Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thành Luân – Khoa Hồi Sức Tích Cực bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
Suy tim không phải là một bệnh lý cơ quan đơn giản và được phân loại theo phần của chu kỳ tim bị ảnh hưởng (suy tim tâm thu hoặc tâm trương) và phía bên của tim có liên quan (suy tim phải hoặc trái). Bài viết này mô tả các loại suy tim khác nhau, và tập trung vào các giai đoạn tiến triển của suy tim cần được quản lý trong ICU.
Bệnh suy tim là gì?
Suy tim là tình trạng chung sau cùng của phần lớn bệnh nhân mắc tim mạch. Lúc này hoạt động của tim bị suy yếu cho hiệu quả thấp, khả năng bơm máu đi đến các cơ quan trong cơ thể giảm sút.
Từ đó cơ thể bị thiếu oxy, làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân đặc biệt là các hoạt động có cường độ cao, chất lượng cuộc sống giảm sút. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng con người vì nhịp tim bị rối loạn hay các đợt suy tim mất bù.
Các loại suy tim
Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương
Mô tả ban đầu về suy tim đến từ hầu hết các trường hợp giảm sức bóp trong khi tâm thu (suy tim tâm thu). Tuy nhiên, khoảng 50% trường hợp nhập viện vì suy tim là kết quả của rối loạn chức năng tâm trương (suy tim tâm trương) (1).
Mối quan hệ thể tích – áp lực
Đường cong thể tích-áp lực trong Hình 8.1 sẽ được sử dụng để chứng minh những tương đổng và khác biệt giữa suy tim tâm thu và tâm trương.
- a. Đường cong trong bảng trên cùng của Hình 8.1 (được gọi là đường cong chức năng tâm thất) cho thấy suy tim có liên quan đến việc giảm thể tích nhát bóp và tăng áp lực cuối tâm trương (EDP). Những thay đổi này xảy ra ở cả hai loại suy tim.
- b. Đường cong ở bảng dưới của Hình 8.1 (được gọi là đường cong sức đàn tâm thất) cho thấy sự gia tăng EDP trong suy tim tâm thu có liên quan đến sự gia tăng thể tích cuối tâm trương, trong khi sự gia tăng EDP trong suy tim tâm trương có liên quan đến việc giảm trong thể tích cuối tâm trương.
- c. Sự khác biệt về thể tích cuối tâm trương (EDV) trong suy tim tâm thu và tâm trương là kết quả của sự khác biệt về độ căng dãn hoặc sức đàn tâm thất (C), được xác định bởi các mối quan hệ sau: C = ΔEDV/ ΔEDP.
- d. Hình 8.1 chứng minh rằng EDV (chứ khống phải EDP) là một đặc điểm phân biệt xác định suy tim tâm thu hoặc tâm trương (xem Bảng 8.1). Tuy nhiên, EDV không dễ đo, do đó phân suất tống máu (được mô tả tiếp theo) được sử dụng để xác định loại suy tim.
Độ dốc của các đường cong bền dưới trong Hình 8.1 là sự phản ánh sức đàn tầm thất; độ dốc giảm trong suy tim tâm trương chỉ ra sức đàn giảm. Do đó, rối loạn chức năng trong suy tim tấm trương là sự giảm độ căng dãn của tắm thất làm giảm đổ đẩy tắm thất trong thì tâm trương.
Bảng 8.1 Các phép đo về hiệu suất thất trái trong suy tim tâm thu và suy tim tâm trương | ||
Phép đo | Suy tim tâm thu | Suy tim tâm trương |
Áp lực cuối tâm trương. | Tăng | Tăng |
Thể tích cuối tâm trương. | Tăng | Giảm |
Phân suất tổng máu * | <40% | >50% |
* Trích tài liệu tham khảo 1. |
Phân suất tổng máu
Phần thể tích cuối tâm trương được tống ra trong tâm thu, được gọi là phân suất tống máu (EF), tương đương với tỷ số của thể tích nhát bóp (SV) và thể tích cuối tâm trương (EDV): EF = SV/EDV (8.2).
EF liên quan trực tiếp đến sức mạnh của co bóp tâm thất và được sử dụng để đo chức năng tâm thu. Siêu âm tim qua thành ngực là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất để đo phân suất tống máu (1).
TIÊU CHÍ: Suy tim với EF thất trái (LV) <40% là suy tim tâm thu và, suy tim với LVEF >50% là suy tim tâm trương (xem Bảng 8.1) (1). Suy tim với LVEF 41-49% là thuộc loại trung gian, nhưng loại suy tim này hoạt động rất giống với suy tâm trương (1).
Thuật ngữ
Nhiều trường hợp suy tim liên quan đến một số mức độ rối loạn chức năng tâm thu và tâm trương, vi vậy các thuật ngữ sau đây đã được đề xuất cho các loại suy tim khác nhau (1):
- Suy tim chủ yếu là kết quả của rối loạn chức năng tâm thu được gọi là suy tim với phân suất tống máu giảm.
- Suy tim chủ yếu là kết quả của rối loạn chức năng tâm trương được gọi là suy tim với phân suất tống máu bảo tổn. Bởi vì các thuật ngữ này dài và không có lợi ích trong việc xác định vấn để chính trong hiệu năng của tâm thất, nên các thuật ngữ “suy tim tâm thu” và “suy tim tâm trương” được giữ lại trong chương này và trong xuyến suốt cuốn sách.
Bệnh nguyên
Các nguyên nhân gây suy tim tâm thu được phân loại rộng rãi là bệnh cơ tim dãn và thiếu máu cục bộ; thuật ngữ sau cho một nhóm các rối loạn không đồng nhất bao gồm ngộ độc (ví dụ, ETOH), chuyển hóa (ví dụ, thiếu thiamine) và nhiễm trùng (ví dụ, HIV) (1).
Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim tâm trương là tăng huyết áp với phì đại thất trái, nó chịu trách nhiệm cho tới 90% các trường hợp (1).
Suy tim phải
Suy tim bên phải tỷ lệ mắc nhiều hơn so với nghi ngờ ở bệnh nhân hồi sức tích cực (2,3). Hầu hết các trường hợp là kết quả của tăng áp phổi (ví dụ, do thuyên tắc phổi, hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và nhồi máu cơ tim thành dưới.
Chức năng thất phải
Suy tim phải là một sự giảm sức bóp (thì tâm thu) dẫn đến tăng thể tích cuối tâm trương thất phải (RVEDV).
Mặc cho sự gia tăng của RVEDV, nhưng áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), cũng là thước đo của áp lực cuối tâm trương thất phải, là bình thường trong khoảng một phần ba trường hợp suy tim phải (2).
CVP không tăng cho đến khi sự gia tăng RVEDV bị giới hạn bởi màng ngoài tim (sự bao bọc của màng ngoài tim). Sự gia tăng muộn của áp lực tĩnh mạch gây trở ngại cho việc phát hiện suy tim phải trên lâm sàng.
Siêu âm tim
Siêu âm tim là một công cụ không có giá trị để phát hiện suy tim phải trong hồi sức tích cực. Mặc dù cách tiếp cận qua thực quản cung cấp cái nhìn tốt hơn về tấm thất phải, nhưng siêu âm tim qua thành ngực có thể cung cấp các phép đo quan trọng sau đây (xem Bảng 8.2) (3):
- Tỷ số diện tích RV:LV được đo bằng cách đánh dấu diện tích của hai buồng ở cuối tâm trương. Tỷ lệ >0.6 cho thấy buồng RV lớn.
- Sự thay đổi tỷ lệ diện tích thất phải (RVFAC) là tỷ lệ của sự thay đổi diện tích RV trong thì tâm thu so với diện tích RV ở cuối tâm trương và là phép đo thay thế của phấn suất tống máu RV. RVFAC <32% chỉ ra rối loạn chức năng tam thu RV.
Để biết mô tả toàn diện hơn về siêu âm đánh giá thất phải, xem Tài liệu tham khảo 3 và 4.
Bảng 8.2 Phát hiện suy tim phải với siêu âm tim qua thành ngực | ||
Phép đo | Mặt cắt | Giá trị bất thường |
Tỷ số diện tích RV/LV | Bốn buồng từ đỉnh | >0,6% |
Thay đổi phần diện tích RV | Bốn buồng từ đỉnh | <32% |
Suy tim cấp
Hầu hết (80-85%) các trường hợp suy tim cấp là đợt mất bù cấp của suy tim mạn, thường là do không tuân thủ thuốc, tăng huyết áp không kiểm soát được hoặc rung nhĩ nhanh (5).
Khoảng 15-20% trường hợp là suy tim mới khởi phát và hội chứng mạch vành cấp là thủ phạm chính (5).
Bệnh cơ tim do stress xứng đáng được đề cập như một nguyên nhân mới nổi của suy tim cấp tính. Tình trạng này được cho là do dư thừa Catecholamine, và thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh bị stress cảm xúc, và ở những bệnh nhân bị tổn thương thần kinh cấp tính như xuất huyết dưới nhện và chấn thương sọ não (6).
- Biểu hiện lâm sàng bao gồm khó thở và đau ngực, và thường bị nhầm là hội chứng mạch vành cấp. Thay đổi ECG có thể bao gồm thay đổi đoạn ST và đảo ngược sóng T (6).
- Siêu âm tim thường cho thấy phình mỏm hoặc giảm động liên quan đến mỏm thất trái.
- Suy tim kết hợp có thể nghiêm trọng, với sự mất ổn định huyết động, nhưng tình trạng sẽ hết sau vài ngày đến vài tuần (6).
- Các thuốc Catecholamine (ví dụ, dobutamine) KHÔNG được khuyên dùng để hỗ trợ huyết động trong tình trạng này.
Bệnh suy tim có mấy giai đoạn
Bệnh suy tim có 4 giai đoạn, cụ thể là:
- Giai đoạn 1: bệnh nhân có rất ít triệu chứng, thậm chí là không có. Triệu chứng cũng xuất hiện một cách không rõ ràng ngay cả khi vận động.
- Giai đoạn 2: bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng của suy tim nhẹ như cảm thấy hụt hơi, đau thắt ngực, khó khăn khi vận động bình thường.
- Giai đoạn 3: ở giai đoạn này, các triệu chứng đã biểu hiện rõ rệt hơn như những cơn khó thở, đau ngực xuất hiện nhiều hơn và khả năng hoạt động bị giới hạn. Bệnh nhân chỉ đi bộ được trong một khoảng ngắn từ 20 đến 100m. Khi ngủ, những triệu chứng này được giảm dần.
- Giai đoạn 4: biểu hiện triệu chứng xảy ra nghiêm trọng hơn. Ngay cả khi nằm nghỉ ngơi, bệnh nhân cùng thường xuyên thấy mệt mỏi và khó thở. Một số triệu chứng đi kèm như đau tức ngực và ho khan.
Nguyên nhân gây ra bệnh suy tim
Bệnh gồm có 3 nhóm chính:
- Suy tim trái.
- Suy tim phải.
- Suy tim toàn phần.
Nguyên nhân gây ra suy tim trái
- Huyết áp cao: đây là nguyên nhân chính dẫn đến suy tim trái và gặp ở đa số bệnh nhân suy tim.
- Di chứng của nhồi máu cơ tim, do tim thiếu máu cục bộ mạn tính.
- Mắc các bệnh về van tim: hở van tim ( hở van 2 lá ), van động mạch chủ bị hẹp, hở.
- Mắc các bệnh về cơ tim.
- Tim bẩm sinh: eo động mạch chủ hẹp/
Nguyên nhân gây ra suy tim phải
- Biến chứng từ bệnh suy tim trái lâu ngày: đây là nguyên nhân phổ biến nhất và gặp ở đa số bệnh nhân mắc suy tim phải.
- Mắc các bệnh mạn tính về phổi: Xơ phổi, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( hay còn gọi là bệnh COPD ).
- Bệnh van 2 lá: hẹp van.
- Tăng huyết áp động mạch phổi.
Nguyên nhân gây ra bệnh suy tim toàn bộ
- Biến chứng từ suy tim trái lâu năm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và gặp ở phần lớn bệnh nhân suy tim toàn bộ.
- Bệnh giãn cơ tim.
Đánh giá lâm sàng
B – Type Natriuretic Peptide
Suy tim cấp là một chẩn đoán lâm sàng dựa trên tiền sử bệnh nhân, sự hiện diện của phù (phổi và/hoặc ngoại vi) và bằng chứng của rối loạn chức năng tim (bằng ECG và siêu âm tim). Các xét nghiệm sau đây cũng hữu ích.
Sự căng của thành tâm nhĩ và tâm thất gây ra sự phóng thích bốn loại peptide natriuretic từ các tế bào cơ tim. Những peptide này “giảm tải” cho tâm thất bằng cách thúc đẩy bài tiết natri qua nước tiểu (giúp làm giảm tiền tải tâm thất) và làm dãn các mạch máu hệ thống (giúp làm giảm hậu tải tâm thất).
Một trong những peptide natriuretic là peptide natriuretic loại brain-type hay B-type natriuretic peptide (BNP), được phóng thích dưới dạng tiền chất hoặc tiền hormone (proBNP), sau đó được tách ra để tạo thành BNP (hormone hoạt động) và N-terminal (NT)-proBNP là một chất không chuyển hóa.
NT-proBNP có thời gian bán hủy dài hơn BNP, dẫn đến nồng độ trong huyết tương cao gấp 3-5 lần so với nồng độ BNP.
Cách sử dụng trên lâm sàng:
- Nồng độ BNP và NT-proBNP huyết tương được sử dụng để đánh giá sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của suy tim. Giá trị tiên đoán của các nồng độ peptide này được thể hiện trong Bang 8.3 (7-9).
- Lưu ý rằng tuổi cao và suy thận có thể làm tăng nồng độ peptide. Các tình trạng khác có thể làm tăng nồng độ peptide bao gồm bệnh nặng, nhiễm trùng huyết do vi khuẩn, thiếu máu, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và viêm phổi nặng (1).
- Vì các tình trạng khác ngoài suy tim làm tăng nồng độ peptide (bao gồm bệnh nặng) rất thường gặp bệnh nhân ICU, nến lợi ích lâm sàng của nồng đổ peptide trong ICU là đáng nghi ngờ.
Bảng 8.3 B-Type Natriuretic Peptide trong Suy Tim cấp | |||
Loại peptide | Đánh giá khả năng suy tim cấp | ||
Không có khả năng | Không chắc chắn | Có khả năng | |
BNP (pg/mL) | |||
Tuổi ≥ 18 | < 100 | 100 – 500 | > 500 |
GFR < 60 mL/phút | < 200 | 200 – 500 | > 500 |
NT – proBNP (pg/mL) | |||
Tuổi 18 – 49 | < 300 | 300 – 450 | > 450 |
Tuổi 50 -75 | < 300 | 300 – 900 | > 900 |
Tuổi ≥ 75 | < 300 | 300 – 1800 | > 1800 |
Trích tài liệu tham khảo 7 – 9. |
Phép đo thể tích máu
Sự ra đời của một kỹ thuật hữu ích trên lâm sàng để đo thể tích máu bằng cách sử dụng albumin được gắn phóng xạ (Daxor Corp, New York, NY) có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và quản lý suy tim cấp. Một nghiên cứu sơ bộ sử dụng kỹ thuật này ở bệnh nhân suy tim mất bù (10) cho thấy không phải tất cả bệnh nhân đều thừa thể tích tuần hoàn, và hơn nữa là thuốc lợi tiểu không làm giảm nhiều thể tích máu mặc dù trọng lượng cơ thể giảm đáng kể. Những kết quả này cho thấy giá trị tiềm năng của các phép đo thể tích máu trong đánh giá và quản lý suy tim.
Chẩn đoán suy tim
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Tiêu chuẩn chính:
- Ban đếm xuất hiện cơn khó thở kịch phát hoặc khi ngồi thấy khó thở.
- Tĩnh mạch cổ nổi rõ.
- Giãn buồng tim.
- Phù phổi cấp.
- Áp lực tĩnh mạch hệ thống > 16cm H2O.
- Tiếng T3.
- Phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính.
- Thời gian tuần hoàn > 25 giây.
Tiêu chuẩn phụ:
- Ho về đêm.
- Phù cổ chân.
- Khi gắng sức thấy khó thở.
- Kích thước gan lớn.
- Màng phổi tràn dịch.
- Nhịp tim nhanh > 120 chu kỳ/phút.
- Chẩn đoán xác định theo khuyến cáo từ Hội Tim Mạch Châu Âu năm 2012:
Chẩn đoán suy tim tâm trương:
- Triệu chứng thực thể.
- Triệu chứng cơ năng.
- Có bằng chứng bệnh cấu trúc cơ tim như dãn nhĩ trái và dày nhĩ thất. Hoặc có rối loạn chức năng tâm trương.
- EF bảo tồn.
Chẩn đoán suy tim tâm thu:
- EF giảm.
- Triệu chứng cơ năng.
- Triệu chứng thực thể.
Biểu hiện của bệnh suy tim
Tùy cơ địa từng người mà bệnh nhân có hoặc không có triệu chứng hay mức độ biểu hiện của các triệu chứng nặng hoặc nhẹ khác nhau. Sau đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân suy tim:
- Phổi ứ huyết: Trong phổi bị tích tụ nhiều dịch gây khó thở đặc biệt là khi nằm đầu bằng khiến đôi khi bệnh nhân phải ngồi dậy để thở. Ngoài ra ứ huyết ở phổi còn gây ho khan, đôi khì là khò khè.
- Tụ nước, dịch: Khi cơ thể không cung cấp đủ máu cho thận sẽ khiến cho thận giữ lại nước và dịch kéo theo đó là các biểu hiện phù nề, đầy bụng, thậm chí là tăng cân, tăng tần suất đi tiểu về đêm. Ngoài ra hiện tượng ứ huyết còn xảy ra ở dạ dày khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.
- Hoa mắt, chóng mặt: Khi não bị thiếu máu sẽ gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.
- Mệt mỏi, suy giảm thể lực: Khi các cơ quan trong cơ thể và các cơ bị thiếu máu sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi và suy yếu sức lực.
- Nhịp tim tăng cao và không ổn định: Để đáp ứng nhu cầu bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể tim buộc phải hoạt động nhiều hơn, đập nhanh hơn dẫn đến nhịp tim tăng cao nhưng điều này chỉ đáp ứng được tạm thời do đó nhịp tim thường nhanh hơn nhưng không đều.
- Bên cạnh đó các dấu hiệu của bệnh suy tim còn được chia thành 3 nhóm theo 3 nhóm bệnh suy tim chính.
Dấu hiệu của bệnh suy tim trái
- Khó thở: Khi mới mắc người bệnh chỉ thấy khó thở khi gắng sức vận động mạnh, sau nặng dần về đêm có thể có những cơn khó thở kịch phát và phải ngồi dậy mới thở được.
- Phù phổi cấp, hen tim: Xuất hiện các cơn khó thở kịch liệt, vật vã, ho khạc dữ dội. Lúc này bệnh nhân cần được cấp cứu nhanh chóng nếu không có thể sẽ tử vong.
- Đau tức ngực: Khi bệnh suy tim đến giai đoạn nặng sẽ không cung cấp đủ máu để tưới cho mạch vành sẽ dân đến đau ngực ngoài ra khi mắc bệnh mạch vành cũng gây ra đau ngực.
- Hoa mắt, chóng mặt, tần suất đi tiểu giảm.
- Khi đi kiểm tra bằng các thiết bị y tế sẽ phát hiện mỏm tim lệch về bên trái và xuất hiện tiếng thổi bất thường ( do các bệnh về van tin ).
Các dấu hiệu của bệnh suy tim phải
- Khó thở: Bắt nguồn từ các nguyên nhân về bệnh phổi như phổi tắc nghẽn làm gây ra các đợt khó thở cấp. Theo thời gian cơn khó thở tăng dần và nặng dần lên tuy nhiên khác với suy tim trái, các bệnh nhân suy tim phải không xuất hiện các cơn khó thở kịch phát.
- Phù nề, kích thước gan tăng lên, nổi tĩnh mạch cổ.
Các dấu hiệu của bệnh suy tim toàn bộ
- Có các triệu chứng giống như bệnh suy tim phải khi ở giai đoạn nặng. Lúc này bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó thở.
- Phù nề nhiều hơn, kích thước gan tăng, nổi tĩnh mạch ở cổ, tràn dịch đa màng.
- Suy tim là 1 bệnh lý có thể nặng dần theo thời gian.
Theo hội tim mạch học Hoa Kỳ và hiệp hội tim mạch hoa kỳ (viết tắt là ACC và AHA) bệnh suy tim được chia thành 4 giai đoạn cụ thể là:
- Giai đoạn A (giai đoạn tiền suy tim): Chưa mắc bệnh tim nhưng đang mắc các bệnh nền có nguy cơ cao gây biến chứng thành suy tim như bệnh mạch vành, tiểu đường, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì,… đồng thời ở giai đoạn A cũng chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh suy tim.
- Giai đoạn B: Bệnh nhân đã mắc các bệnh lý về tim nhưng chưa bị suy tim cũng như chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh suy tim. Tâm thất trái bị rối loạn chức năng, đã mắc các bệnh lý về tim mạch trước đó như nhồi máu cơ tim, hở van tim, khi siêu âm tim cho chỉ số EF < 40%.
- Giai đoạn C: Ở giai đoạn này các bệnh nhân đã mắc bệnh tim mạch và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của suy tim cụ thể là tồn tại bệnh tim thực tế trước đó và có các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, suy giảm thể lực.
- Giai đoạn D: Là giai đoạn bệnh nặng nhất và thường xuyên xuất hiện các triệu chứng khó chịu. Lúc này bệnh trở thành suy tim kháng trị cho dù đã được điều trị nội khoa tối ưu nhưng vẫn không có kết quả khả quan và có thể phải áp dụng một số biện pháp y tế đặc biệt ví dụ như thủ thuật xâm lấn và phẫu thuật để điều trị.
Hội tim mạch học New York ( gọi tắt là NYHA ) chia bệnh suy tim ở giai đoạn C và giai đoạn D thành 4 độ như sau:
- Độ 1: Là cấp độ nhẹ nhất, lúc này tuy đã mắc bệnh tim nhưng các hầu như không triệu chứng do đó gần như không ảnh hưởng đến các hoạt động của người mắc.
- Độ 2: Lúc này chỉ khi cố sức hay vận động mạnh nhiều mới xuất hiện các triệu chứng khó chịu.
- Độ 3: Chức năng tâm thu suy yếu. Khi cố sức ít hay vận động nhẹ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu như khó thở, nhọc làm cản trở nhiêu hoạt động thể lực của người mắc bệnh.
- Độ 4: Lúc này bệnh suy tim đã đi đến giai đoạn cuối. Lúc này thường xuyên xuất hiện các triệu chứng ngay cả khi nghỉ ngơi. Chức năng tâm thu suy giảm và ngay cả khi đã áp dụng hết các biện pháp điều trị nội khoa thì các triệu chứng vẫn có xu hướng tăng lên, bệnh diễn tiến nặng hơn.
Phương pháp điều trị bệnh suy tim
Phương pháp chủ yếu và được xem xét sử dụng trước tiên là phương pháp điều trị nội khoa. Ngoài ra còn có thể kết hợp với 1 số biện pháp khác như phẫu thuật, tái thông mạch vành, CRT, ICD… khi cần thiết.
Phương pháp chữa trị nội khoa
- Sử dụng thuốc ức chế thụ thể AT1: Đây là loại thuốc cơ bản và được sử dụng phổ biến giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cũng như hạn chế tử vong.
- Chẹn beta giao cảm: hạn chế các phản ứng thái quá của hệ giao cảm, giảm nguy cơ tử vong cũng như đột tử do tăng nhịp tim. Tăng khả năng vận động của bệnh nhân.
- Thuốc lợi tiểu kháng Aldosteron: giúp hạn chế nguy cơ đột tử.
- Thuốc lợi tiểu quai: Các bệnh nhân mắc suy tim ứ huyết thường được chỉ định sử dụng loại thuốc này, nó giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu của bệnh suy tim.
- Digoxin: Tuy có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tuy nhiên không giảm được nguy cơ tử vong. Sử dụng digoxin trong thời gian dài có thể gây ngộ độc do đó các bác sĩ nên xem xét kỹ trước khi sử dụng cho bệnh nhân. Với người không mắc các bệnh về thận thường được chỉ định sử dụng 0,125 mg mỗi ngày.
- Nhóm thuốc kết hợp Valsartan/ sacubitril: nhóm thuốc này có hiệu quả cao hơn thuốc ức chế thụ thể AT1 do đó đang được đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến.
Phương pháp cấy máy tái đồng bộ tim
Hay còn được gọi là CRT, phương pháp này được sử dụng khi bệnh suy tim có tỉ lệ tống máu thất trái ( viết tắt là LVEF ) ≤ 35% và thời gian phức bộ ( QRS ) ≥ 130 m/s và dù đã được điều trị bằng phương pháp nội khoa tối ưu nhưng vẫn không cho kết quả khả quan, các triệu chứng vẫn còn xuất hiện thường xuyên.