12 tuần hoặc 24 tuần.
  • Thuốc có thể được dùng với liều tương tự như trên và không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận với mức độ nhẹ và trung bình còn với những bệnh nhân có mức độ suy thận nặng các dữ liệu còn hạn chế và vầy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
  • Ở những đối tượng người cao tuổi tham khảo liều dùng của bác sĩ đưa ra để sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Velasof

  • Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trên da như: nổi mẩn, phù mạch.
  • Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn khác như mệt mỏi, đau đầu và buồn nôn.
  • Một số tác dụng không mong muốn trên tim mạch như: chậm nhịp, chẹn tim có thể xảy ra nên cho bệnh nhân phối hợp sử dụng sofosbuvir với amiodaron (có tác dụng chống loạn nhịp tim) hoặc thuốc có tác dụng làm giảm nhịp tim do đó cần thận trọng khi phối hợp
  • Như vậy khi sử dụng thuốc nếu có xuất hiện các tác dụng không mong muốn xảy ra cần báo cáo ngay cho bác sĩ biết để xem xét, điều trị các tác dụng không mong muốn đó và cân nhắc việc có tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh liều dùng cho bệnh nhân hay không

Chống chỉ định của Velasof

Công thức hóa học của velpatasvir
Công thức hóa học của velpatasvir
  • Thuốc dược chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với các thành phần của thuốc như sofosbuvir và velpatasvir và các tá dược khác trong thuốc.
  • Thuốc được chống chỉ định sử dụng đồng thời với một số thuốc như: phenobarbital và phenytoin, carbamazepine, oxcarbazepine do các thuốc này có thể làm giảm hoặc mất tác dụng điều trị của thuốc.

Tương tác của Velasof với các thuốc khác

  • Velpatasvir được biết đến là một chất có tác dụng ức chế P-gp do đó khi phoios hợp với một số thuốc được vận chuyển bởi P-gp như digoxin, rosuvastatin, pravastatin có thể làm tăng nồng độ của các thuốc này vì vậy cần chú ý khi theo dõi nồng độ của các thuốc này khi phối hợp để có thể hiệu chỉnh liều nếu cần thiết.
  • Sofosbuvir và velpatasvir là cơ chất của P-gp do đó khi phối hợp thuốc với một số thuốc có khả năng cảm ứng P-gp có thể làm giảm nồng độ của Sofosbuvir và velpatasvir trong huyết tương, những chất cảm ứng P-gp có thể làm tăng nồng độ của Sofosbuvir và velpatasvir trong huyết tương.
  • Velpatasvir được chuyển hóa bởi enzym CYP2B6, CYP2C8 và CYP3A4 do đó nên phối hợp với một số chất cảm ứng enzym này có thể làm giảm nồng độ của thuốc trong máu vì làm tăng chuyển hóa thuốc. Với các chất có tác dụng ức chế enzym này có thể làm giảm chuyển hóa thuốc do đó có thể tăng nồng độ của các thuốc này trong máu, nguy cơ tăng xuất hiện các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
  • Một số thuốc chống co giật như Carbamazepine, phenobarbital, Oxcarbazepine, phenytoin, rifampicin, rifabutin là các chất vừa có tác dụng cảm ứng P-gp và cảm ứng các enzym chuyển hóa thuốc (mức độ mạnh) do đó có thể làm giảm nồng độ của thuốc nguy cơ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc vì vậy các thuốc này được chống chỉ định phối hợp đồng thời với Sofosbuvir và velpatasvir.
  • Khi pH tăng lên thì khả năng hòa tan của velpatasvir có thể bị ảnh hưởng do đó thuốc có thể xảy ra tương tác với một số thuốc có khả năng thay đổi pH dạ dày như:
  • Các thuốc thuộc nhóm thuốc kháng acid như:  Nhôm hoặc magie hydroxyd có thể làm giảm sự hấp thụ của thuốc do làm giảm sự hòa tan của thuốc vì vậy nếu phối hợp các chế phẩm này với thuốc nên sử dụng cách nhau 4 giờ để tránh ảnh hưởng đến việc hấp thu và giảm tác dụng điều trị của thuốc.
  • Một số thuốc thuốc nhóm kháng histamin h2 như Cimetidin, Famotidin có thể làm thay đổi pH dạ dày khi phối hợp sử dụng với velpatasvir có thể làm giảm hòa tan của velpatasvir vì vậy có thể cho bệnh nhân phối hợp các thuốc này với nhau có thể sử dụng động thời hoặc cách xa nhau nhưng các thuốc kháng histamin h2 sử dụng với liều sử dụng  nhỏ hơn liều tương đương với famotidin 40mg/lần, ngày 2 lần.
  • Một số thuốc ức chế bơm proton như Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole có thể làm tăng pH dạ dày do đó có thể tương tác làm giảm sự hòa tan và hấp thu của thuốc vì vậy không nên việc phối hợp sử dụng các thuốc nêu trên với thuốc, nếu cần thiết nên sử dụng các thuốc này cách xa Velasof ít nhất 4 giờ và liều dùng của các thuốc đó phải thấp hợp liều sử dụng tương đương với omeprazole 20 mg
  • Một số tác dụng không mong muốn trên tim mạch như: chậm nhịp, chẹn tim có thể xảy ra nên cho bệnh nhân phối hợp sử dụng sofosbuvir với amiodaron do đó chỉ nên phối hợp sử dụng thuốc nếu thực sự cần thiết.
  • Một số tác dụng không mong muốn trên máu như chảy máu và thiếu máu có thể được báo cáo nếu cho bệnh nhân sử dụng dabigatran etexilate với Sofosbuvir và velpatasvir vì vậy cần chú ý theo dõi một số tác dụng bất lợi có thể xảy ra, xét nghiệm đông máu đặc biệt là ở bệnh nhân có nguy cơ cao
Hình ảnh: Thuốc Velasof lọ 28 viên
Hình ảnh: Thuốc Velasof lọ 28 viên
  • Hiện nay chưa có báo cáo về tương tác xảy ra giữa thuốc đối kháng vitamin K với thuốc nhưng khuyến cáo việc theo dõi thời gian chảy máu của bệnh nhân nếu phối hợp thuốc đối kháng vitamin K với thuốc
  • Nếu cho bệnh nhân phối hợp efavirenz với velpatasvir có thể làm giảm nồng độ của velpatasvir trong máu vì vậy không nên cho bệnh nhân phối hợp các thuốc này với nhau.
  • Nguy cơ tăng gặp phải các tác dụng không mong muốn trên cơ tăng lên nếu cho bệnh nhân phối hợp thuốc với với rosuvastatin làm tăng nồng độ của rosuvastatin vì vậy nếu phối hợp 2 thuốc thì liều sử dụng của rosuvastatin nhỏ hơn hoặc bằng 10 mg.

Báo cáo cho bác sĩ các thuốc mà bạn đang được sử dụng để được tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, hạn chế các tương tác không mong muốn xảy ra, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tương tác có thể xảy ra.

Phụ nữ có thai, cho con bú sử dụng Velasof được không?

  • Phụ nữ có thai: Các dữ liệu sử dụng thuốc rất hạn chế trên đối tượng phụ nữ có thai tuy nhiên các báo cáo nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng bất lợi trong thai nhi có thể xảy ra khi sử dụng Velpatasvir vì vậy nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai không nên sử dụng thuốc này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú: Các báo cáo thí nghiệm trên động vật cho thấy có sự bài tiết của thuốc qua sữa nhưng ở trên người chưa biết, không biết liệu thuốc có thể gây nên các tác dụng không mong muốn trên trẻ nếu trẻ bú sữa mẹ có sử dụng thuốc vì vậy không nên sử dụng thuốc nếu đang cho con bú.

Thuốc Velasof giá bao nhiêu?

Hiện tại giá bán của thuốc trên thị trường khoảng 4500000 VNĐ/hộp gồm 28 viên

Mua thuốc Velasof ở đâu?

Bạn có thể mua thuốc tại một số nhà thuốc uy tin như nhà thuốc Ngọc Anh, Lưu Anh… hoặc một số nhà thuốc tại các bệnh viện như: BV Bạch Mai, BV quân đội 108…

Nhắn tin cho page để được giải đáp thắc mắc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây