Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý khá phổ biến và thường gặp. Đây là một căn bệnh diễn biến thầm lặng và có thể kéo dài đến mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày thực quản có thể để lại những tổn thương rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này qua bài viết sau.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay còn được gọi là trào ngược acid dạ dày là tình trạng acid trong dạ dày hay đôi khi là mật trào ngược vào ống thực quản (ống nối giữa miệng và dạ dày). Các acid có thể làm kích thích lớp niêm mạc thực quản từ đó dẫn đến các biểu hiện và triệu chứng khó chịu của GERD.
Các chất và dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản thường được diễn biến theo các hoạt động sinh lý của con người. Trong trường hợp này, trào ngược dạ dày thực quản là một hiện tượng sinh lý, chức năng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và thể chất của con người. GERD chỉ được coi một bệnh lý khi hiện tượng trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng hoặc các tổn thương thực thể. Nếu để kéo dài, trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến suy dinh dưỡng (ở trẻ em), viêm loét thực quản, ảnh hướng đến chức năng hô hấp thậm chí là có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nếu được chẩn đoán sớm và có biện pháp điều trị hợp lý, người bệnh có thể giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng như cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Hình ảnh về một số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản
Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản
Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện triệu chứng như:
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Hầu hết chúng ta trong cuộc sống hằng ngày thường gặp phải các triệu chứng sinh lý của chứng trào ngược như ợ chua, ợ nóng. Tuy nhiên khi bị trào ngược dạ dày thực quản các triệu chứng này diễn ra thường xuyên hơn và đem lại cảm giác rất khó chịu cho bệnh nhân. Ợ hơi là hiện tượng không khí thừa nhiều trong dạ dày và sau đó thoát ra theo đường ống thực quản – miệng. Triệu chứng này thường gặp khi người bệnh bị đói, dạ dày rỗng. Ợ nóng là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát, khó chịu vùng thượng vị hay vừng ngực dưới, cơn nóng rát có thể lan ngược lên đến tận cổ họng. Ợ nóng thường tăng lên khi người bệnh nằm xuống hoặc sau khi ăn xong. Ợ chua là hiện tượng do các thành phần có trong dịch vị từ dạ dày người bệnh trào ngược lên vùng hầu họng. Khi có hiện tượng ợ chua, người bệnh có cảm giác khó chịu kèm theo vị chua trong miệng. Ợ chua và ợ nóng thường hay đi cùng với nhau. Các triệu chứng kể trên thường xuất hiện và có thể tăng lên sau khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, đặc biệt là xuất hiện nhiều vào ban đêm và lúc nằm nghỉ ngơi.
- Buồn nôn, nôn mửa: Các triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc nằm nghỉ ngơi ngay sau ăn xong. Các thành phần trong dịch vị từ dạ dày trào ngược vào họng hoặc miệng, kích thích niêm mạc ở các cơ quan này dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc có cảm giác như mắc nghẹn thức ăn, thậm chí là nôn ra dịch và thức ăn. Đặc biệt, những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng dễ nôn ói khi đi tàu xe hoặc trong thời kỳ thai nghén.
- Đau tức ngực thượng vị: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đè ép, đau thắt ở ngực, cảm giác đau xuyên ra sau lưng và cánh tay. Nguyên nhân là do acid từ dịch vị dạ dày trào ngược kích thích vào niêm mạc và các dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, làm cho các cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra cảm giác đau giống như đau ở ngực. Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý tim mạch.
- Ăn không ngon, khó nuốt: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân có triệu chứng trào ngược acid hoặc dịch mật vào họng miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Điều này làm cho người bệnh có cảm giác chán ăn, dễ bỏ bữa từ đó dẫn đến tình trạng sụt cân, thiếu máu thậm chí là chảy máu đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng acid trào ngược với số lượng, tần suất lớn sẽ làm phù nề, viêm, sưng tấy niêm mạc thực quản, dẫn đến thu hẹp đường kính của thực quản. Do đó, ngoài cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, người bị trào ngược dạ dày thực quản còn có cảm giác khó nuốt, thức ăn vướng ở cổ khi ăn.
- Khàn giọng, ho: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể bị khản giọng hoặc ho liên tục. Nguyên nhân là do dây thanh quản tiếp xúc với acid từ dạ dày trào ngược làm cho nó bị tổn thương, phù nề, sưng tấy. Dây thanh quản bị sưng làm cho người bệnh bị khàn giọng, khó nói, lâu ngày có thể chuyển thành ho do lúc này dịch rỉ viêm chảy từ ổ viêm xuống thanh phế quản.
- Miệng tiết nhiều nước bọt: Khi bị trào ngược, để thích nghi cơ thể sẽ tiết ra nhiều nước bọt hơn để trung hòa được lượng acid từ dạ dày. Đây là phản xạ của miệng khi gặp acid dịch vị trào lên sau khi ợ chua, ợ nóng.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: viêm họng kéo dài, viêm thanh quản, hôi miệng, răng xỉn màu.
Khi gặp các triệu chứng như trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh, từ đó phát hiện chẩn đoán bệnh và được điều trị sớm.
Những đối tượng dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt nam nữ hay tuổi tác. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường, đó là:
- Những người thường ngồi lâu một chỗ: Nhóm người này và nhất là các nhân viên văn phòng phải làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực đồng thời họ còn có nhiều thói quen sinh hoạt ăn uống không điều độ như thức khuya, ngủ không đủ giấc, uống ít nước, uống nhiều bia rượu, bỏ ăn sáng hoặc thậm chí là ngủ ngay sau khi ăn. Những thói quen này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cơ thể mà còn là các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản.
- Người béo phì: Những người béo phì thường là đối tượng dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hơn bình thường vì lượng mỡ thừa của họ chủ yếu tập trung ở vùng bụng. Điều này làm cản trở hoạt động tiêu hóa, co bóp của dạ dày, đồng thời còn gây áp lực lên vùng bụng nên dễ có hiện tượng trào ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, sự tiêu hóa ở những người béo phì chậm hơn nhiều so với người bình thường dẫn đến thức ăn ứ đọng lâu ngày trong dạ dày, từ đó gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng.
- Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ thai nghén, tử cung của thai phụ ngày càng to ra và đẩy lên cao hơn do sự phát triển của thai nhi. Điều này làm tăng áp lực ở cơ vòng dạ dày thực quản dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày. Mặt khác, các bà bầu cần phải ăn nhiều hơn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi do đó mẹ bầu thường gặp các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua. Điều này cũng làm cho chứng trào ngược dạ dày ngày càng nặng hơn.
- Người lớn tuổi: Khi càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị suy yếu và không thực hiện được các chức năng như bình thường. Lúc này, cơ thắt thực quản cũng sẽ không còn co thắt một cách bình thường mà bị giãn ra khó co lại. Điều này làm cho các thành phần trong dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản.
- Người có tiền sử bị bệnh dạ dày: Những người đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, … thường có các triệu chứng ợ nóng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng. Đối với nhóm người này, niêm mạc dạ dày vốn đã bị tổn thương sẵn, nếu không biết cách ăn uống hoặc ăn uống không hợp lý sẽ gây tăng tiết acid dịch vị một cách tự nhiên, từ đó làm cho acid dạ dày dễ trào ngược lên thực quản.
- Người hút thuốc lá: Những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản cao. Bởi trong thuốc lá có chứa nhiều chất kích thích và chất gây nghiện cực độc. Nhiều chất trong số này sẽ làm tăng hủy hoại dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản, trong đó có thể chia thành các nhóm như: nguyên nhân do thực quản, do dạ dày và các nguyên nhân khác.
Nguyên nhân do thực quản
Do sự bất thường ở cơ thắt dưới thực quản: Cơ thắt dưới thực quản hay còn gọi là cơ tâm vị là cơ ở vị trí nối giữa dạ dày và thực quản, Thông thường, sự hoạt động của cơ thắt dưới này sẽ diễn ra theo một quy trình nhất định. Nó chỉ giãn mở ra khi chúng ta nuốt thức ăn và sau đó đóng kín lại, không cho các thành phần trong dạ dày trào ngược lên. Tuy nhiên, khi trương lực của cơ thắt dưới thực quản vì một lý do nào đó bị giảm sẽ làm cho các cơ này bị suy yếu. Điều này làm xuất hiện lỗ hổng giữa dạ dày và thực quản dẫn đến acid dịch vị và các thành phần trong dạ dày có cơ hội trào ngược từ dạ dày lên thực quản từ đó gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Một số yếu tố có thể gây suy cơ thắt thực quản: Rối loạn nhu động thực quản, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, các thuốc kích thích thụ cảm Beta, ức chế alpha, các chất kích thích, cafein, thuốc lá, rượu bia.
Do sự bất thường ở cơ hoành – thoát vị cơ hoành: Cơ hoành là một cơ dẹt có chức năng phân chia khoang bụng – khoang ngực và được coi như là một cánh cổng thành của vùng bụng. Khi cơ hoành co sẽ tăng động lực cho cơ thắt dưới thực quản để ngăn chặn sự trào ngược của các chất từ dạ dày lên thực quản. Khi bị thoát vị, cơ hoành và cơ thắt dưới thực quản lúc này sẽ không ở cùng một mức do đó không có không có sự thống nhất trong hoạt động của cơ hoành và cơ thắt dưới. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra hiện tượng trào ngược.
Nguyên nhân do dạ dày
Thức ăn không được tiêu hóa, ứ đọng lại trong dạ dày: Một số bệnh lý liên quan như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày, hẹp môn vị, … làm cho các chất trong dạ dày chậm tiêu hóa và chậm lưu thông xuống phần ruột. Do đó làm chúng ứ đọng lại và tăng áp lực trong dạ dày. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
Do lực tác động đến ổ bụng tăng đột ngột: Các tình trạng như ho lâu ngày, hắt hơi, gập bụng thường xuyên cũng có thể gây áp lực cho ổ bụng. Đây cũng là nguyên nhân gây nên chứng trào ngược dạ dày.
Tham khảo thêm: Co thắt dạ dày có nguy hiểm không? Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân chính trên, sau đây là một số yếu tố tác nhân khác cũng gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Stress: Khi bị stress, cơ thể con người sẽ tiết ra một lượng lớn hormone cortisol. Hormon này làm tăng tiết acid trong dạ dày, đồng thời làm tăng trương lực của dạ dày khiến cơ tâm vị bị giãn mở rộng từ đó dẫn đến tình trạng acid từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Bên cạnh đó, stress – căng thẳng thần kinh kéo dài còn làm rối loạn nhu động thực quản và rối loạn chức năng tiêu hóa. Điều này dẫn đến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Tham khảo thêm: Stress là gì? Nguyên nhân gây stress và cách điều trị hiệu quả
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Các thói quen sinh hoạt hoặc ăn uống không hợp lý là một trong các nguyên nhân chính gây nên chứng trào ngược dạ dày. Các thói quen như ăn quá no, ăn quá nhanh; ăn đêm, ăn nhiều thức ăn nhanh, chế biến sắn, đồ xào rán nhiều dầu mỡ, ít ăn các loại rau xanh; ăn các loại hoa quả có tính acid như cam chanh lúc đói là nguyên nhân làm cho dạ dày bị kích thích, từ đó dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
Thừa cân, béo phì: Cân nặng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp lên vùng bụng. Khi bị thừa cân, dạ dày và cơ thắt thực quản sẽ phải chịu một áp lực lớn hơn bình thường, do đó acid dịch vị và các chất trong dạ dày cũng dễ bị trào ngược hơn.
Lạm dụng thuốc Tây: Các thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh có thể để lại các tác dụng phụ nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, chướng bụng đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản, …
Những yếu tố bẩm sinh: Các yếu tố bẩm sinh như bệnh nhân bị sa dạ dày, có cơ thắt thực quản dưới yếu, cơ hoành không đúng vị trí, … cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Kiểm tra lâm sàng
Để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, trước tiên bác sĩ hoặc các nhân viên ý tế sẽ kiểm tra sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, sau đó sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng, biểu hiện của chứng trào ngược mà người bệnh có thể bị mắc phải. Các triệu chứng điển hình của chứng trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, buồn nôn, nôn mửa, miệng đắng tiết nhiều nước bọt, chán ăn, ăn không ngon.
Các bác sĩ có thể khám lâm sàng qua bộ câu hỏi GerdQ. Đây là một bộ câu hỏi đáng tin cậy và thuận tiện có thể giúp bác sĩ thu thập được các thông tin về biểu hiện triệu chứng của bệnh nhân từ đó đưa ra chẩn đoán và khuyến cáo điều trị.
Trong trường hợp chỉ là các chứng trào ngược nhẹ, thì có thể điều trị thử trước mà không cần làm các phương pháp xét nghiệm thăm dò khác. Nếu điều trị thử mà không thuyên giảm hoặc các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản đã có các tổn thương, biến chứng thì cần phải thực hiện các biện pháp thăm dò để chẩn đoán bệnh.
Nội soi dạ dày – thực quản
Nội soi được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất trong chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Phương pháp được thực hiện bằng cách đưa một ống soi mềm có gắn đèn và camera vào trong cơ thể người bệnh để kiểm tra và thăm khám thực quản và dạ dày. Các hình ảnh từ camera có thể cho bác sĩ thấy được các tổn thương viêm loét trong phần dạ dày và thực quản, từ đó đưa ra các chẩn đoán và phương pháp điều trị hợp lý nhất. Các bác sĩ cũng có thể lấy mẫu sinh thiết bằng nội soi để thực hiện các thử nghiệm khác.
Có hai phương pháp nội soi dạ dày – thực quản là nội soi gây mê và nội soi không gây mê. Phương pháp nội soi không gây mê thường làm cho người bệnh có cảm giác đau đớn bởi ống soi khi đưa vào hoặc rút ra. Do đó, rất nhiều người lo ngại khi được chỉ định phải tiến hành phương pháp này. Phương pháp nội soi gây mê là phương pháp có sử dụng thuốc mê trong quá trình nội soi. Điều này làm giảm thiểu đáng kể cảm giác đau đớn khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các tác dụng phụ có thể có của thuốc gây mê.
Phương pháp nội soi không chỉ giúp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản mà còn có thể chỉ ra các tổn thương trong dạ dày – thực quản như: viêm loét dạ dày, thực quản, nhiễm trùng thực quản, …
Tham khảo thêm: [Review] Những địa chỉ nội soi dạ dày uy tín, tốt nhất tại Hà Nội & TPHCM
Kiểm tra nồng độ acid dạ dày
Việc kiểm tra xét nghiệm nồng độ acid dạ dày cũng là một phương pháp giúp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Việc này được thực hiện thông qua đầu dò Axit Ambulatory, thiết bị này sẽ đo đạc các chỉ số của acid dịch vị dạ dày trong 24h vừa qua. Từ đó, các nhân viên y tế, người khám bệnh sẽ thu được các thông tin cần thiết về sự tăng giảm c