[CHÚ Ý] Thực trạng áp lực học tập hiện nay – Biểu hiện và cách giải quyết

5/5 - (2 bình chọn)

Trong cuộc sống ai cũng trải qua thời kỳ học sinh. Áp lực học tập, thi cử khi nhắc lại đều khiến chúng ta phải gật gù khen mình giỏi và thở phào khi đã vượt qua được chúng. Chắc hẳn ai cũng phần nào hiểu, nhưng bài viết này sẽ cụ thể hóa chi tiết các nguyên nhân gây áp lực học tập, thực trạng áp lực học tập tại Việt Nam, biểu hiện, hậu quả và biện pháp cải thiện cũng như phòng tránh tác hại do áp lực học tập gây ra. Hãy là một độc giả thông thái để chắt lọc thông tin hữu ích và áp dụng nó cho con em của bạn.

Áp lực học tập là gì?

Áp lực là sự dồn nén cảm xúc tiêu cực. Đây vốn là một trạng thái tâm lý, nhưng nếu lâu dài sẽ trở thành trạng thái bệnh lý. Áp lực học tập cũng tương tự như vậy, chỉ khác vấn đề xoay quanh việc học tập của học sinh, sinh viên. Trong bài viết này, nếu nói áp lực học tập thì có nghĩa là việc học quá sức so với sức khỏe của học sinh, gây ra các áp lực căng thẳng và stress dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng hơn. Với những áp lực ở mức độ nhẹ nhàng, xin phép không đề cập tới.

Nguyên nhân gây áp lực học tập

Áp lực học tập gây ra bởi một vài nguyên nhân sau:

Áp lực cạnh tranh điểm số, thi đua thành tích

Canh tranh về học tập
Canh tranh về học tập

Kỳ vọng quá cao vào học sinh, ép các học sinh phải nâng thành tích lớp, trường lên hạng này hạng kia, thực tế học sinh đã phải nỗ lực gấp đôi các ngôi trường khác.

Áp lực từ phụ huynh, gia đình

Cha mẹ luôn muốn con xếp hạng cao trong lớp, nên vô tình tạo sức ép không hề nhỏ lên con trẻ. Sự cố gắng của em là có nhưng không như mong muốn vẫn bị các cha mẹ mắng nhiếc hoặc tỏ thái độ phật ý. Khiến các em cảm thấy mình không được công nhận. Hoặc gia đình bất hòa cũng là nguyên nhân khiến các em bị áp lực trong học tập.

Áp lực từ bạn bè cùng lớp

Trẻ luôn bị so sánh với bạn cùng lớp, đặc biệt là sự so sánh về điểm số, kết quả thi. Phụ huynh hay sử dụng một số từ nhạy cảm như “dốt”, “ngu”,… khi con em mình có kết quả không tốt bằng các bạn. Điều đó vô tình tạo ra cho các em thái độ tự ti, mặc cảm, cảm thấy mình kém cỏi, thua bạn bè, không tin vào năng lực của bản thân.

Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt khi trầm cảm được nhìn nhận từ góc nhìn sinh học

Thực trạng của áp lực học tập ở Việt Nam hiện nay

Con, em bạn có đang trong độ tuổi đi học hay không? hoặc bản thân bạn khi nhớ về những ngày tháng ôn thi và nhu cầu điểm số. Tâm trạng bạn lúc ấy thế nào? Thật chẳng dễ mà quên đi những áp lực học tập căng thẳng ấy. Đặc biệt, khi bạn được đào tạo bởi nền giáo dục Việt Nam.

Học tập ở Việt Nam được đánh giá 90% qua điểm số. Và bạn nghĩ những điểm số ấy có phản ánh chính xác năng lực của học sinh?

Rất nhiều vấn đề xoay quanh hai chữ “điểm số” và hai chữ “thành tích”. Sự thực, nền giáo dục Việt Nam quá coi trọng bằng cấp, mà phủ nhận giá trị thực của mỗi con người. Học sinh A không thích văn học, nhưng để trở thành học sinh giỏi toàn diện, em bắt buộc phải đạt điểm cao môn học mình không thích. Áp lực về điểm số, gia đình, thầy cô đã khiến A trở thành một người học vẹt, và không thể chủ động hay sáng tạo theo lối văn của em khi các bài văn đều sẵn có.  Nhà trường và gia đình tạo cho các em áp lực về điểm số, về thi đua, về thành tích và bằng cấp. Còn bản thân các em cũng tự tạo áp lực cho chính bản thân để tránh khỏi sự trừng phạt hoặc chỉ để đạt đủ điểm theo thành tích. Sự học này thực sự không phải là học thật, mà cái gọi là học thật là học bằng đam mê.

Một số tình trạng cho thấy áp lực học rất lớn lên học sinh, sinh viên ở Việt Nam:

  • Hơn 75% học sinh ngủ ít hơn 8 tiếng/ ngày. Trẻ em là lứa tuổi bên cạnh học tập, cần phải được vui chơi và hoạt động thể thao. Nhưng hầu hết các e dành thời gian cho việc học và không có thời gian để tham gia các hoạt động cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Hơn nữa, việc ngủ ít hơn thời gian 8 tiếng/ ngày khiến các em không đủ tỉnh táo trong các tiết học trên lớp, dẫn đến giảm khả năng taaoj trung và phân tích bài học. Sự học kéo dài 8 tiếng trên lớp và 2-4 tiếng học thêm khiến sức lực các em bị suy giảm.
  • Các kỳ kiểm tra diễn tra với tần suất lớn, các kỳ thi dựa trên kết quả điểm số đánh giá bằng cấp trực tiếp.
  • Áp lực học tập dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc hỗ trợ. Các vị phụ huynh sẵn sàng đầu tư các loại thuốc hỗ trợ trí não, thuốc bổ não cho con mà không rõ về các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra hoặc tình trạng học sinh học tập gắng sức phải truyền nước, điện giải, truyền đạm để… lấy sức học tiếp. Đa số các áp lực tạo nên vấn đề stress và gây ra tình trạng viêm loét dạ dày hoặc nặng hơn là các bệnh như viêm đại tràng, tăng huyết áp, rối loạn đường máu, rối loạn nhịp tim, trầm cảm,…Sự can thiệp của thuốc không thể hiệu quả bằng các chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Áp lực học tập dẫn đến tình trạng đột quỵ hoặc tự tử. Tình trạng tự tử của học sinh, sinh viên Việt Nam là không nhiều, nhưng vẫn tồn tại. Trẻ không thể tâm sự với ai khi tất cả mọi người xung quanh đều ra sức thúc giục và gây áp lực cho trẻ. Đừng để sự việc đau lòng xảy ra trước khi quá muộn.
  • Khi nói về áp lực học tập tại Việt Nam, tôi có chút so sánh với với một số quốc gia khác. Các quốc gia phương Đông bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, …có tỷ lệ tự tử ở học sinh cao hơn rất nhiều so với các quốc gia phương Tây. Điều này cho thấy một thực tế rằng: áp lực học sinh sinh viên các nước phương Đông, trong đó có quốc gia của chúng ta là quá lớn, vượt ra khỏi phạm vi chịu đựng của thế hệ làm chủ nước nhà.

Biểu hiện của áp lực học tập

Biểu hiện áp lực học tập
Biểu hiện áp lực học tập

Biểu hiện của áp lực học tập được thể hiện qua chính đối tượng học sinh sinh viên, những con người chịu áp lực.

  • Thân thể: không ngủ đủ giấc, cơ thể gầy gòm, suy nhược, mặt mũi kém sắc, ăn uống không ngon miệng, chậm phát triển chiều cao, sức chống đỡ bệnh tật kém, teo cơ, suy giảm thị lực, mất độ nhạy cảm của các giác quan với môi trường ngoài.
  • Tinh thần: đầu óc chỉ xoay quanh logic toán học, bảng tuần hoàn,… mà thiếu kiến thức về môi trường xung quanh. Giảm óc phán đoán, sáng tạo và kinh hoạt.
  • Trong hay ngoài giờ học đều mang trạng thái thiếu ngủ, ngáp ngủ, ngủ bất cứ nơi nào hoặc thời điểm nào.
  • Giao tiếp: ít hiệu quả, thiếu sự cởi mở. Thời gian cho hoạt động cá nhân hạn chế.

Hậu quả của áp lực học tập

Hậu quả của áp lực học tập cũng chính là biểu hiện của áp lực học tập lên học sinh, sinh viên, nhưng vấn đề được mở rộng và đào sâu hơn.

Người lớn với áp lực công việc, gia đình, còn con trẻ thì có áp lực học tập. Những áp lực này về lâu dài sẽ gây ra những hậu quả nhất định. Sau đây là những hậu quả mà áp lực học tập gây ra cho thế hệ học sinh, sinh viên:

  • Sức khỏe tinh thần giảm sút: trẻ bị áp lực tâm lý nặng nên sinh ra các vấn đề tinh thần như ủ rũ, mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt; sự linh hoạt, năng động, sáng tạo bị hạn chế; trẻ dễ lâm vào tình trạng stress kéo dài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe các cơ quan trong cơ thể.
  • Sức khỏe thể lực bị giảm sút: vấn đề trẻ không ngủ đủ giấc, không ăn uống đủ chất, không tham gia các hoạt động ngoài trời dẫn đến vấn đề chậm phát triển xương, suy giảm khả nagw miễn dịch, yếu cơ, chậm phát triển chiều cao, thiếu sự nhanh nhẹn, hoạt bát trong các hoạt động xã hội,…
  • Tâm lý sợ học, sợ thi là một triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường gặp, gây ảnh hưởng tới sinh lý và rối loạn hormon ở trẻ.
  • Xuất hiện các hành vi chống đối: bỏ học, trốn học, sa ngã vào cờ bạc, nghiện hút, ma túy, rượu bia… nhằm cố ý phản đối và trốn tránh hiện thực. Sự sa ngã này phần lớn là do yếu tố khách quan đem lại.

Kết quả học tập ngày càng sa sút. Đúng vậy, học để nâng cao thành tích thì thật vô lý khi nó lại phản tác dụng. Lý do là cách học áp lực là một cách học sai trái và không phù hợp với thực tế đa số học sinh.

Cách giảm áp lực học tập

Biện pháp cải thiện
Biện pháp cải thiện

Để học tập không còn là gánh nặng cho con trẻ, các bậc phụ huynh hãy là người chủ động thay đổi điều này. Với vai trò là cha mẹ của  con trẻ, hãy tâm sự nhiều hơn với trẻ để giải tỏa căng thẳng. Cha mẹ có thể đóng vai trò một nhà tâm lý học để kịp thời nắm bắt tâm lý, đọc vị các hành vi bất thường ở trẻ. Nếu trẻ đã rơi vào trạng thái bệnh lý nghiêm trọng, hãy đưa trẻ thăm khám các chuyên gia tâm lý hoặc tham gia điều trị các bệnh liên quan tại các cơ sở y tế.

Giáo viên và nhà trường nên đề ra phương châm: lấy sự học làm động lực chứ không phải là áp lực. Hãy cho học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng bằng cách hướng các em đến những giờ ngoại khóa thật vui nhộn và kích thích sự sáng tạo. Giáo viên nên khuyến khích trao quà cho sự cố gắng của các em, không nên tạo áp lực quá lớn về điểm số và thi đua thành tích. Hãy cố gắng tạo liên kết thầy trò một cách thân thiện nhất, để có thể hiểu tâm lý và cách để giúp các em phát triển cũng như thành công trong học tập tốt hơn.

Mỗi cá nhân học sinh hãy có một kế hoạch học tập và thư giãn hợp lý, kết hợp với chế độ ăn ngủ nghỉ và hoạt động thể thao để giải tỏa căng thẳng cũng như stress do áp lực học tập gây ra. Các em hãy nhớ, đại học không phải là con đường dễ nhất nhưng không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Cuộc sống còn rất nhiều con đường cho các em lựa chọn. Hãy nghe con tim mình mách bảo.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa bệnh trầm cảm

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây