Thuốc Cefdinir: Công dụng, Liều dùng, Lưu ý tác dụng phụ, Giá bán

4.5/5 - (4 bình chọn)

Cefdinir là thuốc gì?

Cefdinir là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ,chính xác nhất về Cefdinir.

Các chủng vi khuẩn nhạy cảm có thể gây nên một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn tai mũi họng; viêm phế quản, viêm phổi; viêm xoang cấp tính; nhiễm khuẩn da và cấu trúc da. Vì thế Cefdinir dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng này.

Thành phần chính: thuốc có thành phần chính là Cefdinir với hàm lượng 300 mg hoặc 125mg và tá dược vừa đủ như Natri laurylsulfat, Magnesi stearat, Avicel, Aerosil.

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – Việt Nam.

Số đăng ký thuốc tại Việt Nam: VD-27559-17.

Nhà sản xuất có 2 dạng Cefdinir với hàm lượng và dạng bào chế khác nhau:

  • Thuốc Cefdinir 300 bào chế dạng viên nang, mỗi hộp có 2 vỉ × 10 viên nang.
  • Thuốc Cefdinir 125 bào chế dạng bột pha hỗn dịch, mỗi hộp có 24 gói × 1,5g.
Hình ảnh hộp thuốc Cefdinir 125mg
Hình ảnh hộp thuốc Cefdinir 125mg

Thành phần của thuốc Cefdinir có tác dụng gì?

Thành phần chính của thuốc là Cefdinir. Cefdinir là một kháng sinh diệt khuẩn thuộc họ cephalosporin thế hệ thứ ba sử dụng bằng đường uống. Thuốc dùng để điều trị nhiễm trùng gây nên bởi các vi khuẩn gram dương và gram âm.

Cefdinir là kháng sinh có nhân cephem, với công thức 7- aminocephalosporanic acid ở vị trí thứ ba liên kết với nhóm vinyl và vị trí thứ 7 liên kết với nhóm 2-aminothiazoly hydroxyimino. Các men beta –lactamase không gây ảnh hưởng đến tác dụng của cefdinir; đặc biệt với các loại vi khuẩn gram dương như Staphylococcus sp., Streptococcus sp, thì Cefdinir có hiệu quả rất tốt. Cefdinir diệt khuẩn với cơ chế ức chế sự tổng hợp của thành tế bào. Với những protein kết hợp với penicillin (PBP) có ái lực của Cefdinir cao.

Xem thêm: Kháng sinh Zinnat uống mấy ngày? Có dùng được cho bà bầu không, SĐK thuốc

Dược động học

Trong khoảng từ 2,9 giờ sau khi uống Cefdinir với liều lượng từ 300 đến 600 mg thì đo được nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt 1,6 ug/mL đến 2,9 ug/mL.

Các mô và dịch cơ thể là nơi phân bố của thuốc, ngoài ra thuốc còn thâm nhập vào dịch não tủy rất tốt với thể tích phân bố đo được là 0,35 l/kg. Protein huyết tương được nối với Cefdinir chiếm từ 60 đến 70 %.

Cơ quan chuyển hóa của thuốc chủ yếu qua gan và thận là nơi thải trừ thuốc.

Công dụng của thuốc Cefdinir 300mg

Cefdinir có tác dụng điều trị với nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra như:

  • Các tác nhân Haemophilus parainfluenzae, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cam với penicillin), và Moraxellacatarrhalis (gồm cả chủng sinh β- lactamase) gây nên bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng.
  • Các tác nhân trên cũng là nguyên nhân gây ra đợt cấp của viêm phế quản mãn tính.
  • Ngoài ra các bệnh khác như viêm xoang da cấp tính nguyên nhân xuất phát từ Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh β- lactamase).
  • Tác nhân Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh β- lactamase) và Streptococcus pyogenes gây nên nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
  • Chữa trị viêm tai giữa do Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Streptococcus pneumoniae, va Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh β- lactamase) gây ra.
  • Điều trị viêm hầu họng/ viêm amidan xuất phát từ Streptococcus pyogenes.
  • Giống với ở người lớn, điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc do Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh β- lactamase) và Streptococcus pyogenes.
Hình ảnh hộp thuốc Cefdinir 300mg
Hình ảnh hộp thuốc Cefdinir 300mg

Cách sử dụng thuốc Cefdinir

Đối với người lớn và trẻ em thì sử dụng liều thuốc khác nhau.

Đối với người lớn:

  • Với viêm phổi mắc phải cộng đồng người bệnh sử dụng thuốc trong 10 ngày với liều lượng 2 lần mỗi lần 1 viên trong 1 ngày.
  • Điều trị viêm xoang cấp tính người bệnh sử dụng thuốc trong 10 ngày mỗi ngày 2 lần mỗi lần 1 viên.
  • Với đợt cấp của viêm phế quản mãn người bệnh sử dụng thuốc trong 10 ngày mỗi ngày 2 lần mỗi lần 1 viên.
  • Người bệnh dùng liều lượng 1 viên x 2 lần mỗi ngày hoặc 2 viên x 1 lần mỗi ngày trong vòng từ 5 đến 10 ngày để điều trị viêm amidan.
  • Đối với nhiễm khuẩn da và cấu trúc da thì người bệnh sử dụng thuốc với liều lượng 1 viên mỗi ngày điều trị trong vòng 10 ngày.

Đối với trẻ em:

  • Điều trị viêm tai giữa cấp trong từ 5 đến 10 ngày với liều lượng 7 mg/ kg hai lần mỗi ngày hoặc 14 mg/ kg một lần mỗi ngày.
  • Điều trị viêm amidan trong thời gian từ 5 đến 10 ngày với liều lượng 7 mg/ kg hai lần mỗi ngày hoặc 14 mg/ kg một lần mỗi ngày.
  • Điều trị viêm da và cấu trúc da trong 10 ngày với liều lượng sử dụng 7 mg/ kg hai lần mỗi ngày.

Ngoài ra đối với bệnh nhân suy thận có liều lượng sử dụng thuốc Cefdinir thay đổi. Với người lớn có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút thì sử dụng một viên mỗi ngày. Còn với trẻ em có có độ thanh thải dưới 30 ml/phút sử dụng liều lượng 7 mg/ kg/ ngày.

Khi sử dụng thuốc với bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại thời điểm kết thúc một đợt chạy thận chỉ sử dụng với liều lượng là 1 viên mỗi ngày hoặc 7 mg/ kg.

Chống chỉ định

Thuốc Cefdinir không sử dụng với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các kháng sinh họ Cephalosporin, penicillin. Ngoài ra bệnh nhân không sử dụng khi mẫn cảm với thành phần nào trong thuốc.

Hình ảnh gói thuốc Cefdinir 125mg
Hình ảnh gói thuốc Cefdinir 125mg

Lưu ý khi sử dụng

  • Đối với các bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng nên thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc không bị ảnh hưởng bởi thuốc Cefdinir.
  • Thuốc Cefdinir cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Nhiệt độ phù hợp để bảo quản thuốc dưới 30 độ C.

Tương tác của thuốc Cefdinir với các thuốc khác

  • Việc hấp thu Cefdinir bị ảnh hưởng bởi các thuốc antacid ( chứa nhôm hoặc magnesi ) và các chế phẩm có chứa sắt như thuốc bổ sung, thực phẩm. Vì thế cần phải uống thuốc có thời gian cách nhau là 2 giờ.
  • Khi sử dụng với Probenecid sẽ làm tăng thời gian bán thải và tăng hấp thu thuốc.
  • Đối với thuốc bổ trẻ em có chứa sắt có thể dùng đồng thời vì sự ảnh hưởng tới độ hấp thu của thuốc không đáng kể. Cefdinir không được hấp thu sẽ phản ứng với sắt gây nên tình trạng phân có màu đỏ gạch.
  • Nếu dùng Nitroprusside có thể xảy ra dương tính giả khi thử ceton niệu. Kết quả dương tính giả cũng xảy ra khi dùng thuốc thử Benedict hoặc Fehling để thử glucose niệu. Ngoài ra các cephalosporin đôi khi cũng gây dương tính giả cho test Coomb trực tiếp.

Tác dụng phụ của thuốc Cefdinir 125mg

Thuốc Cefdinir có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Thường gặp các hiện tượng như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ban đỏ, đau đầu.
  • Hiếm gặp các triệu chứng như: viêm màng ruột giả, vàng da, huyết cầu giảm, tiểu cầu giảm hay ban đỏ đa dạng.
  • Với các phản ứng quá mẫn cảm như: dị ứng phát ban, ngứa nổi mề đay, khi ngừng sử dụng thuốc các triệu chứng này sẽ giảm.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc Cefdinir có thể bạn gặp những tác dụng ngoài ý muốn khác, hãy thông báo ngay với bác sĩ khi gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Cách xử trí quá liều – quên liều

Hiện nay chưa có ghi nhận về việc sử dụng quá liều Cefdinir. Ngoài ra các biểu hiện và dấu hiệu khi xảy ra tình trạng quá liều các kháng sinh β- lactamase: buổn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật. Phương pháp điều trị quá liều khi xảy ra là lọc máu.

Thuốc Cefdinir giá bao nhiêu?

Heal Central đã tham khảo được:

  • Thuốc Cefdinir 300mg có giá khoảng 188.000 VND/hộp.
  • Thuốc Cefdinir 125mg có giá 144.000 VND/hộp.

Tuy nhiên giá thuốc này có thể thay đổi tùy thuộc vào các nhà thuốc khác nhau vào từng thời gian khác nhau.

Hình ảnh vỉ thuốc Cefdinir 300mg
Hình ảnh vỉ thuốc Cefdinir 300mg

Tham khảo: Thuốc Rocephin 1g: Tác dụng, liều dùng, lưu ý các tác dụng phụ, giá bán

Mua thuốc Cefdinir ở đâu tại Hà Nội và TPHCM?

Thuốc Acnotin 10mg hiện nay chỉ được bán theo đơn, khi mua sản phẩm bạn lưu ý nhớ mang theo đơn của bác sĩ. Và sản phẩm còn được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, các bạn có thể tham khảo một số nhà thuốc uy tín tại Hà Nội như:

  • Nhà thuốc Ngọc Anh địa chỉ Khu đô thị Kim Văn Kim Lũ, Hà Nội.
  • Nhà thuốc Lưu Anh địa chỉ 748 Kim Giang, Hà Nội.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây