Kháng sinh Zinnat uống mấy ngày? Có dùng được cho bà bầu không, SĐK thuốc

5/5 - (1 bình chọn)

Zinnat là thuốc gì?

Zinnat thuốc nhóm thuốc kháng sinh, có tác dụng trong điều trị một số nhiễm khuẩn do một số vi khuẩn nhạy cảm gây nên: nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu…Thuốc có thành phần chính là Cefuroxim, thuốc do công ty GlaxoSmithKline  sản xuất.

Các dạng hàm lượng thuốc Zinnat  trên thị trường

Zinnat 125mg một hộp 10 viên nén

Zinnat 125mg một hộp 10 viên nén có thành phần chính là Cefuroxim hàm lượng 125mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thuốc được đóng gói trong một hộp gồm 1 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên. Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline.

Zinnat 125mg một hộp 10 viên nén
Zinnat 125mg một hộp 10 viên nén

Cốm Zinnat 125mg một hộp 10 gói

Cốm Zinnat 125mg một hộp 10 gói có thành phần chính là Cefuroxim hàm lượng 125mg/gói. Thuốc được bào chế ở dạng cốm . Thuốc được đóng gói trong một hộp gồm 10 gói bột. Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline.

Cốm Zinnat 125mg một hộp 10 gói
Cốm Zinnat 125mg một hộp 10 gói

Zinnat 125mg lọ 50ml

Zinnat 125mg lọ 50ml có thành phần chính là Cefuroxim hàm lượng 125mg. Thuốc được bào chế ở dạng cốm. Thuốc được đóng gói trong một hộp gồm 1 lọ dung tích 50 ml. Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline.

Zinnat 125mg lọ 50ml
Zinnat 125mg lọ 50ml

Zinnat 250mg một hộp 10 viên nén

Zinnat 250mg một hộp 10 viên nén có thành phần chính là Cefuroxim hàm lượng 250mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thuốc được đóng gói trong một hộp gồm 1 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên. Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline.

Zinnat 250mg một hộp 10 viên nén
Zinnat 250mg một hộp 10 viên nén

Zinnat 500mg một hộp 10 viên nén

Zinnat 500mg một hộp 10 viên nén có thành phần chính là Cefuroxim hàm lượng 500mg/viên. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thuốc được đóng gói trong một hộp gồm 1 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên. Thuốc được sản xuất bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline.

Zinnat 500mg một hộp 10 viên nén
Zinnat 500mg một hộp 10 viên nén

Zinnat có tác dụng gì?

Thuốc có thành phần chính là Cefuroxim, Cefuroxim là một kháng sinh thuốc nhóm cephalosporin thế hệ 2.

  • Thuốc có tác dụng trên một số vi khuẩn thông qua việc gắn vào protein gắn penicillin, đây là các enzyme tham gia vào quá trình liên kết tiểu phân để tạo nên thành peptidoglycan của vi khuẩn. Như vậy Cefuroxim có tác dụng ức chế sự tổng hợp nên thành của các tế bào vi khuẩn, tế bào không tạo được vách vỡ ra và gây chết vi khuẩn.
  • Thuốc có tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm và gram dương trong đó mạnh hơn trên vi khuẩn gram âm so với thế hệ 1 và tốt hơn trên vi khuẩn gram dương đồng thời thuốc có tác dụng tốt trên vi khuẩn kỵ khí trong đó phổ tác dụng như sau:
  • Phổ tác dụng trên vi khuẩn gram dương: Phổ tác dụng trên vi khuẩn gram dương: streptococcus (S.aureus- tụ cầu vàng (nhạy cảm với methicillin), tụ cầu không có men coaluase nhạy cảm với methicillin, Streptococcus (S.pyogenes, S. agalactiae), phế cầu khuẩn,  Peptostreptococcus spp…
  • Phổ tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm như: E. coli, Enterobacter cloacae, K.pneumoniae, Proteus (P. mirabilis,..trừ P. vulgaris), Providencia spp, Haemophilus.spp (H.influenzae, H. parainfluenzae)…
  • Ngoài ra thuốc còn tác động trên một số vi khuẩn khác như: Chlamydia spp, Mycoplasma spp, Legionella spp.

Như vậy thuốc có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn thông qua việc ức chế hình thành nên thành tế bào vi khuẩn.

Chỉ định của thuốc Zinnat

  • Với phôt tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm và gram dương nên thuốc được bác sĩ chỉ định trong việc điều trị một số nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với Cefuroxim gây nên như:
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới như: Viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi….
Công thức hóa học của Cefuroxim
Công thức hóa học của Cefuroxim
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.
  • Ngoài ra thuốc còn được chỉ định trong một số nhiễm khuẩn da và mô mềm, lậu không biết chứng và Bệnh Lyme  do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây cho trẻ..

Cách sử dụng thuốc Zinnat

Cách dùng: Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim và sử dụng đường uống> bạn nên uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, bạn nên uống vào thời điểm sau các bữa ăn.

Liều dùng: (125mg/viên)

  • Đối với trường hợp sử dụng thuốc để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì người lớn sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần và ngày uống 2 lần.
  • Đối với trường hợp sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản (nhẹ và vừa) thì liều dùng cho người lớn là 2 viên/lần và ngày uống 2 lần.
  • Đối với trường hợp sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nặng hoặc nghi ngờ bệnh nhân mắc viêm phổi thì sử dụng với liều dùng cho người lớn là 4 viên/lần và ngày uống 2 lần.
  • Đối với trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm thận và bể thận thì sử dụng với liều cho người lớn là 2 viên/lần và ngày uống 2 lần.
Cách sử dụng thuốc Zinnat
Cách sử dụng thuốc Zinnat
  • Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị bệnh lậu không biến chứng thì sử dụng liều dùng cho người lớn là 2 viên/lần (500mg/viên) và uống 1 liều duy nhất.
  • Đối với trường hợp sử dụng thuốc để điều trị bệnh Lyme cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên thì liều sử dụng sẽ là 4 viên/lần và ngày uống 2 lần, thời gian điều trị trong vòng 2 tuần (hoặc ử dụng thuốc từ 10 ngày đến 3 tuần).
  • Đối với trường hợp điều trị viêm phổi cho những bệnh nhân đối tượng người lớn thì sử dụng với liều dùng là đầu tiên trong 2-3 ngày đầu thì tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều dùng là 1,5g Cefuroxim/lần và ngày tiêm 2-3 lần sau đó tiếp tục sử dụng thuốc theo đường uống liều dùng là 4 viên/lần và ngày uống 2 lần với thời gian sử dụng thuốc từ 7 ngày đến 10 ngày.
  • Đối với trường hợp sử dụng thuốc để điều trị viêm phế quản mạn (trong đợt cấp) cho bệnh nhân thì liều dùng cho người lớn là trong vòng 2-3 ngày đầu thì tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 750mg Cefuroxim/lần và tiêm 2-3 lần/ngày sau đó sử dụng thuốc theo đường uống với liều dùng là 4 viên/lần và ngày uống 2 lần và thời gian sử dụng thuốc từ 5 – 10 ngày.
  • Thời gian điều trị tùy theo mức độ nặng của bệnh nhân, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đối với trường hợp điều trị nhiễm khuẩn cho trẻ em thì thông thường sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần và ngày uống 2 lần, trong đó liều tối đa dùng cho trẻ là 2 viên/ngày.
  • Đối với trường hợp sử dụng thuốc để điều trị viêm tai giữa, nhiễm khuẩn nặng hơn thì ử dụng với liều dùng cho trẻ em trên 2 tuổi là 2 viên/lần vfa ngày uống 2 lần, và liều tối đa cho phép sử dụng là 4 viên/ngày.
  • Hiện nay thuốc có dạng cốm hoặc dạng bột pha hỗn dịch có thể thích hợp hơn cho trẻ em và những người khó nuốt, có thể lựa chọn dạng bào chế này cho những đối tượng đó.
Thuốc Zinnat dạng cốm phù hợp cho trẻ em
Thuốc Zinnat dạng cốm phù hợp cho trẻ em
  • Đối với những bệnh nhân suy thận cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân sao cho phù hợp tùy theo mức độ thanh thải Creatinin trên những đối tượng này do thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, tham khảo ý kiến của bác sĩ trong các trường hợp bệnh nhân bị suy thận để có liều dùng hợp.
  • Liều dùng của bệnh nhân phụ thuộc vào tuổi tác, vị trí nhiễm khuẩn, mức độ nặng nhẹ và bệnh lý mặc kèm của bệnh nhân.

Tham khảo thêm: Thuốc kháng sinh Naphacogyl thuộc nhóm nào? Có dùng cho trẻ em không?

Tác dụng phụ của thuốc Zinnat

  • Khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có báo cáo về một số tác dụng không mong muốn liên quan đến hệ thống máu và bạch huyết, hệ tiêu hóa, miễn dịch và thần kinh.
  • Khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có báo cáo về tác dụng không mong muốn nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng như tình trạng nấm candida phát triển quá mức với tần suất hay gặp.
  • Sau khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống máu và bạch huyết như: tiến hành một số xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu ái toan tăng lên với tần suất hay gặp, ngoài ra có thể có tình trạng số lượng tiểu cầu giảm hoặc xét nghiệm Coombs cho kết quả dương tính tuy nhiên tần suất ít gặp hơn, đặc biệt có thể có tình trạng thiếu máu tan máu tuy nhiên tần suất rất hiếm gặp.
  • Một số tác dụng không mong muốn trên hệ miễn dịch có thể xảy ra sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như các phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ, sốt
  •  Một số tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh cũng có thể được báo cáo sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như bệnh nhân có cảm giác đau đầu hoặc chóng mặt, các tác dụng không mong muốn này thường hay gặp sau khi sử dụng thuốc.
  • Một số tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa có thể xảy ra sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc được báo cáo như buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng với tần suất hay gặp, ngoài ra có thể có tình trạng nôn tuy nhiên ít gặp, nặng hơn là tác dụng phụ gây  viêm đại tràng giả mạc từ nhẹ đến nặng gây tử vong nhưng tần suất hiếm gặp. Tuy viêm đại tràng màng giả là tác dụng không mong muốn ít gặp nhưng gây hậu quả nghiêm trọng vì vậy cần chú ý sử dụng thuốc trên một số bệnh nhân có tình trạng tiêu chảy sau khi sử dụng thuốc đặc biệt là tiêu chảy nặng, hoặc có đau bụng co thắt, theo dõi đầy đủ các triệu chứng trên bệnh nhân để có thể phát hiện kịp thời và điều trị cho bệnh nhân.
Viêm đại tràng màng giả sau khi dùng Zinnat
Viêm đại tràng màng giả sau khi dùng Zinnat
  • Một số tác dụng không mong muốn trên gan mất cũng có thể xuất hiện sau khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc như tiến hành xét nghiệm men gan trên bệnh nhân sử dụng thuốc có tình trạng tăng men gan nhẹ như tăng ALT, AST, đây là tác dụng phụ hay gặp trên bệnh nhân ngoài ra có thể có triệu chứng vàng da hoặc tình trạng viêm gan tuy nhiên tần suất hiếm gặp, thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân có bệnh lý về gan.
  • Sau khi sử dụng thuốc có báo cáo về một số tác dụng không mong muốn trên mô dưới da và trên da có thể xảy ra như phát ban, mẩn nặng hơn có thể có một số tác dụng không mong muốn như hoại tử ngoại ban, ban đỏ đa hình, hội chứng Stevens-Johnson. Theo dõi các triệu chứng xuất hiện trên da để chữa trị kịp thời nếu xuất hiện các tác dụng phụ.

Như vậy sau khi sử dụng thuốc nếu bệnh nhân có thấy một số biểu hiện khác lạ nên báo cáo cho bác sĩ để được chữa trị kịp thời, hạn chế hậu quả do tác dụng phụ của thuốc gây nên.

Chống chỉ định của thuốc Zinnat

  • Thuốc được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc và các thuốc thuốc nhóm cephalosporin.
  • Thuốc cũng được chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và mẫn cảm với các thuốc thuộc nhóm thuốc kháng sinh betalactam.

Tương tác của Thuốc với các thuốc khác

Tương tác của Thuốc với các thuốc khác
Tương tác của Thuốc với các thuốc khác

Khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc phối hợp với các thuốc có khả năng làm thay đổi pH dạ dày như thuốc kháng acid, ức chế bơm PPi.. như: cemitedin, esomeprazol.. có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc này, làm giảm hấp thu và có thể giảm tác dụng của thuốc vì vậy cần chú ý khi phối hợp sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ, có thể sử dụng các thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ để hạn chế ảnh hưởng đến sự hấp thu của Cefuroxim.

Cefuroxim là một kháng sinh, có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột trong bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc đặc biệt là những vi khuẩn liên quan đến quá trình thủy phân estrogen liên hợp ở dạ dày ruột, thuốc tránh thai có thành phần là estrogen có thể bị giảm tác dụng khi phối hợp với Cefuroxim vì vậy cần thận trọng khi cho bệnh nhân phối hợp thuốc này với các thuốc tránh thai đường uống, có thể thực hiện một số tác dụng tránh thai khác trong thời gian sử dụng thuốc nếu cần

Thuốc có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm như xét nghiệm ferricyanide, gây kết quả âm tính giả do đó để xác định nồng độ glucose máu trên những bệnh nhân này cần tiến hành bằng một số xét nghiệm khác, báo cáo cho bác sĩ biets thuốc đang sử dụng để tránh làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Như vậy để tránh các tương tác bất lợi xảy ra trên bệnh nhân cần báo cáo cho bác sĩ đầy đủ các thuốc mà mình đang sử dụng để được bác sĩ và tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, tuân thủ theo tất cả các hướng dẫn mà bác sĩ đã đưa ra.

Tham khảo thêm: Thuốc Rodogyl Sanofi Aventis: Tác dụng, Liều dùng, Lưu ý tác dụng phụ

Một số câu hỏi thường gặp với thuốc

Kháng sinh Zinnat  uống mấy ngày?

Hình ảnh: Vỉ thuốc Zinnat 5000mg
Hình ảnh: Vỉ thuốc Zinnat 5000mg

Thuốc được khuyến cáo thông thường là sử dụng cho một đợt điều trị nhiễm khuẩn là 1 tuần (từ khoáng 5-10 ngày) tuy nhiên trong một số trường hợp thời gian cho một đợt điều trị có thể có sự khác biệt như điều trị lậu không biến chứng chỉ cần điều trị một liều duy nhất, Bệnh Lyme ddieuf trị trong vòng 20 ngày, một số trường hợp tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ về tình trạng nhiễm khuẩn trên bệnh nhân để đưa ra thời gian điều trị và liều điều trị thích hợp.

Zinnat 125mg uống trước hay sau ăn?

Nghiên cứu về dược động học cho thấy việc hấp thu của thuốc sẽ đạt tối ưu nếu cho bệnh nhân sử dụng thuốc ngay sau bữa ăn vì vậy bệnh nhân nêu uống thuốc ngay sau bữa ăn để thuốc có thể đặt hiệu quả điều trị. Một số trường hợp các thuốc ảnh hưởng pH dạ dày có thể ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trường hợp này.

Thuốc Zinnat  500mg có dùng được cho bà bầu, phụ nữ đang cho con bú?

  • Phụ nữ có thai: Các nghiên cứu trên động vật và các dữ liệu trên lâm sàng chưa chỉ ra được rằng thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi khi cho người mẹ sử dụng thuốc tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng thuốc trên đối tượng này, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để được hướng dẫn đầy đủ nhất và chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai nếu lợi dịch đem lại cao hơn nguy cơ gây hại của thuốc trên người mẹ và thai nhi.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được rằng thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ tuy nhiên với một lượng nhỏ xong vẫn nên thận trọng khi sử dụng thuốc nếu người mẹ đang cho con bú, tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc việc ngừng cho con bú và sử dụng sữa ngoài nếu cần thiết.
Thuốc Zinnat  500mg có dùng được cho phụ nữ đang cho con bú?
Thuốc Zinnat  500mg có dùng được cho phụ nữ đang cho con bú?

Zinnat giả

Hiện nay trên thị trường có thể có một số hàng nhái hoặc kém chất lượng liên quan đến thuốc Zinnat, sử dụng các thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hiệu quả điều trị trên bệnh nhân vì vậy cần chú ý khi mua thuốc, một số cách phân biệt như nếu thuốc giả mạo zinnat có in dòng chữ trên hộp thuốc như “Sefuroksim aksetil 20 film table” tuy nhiên nhiều trường hợp thuốc giả rất khó để phân biệt cần chú ý xém xét về màu sắc sản phẩm, tem chống hàng giả… Bạn nên mua thuốc tại một số cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng giả.

Thuốc Zinnat  giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường giá bạn của kháng sinh Zinnat 125mg bào chế dạng viên nén là 68000 VNĐ/hộp 10 viên. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có một số chế phẩm khác cũng có cùng hàm lượng nhưng với dạng bào chế khác nhau dạng cốm hoặc bột pha hỗn dịch, dạng hàm lượng khác vì vậy giá bán có thể khác nhau. Vì vậy bạn nên đọc kỹ các dạng zinnat trên thị trường, tham khảo giá trên mạng để biết thêm chi tiết và lựa chọn các cửa hàng mua thuốc phù hợp.

Thuốc Zinnat  mua ở đâu?

Hiện nay thuốc được bán phổ biến trên thị trường, bán tại nhiều nhà thuốc khác nhau trên toàn quốc xong bên mua ở đâu để đảm bảo chất lượng, uy tín lại là câu hỏi khó cho người mua, vì vậy bài viết này đưa ra cho bạn một số nhà thuốc uy tín với giá cả vừa phải và tư vấn sử dụng thuốc chi tiết cho bệnh nhân như nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Ngọc Anh và một số nhà thuốc tại các bệnh viện lớn như: Bv Bạch Mai, Bv Từ Dũ, Bv quân đội 108. Bạn có thể liên hệ với page để được giải đáp thắc mắc nếu cần.

Ngày viết:
Dược sĩ Nông Minh Tuấn hiện đang học tập và công tác tại trường Đại Học Dược Hà Nội - Một trong những ngôi trường danh giá nhất trong hệ đào tạo dược sĩ. Với vai trò là một người quản lý cũng như biên tập viên của Tạp chí sức khỏe Heal Central, dược sĩ Tuấn luôn chia sẻ những kiến thức bổ ích cùng với kinh nghiệm của mình để giúp mọi người trang bị được những kiến thức khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây