Ba Kích có tác dụng gì, Cách rút lõi, Hướng dẫn cách ngâm rượu?

Đánh giá post

Yếu sinh lý hay giảm ham muốn luôn là những vấn đề khá nhức nhối đối với nam giới, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống chăn gối, bản lĩnh trước phái nữ. Từ xưa dân gian đã truyền lại rất nhiều loại thảo dược giúp bổ thận, cường dương, tăng cường sinh lý, hỗ trợ cải thiện ham muốn cho cánh mày râu. Trong bài viết này, Heal Central sẽ giới thiệu tới độc giả những thông tin chi tiết về thảo dược tăng cường sinh lý Ba Kích.

Thông tin cơ bản về cây Ba Kích

Tên gọi, nguồn gốc, phân bố

Ba Kích còn có tên gọi khác là Diệp Liễu Thảo hay Bất Điêu Thảo, có tên khoa học là Morinda officinalis, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Ba Kích có nguồn gốc từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, hiện đã phát hiện và công bố Ba Kích có vài chục loại khác nhau.
Hình ảnh cây Ba Kích:

Hình ảnh cây Ba Kích
Hình ảnh cây Ba Kích

Ở Việt Nam, Ba Kích thường phân bố nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái với hàng chục loài khác nhau. Loại thảo dược này ưa độ ẩm và ánh sáng. Ba Kích mọc tự nhiên ở các khu rừng nguyên sinh hay rừng tre nứa. Chúng sinh trưởng, ra hoa vào mùa hè. Tầm tháng 10, 11 thì ra quả.
Ba Kích hiện nay đã được đưa vào trồng có quy mô vì có thể đem lại nguồn kinh tế lớn, đồng thời nguồn Ba Kích mọc tự nhiên đã dần cạn kiệt do sự khai thác quá mức của con người. Tuy nhiên dạng tự nhiên bao giờ cũng có giá trị dinh dưỡng cao hơn dạng trồng.

Đặc điểm thực vật

Ba Kích là một loại thảo dược quý, có dạng thân thảo, sống nhiều năm, thân mọc leo và bám lên các cây thân gỗ khác, có thể leo đến vài mét.
Thân cây khi non có màu tím nhạt, bên ngoài có lông nhỏ, lá mọc đối, có hình bầu dục hay mũi mác.
Hoa nhỏ, màu trắng, về sau chuyển màu hơi vàng, quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi.
Phần rễ phát triển mạnh thành nhiều rễ to, đâm sâu xuống mặt đất. Đây là phần có giá trị nhất, được sử dụng làm thuốc.

Đặc điểm thực vật của cây ba kích
Đặc điểm thực vật của cây ba kích

Quá trình thu hái

Cây Ba Kích có tuổi thọ từ 3 năm trở lên là có thể thu hoạch, vì khi đó củ của chúng mới có được hàm lượng hoạt chất quý có giá trị.
Ba Kích thường được thu hoạch vào tầm tháng 10 và 11, khi thời tiết dần trở nên khô hơn. Chỉ cần dùng cuốc đào xung quanh của cây, sau đó thu phần rễ, rửa sạch và phân loại theo kích thước.

Thông tin về vị thuốc Ba Kích

Tính vị

Theo các sách Trung Dược Học, Ba Kích có vị cay, ngọt, tính ấm.

Quy kinh

Có nhiều bản thảo về dược liệu khác nhau, mỗi bản lại có cách quy kinh khác nhau:

  • Theo Bản Thảo Kinh Biên: Ba Kích quy vào tạng Tâm (Tim) và Thận.
  • Theo Bản Thảo Kinh Giải thì Ba Kích quy vào kinh túc quyết tâm Can và túc dương Minh vị.
  • Theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Ba Kích được quy vào tạng Tỳ và Thận là chủ yếu.
  • Đối với các Dược Điển của Trung Quốc như Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển và Trung Dược Đại Từ Điển thì Ba Kích quy về kinh Thận và Can.
Đặc điểm dược liệu ba kích
Đặc điểm dược liệu ba kích

Công năng

Ba Kích là loại dược liệu quý, đem lại rất nhiều công dụng như:

  • Theo Dược điển Trung Hoa, Ba Kích có công năng bổ thận dương, bổ thận âm, cường gân cốt, khứ phong thấp.
  • Theo Bản Kinh, Ba Kích giúp chủ đại phong tà khí, an ngũ tạng, bổ trung, ích khí, cường gân cốt.
  • Theo Bản Thảo Cương Mục, Ba Kích có công năng khứ phong, bổ huyết hải.
  • Theo Biệt Lục, Ba Kích giúp hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh.
  • Theo Dược Tính Luận, Ba Kích có công năng cường âm,hạ khí.

Chủ trị

Ba Kích được sử dụng chủ trị các trường hợp sau:

  • Trị các chứng phong, thủy thũng (Theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
  • Trị ngũ lao, thất thương, phong khí, thủy thũng (Theo Bản Thảo Bị Yếu).
  • Trị chứng mộng tinh, di tinh, đầu và mặt bị trúng phong (Theo Dược Tính Luận).
  • Theo các bản Dược Điển và Dược Liệu Trung Hoa, Ba Kích chủ trị tình trạng liệt dương, chóng mặt, chán ăn, di tinh, mộng tinh, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương khớp, khó ngủ, đau lưng mỏi gối.

Cây Ba Kích chứa các thành phần nào?

Trong cây Ba Kích có nhiều thành phần khác nhau như Carpaine, Choline, Gitogenine, Orientin, Quercetin, Luteolin và nhiều hoạt chất khác.
Trong rễ cây Ba Kích, thành phần chủ yếu tìm thấy được là các Anthranoid như: Tectoquinon, Anthraquinon. Ngoài ra có thể kể đến một số hoạt chất cấu trúc Antraglycozid như Asperulosid. Đường, chất nhựa, Vitamin C hay Phytosterol cũng phân lập được khi định lượng hoạt chất từ rễ Ba Kích.
Không những vậy, các chuyên gia còn phân lập được trong rễ Ba Kích còn có hoạt chất chống trầm cảm là Nystose, Acid succinic

Công dụng của cây Ba Kích

Hiện nay, Ba Kích đã được biết đến và sử dụng rộng rãi. Một số công dụng nổi bật có thể kể đến như:

  • Dùng cho nam giới khả năng sinh dục bị suy giảm. Ba Kích có công dụng tăng cường sinh lý, tăng khả năng hoạt động tình dục, nhất là những trường hợp tần suất quan hệ ít. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn giúp tăng cường sự dẻo dai, kéo dài thêm thời gian mỗi cuộc “yêu”. Tuy nhiên các trường hợp tinh dịch ít, hay tinh trùng bị chết thì dùng Ba Kích chưa thấy đem lại hiệu quả khi sử dụng.
  • Đối với các trưởng hợp tuổi trung niên hay tuổi già, thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, giấc ngủ không ngon thì dùng Ba Kích sẽ có hiệu quả rõ rệt. Sức khỏe, sức đề kháng được tăng cường, chân tay đỡ mỏi hơn, ăn uống cũng ngon miệng hơn.
  • Không những vậy, theo các tài liệu cổ phương thì Ba Kích còn giúp bổ thận tráng dương, trị phong thấp, đau nhức xương khớp. Đối với phụ nữ, Ba Kích còn giúp bồi bổ cơ thể, điều hòa kinh nguyệt.

Ba kích - tăng cường sinh lý phái mạnh
Ba kích – tăng cường sinh lý phái mạnh

Xem thêm: Nhục Thung Dung có tác dụng gì? Hướng dẫn cách ngâm rượu

Cây Ba Kích dùng cho ai?

Như đã nói ở phần công dụng, Ba Kích có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau như nam giới sinh lý yếu, người cao tuổi, tuổi trung niên hay kể cả là phụ nữ.
Tuy nhiên, không sử dụng Ba Kích cho trẻ em và người dưới 18 tuổi.

Cách dùng cây Ba Kích

Thông thường, mỗi ngày sử dụng từ 10 đến 15g rễ Ba Kích dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc.
Cách sử dụng thông dụng nhất:

  • Theo Lôi Công Bào Chính Luận: Sử dụng nước Câu Kỳ Tử ngâm rễ Ba Kích từ 20 đến 30 phút cho mềm ra, sau đó ngâm với rượu qua đêm. Hôm sau vớt ra vào sao vàng với Cúc Hoa. Sau khi rễ Ba Kích đã vàng thì bỏ ra để nguội, lau sạch và cất dùng dần.
  • Theo Bản Thảo Cương Mục: Ngâm rễ Ba Kích với rượu 1 đêm, sau đó thái thành miếng nhỏ rồi sấy khô, bảo quản và dùng dần.
  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Trộn rễ Ba Kích với nước muối (Tỷ lệ khoảng 1kg rễ Ba Kích trộn với 20g muối), đồ và rút lõi, sau đó phơi khô dùng dần.
  • Theo Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển: Dùng nước sắc Cam Thảo rồi ngâm rễ Ba Kích vào, đến khi rễ mềm rồi rút lõi phơi khô sử dụng dần.
  • Đối với phương pháp bào chế theo Đông Dược Việt Nam: Rửa sạch và ủ mềm rễ Ba Kích, sau đó thái lát và sao qua hay nấu thành cao lỏng.

Ba Kích loại nào tốt?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Ba Kích khác nhau, tuy nhiên có chủ yếu 2 dạng là Ba Kích tím và Ba Kích trắng.
Ba kích trắng: Phần vỏ có màu vàng hơi nhạt, phần thịt màu trắng trong, ngâm rượu bình rượu vẫn trong, không chuyển màu.
Ba kích tím: Phần vỏ bên ngoài có màu vàng sẫm, phần thịt có màu tím, khi ngâm rượu bình rượu chuyển màu tím sẫm.
Theo các chuyên gia đánh giá, Ba Kích tím là loại có công dụng mạnh hơn, hiệu quả hơn loại trắng, giá cũng cao hơn.
Khi ngâm rượu một thời gian, Ba Kích tím sẽ chuyển màu đậm hơn, còn loại trắng thì màu sẽ chuyển nhạt.
Do đó khách hàng nên lưu ý những điểm này để có thể chọn được loại Ba Kích tốt nhất để sử dụng.

Ba kích tím và Ba kích trắng
Ba kích tím và Ba kích trắng

Bài thuốc dân gian từ cây Ba Kích

Trị liệt dương, thất thương, hạ khí

  • Ba kích thiên: 3kg
  • Ngưu tất sống: 3kg
  • 5 đấu rượu để ngâm

Sử dụng hàng ngày, mỗi ngày uống 1, 2 chén trong bữa ăn.

Trị tình trạng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều

  • Ba kích: 120g
  • Lương khương: 20g
  • Thanh diêm: 80g
  • Kim tử đằng: 640g
  • Quế nhục: 160g
  • Ngô thù du: 160g
  • Rượu hồ

Tán thành bột rồi làm viên hoàn. Mỗi ngày uống từ 15 đến 20 viên.

Trị đau lưng do phòng hàn, đi lại khó khăn

  • Ba kích 60g
  • Ngưu tất 120g
  • Khương hoạt 60g
  • Quế tâm 60g
  • Ngũ gia bì 60g
  • Đỗ trọng sao hơi vàng 80g
  • Can khương 60g.

Tán thành bột, trộn cùng mật ong làm hoàn, uống với rượu ấm hàng ngày.

Trị chứng tiểu nhiều

  • Ba kích thiên
  • Ích trí nhân
  • Tang phiêu diêu
  • Thỏ ty tử

Tán thành bột, sau đó dùng rượu chưng thành hồ rồi nặn thành viên cỡ hạt ngô. Mỗi lần uống khoảng 10 đến 12 viên.

Trị bạch trọc

  • Thỏ ty tử đã chưng rượu và sấy khô
  • Ba kích đã bỏ lõi, chưng rượu
  • Lộc nhung
  • Sơn dược
  • Xích thạch chi
  • Ngũ vị tử

Sử dụng với khối lượng bằng nhau. Tán thành bột rồi nặn hoàn, uống lúc đói.

Trị đau bụng, tiểu tiện không tự chủ

  • Ba kích đã bỏ lõi
  • Nhục thung dung
  • Sinh địa đều 60g
  • Tang phiêu tiêu
  • Thỏ ty tử
  • Sơn dược
  • Tục đoạn đều 40g
  • Sơn thù du
  • Phụ tử (chế)
  • Long cốt
  • Quan quế
  • Ngũ vị tử đều 20g
  • Viễn chí 16g
  • Đỗ trọng đã ngâm rượu và sao: 12g
  • Lộc nhung 4g

Tán thành bột, làm viên hoàn, ngày uống từ 2 đến 3 lần.

Trị mạch yếu, mặt trắng nhạt

  • Ba kích đã bỏ lõi
  • Hồi hương sao vàng
  • Nhục thung dung tẩm rượu
  • Bạch long cốt
  • Ích trí nhân
  • Phúc bồn tử
  • Bạch truật
  • Mẫu lệ
  • Thỏ ty tử
  • Cốt toái bổ bỏ lông
  • Nhân sâm

Mỗi vị 40g, tán thành bột, ngày sử dụng từ 1 đến 2 lần.

Trị thận hư hàn, đau lưng mỏi gối, liệt dương, đi tiểu nhiều, ăn uống không ngon

Ba kích: 30g Mộc hương: 22g Sơn thù: 22g Tiên linh tỳ: 22g
Bạch linh: 22g Nhân sâm: 22g Quế tâm: 22g Trạch tả: 22g
Chỉ xác: 22g Ngưu tất: 22g Thạch mộc: 30g Tục đoạn: 22g
Lộc nhung: 30g Phụ tử: 30g Tân lang: 22g Viễn chí: 22g
Hoàng kỳ: 22g Nhục thung dung: 30g Thục địa: 30g Xà sàng: 22g
Mẫu đơn: 22g Phúc bông tử: 22g Thự dự: 22g

 
Tán thành bột, hòa với mật ong làm hoàn. Ngày uống từ 1 đến 2 lần.

Trị thận bị hư lao, lưng và chân đau, ăn uống không tiêu, chân tay tê nhức

Ba kích: 30g Nhục thung dung: 30g Thiên hùng: 30g Tục đoạn: 22g
Bạch linh: 22g Phúc bồn tử: 22g Thỏ ty tử: 30g Tỳ giải: 22g
Bá tử nhân: 22g Phòng phong: 22g Thiên môn: 40g Viễn chí: 22g
Đỗ trọng: 22g Thanh hộc: 22g Thục địa: 30g Xà sàng: 22g
Ngưu tất: 22g Thanh long nhục: 22g Thự dự: 22g
Ngũ gia bì: 22g Thạch nam: 22g Trầm hương: 30g

 
Tán thành bột, dùng mật ong nặn thành hoàn, mỗi ngày uống từ 15 đến 20g.

Trị nguyên khí bị hư thoát, mặt sạm đen, miệng khô, âm hư, các khớp đau nhức

  • Ba kích: 90g
  • Lương khương: 180g
  • Ngô thù: 120g
  • Nhục quế: 120g
  • Thanh diêm: 60g
  • Tử kim đằng: 500g

Tán thành bột, trộn với rượu nếp nặn thành viên hoàn.

Trị chứng liệt dương

Ba kích: 30g Ngũ vị tử: 30g Phục linh: 30g Thỏ ty tử: 30g
Đỗ trọng: 30g Ngưu tất: 30g Sơn dược: 30g Tục đoạn: 30g
Ích trí nhân: 30g Nhục thung dung: 60g Sơn thù: 30g Viễn chí: 30g

 
Tán thành bột, kết hợp mật ong tạo viên hoàn. Mỗi ngày sử dụng từ 10 đến 15g.

Trị bụng ứ kết lạnh đau, đau lưng mỏi gối, xương khớp đau nhức

  • Ba kích 18g
  • Đương quy: 20g
  • Khương hoạt: 27g
  • Ngưu tất: 18g
  • Sinh khương: 27g
  • Thạch hộc: 18g
  • Tiêu: 2g

Giã nhuyễn, hòa vào 2 lít rượu, nấu trong 1 giờ. Để nguội, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml.

Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục

  • Ba kích đã bỏ lõi: 50g
  • Cam cúc hoa: 60g
  • Câu kỳ tử: 30g
  • Phụ tử chế: 20g
  • Thục địa: 46g
  • Thục tiêu: 30g

Tán thành bột rồi ngâm với 3 lít rượu. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15ml.

Bài thuốc Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục
Bài thuốc Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục

Trị mộng tinh

  • Ba kích thiên
  • Bá tử nhân
  • Câu kỳ tử
  • Bổ cốt chỉ
  • Lộc nhung
  • Ngũ vị tử
  • Nhục thung dung
  • Sơn thù du

Xay thành bột, dùng mật ong nặn thành hoàn. Ngày uống 2 lần.

Trị liệt dương, tảo tinh, kết tinh, đau lưng

  • Ba kích 12g
  • Ngũ vị tử 6g
  • Nhân sâm 8g
  • Thục địa 16g
  • Nhục thung dung 12g
  • Long cốt 12g
  • Cốt toái bổ đều 12g.

Tán thành bột, trộn với mật làm hoàn 12g. Ngày uống từ 2-3 lần.

Trị đau lưng mỏi gối cho người cao tuổi, chân tay tê mỏi

  • Ba kích thiên
  • Xuyên tỳ giải
  • Nhục thung dung
  • Đỗ trọng
  • Thỏ ty tử
  • Lộc thai 1 bộ.

Tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm trong hay sau bữa ăn đều được.

Trị chứng huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh

Mỗi vị khoảng 20g, sắc thành nước uống mỗi ngày.

Rượu Ba Kích có tác dụng gì?

Rượu Ba Kích từ xưa đến nay dân gian luôn truyền miệng có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhất là tăng cường sinh lý cho cánh mày râu.
Rượu Ba Kích
Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những tác dụng nổi bật của rượu Ba Kích:

  • Tăng cường sinh lý và ham muốn cho cả nam giới và nữ giới.
  • Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
  • Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.
  • Cải thiện tình trạng đau lưng mỏi gối, chân tay tê bì.
  • Không những thế, rượu Ba Kích còn giúp kéo dài thêm thời gian quan hệ, tăng cường khả năng cương dương, giúp cuộc vui chốn phòng the thêm nồng cháy.

Hướng dẫn ngâm rượu từ cây Ba Kích

Ai cũng biết rượu Ba Kích có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, tuy nhiên cách ngâm rượu từ rễ Ba Kích không phải ai cũng nắm rõ. Vì nếu cách ngâm không đúng, hiệu quả sẽ không cao, thậm chí còn hỏng cả bình rượu quý.
Hiện nay trên thị trường có 2 dạng Ba Kích chính là dạng màu tím và màu trắng. Ba Kích tím có công dụng và hiệu quả ưu việt hơn. Tuy nhiên nếu không có điều kiện hay không tìm mua được thì Ba Kích trắng cũng là sự lựa chọn không hề tồi.

Sơ chế Ba Kích tươi trước khi ngâm rượu

Trước khi ngâm rượu, cần chọn, phân loại theo kích thước của rễ Ba Kích. Chọn những củ nào sần sùi, càng già thì chất lượng sẽ càng cao.
Rửa sạch rễ bằng nước, có thể dùng bàn chải để đánh cho sạch phần đất bám, rửa vài lần sau đó để cho khô và ráo nước.

Rút lõi Ba Kích

Nhiều người đặt câu hỏi Tại sao phải rút lõi ba kích, sao không ngâm cả đi?

Cần rút lõi ba kích trước khi sử dụng
Cần rút lõi ba kích trước khi sử dụng

Lõi của Ba Kích hầu như không có nhiều hoạt chất nào quý cả, do đó khi ngâm bỏ chúng đi vừa đỡ tốn thể tích bình chứa chúng, vừa tăng được chất lượng bình rượu. Tuy nhiên đi liền với việc tăng chất lượng bình rượu thì sẽ tốn nhiều công sức hơn, bình rượu cũng đắt hơn.
Lý do chính cần rút lõi là phần lõi có các thành phần không tốt cho sức khỏe, làm cho bình rượu giảm độ ngon và thơm nên cần loại bỏ chúng đi.

Cách rút lõi ba kích tươi bằng tay

Đối với những củ ba kích trồng quy mô, việc rút lõi khá dễ dàng,có thể dùng tay không là rút được. Hoặc cũng có thể để cho héo bớt đi, sau đó có thể dễ dàng rút lõi của chúng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng dao tách đôi rễ ra, sau đó kéo hai phần về 2 phía, lõi sẽ được tách khỏi vỏ.

Cách rút lõi ba kích bằng cách đập và dập

Đối với loại Ba Kích rừng tự nhiên, bộ rễ của chúng sần sùi và khá khó để có thể rút được. Do đó, cần cho chúng lên thớt hay bệ để dập nhỏ.
Khi dập, chú ý dập với lực vừa phải, chỉ vừa đủ đế phần vỏ và rễ tách nhau ra. Dập quá mạnh sẽ dẫn đến dập và nát.
Bên cạnh đó, do lượng nước trong rễ Ba Kích rừng thường nhỏ, không nên đem phơi vì làm vậy sẽ càng khó tách lõi hơn.
Video hướng dẫn cách rút lõi Ba Kích nhanh và hiệu quả:

Cách rút lõi Ba Kích trong công nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp cũng đã đưa vị dược liệu này vào sản xuất quy mô công nghiệp. Việc đưa khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ có hiệu quả và năng suất cao hơn.
Thông thường, họ sẽ dùng phương pháp hấp hơi và làm mềm. Vì sau khi hấp, phần vỏ rễ sẽ mềm hơn, lõi dễ dàng được rút ra hơn.

Chọn rượu và bình để ngâm rượu Ba Kích

Đối với rượu, có thể dùng nhiều loại khác nhau như rượu gạo tẻ, rượu gạo nếp đều được.
Rượu khoảng 40 độ là tốt nhất, nên dùng rượu đã ủ được vài tháng trở lên.
Với bình ngâm, nên dùng các bình thủy tinh hay bình sứ sẽ cho rượu ngon nhất. Không nên dùng bình nhựa vì sẽ ảnh hưởng đến mùi thơm ngon, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Công thức ngâm rượu Ba Kích chuẩn nhất:
Hiện nay có nhiều cách ngâm rượu Ba Kích khác nhau, có thể sử dụng đơn độc Ba Kích hay kết hợp với nhiều thảo dược quý khác.
Công thức chuẩn hiện nay là 1kg Ba Kích tươi ngâm cùng 5 lít rượu trắng, còn 1kg Ba Kích khô có thể ngâm với 8 lít rượu trắng.

Cách ngâm rượu Ba Kích tươi

Dùng 1kg rễ Ba Kích tươi, rửa sạch, để cho ráo nước rồi ngâm cùng 5 lít rượu trắng.

Cách ngâm rượu Ba Kích khô

Cách này cần nhiều bước cầu kỳ hơn:

  • Rễ Ba Kích khi làm sạch, phơi khô thì đem sao qua trong chảo, đảo qua đến khi ngửi thấy mùi thơm nhẹ là được.
  • Sau đó ngâm với công thức 1kg rễ khô với 8 lít rượu, đậy nắp kín, tránh tình trạng rượu bay hơi đi.

Ngâm rượu Ba Kích bao lâu thì có thể uống được?

Thông thường đối với mỗi bình rượu Ba Kích thì ngâm trong vòng từ 2 đến 3 tháng là có thể sử dụng được.
Tuy nhiên khi ngâm càng lâu thì vị sẽ càng thơm ngon hơn, giảm vị gắt và chát đi nhiều so với khi ngâm thời gian ít.
Mách cho bạn một mẹo nhỏ là sau khi ngâm nên hạ thổ bình rượu vài tháng, đây là cách dân gian ủ các bình rượu quý, chất lượng đảm bảo trên cả tuyệt vời.
Nếu bạn chọn cách ngâm rượu có hạ thổ thì nên chọn rượu từ 45 đến 50 độ, hạ thổ 6 đến 7 tháng là có để đem lên sử dụng được.

Rượu Ba Kích đưa vào sản xuất quy mô lớn
Rượu Ba Kích đưa vào sản xuất quy mô lớn

Ai không nên dùng Ba Kích

Ba Kích là loại thảo dược quý, nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp không nên dùng hoặc cần kiêng kỵ loại thảo dược này:

  • Kiêng kỵ với trường hợp âm hư hỏa vượng, đại tiện táo kết.
  • Không dùng Ba Kích cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch như suy tim, cao huyết áp hay xơ vữa động mạch.
  • Những bệnh nhân bị huyết áp thấp hay nhiều khi bị lạnh bụng vì nếu cố tình sử dụng rất dễ gây nên tình trạng hạ huyết áp và tiêu chảy.
  • Những trường hợp suy thận hay thận hư: Tuy có công dụng bổ thận, tráng dương nhưng các trường hợp đang có bệnh thận cần tả trước (Trị bệnh trước). Nếu cố tình dùng ba kích bổ thận thì không những không đem lại hiệu quả mà còn gây ra rủi ro cho bệnh nhân.
  • Bên cạnh đó, những trường hợp có bệnh về dạ dày như loét dạ dày, trào ngược dạ dày cũng không nên sử dụng. Vì Ba Kích thường được chế biến với rượu cao độ, mà rượu lại có hại cho dạ dày nên dùng sẽ tăng nguy cơ tổn thương dạ dày hơn.
  • Phụ nữ có thể sử dụng được Ba Kích, tuy nhiên không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người già không minh mẫn, có bệnh về mắt cũng không nên sử dụng Ba Kích.

Tham khảo: Dâm Dương Hoắc có tác dụng gì? Cách ngâm rượu đúng cách

Lưu ý khi dùng cây Ba Kích

Để có được hiệu quả cao nhất khi sử dụng Ba Kích, bạn cần lưu ý một số điểm Su:

  • Không sử dụng Ba Kích quá nhiều và bừa bãi, mỗi ngày chỉ nên uống 2 đến 3 chén rượu Ba Kích là đủ. Có thể sử dụng trong hay sau bữa ăn đều được.
  • Hiện nay ngoài Ba Kích còn nhiều loại thảo dược bổ thận, tráng dương khác như Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung. Do đó có thể kết hợp ngâm rượu Ba Kích cùng các thảo dược này, hỗ trợ tăng cường thêm tác dụng.
  • Khi ngâm rượu, dùng Ba Kích tươi là hiệu quả nhất. Cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn cách sơ chế, cách ngâm để có được bình rượu ngon và chất lượng nhất.
  • Để tìm được Ba Kích chất lượng, độc giả nên tìm đến những cơ sở bán uy tín, tránh tình trạng mua phải loại Ba Kích đã bị hút hết dược chất, không có hiệu quả khi dùng.
  • Khi ngâm rượu Ba Kích hay dùng Ba Kích độc giả nên bỏ phần lõi của rễ đi. Các chuyên gia đã chứng minh và tìm hiểu được lõi của rễ Ba Kích có nhiều thành phần có hại cho sức khỏe và tim mạch.

Một số câu hỏi của khách hàng về Ba Kích

Cách bảo quản rượu Ba Kích

Rượu ba kích có thể sử dụng lâu dài được, rất dễ bảo quản. Chỉ cần sử dụng bình rượu chất lượng, rượu tốt là có thể dùng được tới vài năm.

Ngâm rượu Ba Kích bao lâu thì có màu tím

Nếu sử dụng ba kích tím thì chỉ ngâm vài ngày là rượu đã chuyển màu. Tuy nhiên để có thể sử dụng được thì nên ngâm từ 3 tháng trở lên.

Rượu Ba Kích có màu gì?

Tùy dạng Ba Kích bạn ngâm thì rượu sẽ có màu khác nhau.
Ngâm Ba Kích tím thì rượu sẽ có màu tím, còn ngâm Ba Kích trắng rượu ngả màu vàng.

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây